CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần VII
lượt xem 6
download
Vai Trò của Trị Liệu Vật Lý Trị liệu vật lý với một chuyên gia được đào tạo có thể rất hữu hiệu nếu cơn đau không cải thiện sau 3 đến 4 tuần. Điều quan trọng cho bất cứ ai bị đau lưng mãn tính là nên có một chương trình tập thể dục. Các chuyên gia, là những người hiểu biết về những giới hạn và những nhu cầu cần thiết của chứng đau lưng, và có thể xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nên là người hướng dẫn chương trình này. Có một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần VII
- CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA Phần VII TẬP THỂ DỤC VÀ TRỊ LIỆU VẬT LÝ Vai Trò của Trị Liệu Vật Lý Trị liệu vật lý với một chuyên gia được đào tạo có thể rất hữu hiệu nếu cơn đau không cải thiện sau 3 đến 4 tuần. Điều quan trọng cho bất cứ ai bị đau l ưng mãn tính là nên có một chương trình tập thể dục. Các chuyên gia, là những người hiểu biết về những giới hạn và những nhu cầu cần thiết của chứng đau lưng, và có thể xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, n ên là người hướng dẫn chương trình này. Có một nghiên cứu đã cho thấy rằng những bệnh nhân tự lên kế hoạch tập thể dục đã không cải thiện được nhiều như những người tiếp nhận trị liệu vật lý hoặc những chương trình do các bác sĩ hướng dẫn. Trị liệu vật lý thường bao gồm các hoạt động sau: • Giáo dục và huấn luyện bệnh nhân cử động đúng cách • Các bài tập thể dục để giúp bệnh nhân giữ cho cột sống ở những vị trí thăng bằng trong tất cả những hoạt động trong ngày.
- Những cử động không đúng cách hoặc hoạt động thể dục có tính va chạm mạnh dài hạn thường là nguyên nhân gây ra đau lưng đầu tiên. Những người dễ bị đau lưng nên tránh những hoạt động mà có quá nhiều áp lực lên thắt lưng hoặc đòi hỏi những cử động xoay đột ngột, chẳng hạn như chơi bóng cà na, đánh gôn, vũ ba lê, và cử tạ. Thực hiện những hoạt động thể dục sau khi làm thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống (discectomy) đơn giản dường như không tạo thêm được những ích lợi theo thời gian. Bài tập thể dục đặc biệt và thường xuyên dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia được đào tạo thì quan trọng cho việc giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động, mặc dù rằng bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn để duy trì trị liệu. Tập Thể Dục và Chứng Đau Lưng Cấp Tính hoặc Bán Cấp Tập thể dục không giúp được gì cho chứng đau lưng cấp tính. Thật vậy, quá gắng sức có thể gây hại thêm. Tuy nhiên, bắt đầu một chương trình khôi phục sức khỏe sau 4 – 8 tuần bị đau lưng có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
- Một chương trình thể dục aerobic (cải thiện lượng oxy tiêu thụ) tăng dần (như đi bộ, đạp xe trên máy, và bơi lội) có thể bắt đầu trong vòng 2 tuần khi xuất hiện các triệu chứng. Chạy chậm (đi bộ nhanh) thường không được khuyến khích, ít nhất là cho đến khi cơn đau đã biến mất và các cơ đã khỏe mạnh hơn. Standing leg curl (Tập đùi sau trong tư thế đứng) Bệnh nhân nên tránh các bài tập thể dục mà làm cho vùng thắt lưng chịu áp lực cho đến khi nào các cơ ở lưng hoàn toàn được hồi phục. Những bài tập thể dục
- như vậy bao gồm nâng đùi trong tư thế nằm úp mặt xuống dưới, ngồi lên chân duỗi thẳng (straight leg sit-ups), và những bài tập đùi sau (leg curls) trên máy. Trong tất cả các trường hợp, bệnh nhân không bao giờ nên tự ép mình tập thể dục nếu làm như vậy có thể làm gia tăng cơn đau. Tập Thể Dục và Chứng Đau Lưng Mãn Tính Việc tập thể dục đóng một vai trò có lợi cho chứng đau lưng mãn tính. Việc lập lại các bài tập thể dục là chìa khóa để gia tăng tính linh hoạt, tạo nên sức chịu đựng, và tăng cường các cơ bắp đặc biệt cần thiết cho việc hỗ trợ và tạo nên sự thăng bằng cho cột sống. Việc tập thể dục nên được xem là một phần của một chương trình ở diện rộng hơn để quay trở lại với những hoạt động bình thường tại nhà, nơi làm việc, và xã hội. Bằng cách này, những lợi ích tích cực của việc tập thể dục không chỉ ảnh hưởng đến sức bền và tính linh hoạt mà còn thay đổi và cải thiện thái độ của bệnh nhân đối với tình trạng mất khả năng hoạt động và cơn đau của họ. Việc tập thể dục cũng có thể rất hiệu quả khi được kết hợp với một chương trình trị liệu tâm lý và tạo động cơ, chẳng hạn như trị liệu hành vi nhận thức (Một phương pháp trị liệu tâm lý có tính kết cấu cao được sử dụng để thay đổi những
- thái độ lệch lạc và những hành vi có vấn đề bằng cách xác định và thay thế những suy nghĩ sai lầm tiêu cực và thay đổi sự củng cố tích cực cho các hành vi). Có nhiều hình thức tập thể dục khác nhau cho chứng đau l ưng. Những môn thể dục có tính kéo giãn (stretching exercises) thì thích hợp nhất cho việc giảm đau, trong khi đó những môn tập thể lực có hiệu quả tốt nhất cho việc cải thiện chức năng hoạt động. Các môn thể dục cho chứng đau lưng bao gồm: • Các Môn Thể Dục Aerobic Ít Va Chạm. Các môn thể dục aerobic ít va chạm, nh ư bơi lội, đạp xe, và đi bộ có thể làm chắc các cơ ở bụng và lưng mà không làm kéo căng quá mức phần lưng. Những chương trình mà sử dụng các môn tập thể lực trong lúc bơi lội có thể là một phương pháp tiếp cận đặc biệt có lợi cho nhiều bệnh nhân bị chứng đau lưng. Có nghiên cứu y học đã cho thấy rằng những phụ nữ mang thai mà tham gia vào một chương trình thể dục dưới nước thì ít bị đau lưng hơn và có thể tiếp tục làm việc lâu hơn. • Huấn Luyện Sức Bền và Tính Ổn Định của Cột Sống. Các môn thể dục được gọi là huấn luyện sức bền kéo giãn thắt lưng đang chứng tỏ có hiệu quả. Thông thường, những môn thể dục này cố gắng làm chắc vùng bụng, cải thiện tính cơ động của vùng thắt lưng, sức bền, và mức độ chịu đựng, và làm gia tăng tính linh hoạt của vùng hông, các cơ đùi sau, và các gân đùi sau.
- • Yoga, Thái Cực Quyền, Khí Công. Các môn này xuất phát ở Châu Á, là sự kết hợp giữa những chuyển động của cơ thể mang tính ít va chạm và sự thiền định, có thể rất hữu ích. Các môn này được thiết kế để đạt được trạng thái thăng bằng về thể lý và tinh thần và có thể rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng tái phát của chứng đau thắt lưng. • Các Môn Thể Dục Mang Tính Dẻo Dai. Các môn thể dục mang tính dẻo dai có thể giúp giảm đau. Một ch ương trình tập có tính kéo giãn có thể có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với các môn tập thể lực. Các Bài Tập Thể Dục Đặc Biệt Giúp Cho Thắt Lưng Khỏe Mạnh Thực hiện những bài tập thể dục này ít nhất một tuần 3 lần: Ngồi Lên Không Hoàn Toàn (Partial Sit-ups). Ngồi lên không hoàn toàn là bài tập có tác dụng làm chắc các cơ bụng. • Nằm hướng mặt lên, nâng 2 đầu gối lên và 2 bàn chân chạm mặt đất, sau đó nâng vai lên khỏi mặt đất khoảng 3 – 6 inch (khoảng 7, 62 cm – 15, 24 cm). • Thở ra khi nâng vai lên, và hít vào khi hạ vai xuống.
- • Thực hiện bài tập này một cách chậm rãi khoảng 8 – 10 lần và đặt chéo tay trên ngực. Nghiêng Khung Chậu (Pelvic Tilt). Bài tập nghiêng khung chậu có tác dụng làm dịu bớt các cơ ở thắt lưng bị kéo căng hoặc bị mỏi. • Nằm hướng mặt lên với tư thế nâng 2 đầu gối lên và 2 bàn chân chạm mặt đất. • Căng vùng mông và bụng để có thể nghiêng 2 phần này lên một chút. • Đè phần thắt lưng xuống mặt đất, giữ khoảng 1 giây, rồi thả lỏng. • Nhớ phải hít thở đều đặn. Gia tăng cường độ bài tập này theo thời gian cho đến khi có thể giữ được 5 giây. Sau đó, duỗi chân ra một chút để cho bàn chân cách xa cơ thể và thử tập lại lần nữa. Kéo Giãn Các Cơ ở Thắt Lưng (Stretching Lower-Back Muscles). Sau đây là 3 bài tập kéo giãn vùng thắt lưng: • Nằm hướng mặt lên, nâng 2 đầu gối lên và hai chân ép sát nhau. Giữ hai cánh tay ở 2 bên, chậm rãi nghiêng hai đầu gối qua một bên cho đến khi hoàn toàn thả lỏng.
- Giữ tư thế này trong khoảng 20 giây (trong khi vẫn thở đều đặn) và sau đó lập lại động tác này theo hướng bên kia. • Nằm hướng mặt lên, dùng tay giữ một đầu gối rồi kéo nhẹ về phía ngực. Giữ khoảng 20 giây. Lập lại động tác này dùng đầu gối bên kia. • Với tư thế quỳ chống bằng hai tay và hai đầu gối, nâng và duỗi thẳng tay phải và chân trái lên cùng lúc. Giữ khoảng 3 giây trong khi đó căng cơ bụng. Phải giữ cho lưng thẳng. Thay đổi với tay trái và chân phải rồi lập lại động tác cho mỗi bên khoảng 8 – 20 lần. Lưu ý: Những người bị đau vùng thắt lưng không nên thực hiện những bài tập thể dục mà đòi hỏi cúi người xuống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Vào thời điểm đó, những đĩa đệm đốt sống chứa nhiều chất lỏng hơn và dễ bị áp lực do cử động kiểu này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Đau dây thần kinh tọa - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
22 p | 708 | 84
-
Tự học chữa bệnh day bấm huyệt - Thần kinh tọa
12 p | 280 | 53
-
Đau thần kinh tọa
5 p | 401 | 50
-
THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - THẦN KINH TỌA ĐAU
9 p | 297 | 49
-
ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA (Kỳ 1)
5 p | 210 | 41
-
ÐAU DÂY THẦN KINH TỌA (Kỳ 2)
8 p | 176 | 38
-
Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
5 p | 288 | 38
-
Cập nhật biện pháp điều trị đau thần kinh tọa
5 p | 196 | 36
-
Có phương pháp điều trị dứt điểm Đau thần kinh toạ không?
5 p | 274 | 27
-
Đông y trị chứng đau thần kinh tọa
2 p | 192 | 21
-
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Đông y
5 p | 195 | 20
-
Đông y chữa đau thần kinh tọa
2 p | 164 | 16
-
Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
2 p | 282 | 16
-
CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần I
11 p | 68 | 5
-
CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần V
12 p | 68 | 5
-
Bài giảng Chứng đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm - BS. Nguyễn Năng Tấn
18 p | 44 | 4
-
Bài giảng Đau thần kinh tọa
42 p | 2 | 1
-
Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau thần kinh tọa
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn