Vai trò của văn hóa
lượt xem 104
download
Tham khảo tài liệu 'vai trò của văn hóa', khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của văn hóa
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP MỞ ĐẦU Edouard Herriot- một nhà văn nổi tiếng người Pháp đã từng nói: “ Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã h ọc t ất c ả”. Như vậy văn hóa chính là một bản sắc của mỗi cá nhân, m ỗi dân t ộc, m ỗi quốc gia. Nó được kết tinh qua bề dày của lịch sử và th ấm đ ượm trong đ ời sống con người. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí là chi phối đến hoạt động của con người. Do đó văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với m ọi hoạt động, trong đó có kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Nhận thức rõ vai trò của văn hóa là đòi hỏi tất yếu để các cơ quan Nhà nước nâng cao tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước v ề văn hóa, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời đề ra những đường lối, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đi đôi với xây dựng nền văn hóa tiên ti ến đậm đà bản sắc dân tộc. NHÓM SINH VIÊN THẢO LUẬN: 1. BÙI THỊ DUYÊN. 2. NGUYỄN THỊ NƯƠNG. 3. NGUYỄN THANH DUNG. 4. HỒ THỊ HUYỀN MƠ. 5. BÙI THỊ THÚY. 6. DƯƠNG THỊ TUYÊN. 1
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP KHÁI QUÁT CHUNG Dựa trên những góc độ tiếp cận khác nhau mà có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ví như trên phương diện giá trị sáng tạo c ủa văn hóa, ông F. Mayơ- Nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã định nghĩa: “ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định tính riêng của mỗi dân tộc”. Trên góc độ nhân loại học thì văn hóa là một đặc trưng của con người. Theo cách tiếp cận này, chúng ta có th ể hiểu văn hóa là m ột ch ỉnh th ể toàn vẹn bao gồm cả tinh thần và sức sống, trình độ và sức mạnh, năng lực và bản lĩnh của một cộng đồng xã hội; có nghĩa là: Thứ nhất, văn hóa là thế giới các giá trị do con ng ười sáng t ạo ra, bao gồm: - Các sản phẩm vật chất như công cụ lao động, công trình kiến trúc, cảnh quan lịch sử,… - Các sản phẩm tinh thần như ngôn ngữ, tôn giáo, chữ viết, phong tục, lối sống,… Thứ hai, văn hóa là năng lực hoạt động của con người. Ví dụ như phương thức và trình độ hoạt động, khả năng tổ chức và điều hành xã hội, phát minh khoa học kỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật,… Thứ ba, văn hóa là trình độ phát triển của chính bản thân con người. Nó bao gồm:- Việc tự nâng cao, hoàn thiện các phẩm chất con người; - Sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo chuyên ngành Hành chính học, về cơ bản chúng ta có th ể đ ịnh nghĩa văn hóa như là những giá trị về tinh thần hay vật ch ất đ ược hình thành trong quá trình hoạt động của con người, được lưu giữ trường tồn trong đời sống xã hội của một dân tộc, một quốc gia. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, bao quát toàn bộ hoạt đ ộng c ủa con người, do đó cấu trúc của văn hóa bao gồm 7 nhân tố: 1. Tri thức- tư tưởng; 2. Tín ngưỡng; 3. Các giá trị đạo đức; 4. Truyền thống; 5. Pháp luật; 6. Thẩm mỹ; 7. Lối sống. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của con người, bởi vậy văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế quốc gia trong thời kỳ hội nhập. 2
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA Cho tới nay, những tri thức về vai trò của văn hóa và nhân tố văn hóa trong sự phát triển còn chưa được hệ thống hóa thành một lý thuy ết. Những kiến giải về nó còn khá tản mạn và ở một mức độ nào đó còn ch ưa thoát khỏi trình độ của sự cảm nhận. Do vậy, qua nghiên cứu tài li ệu và thảo luận, nhóm sinh viên chúng tôi xin đưa ra một s ố nh ận đ ịnh v ề vai trò của văn hóa.Trước hết là vai trò của văn hóa nói chung. Về cơ bản, văn hóa có 5 vai trò sau: - Là lực đẩy phát triển kinh tế; - Là nhân tố quan trọng để giữ vững ổn định chính trị; - Là yếu tố cơ bản để tạo lập công bằng xã hội; - Văn hóa không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân c ủa các quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa; - Là nền tảng tinh thần của xã hội. Do vai trò của văn hóa có ảnh hưởng rất rộng lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người từ kinh tế, chính trị đến xã h ội nên nhóm sinh viên chúng tôi đã tập trung thảo luận và đưa ra nh ững nh ận định chung v ề vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế- xã h ội và h ội nh ập. Bao g ồm 4 vai trò cơ bản sau: - Văn hóa là thành tố của sự phát triển. - Văn hóa với tư cách là mục tiêu phát triển kinh tế- tiến bộ xã hội. - Văn hóa là động lực phát triển kinh tế- xã hội. - Văn hóa định hướng xã hội phát triển bền vững. 1. VĂN HÓA LÀ THÀNH TỐ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN. Vì văn hóa là sự biểu hiện của cách thức mà con người tồn tại, là tổng thể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra cho nên xét trên bình diện của sự phát triển thì văn hóa cũng chính là sự phát triển về m ặt “ phong cách” hoặc “ dáng vẻ” của nó, hay nói theo cách khác thì văn hóa là kiểu của sự phát triển, là thành tố của sự phát triển. Văn hóa của mỗi dân tộc hay mỗi vùng văn hóa khi đã được hình thành và định hình qua những tình huống cụ thể của lịch s ử thành nh ững b ản s ắc riêng thì nó là tính quy định của sự phát triển. Điều này đặc bi ệt quan tr ọng đối với việc hoạch định các kế hoạch xã hội. Với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh th ần c ủa xã h ội, trong đời sống xã hội, văn hóa luôn can thiệp vào các quá trình xã h ội thông qua sự đánh giá của các chủ thể xã hội, từ những cá nhân riêng l ẻ đ ến toàn thể cộng đồng. Khi dựa vào bằng giá trị xã hội, nhân tố văn hóa tác động đến quá trình phát triển thường trở nên tiềm ẩn hơn, tinh t ế h ơn và có s ức sống bền vững hơn so với các nhân tố khác. Vũ khí của nó không ch ỉ là những chuẩn mực xã hội có tính cưỡng bức như kinh tế, pháp quy ền mà 3
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP còn là những chuẩn mực khác có khả năng điều chỉnh hành vi không bằng con đường cưỡng bức hoặc cưỡng bức thông qua tự nguyện, chẳng hạn như đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán… Bằng cách đó, văn hóa có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự bi ến xã hội. Bất kể chương trình xã hội, chính sách phát triển kinh tế- xã hội nào cũng luôn ẩn giấu sau nó là sự phản ứng bày tỏ thái đ ộ xã h ội v ề m ặt văn hóa, là trách nhiệm xã hội tự nhiên của mỗi thành viên xã h ội, k ể c ả nh ững người không tham dự vào chương trình, chính sách đó. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng mọi sự vi phạm các nhân tố văn hóa, s ớm hay muộn cũng đều phải trả giá, cho dù điều đó có mang lại một s ự phát triển nhất thời nào đó cho xã hội. Và người phải ch ịu h ậu quả luôn luôn là mọi thành viên của xã hội, mặc dù vi phạm các nhân t ố văn hóa có th ể ch ỉ là một cá nhân nào đó. Văn hóa dựa vào sức mạnh của các bảng giá trị xã hội không chỉ chi phối tác động mà còn có khả năng quy định sự phát triển của xã hội. Khi trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của nhân loại đến một th ời kỳ lịch sử nào đó thì nó được coi là văn minh. Trong sự t ương tác v ới n ền văn minh, văn hóa có thể bị chèn ép, bị phủ định bởi những thành tựu lớn của nền văn minh. Tuy vậy, nếu những thành tựu mới của n ền văn minh không đủ sức để kiến tạo những giá trị văn hóa mới thì những giá trị văn hóa cũ sẽ không dễ bị thủ tiêu. Ngay cả trong trường hợp bị thủ tiêu, các giá trị văn hóa cũ vẫn có khả năng được tái sinh với những bộ mắt mới trong những điều kiện nào đó. Khi bị chèn ép, ở văn hóa thường xuất hiện nh ững phản ứng đối với nền văn minh. Nó có khả năng kìm hãm, th ậm chí làm đ ổ vỡ những bước đi nào đó của nền văn minh. Ví dụ như các nước NIC, nho giáo được nhiều người th ừa nh ận là một trong những nguyên nhân làm cho các nước này đạt t ới nh ịp đi ệu “ rồng” của sự phát triển, như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo. Hiện tượng Sex Tourism của Thái Lan là một chương trình không tính đến khía cạnh văn hóa của những lợi ích kinh tế. Bởi vậy, hiện nay Thái Lan đang phải nhức nhối với những hậu quả văn hóa của chương trình này. Đây không chỉ là bài toán về đạo đức hay văn hóa mà còn là một bài toán của bản thân nền văn minh. II. VĂN HÓA LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỀN KINH T Ế- TI ẾN B Ộ XÃ HỘI. Vai trò là mục tiêu được thể hiện qua 4 khía cạnh sau: - Văn hóa Đảng cộng sản Việt Nam- định hướng phát triển xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện lý tưởng xã h ội ch ủ nghĩa. - Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế văn minh- thực hiện mục tiêu văn hóa. 4
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP - Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là vươn tới một nhà nước mang bản chất văn hóa. - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam XHCN nhằm mục tiêu phát tri ển con người. 1. Văn hóa Đảng CSVN- định hướng phát triển xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện lý tưởng XHCN. Nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân với đảng cầm quyền là Đảng CSVN- đảng tiên phong cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do đó mọi chủ trương, đường lối của Đảng là đại diện cho tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, và có tính pháp lý cao nh ất. Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã luôn coi trọng đến công tác văn hóa. Đ ề cương văn hóa năm 1943 của Đảng là sự kết tụ văn hóa truyền thống dân tộc, chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa XHCN tr ở thành đường lối văn hóa của Đảng CSVN, thành nguồn lực trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam, sức mạnh hành động của mọi hoạt đ ộng sống của xã hội. Nghị quyết trung ương Đảng 5 khóa VIII đã đề ra 5 mục tiêu phát triển văn hóa như sau: - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, v ừa là m ục tiêu v ừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. - Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên ti ến, đ ậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. - Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một s ự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Văn hóa luôn được Đảng ta coi trọng như là một trong nh ững mục tiêu cho sự phát triển, và được ghi nhận qua văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Ví như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX đã đề ra một n ội dung có tầm chiến lược là phát triển kinh tế phải giữ vững đời s ống đạo đ ức và bản sắc văn hóa dân tộc; chương trình mục tiêu phát triển kinh t ế là h ướng tới một cuộc sống văn hóa cao, tạo được điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là những người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa. Tóm lại, văn hóa luôn được Đảng ta coi là một mục tiêu cho s ự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, với tư cách là đảng tiên phong nên văn hóa Đảng luôn được chú trọng xây dựng và củng cố nhằm đ ịnh h ướng 5
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP cho toàn xã hội theo mục tiêu chung về giữ gìn và phát tri ển n ền văn hóa dân tộc. 2. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế là nền kinh t ế nhân văn- th ực hiện mục tiêu văn hóa. Bản chất của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh và lợi nhuận nh ưng cũng là tất yếu của phát triển xã hội, là động lực bên trong c ủa n ền kinh t ế và của toàn xã hội nói chung. Lấy văn hóa làm mục tiêu, trên cơ sở ch ủ nghĩa nhân văn c ộng s ản chủ nghĩa, ngay từ ngày thành lập Đảng ta đã phấn đấu cho mục tiêu cao quý nhất là xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đ ể xây dựng xã hội như vậy, Đảng xác định phát triển kinh tế làm điều kiện cho phát triển đời sống tinh thần và tiến bộ, cuộc sống văn hóa xã h ội và con người. Tư tưởng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành từ công cuộc đổi mới và khẳng định ở các Đại h ội VIII, IX- lấy sức mạnh kinh tế luận xã hội để xây dựng xã hội theo h ướng nhân văn- định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đó không lấy tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu cuối cùng mà vì phát triển và tiến bộ xã hội- con người. Lấy nội dung văn hóa làm nòng cốt, nền kinh tế chúng ta đang xây dựng lấy lợi ích toàn dân làm mục tiêu; phát triển kinh t ế th ị trường đ ể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời s ống v ật chất- tinh thần cho nhân dân. Được vận hành theo nguyên tắc đạo đức, góp ph ần xây d ựng n ền văn hóa đạo đức xã hội. Những nguyên tắc văn hóa đạo đ ức được th ể hi ện ngay trong hệ thống các lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội; đồng th ời hành vi hoạt động kinh tế đảm bảo các yêu cầu văn hóa đạo đức. Vi ệc t ạo vi ệc làm, hỗ trợ xây dựng vốn, chuyển giao công ngh ệ…là trách nhi ệm c ủa các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất…Chính sách xã hội biểu hiện rõ nhất bản chất văn hóa của chế độ ta. Bản chất, nội dung kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sản phẩm kinh tế không chỉ mang giá trị kinh tế, chúng được biến thành các giá trị xã hội. Một mặt các giá trị đó trở lại sản xuất và tái phát tri ển kinh tế, mặt khác, chúng hòa vào các chương trình phúc lợi y tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, nâng cao chất lượng sống con người và xã hội. 3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vươn tới nhà nước mang bản chất văn hóa. Truyền thống văn hóa Việt Nam lấy dân làm gốc, kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa phương Đông, dưới ánh sáng t ư t ưởng khoa học và nhân đạo Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, với h ệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, hoàn chỉnh. Nhà nước dân chủ Việt 6
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP Nam được xây dựng theo tinh thần: Luật pháp là nơi kết tinh quy ền l ực của nhân dân, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Pháp luật là một trong những cấu trúc của văn hóa, do đó tôn vinh luật pháp lên vị trí tối thượng trong bậc thang giá trị xã hội là việc làm có tính ch ất và tầm cao văn hóa. 4. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu phát triển con người. Nói đến văn hóa cũng có nghĩa là nói đến con người. Mục tiêu cao nhất của loài người, của xã hội chính là văn hóa. Đ ến l ượt mình, m ục tiêu cao nhất của văn hóa lại chính là con người- xây dựng và phát tri ển con người là chức năng quan trọng và phổ quát của văn hóa. Văn hóa Việt Nam đã hình thành nên nh ững giá trị đ ức- trí- th ể- m ỹ có những sắc thái riêng của con người Việt Nam. Đó là phẩm chất được đúc kết nên từ phong tục, tập quán, lối sống phương Đông và nền nông nghi ệp lúa nước; chúng chịu ảnh hưởng của rất nhiều chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, lối sống của xã hội Trung Quốc, của văn minh phương Tây nh ư của Pháp và sau này là Nga và của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Văn hóa hiện đại được kế thừa, giao thoa, hòa hợp bởi nhi ều giá trị và chuẩn mực văn hóa của tính phổ quát, tính nhân loại, của các chuẩn mực pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa trên th ế giới, trong đó có những giá trị và chuẩn mực của các n ước công nghi ệp phát triển. Đó là những nét bổ sung có tính căn bản và rất quyết định tới các chuẩn mực và mục tiêu phát triển con người mới Việt Nam hiện đại. III. VĂN HÓA LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI. Với tư cách là động lực, sự tác động của văn hóa đ ược th ể hi ện d ưới 6 khía cạnh sau: - Văn hóa lao động. - Văn hóa tổ chức- quản lý- pháp lý. - Văn hóa tri thức. - Văn hóa khoa học. - Văn hóa đạo đức. - Văn hóa thẩm mỹ. 1.Văn hóa lao động tạo ra hiệu quả và năng suất lao động, thúc đ ẩy xã hội phát triển. Con người sống trước hết là hoạt động lao động s ản xu ất, là ch ủ th ể tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Trong khi đó, mọi hoạt động của con người lại chịu sự chi phối và tác động của văn hóa. Do đó, nh ững đ ặc điềm của văn hóa lao động sẽ đóng vai trò như là động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế- xã hội. Văn hóa lao động phù h ợp với 7
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP truyền thống, tình hình thực tiễn và xu thế phát tri ển chung thì s ẽ đóng vai trò như động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, và ngược lại. Ví dụ điền hình như Nhật Bản- một đất nước nghèo về tài nguyên nhưng con người có văn hóa lao động rất tiến bộ, kết h ợp gi ữa truyền thống văn hóa phương Đông và văn hóa lao động c ủa n ước công nghiệp phát triển đã tạo nên tinh thần kỷ luật cao, tính chủ động, năng động, sáng tạo trong lao động, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và đưa Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn nhất của th ế giới. Nhìn nhận văn hóa lao động Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận th ấy ảnh hưởng rõ nét của nó đối với nền kinh tế. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, mô hình chủ nghĩa xã hội quan liêu bao cấp đã hình thành văn hóa lao động bình quân, m ệnh l ệnh, bao c ấp từ trên xuống, tất cả chờ sự phân phối của cấp trên và kế hoạch định trước một cách thụ động, cứng nhắc, tính năng động sáng tạo trong lao động bị kìm hãm, thui chột, cơ chế quản lý bao cấp làm tê li ệt s ức s ản xuất. Khoán 10, khoán 100 thời kỳ tiền Đổi mới đã kh ởi động văn hóa lao động đích thực là động lực mạnh mẽ bung ra mọi lực lượng sản xuất. Quá trình Đổi mới dẫn đến sự lột xác, nâng cao văn hóa lao động, t ạo động lực nội tại của cỗ máy kinh tế- xã hội, tư duy lao động khoa h ọc, tiên tiến, tác phong lao động công nghiệp đã hình thành ở con ng ười và trong nền sản xuất Việt Nam, chuẩn bị vững chắc cho sự nghiệp công nghi ệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Văn hóa lao động hiện đại cũng đồng nghĩa với hiệu quả và năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tăng ch ất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Tuy nhiên, do h ệ quả của cơ chế, lề thói quản lý cũ nên kỷ luật lao động, tính năng đ ộng sáng tạo của người lao động Việt Nam còn chưa cao cũng gây nên một s ức ép lớn đến quá trình phát triển và uy tín, vị thế của quốc gia trên tr ường quốc tế khi hội nhập. 2.Văn hóa tổ chức- quản lý- pháp lý. Tổ chức- quản lý là việc sắp xếp các thành viên xã h ội theo một c ơ cấu, trật tự thích hợp, đáp ứng sự ổn định, phù hợp công việc, tạo ra hoạt động hiệu quả và phát triển. Tổ chức- quản lý đạt đến một trình đ ộ nào đó thì nó thể hiện rõ văn hóa tổ chức- quản lý. Văn hóa tổ ch ức- qu ản lý nh ư thế nào quy định kết quả và hiệu quả tổ chức- quản lý như thế ấy. B ởi vậy, văn hóa tổ chức- quản lý có th ể là động lực m ạnh m ẽ c ủa ho ạt đ ộng của tổ chức, cũng có thể phá vỡ tổ chức, gây khủng hoảng xã hội. Văn hóa pháp lý là phái sinh của văn hóa tổ ch ức- quản lý. Pháp lu ật là sự thể chế hóa tư tưởng, nội dung hoạt động của th ể ch ế chính trị, h ệ thống chính trị và cơ chế hoạt động chính trị của một quốc gia. Văn hóa pháp lý của một xã hội cao, khoa học sẽ đem lại một xã hội kỷ cương, là điều kiện lý tưởng cho phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. 8
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP 3. Văn hóa tri thức vơi tư cách là nguồn lực và sức mạnh của sự phát triển kinh tế- xã hội. Tri thức là nhân tố phản ánh trình độ phát triền của mỗi cá nhân cũng như của một đất nước. Trong xã hội, không có văn hóa tri th ức thì cá nhân không thể làm tốt chức năng xã hội và không thể trở thành chủ thể văn hóa. Do đó, văn hóa tri thức chính là sức sống và tiềm lực bên trong, là cội nguồn sức mạnh cho lao động, hoạt động sáng tạo trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội, văn hóa- tư tưởng, khoa học- văn học- nghệ thuật. 4. Văn hóa khoa học là động lực phát triển lực l ượng sản xu ất, đ ời sống xã hội. Khoa học- công nghệ là nhân tố quan trọng cho sự phát tri ển, đ ược Đảng và Nhà nước ta coi trọng như là 1 quốc sách hàng đ ầu. Văn hóa khoa học- công nghệ là biểu hiện tập trung của văn hóa tri th ức- trí tu ệ, là đ ộng lực mạnh nhất, quyết định đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việt Nam không phải là nước có truyền thống khoa h ọc- công ngh ệ. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, khoa học- công ngh ệ được ti ếp thu và phát triển nhanh khi giao lưu- hội nhập với các nền khoa h ọc- k ỹ thu ật- công nghệ thế giới. Hiện nay, khoa học- công nghệ Việt Nam trở thành động lực, nội lực quan trọng của phát triển kinh tế- xã h ội Việt Nam là do nó được chuyển hóa thành văn hóa khoa học- công nghệ, nghĩa là nó được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội tiên tiến nhất- xã h ội xã h ội ch ủ nghĩa, tức là vận dụng xây dựng một xã hội theo con đ ường ng ắn nh ất, t ối ưu nhất. Với nghĩa đó, văn hóa khoa học- công ngh ệ Việt Nam v ới t ư cách là văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh và động lực của s ự nghi ệp đi t ắt đón đầu, phát triển và tiến bộ xã hội, th ực hiện s ự nghi ệp công nghi ệp hóa- hiện đại hóa theo hướng nhân văn. 5. Văn hóa đạo đức. Trong khi pháp luật điều chỉnh xã hội thông qua hình ph ạt, s ự nghiêm cấm, cho phép được làm và không được làm gì, thì đạo đức lại đi ều ch ỉnh xã hội bằng dư luận và lương tâm nghĩa vụ, bằng lẽ phải và những điều cần làm. Văn hóa đạo đức chính là yếu tố truyền thống ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của mỗi con người, khó có thể bị chi phối, làm mai một k ể c ả là pháp luật hay nền kinh tế thị trường. Ngược lại, trong xã hội pháp quyền thì đạo đức lại trở thành nhân tố ưu trội được thực hiện như một lẽ ph ải đương nhiên, thành ý thức trong mỗi công dân. Văn hóa đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực từ suy nghĩ đến hành động, từ hoạt động sống trong lối sống đến làm ăn kinh tế, hoạt động chính trị- xã hội. Kinh tế cũng phải bảo đảm quy chuẩn đạo đức dù là cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Mặc dù chúng ta thừa nhận sự tác động mạnh mẽ của n ền kinh t ế th ị trường dẫn đến việc phát sinh những tư tưởng văn hóa m ới nh ư ch ủ nghĩa 9
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP cá nhân, chạy theo lợi nhuận, theo đồng tiền,… kéo theo nhiều tiêu c ực xã hội, tuy nhiên đó chỉ là một phần, còn về cơ bản thì truy ền th ống đ ạo đ ức luôn tồn tại, chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế. Nó tác đ ộng thông qua d ư luận xã hội, qua thói quen, thị hiếu tiêu dùng,…của quần chúng. Một khi sự phát triển kinh tế đi ngược lại với truyền thống đạo đức xã h ội thì nó sẽ gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ dư luận xã hội. Ví dụ, công ty bột ngọt Vedan thải nước thải không qua xử lý làm ô nhiễm nghiêm trọng sông Th ị Vải không những bị phạt một khoản tiền lớn mà còn bị sự tẩy chay của người tiêu dùng Việt Nam. Đó là hậu quả của việc ch ạy theo lợi nhu ận b ỏ qua đạo đức kinh doanh. 6. Văn hóa thẩm mỹ. Thẩm mỹ là bản chất con người, là nhu cầu tinh th ần cao nh ất c ủa con người và cộng đồng xã hội. Do đó, đấu tranh ph ấn đấu cho văn hóa thẩm mỹ, cho sự phát triển, xây dựng một cuộc sống thẩm mỹ là m ục tiêu và động lực to lớn của con người. IV. VĂN HÓA ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế và xã hội đáp ứng nhu c ầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự tác động của văn hóa trong khả năng định hướng xã hội phát triển bền vững thể hiện ở một số điểm cơ bản sau: 1. Với tư cách là một hệ thống các giá trị hoặc bao chứa trong nó các giá trị, văn hóa có khả năng định hướng hoạt động của con ng ười. Kích thích vào hệ giá trị sẽ làm thay đổi ( kìm hãm hoặc thúc đ ẩy ) ho ạt động của con người. Trong đó con người lại là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển. 2. Bất cứ sự vật hay hiện tượng xã hội nào cũng có khía cạnh văn hóa. Bởi vậy, bất cứ sự vật hay hiện tượng nào khi đóng vai trò là đ ộng l ực của sự phát triển xã hội cũng đều có khả năng thúc đẩy sự vận động của xã hội từ phương diện văn hóa. Do vậy, mọi động lực của sự phát triển xã h ội luôn chứa đựng trong nó ít nhất một động lực của văn hóa. Văn hóa đóng vai trò động lực của sự phát triển thể hiện ngay ở các hoạt động cụ thể. 3. Với chức năng điều chỉnh xã hội, văn hóa thể hiện động lực tiềm ẩn to lớn, định hướng con người hành động theo hệ chuẩn chân- thiện- mỹ, với ý thức công dân của xã hội mới theo hướng dân chủ, văn minh, tiến bộ. 4. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa t ất y ếu d ẫn đ ến s ự cạnh tranh về văn hóa. Văn hóa luôn luôn là văn hóa c ủa m ột dân t ộc. Vi ệc khơi dậy những động lực cho sự phát triển xã hội đều ph ải xuất phát từ đặc điểm của dân tộc, của văn hóa dân tộc. 10
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP V. SỰ GIA TĂNG VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG HỘI NHẬP. Ngày nay trong quá trình hội nhập với một thế giới mà khoa h ọc, công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu thì vai trò của văn hóa càng đ ược khẳng định và gia tăng, bởi những nguyên nhân sau: 1. Trong tiến trình lịch sử, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở của văn hóa thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn so với những mô thức liên kết khác, như thị trường hay nhà nước. 2. Do nhu cầu tự khẳng định và bảo tồn kết cấu của qu ốc gia- dân t ộc ( Chính phủ- Lập pháp- xã hội công dân) trước áp lực của toàn cầu hóa. 3. Do nhu cầu phản tư của các cá th ể trước tính bất đ ịnh và xu th ế nhất dạng hóa, phát sinh từ toàn cầu hóa. 4. Trong điều kiện toàn cầu hóa, tiếng nói của văn hóa đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ đối với kinh tế. Đứng trước những thời cơ và thách th ức của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia tìm thấy trong vốn văn hóa truy ền thống của mình và tinh hoa văn hóa nhân loại những s ức m ạnh ti ềm tàng vô cùng to lớn có thể huy động phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát tri ển kinh tế xã hội của quốc gia mình. Bên cạnh đó, trong xu hướng toàn cầu hóa thì hội nhập văn hóa là biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề toàn cầu thông qua con đ ường hòa bình, hữu nghị. Năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua chương trình hành động vì một nền văn hóa hòa bình và thập kỷ 2000- 2010 được coi là Thập kỷ văn hóa hòa bình, năm 2010 sẽ là năm Hòa giải. Sự ki ện này đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đối với h ội nh ập quốc t ế. Văn hóa hòa bình theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Là các “ giá trị, thái độ và hành vi phản ánh, tạo ra sự tương tác và chia s ẻ xã h ội trên cơ s ở các nguyên tắc tự do, công bằng và dân chủ, nguyên tắc tôn trọng nhân quy ền, khoan dung và đoàn kết, loại trừ bạo lực và cố gắng ngăn ngừa các cuộc xung đột bằng cách triệt tiêu các nguyên nhân gốc rễ của chúng, gi ải quy ết mọi vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán, đảm bảo cho tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân được thực thi để h ọ tham gia một cách đầy đủ vào tiến trình phát triển xã hội”. XU HƯỚNG VĂN HÓA Những xu hướng, những dòng chảy chủ đạo của văn hóa thế giới 1. Về tính chất : Văn hóa công nghiệp chuyển sang văn hóa tin học và truyền thông. Sự thành công của xã hội sẽ ngày càng ph ụ thu ộc rât l ớn vào việc thu nhận thông tin và khả năng truyền dẫn xử lý thông tin. Trong 11
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP truyền thông, có sự tương tác chặt chẽ giữa âm thanh, ngôn ngữ, video, hình ảnh, internet… tức là truyền thông đa phương tiện (Multi Media) s ẽ chiếm ưu thế trong đời sống. Còn đối với phương tiện truy ền thông thì có sự phối hợp đồng bộ giữa truyền hình cùng các phương tiện nghe nhìn khác. 2. Về chủ thể : Từ văn hóa khu vực chuyển sang văn hóa toàn cầu. Đó là kết quả văn hóa tin học làm liên kết toàn cầu thành m ột h ệ th ống, m ột chỉnh thể tin học chặt chẽ với tính phổ biến cao, liên t ục, chi phí th ấp. Nhiều cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia tham gia hợp tác quốc t ế, ý thức vì nhân loại, vì toàn cầu ngày càng phát triển rộng rãi, thể hiện rõ nhất là trong đời sống văn hóa. 3. Về trạng thái : Từ văn hóa thời gian và không gian tách rời chuyển sang văn hóa đồng bộ. 4. Tính biến thiên : Từ văn hóa mang tính ổn định do nhiều nước trước đây thi hành chính sách đóng cửa, nay chuyển sang văn hóa động, tăng c ường hợp tác, trao đổi, tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp với quốc gia và dân tộc mình. 5. Về quyền lực ( chỉ tư cách sáng tạo, việc tiếp nhận, hưởng thụ và khả năng chi phối văn hóa) : Từ chỗ bị một số người của giai cấp cầm quyền và tầng lớp nhân dân lũng đoạn, nay chuyển sang sự bình đẳng hơn nhiều mặt do tin học phát triển. Cơ cấu văn hóa thay đổi do mạng l ưới tin h ọc thống nhất hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ…đã giúp đông đảo công chúng tham gia vào quyền lực nói trên. 6. Thay đổi tầng văn hóa : Từ giới tinh hoa và chuyên môn, phục vụ công chúng giới hạn chuyển sang đại chúng. Khi văn hóa lũng đoạn bị phá v ỡ thì văn hóa đại chúng sẽ nổi dần lên, có một vị trí h ẳn hoi. Đại chúng ở đây không tiếp cận theo nghĩa là giá trị văn hóa dễ dãi mà là văn hóa mang tính phổ cập, cùng sự phát triển dân trí sẽ làm cho khoảng cách giữa các nhà văn hóa và người không chuyên về văn hóa, giữa chuyên gia và ng ười thường càng thu hẹp. 7. Truyền bá văn hóa : Chuyển từ chiều sâu (trẻ học già), sang chiều rộng (học tập lẫn nhau về tri thức và thực nghiệm) và đang quá đ ộ d ẫn đ ến văn hóa ngược chiều “già học trẻ”, có sự đa dạng hóa cách thức học hỏi, hình thưc mục tiêu học cũng phong phú, tương thích với thực tế và môi trường sống hiện đại. 8. Về phương pháp : Từ phân tích chuyển sang tổng hợp. Mục tiêu của văn hóa tin học và truyền thông đại chúng thời đại mới là xây d ựng quan h ệ 12
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP giữa con người với nhau và với thiên nhiên để thành một th ể thống nh ất, hài hòa trên cơ sở phát triển cao. 9. Về cơ cấu: ảnh hưởng của văn hóa tinh thần ngày càng trực tiếp và quan trọng đối với con người do tri thức ngày càng phát triển làm giá trị tinh thần cũng ngày càng được đề cao, tài sản vô hình của con người có vị trí đặc biệt, do đó có sự chuyển đổi từ nhấn mạnh văn hóa vật ch ất sang văn hóa tinh thần. 10. Kết quả của sự tương tác, giao lưu văn hóa nhờ thành tựu và sức phổ biến của Mass Media (truyền thông đại chúng) thời hội nh ập, là xu ất hiện sự pha trộn-lai- ghép-cải-biến-hỗn dung trong văn hóa và giao thoa văn hóa cùng sự tương tác mạnh mẽ giữa các nền văn hóa giữa văn hóa với các lĩnh vực khác. 11. Nhìn tổng thể với quan điểm hệ thống thì ngôi nhà văn hóa th ế giới thống nhất trong sự chủ đạo như tính chân, thiện, mỹ, ti ến b ộ, lại vừa th ể hiện sự đa dạng, cạnh tranh và biểu hiện tính độc đáo của văn hóa từng quốc gia, địa phuơng, khu vực, vùng miền,,, 12. Về thái độ văn hóa : Có thời gian dài con người tin tưởng ở cá tính, lý tính của mình là bẩm sinh, hợp lý, vĩnh hằng, cho rằng với s ức m ạnh lý tính là có thể chinh phục cả vũ trụ, đất đai, biển cả, bầu trời. Hãy luôn nh ớ rằng: con người chỉ là một bộ phận của thiên nhiên, phải tỉnh táo cẩn trọng khi ứng xử môi trường tự nhiên. 13. Sự chia tách lãnh thổ một số quốc gia bắt nguồn từ nguyên do văn hóa: Một số cộng đồng có văn hóa riêng dù nằm trong thi ết ch ế quốc gia th ống nhất, tới khi điều kiện chín muồi thường có xu h ướng muốn tách rời thành quốc gia độc lập. Đây là nguyên nhân văn hóa, muốn giải quyết tối ưu phải xem xét từ lăng kính văn hóa, có sự tham gia đặc biệt của các gi ải pháp văn hóa. 14. Phuơng châm ứng xử giữa các nền văn hóa khác nhau: Khi quá trình toàn cầu hóa càng mạnh mẽ, để tránh sự va chạm giữa các nền văn minh và sự mâu thuẫn trong cọ sát văn hóa mỗi dân tộc- quốc gia, cách tốt nh ất hãy đưa cái độc đáo, đẹp đẽ, nhân bản nhất của mình ra trưng bày với những cái đặc trưng , cái làm nên bản chất cốt lõi văn hóa của dân tộc, quốc gia khác. 15. Vai trò văn hóa giải quyết các mâu thuẫn phức tạp, khó khắc ph ục nhanh: Văn hóa thời toàn cầu hóa là một sức mạnh tổng h ợp, vừa là mục tiêu, động lực lại vừa là con đường đúng đắn để hóa giải các mâu thu ẫn xã hội. 13
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP Xu hướng văn hóa Việt Nam Nhìn chung, văn hóa Việt Nam cũng phát triển theo những xu h ướng chung của văn hóa thế giới, nhưng cụ thể là Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định xu hướng chủ đạo của nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới là xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản s ắc dân tộc. Quan điểm này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có s ự mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại có sự chọn lọc, ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại; đồng thời bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tính thống nhất và đa dạng của văn hóa các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC. Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đã nêu ra 4 giải pháp lớn trong tổ chức thực hiện việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bao gồm: 1. Phát động phong trào “ toàn dân đoàn kết xây d ựng đ ời s ống văn hóa”. 2. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa. 3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. 4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, Nghị quyết đã nêu ra 10 nhiệm vụ cơ bản của công tác văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, gồm: 1.Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. 2. Xây dựng môi trường văn hóa. 3. Phát triển sự nghiệp văn hóa- nghệ thuật. 4. Bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa của dân tộc thiểu số. 5. Chính sách văn hóa đối với tôn giáo. 6. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. 7. Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa. 8. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. 9. Phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ. 10. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. KẾT LUẬN Nói tóm lại, văn hóa là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động của mỗi con người cũng như của bất kỳ một chế độ xã hội, một quốc gia 14
- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH & HỘI NHẬP nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và h ội nh ập qu ốc t ế thì vai trò của văn hóa càng được gia tăng. Văn hóa không chỉ là một thành tố của sự phát triển mà nó còn đóng vai trò nh ư là mục tiêu, đ ộng l ực và đ ịnh hướng kinh tế- xã hội phát triển bền vững. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một cá nhân, phát triển hay trì trệ của một dân tộc, thành công hay th ất b ại c ủa một chiến lược phụ thuộc rất nhiều vào chỗ văn hóa đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng và đề ra nhiều đường lối, chính sách nhằm phát triển nền văn hóa tiên ti ến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy tiến trình đổi mới, đ ảm b ảo cho n ền kinh tế- xã hội nước nhà phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY
16 p | 2926 | 747
-
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
6 p | 2442 | 307
-
Tiểu luận : Văn hóa Việt Nam thời kì hội nhập 5
6 p | 868 | 268
-
Khái niệm văn hóa và đường lối của đảng ta
8 p | 1586 | 209
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 p | 1193 | 188
-
Khái niệm và bản chất của văn hóa 1
5 p | 704 | 165
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa - Huỳnh Văn Tới
29 p | 499 | 63
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Xây dựng văn hóa tổ chức - vai trò của người quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
19 p | 243 | 51
-
VỀ CẤU TRÚC, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA PHÁP LUẬT
13 p | 223 | 50
-
Bài giảng: Vài nét về vấn đề phát huy vai trò của người có uy tín; phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS Việt Nam
82 p | 221 | 41
-
Bài giảng Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam - HV Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM
10 p | 175 | 17
-
Bài giảng Văn hóa trường học & văn hóa lãnh đạo qua vai trò của hiệu trưởng
10 p | 121 | 16
-
Vai trò của văn hóa trong hoạt động marketing tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật
5 p | 360 | 16
-
Đề cương môn học Văn hóa và phát triển
93 p | 102 | 10
-
Các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa ở Việt Nam
8 p | 210 | 9
-
Văn hóa Đông Sơn trong bối cảnh văn hóa tiền sử khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á - Trình Năng Chung
11 p | 70 | 6
-
Bài tập lớn Văn học: Theo anh (chị), vì sao hầu hết các câu đố thú vị đều sử dụng phép “lạ hóa”? Hãy phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hóa” mà chúng sử dụng.
8 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn