Bài giảng Y học cổ truyền: Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
lượt xem 76
download
Với mục tiêu trình bày được nguyên nhân và phương pháp phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não, trình bày được những vấn đề cần tư vấn cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Bài giảng Y học cổ truyền: Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não do ThS. Nguyễn Thị Hạnh biên soạn sẽ giúp người học có kiến thức tổng hợp về tai biến mạch máu não. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Y học cổ truyền: Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
- Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não Ths. Nguyễn Thị Hạnh Bộ môn YHCT Trường ĐHYK Thái Nguyên
- 1. Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân và phương pháp phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng YHCT 2. Trình bày được những vấn đề cần tư vấn cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
- 2. Đại cương về tai biến mạch máu não cương Tai biến mạch máu não (TBMMN) có lệ tử vong cao đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Nếu không tử vong bao giờ cũng để lại di chứng liệt nửa người, mất khả năng tự sinh hoạt và lao động suốt đời nếu không được chăm sóc và điều trị chu đáo. Theo tổ chức Y tế thế giới TBMMN là “dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng não, kéo dài trên 24 giờ do nguyên nhân mạch máu”.
- 2. Đại cương về tai biến mạch máu não cương Theo y học cổ truyền: TBMMN được mô tả trong phạm vi chứng trúng phong. Nguyên nhân phần lớn do Can Thận âm hư, dẫn tới Can phong nội động kết hợp với ngoại tà mà gây bệnh. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà y học cổ truyền phân loại thành trúng phong tạng phủ là thể nặng, có hôn mê và trúng phong kinh lạc là thể nhẹ không có hôn mê.
- 2. Đại cương về tai biến mạch máu não cương Nguyên lý điều trị của YHCT nhằm điều hoà hoạt động của tạng phủ, chủ yếu là can, thận, đồng thời với việc thông kinh hoạt lạc, điều khí dẫn huyết tới nơi bị liệt. Phương huyệt được cấu tạo chủ yếu là các huyệt thuộc kinh dương kết hợp với một số huyệt thuộc các kinh âm như: kinh Tỳ, Can, Thận.
- 3. Dịch tễ học - Tỷ lệ mắc bệnh chung: theo hiệp hội tim mạch Hoa kỳ 1977, ở Mỹ có 1.6 triệu người bị TBMMN gần bằng số bệnh nhân bị mắc bệnh tim do thấp và bằng một nửa số người bị bệnh mạch vành. - Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm ở Hoa kỳ có gần 500000 trường hợp bị tai biến mới, phần lớn xẩy ra sau 55 tuổi (Russell 1983). Theo Kurizke tỷ lệ mới hàng năm là 2% cho mọi lứa tuổi, trong đó 8% do chảy máu dưới màng nhện, 12% do chảy máu trong não, 67% do tắc lấp mạch, số còn lại là hỗn hợp.
- 3. Dịch tễ học ở Việt Nam dịch tễ học TBMMN trong cộng đồng chỉ mới được quan tâm gần đây: +Theo Lê Bá Hưng (1994) tỷ lệ bệnh nhân TBMMN chiếm 1,62% số bệnh nhân vào viện và chiếm 30,92% tổng số bệnh vào Khoa thần kinh ở Bệnh viện Thanh Hoá. +ở Kiên giang, theo thống kê của Lê Văn Thành và cộng sự, tỷ lệ TBMMN hiện nay là 0,41% và tỷ lệ tử vong là 36,05%. +Theo Phạm Khuê (1988) tỷ lệ TBMMN ở lứa tuổi từ 55 - 64 là 3%, từ 65-75 tuổi là 8%, trên 75 tuổi là 25%. +Về di chứng, các tác giả nhận thấy di chứng nhẹ và vừa chiếm 68,42% trong đó 92,62% có di chứng vận động (Nguyễn Văn Đăng, 1997).
- 4. Các thể lâm sàng 4.1. Các thể lâm sàng theo Y học hiện đại -Xuất huyết não :xảy ra đột ngột trên đối tượng có nguy cơ cao, mà bản chất là sự vỡ mạch máu não gồm có: thể não - màng não, thể màng não - não và thể phối hợp 2 thể trên. -Nhũn não :là thể do bị lấp mạch tiến triển từ từ tăng dần, có thể đi vào hôn mê. - Tắc mạch não: là thể mạch máu trong não bị tắc lấp do các nguyên nhân làm cho phần phụ thuộc mạch máu đó mất nuôi dưỡng. Trên lâm sàng sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối, vì hai loại này đều có những biểu hiện lâm sàng chung. Mặt khác, có trường hợp lúc đầu là nhũn não, về sau tiến triển thành xuất huyết não. Bệnh thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi.
- 4. Các thể lâm sàng 4.2. Một số triệu chứng lâm sàng chung theo YHHĐ - Bán thân bất toại, nếu là nửa thân phải thường có kèm theo rối loạn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Liệt 1/4 mặt dưới cùng bên bị bệnh. - Ngay sau liệt phản xạ gân xương mất, sau đó phản xạ gân xương tăng, dấu hiệu Babinsky (+). - Giai đoạn đầu liệt mềm, giai đoạn sau dần dần trở thành liệt cứng với tư thế đặc trưng tay gấp xoay vào trong, chân duỗi xoay ra ngoài. - Giai đoạn muộn xuất hiện teo cơ gốc chi, hạn chế biên độ khớp, loét do tỳ đè, viêm phế quản do tỳ đè, viêm phế quản do ứ đọng, có thể viêm đường tiết niệu, viêm tĩnh mạch chi.
- 4. Các thể lâm sàng 4.3. Các thể lâm sàng theo YHCT: - Trúng phong kinh lạc: bệnh nhân liệt nhẹ với các triệu chứng đột nhiên mồm méo, mắt xếch, chân tay tê dại, khó cầm nắm, có thể nói ngọng, miệng chảy rãi. Thần sắc còn khá tốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế. - Trúng phong tạng phủ: là tai biến mạch máu não nặng hơn thể trúng phong kinh lạc, với các triệu chứng đột nhiên hôn mê bất tỉnh trong đó lại chia thành chứng bế và chứng thoát. + Chứng bế: răng cắn chặt, miệng mím, mắt nhắm, hai bàn tay nắm, không ra mồ hôi, bí đái. + Chứng thoát: miệng há, mắt mở hờ, tay xoè, toàn thân vã mồ hôi, tiểu tiện tự chảy.
- 5. Đặc điểm của quá trình phục hồi -Liệt mặt phục hồi khá nhanh nhưng không bao giờ hoàn toàn. -Gốc chi phục hồi sớm, ngọn chi muộn. -Chân phục hồi nhanh hơn tay, động tác đơn giản phục hồi dễ, động tác phức tạp phục hồi khó và chậm. -Dù bị nặng hay rất nhẹ, không bao giờ phục hồi hoàn toàn như bình thường, bao giờ cũng để lại ít nhiều di chứng như giảm sức cơ, giảm hiệp đồng phức tạp, giảm phản ứng nhanh, tư thế đi không đồng bộ. -Thời gian phục hồi sau tai biến thường đạt kết quả tối đa trong năm đầu, quá một năm phục hồi vận động hạn chế và rất chậm (Phạm Khuê).
- 6. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị cơ phục hồi vận động -Phải tiến hành điều trị phục hồi sớm, khi tình trạng tổn thương ở não đã tương đối ổn định. -Tiến hành vận động thụ động nhẹ nhàng từ ngày thứ 11 trở đi, từ ngày thứ 21 có thể tiến hành luyện tập thực sự. -Kế hoạch điều trị phục hồi phải phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. -Phục hồi vận động là quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó với cường độ tăng dần nhưng phù hợp với khả năng đáp ứng của người bệnh.
- 6. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị cơ phục hồi vận động Luyện tập hồi phục cần tuần tự theo 5 bước: + Phục hồi chuyển vị thế. + Phục hồi chuyển vị + Phục hồi khả năng tự sinh hoạt đơn giản + Phục hồi khả năng lao động đơn giản. + Phục hồi hoàn toàn.
- 7. Điều trị 7.1. Điều trị bằng châm cứu: Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, được cộng đồng chấp nhận. -Nhóm huyệt đầu mặt: Bách hội, Tứ thần thông, Phong trì, Phong phủ, Giáp xa, Địa thương. -Nhóm huyệt ở tay: Kiên tỉnh, Liệt khuyết, Hợp cốc, Bát tà bên liệt. -Nhóm huyệt ở chân: Hoàn khiêu, Thừa phù, Phong thị, Huyết hải, Lương khâu, Độc tỵ, Tất nhãn, Dương Lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lý, Giải khê, Bát phong bên liệt.
- 7. Điều trị 7.1. Điều trị bằng châm cứu: Nhóm huyệt điều trị các triệu chứng khác: + Rối loạn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: Liêm tuyền, á môn, Thống lý. + Rối loạn tâm thần: Thập tuyên, Nội quan, Thần môn. + Rối loạn cơ tròn: Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Bát liêu. - Thủ thuật: châm bình bổ bình tả, có thể dùng phương pháp châm xuyên huyệt. - Liệu trình điều trị: 3 tuần đến 1 tháng, sau đó cho bệnh nhân nghỉ 1 - 2 tuần, rồi điều trị tiếp liệu trình 2.
- 7. Điều trị 7.2. Phương pháp xoa bóp: 7.2.1. Xoa bóp vùng mặt - Xát má 10 lần. - Xát lên cách mũi 10 lần. - Xát Nhân trung và Thừa tương 10 lần. - ấn day Địa thương, Nghinh hương, Giáp xa, Quyền liêu, Hạ quan.
- 7. Điều trị 7.2. Phương pháp xoa bóp: 7.2.2. Xoa bóp chi trên: - Day vùng vai. - Lăn vùng vai - Bóp hoặc lăn cánh tay, cẳng tay. - ấn day các huyệt Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Dương trì. -Vận động các khớp vai: bệnh nhân ngồi tựa ghế. + 1 tay giữ vai, 1 tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn từ 2 - 3 lần để chuẩn bị vận động và xem phạm vi hoạt động của khớp đến đâu. + Kéo đẩy cánh tay ra sau, rồi đưa lên cao ra trước sát ngực rồi vòng xuống dưới 3 - 5 lần. Khi đưa lên cao, chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai, đưa lên tới mức người bệnh vừa thấy đau là đủ, không nên đưa lên cao quá.
- 7. Điều trị 7.2. Phương pháp xoa bóp: 7.2.2. Xoa bóp chi trên: + Hai bàn tay cài vào nhau để lên vai người bệnh, tay người bệnh để trên khuỷu tay mình, từ từ đưa lên, hạ xuống để đưa tay người bệnh cao lên đầu 3 - 5 lần. + Nắm ngón tay cái của người bệnh, vòng cẳng tay lên trên từ ngoài vào trong, từ sau ra trước, rồi kéo xuôi tay với người bệnh ra phía sau lưng 3 - 5 lần. - Vận động khớp cổ tay: một tay giữ phía trên khớp khuỷu, 1 tay nắm cổ tay người bệnh rồi gấp ruỗi 3 - 5 lần. - Vận động khớp cổ tay: + Vê các ngón tay rồi kéo dãn. + Vờn tay. + Rung tay. + Phát Đại truỳ.
- 7. Điều trị 7.2. Phương pháp xoa bóp: 7.2.3. Xoa bóp chi dưới *Bệnh nhân nằm ngửa. - Day mặt trước đùi và cẳng chân. - Lăn đùi và cẳng chân. - ấn các huyệt Tất nhãn, Độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê. - Vận động khớp: + Gập chân lại đưa lên bụng 5 - 10 lần. + Làm dãn dần dần đầu gối, bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay bên để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đầu gối, làm khớp dãn ra, làm 5 - 10 lần. - Vận động cổ chân: + Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân người bệnh 5 - 10 lần, rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến cực độ 5 - 10 lần. + Hai tay ôm chân người bệnh, ngón cái để sát mắt cá trong, mắt cá ngoài, ấn xuống và đưa chân người bệnh vào trong, ra ngoài 5 - 10 lần. + Tay phải giữ gót chân, tay trái giữ bàn chân cùng kéo dãn cổ chân. + Vê ngón chân và kéo dãn ngón chân.
- 7. Điều trị 7.2. Phương pháp xoa bóp: 7.2.3. Xoa bóp chi dưới *Bệnh nhân nằm sấp - Xoa bóp vùng thắt lưng. - Day mông và chân. - Điểm huyệt Hoàn khiêu, ấn Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Thái khê. - Vận động khớp: co duỗi khớp gối, mở khép khớp háng - Bóp và vờn chi dưới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y học cổ truyền - Tập 1
49 p | 1014 | 277
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 2
49 p | 592 | 171
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 3
49 p | 397 | 148
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 4
49 p | 327 | 131
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 5
49 p | 310 | 124
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 6
49 p | 306 | 116
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 9
49 p | 278 | 110
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 7
49 p | 267 | 108
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 2 part 2
52 p | 269 | 107
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 10
40 p | 246 | 106
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 1 part 8
49 p | 242 | 105
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 2 part 3
52 p | 241 | 102
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 2 part 4
52 p | 231 | 95
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 2 part 5
52 p | 208 | 91
-
Bài giảng y học cổ truyền tập 2 part 6
52 p | 162 | 74
-
Bài giảng Y học cổ truyền (Tập I): Phần 2
203 p | 92 | 20
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Bài 4 - GV. Hà Văn Châu
22 p | 117 | 16
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
157 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn