intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học cổ truyền: Đau dây thần kinh tọa - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

714
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Y học cổ truyền: Đau dây thần kinh tọa do ThS. Nguyễn Thị Hạnh biên soạn có mục tiêu trình bày nguyên nhân đau dây thần kinh toạ theo YHHĐ và YHCT, mô tả được những triệu chứng cơ bản 3 thể lâm sàng đau dây thần kinh toạ theo YHCT, lựa chọn được các phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp cho ba thể đau dây thần kinh tọạ theo YHCT. Bài giảng sẽ cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học cổ truyền: Đau dây thần kinh tọa - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)

  1. ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA THS. NGUYỄN THỊ HẠNH BỘ MÔN YHCT TRƯỜNG ĐHYK THÁI NGUYÊN
  2. 1. Mục tiêu: 1. Trình bày được nguyên nhân đau dây thần kinh toạ theo YHHĐ và YHCT. 2. Mô tả được những triệu chứng cơ bản 3 thể lâm sàng đau dây thần kinh toạ theo YHCT. 3. Lựa chọn được các phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp cho ba thể đau dây thần kinh toạ theo YHCT.
  3. 2. Đại cương: cương: Bệnh hay gặp ở cộng đồng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động, nhất là đối với những người lao động chân tay. Theo Nguyễn Văn Đăng, bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1/3). - Biểu hiện LS hội chứng đau rễ thắt lưng V và rễ cùng I, lan theo đường đi của dây thần kinh toạ. - Khám LS có thể thấy các dấu hiệu nghẽn cột sống thắt lưng (vẹo cột sống do đau, hạn chế tầm vận động của cột sống thắt lưng: cúi ngửa, xoay thân) và các dấu hiệu chèn ép, kích thích rễ (dấu hiệu lasegue, thống điểm valex, dấu hiệu bấm chuông điện).
  4. 2. Đại cương: cương: Hiện nay điều trị hội chứng đau dây thần kinh toạ chủ yếu vẫn là nội khoa, loại trừ một số trường hợp nguyên nhân do u tuỷ chèn ép, viêm màng nhện dày dính khu trú, ngay cả thoát vị đĩa đệm cũng chỉ có chỉ định phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại. - Hội chứng đau dây thần kinh toạ có thể được điều trị tốt tại cộng đồng bằng các biện pháp giảm chèn ép rễ như nghỉ ngơi, giảm vận động cột sống thắt lưng, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, nhằm làm thư giãn cột sống thắt lưng, mở rộng khe liên đốt sống, giải phóng chèn ép thần kinh. - Mặt khác kết hợp chống viêm, giảm phù nề bằng cách sắc uống các vị thuốc YHCT sẵn có tại cộng đồng, kết hợp YHHĐ với YHCT , việc điều trị đau dây thần kinh toạ đã có hiệu quả hơn.
  5. 3. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh toạ 3.1. Theo Y học hiện đại Đau thần kinh toạ do rất nhiều nguyên nhân cơ năng và thực thể, nhưng phổ biến nhất là tổn thương cột sống thắt lưng cùng : - Thoát vị đĩa đệm: chiếm 60 - 90% - Các bất thường của cột sống thắt lưng cùng - Các nguyên nhân trong ống sống: u tuỷ và màng tuỷ, viêm màng nhện tuỷ khu trú … - Một số nguyên nhân ít gặp : giãn tĩnh mạch quanh rễ, giãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng.
  6. 3. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh toạ 3.2. Theo Y học cổ truyền: Thuộc chứng toạ cốt phong, thường gặp các nguyên nhân sau: - Do trúng phong hàn ở kinh lạc (đau thần kinh toạ do lạnh). - Do Can, Thận âm hư không nuôi dưỡng được cân cơ, cốt tuỷ, phong hàn thấp nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh (viêm thoái hoá cột sống). - Do huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc (đau thần kinh toạ do chèn ép).
  7. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.1. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học hiện đại - Triệu chứng cơ năng: Đau từ thắt lưng xuống hông, dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, xiên ra ngón cái hoặc ngón út (tuỳ theo rễ bị đau). Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội như dao đâm. Đau tăng khi vận động và giảm đau khi nằm yên trên giường cứng, gối hơi co lại. - Triệu chứng thực thể: + Cột sống mất đường cong sinh lý (do tư thế chống đau). Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người. + Cơ lưng phản ứng co cứng (thường gặp 1 bên). + Dấu hiệu: Lasègue, Bonnet, Néri dương tính. - Tiến triển: tuỳ theo nguyên nhân.
  8. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.1. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học hiện đại 4.1.1.Thể cấp tính: Đau dữ dội ngay từ ngày đầu, sau dịu dần, thường đáp ứng với các thuốc giảm đau. Có trường hợp đau rất nặng bệnh nhân không thể chịu được, không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau, cần phải giải quyết bằng phẫu thuật.
  9. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.1. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học hiện đại 4.1.2.Thể mãn tính: Mức độ đau vừa, âm ỉ, bệnh nhân chỉ có cảm giác mỏi nặng ở mông, kèm theo đau lưng. Trên nền tảng đau âm ỉ, có từng đợt đau cấp xảy ra. Đau thường kéo dài, ít đáp ứng với điều trị.
  10. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.1. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học hiện đại 4.1.3. Thể đau dây thần kinh toạ hai bên: Có thể đau cùng 1 lúc 2 bên hoặc một bên trước rồi lan sang bên kia. Thể này thường do tổn thương các đốt xương sống thắt lưng như lao đốt sống, ung thư.
  11. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.1. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học hiện đại 4.1.4. Thể liệt và teo cơ: Sau một thời gian đau dây thần kinh toạ, xuất hiện liệt và teo cơ. Thể này cần được phẫu thuật sớm.
  12. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.2. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học cổ truyền 4.2.1. Thể phong hàn phạm kinh lạc (do lạnh) - Hội chứng đau dây thần kinh toạ - Hội chứng hiểu hàn: toàn thân có cảm giác sợ lạnh, đêm về sáng đau tăng, thời tiết lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, rêu lưỡi trắng, mạch phù trì.
  13. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.2. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học cổ truyền 4.2.2. Thể do can thận âm hư (viêm thoái hoá cột sống) - Hội chứng đau dây thần kinh toạ, mức độ đau vừa phải, âm ỉ, thường bệnh nhân chỉ có cảm giác mỏi nặng ở mông, kèm theo đau vùng thắt lưng, bệnh kéo dài hay tái phát, có teo cơ. - Hội chứng can thận âm hư: toàn thân mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, mạch trầm nhược…
  14. 4. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ 4.2. Các thể lâm sàng đau thần kinh toạ theo Y học cổ truyền 4.2.3. Thể do huyết ứ khí trệ ở kinh lạc (do chèn ép) - Hội chứng đau dây thần kinh toạ xuất hiện sau một gắng sức như cúi xuống để bốc vác một vật nặng hoặc sai tư thế. - Có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. - Đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi hoặc gập cổ đột ngột. Bệnh nhân buộc phải nằm yên không dám trở mình.
  15. 5. Chẩn đoán -Tại tuyến cơ sở: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tìm dấu hiệu bấm chuông điện, nghiệm pháp tay đất dương tính, cơ lưng phản ứng co cứng, dấu hiệu Lasègue dương tính. - ở bệnh viện tuyến trên: Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và dựa vào cận lâm sàng
  16. 6. Điều trị 6.1.Điều trị theo Y học hiện đại: Điều trị nội khoa:(giai đoạn cấp và đợt cấp của thể mạn) - Nằm yên trên giường cứng, kê một gối nhỏ ở dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại. Tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển. - Dùng thuốc chống viêm, giảm đau. * Voltarene 25mg x 2 viên x 2 lần/ ngày, uống lúc no. * Profenid 0,25g x 3 - 6 nang trụ/ ngày (đặt hậu môn). * Indomethacine 0,25g x 1 viên x 2 lần/ ngày. Uống lúc no. Các loại thuốc này đều chống chỉ định nếu có viêm, loét dạ dày, tá tràng. - Thuốc giãn cơ (thường dùng phối hợp với thuốc giảm đau). * Mydocal viên 0,05g x 1 - 2 viên x 2 - 3 lần/ ngày.
  17. 6. Điều trị 6.1.Điều trị theo Y học hiện đại: Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên: Các trường hợp không rõ nguyên nhân, nếu có liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động, đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  18. 6. Điều trị 6.2.Điều trị theo Y học cổ truyền: 6.2.1. Điều trị bằng thuốc -Thuốc dùng cho thể đau dây thần kinh toạ do phong hàn: -Thuốc dùng cho thể đau dây thần kinh toạ do Can Thận âm hư: -Thuốc dùng cho thể đau dây thần kinh toạ do khí trệ, huyết ứ:
  19. 6. Điều trị 6.2.Điều trị theo Y học cổ truyền: 6.2.2. Phương pháp châm cứu: - Công thức huyệt: Thận du, Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền. - Thủ thuật: theo nguyên tắc hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì cứu, nhiệt thì châm. Đối với thể phong hàn thấp dùng thủ thuật cứu hoặc là ôn châm. Đối với thể huyết ứ dùng phương pháp châm tả. Đối với thể can thận âm hư, khi có đau cấp tính châm tả theo công thức huyệt trên, ngoài cơn đau nên châm bổ hoặc cứu các huyệt Thận du, Đại trường du. - Liều trình điều trị: 7 - 15 ngày là một đợt, đôi khi có thể kéo dài hàng tháng với các trường hợp đau mạn tính.
  20. 6. Điều trị 6.2.Điều trị theo Y học cổ truyền: 6.2.3. Xoa bóp bấm huyệt: xoa bóp vùng lưng và chi dưới * Trình tự xoa bóp: - Tư thế người bệnh nằm sấp - Day từ thắt lưng dọc xuống đùi 3 lần - Lăn từ thắt lưng xuống cẳng chân 3 lần - Bóp từ thắt lưng xuống cẳng chân 3 lần - Bấm các huyệt Hoa đà, Giáp tích ở L4 - L5, Thận du, Đại trường du, Thượng liêu, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn. - Uốn chân: một tay bấm sát cột sống, một tay nâng đầu chân đau lên. - Vận động cột sống: bệnh nhân nằm ngửa gấp duỗi đùi vào ngực 3 lần, đến lần thứ 3 khi duỗi ra giật mạnh một cái. - Phát thắt lưng 3 cái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2