Vai trò của vốn văn hoá trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khởi nghiệp tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội)
lượt xem 0
download
Làm sao để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh này? Và vốn văn hoá có vai trò trợ giúp như thế nào trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên là lí do tác giả lựa chọn nghiên cứu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của vốn văn hoá trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khởi nghiệp tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội)
- VAI TRÒ CỦA VỐN VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI) Lƣơng Thu Trang(1) TÓM TẮT: Với nhiều người, vốn văn hoá không phải là khái niệm mới, bởi Ďã Ďược Ďề cập trong các nghiên cứu của Bourdieu. Tuy nhiên, họ lại cho rằng, vốn văn hoá Ďược Bourdieu xây dựng chỉ là một Ďộng thái phê phán những bất bình Ďẳng trong việc nhận cơ hội giáo dục chất lượng cao giữa các thành phần xã hội. Mà quên rằng ở một khía cạnh khác, khái niệm mà Bourdieu Ďề cập có thể cho chúng ta thấy tầm quan trọng của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp và nghiên cứu này Ďặt mục tiêu khám phá vấn Ďề trên, thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 15 sinh viên có các dự án khởi nghiệp thành công từ việc sử dụng vốn văn hoá. Từ khoá: Vốn văn hoá, sinh viên, khởi nghiệp. ABSTRACT: For many people, the concept of cultural capital is not new, as it has been discussed in Bourdieu's studies. However, they argue that Bourdieu's construction of the cultural capital concept is merely a critique of the inequalities in accessing higher education opportunities among social groups. But forgetting that from another perspective, the concept Bourdieu addresses can shed light on the importance of cultural capital in entrepreneurial activities. This study aims to explore this issue through in-depth interviews with 15 students who have successfully launched entrepreneurial projects utilizing cultural capital. Keywords: Cultural capital, students, entrepreneurship. 1. Giới thiệu Khởi nghiệp hiện nay Ďược xem là một trong những Ďộng lực quan trọng thúc Ďẩy phát triển kinh tế - xã hội, Ďặc biệt trong bối cảnh Việt Nam Ďang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay, người khởi nghiệp trong Ďó có sinh viên phải 1. Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Email: trangtt6094@gmail.com 267
- Ďối mặt với nhiều thách thức khác nhau.Vậy làm sao Ďể khởi nghiệp thành công trong bối cảnh này? Và vốn văn hoá có vai trò trợ giúp như thế nào trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của sinh viên? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên là lí do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu này. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Ďầu tiên Ďề cập Ďến khái niệm ―vốn văn hoá‖ là Trần Đình Hượu. Ông Ďịnh nghĩa vốn văn hoá là tài sản Ďược cộng Ďồng tích luỹ qua thời gian, góp phần hình thành bản sắc dân tộc. Còn theo Bourdieu, vốn văn hoá là hệ thống các thành tố văn hoá có khả năng luân chuyển và tạo ra giá trị trong quá trình phát triển. Nó Ďược biểu hiện dưới ba trạng thái: thể hiện, khách quan và thể chế. Vốn văn hoá Ďóng vai trò như một dạng tài sản quan trọng, giúp con người Ďạt Ďược thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, Bourdieu cũng nhấn mạnh Ďến sự bất bình Ďẳng trong việc tiếp cận các loại hình giáo dục, dẫn Ďến sự khác biệt trong việc tích luỹ vốn văn hoá. Chính vì lí do này, nhóm tác giả Neil Fligstein, Richard Swedberg, John Mohr cho rằng, vốn văn hoá tuy hữu ích cho hoạt Ďộng khởi nghiệp nhưng rất khó Ďo lường giá trị chính xác của nó. Tán thành với nhận Ďịnh trên, các nghiên cứu bàn luận về vai trò của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của người trẻ hiện nay trong Ďó có sinh viên cũng Ďi theo các nhóm vấn Ďề sau: * Vốn văn hoá thúc Ďẩy tinh thần khởi nghiệp của người trẻ Tiêu biểu cho quan Ďiểm này là nghiên cứu của Sharon Matusik (1998). Theo quan Ďiểm của tác giả, sự thành công hay thất bại trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của người trẻ phụ thuộc vào khả năng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc thử nghiệm những ý tưởng mới Ďể xác Ďịnh mô hình kinh doanh phù hợp. Trong thế giới cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự tranh chấp giữa các nhóm xã hội Ďóng vai trò chủ Ďạo thúc Ďẩy người khởi nghiệp luôn phải vận dụng sự phản tư Ďể kiến tạo cái mới. Thay vì chìm Ďắm trong ―tính bất Ďộng‖ của hoàn cảnh xã hội, người trẻ cần chủ Ďộng tìm kiếm cơ hội và tạo ra sự khác biệt Ďể Ďánh dấu vị thế của mình trong hoạt Ďộng khởi nghiệp và vốn văn hoá có thể giúp họ làm Ďược Ďiều ấy. Do nó bao gồm kiến thức hiểu biết về văn hoá của các cộng Ďồng cư dân khác nhau và mạng lưới quan hệ Ďược tích luỹ qua quá trình học tập, trải nghiệm và giao tiếp. Nhấn mạnh thêm cho quan Ďiểm trên, nhóm tác giả Nandram & Van der Vaart (2018) cho rằng, vốn văn hoá Ďóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tinh thần khởi nghiệp của người trẻ. Bởi nó nhắc họ nhớ tôi là ai, tôi cần phải làm việc gì cho xã hội giống như cách mà Adam Smith từng nói trong tác phẩm ―Phồn vinh của các quốc gia‖: Một người thợ chưa từng làm chiếc kim găm nào và cũng chưa bao giờ học làm chuyện Ďó, thì có thể sản xuất tối Ďa 1 chiếc mỗi ngày và chắc chắn không thể làm Ďến 20 chiếc. Nhưng với cách sản xuất có sự huy Ďộng sức mạnh tập thể như hiện nay, người ta có thể chia công việc cho một người chuyên kéo sợi thép, người khác chuốt nhỏ, người thứ ba cắt ngắn, người 268
- kế tiếp mài nhọn. Cá nhân tôi Ďã từng quan sát một xí nghiệp sản xuất như thế với 10 người thợ. Tương tự như vậy, một người trẻ sẽ không có tinh thần khởi nghiệp cao nếu chỉ Ďọc Ďược một bài báo nói rằng các ngân hàng sẽ cho người khởi nghiệp vay với chính sách ưu tiên, bởi Ďiều Ďó là quá ít Ďể kích thích tinh thần khởi nghiệp trong họ. Trong khi Ďó, nếu một quốc gia có văn hoá Ďề cao tính cộng Ďồng và cho người trẻ thấy họ sẽ nhận Ďược sự trợ giúp của cả cộng Ďồng trong quá trình khởi nghiệp, thì chúng ta sẽ thấy câu chuyện khởi nghiệp không chỉ là lí thuyết nữa. Mà sẽ có rất nhiều người trẻ sẵn sàng Ďăng kí mở các doanh nghiệp khởi nghiệp (Nandram & Van der Vaart, 2018). Đồng quan Ďiểm với các tác giả trên, Florida (2002) cho rằng, khi thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ cao và toả sáng với Ďổi mới sáng tạo và tinh thần kinh doanh mới, nó Ďặt ra vấn Ďề giáo dục làm sao cho trẻ em, thanh niên, cần phải tiếp cận sớm hơn với Ďổi mới sáng tạo, chứ không nên Ďể phí thời gian nhiều với cái học hệ thống. Giới trẻ thung lũng Silicon Ďã chứng tỏ rằng, họ có thể khám phá những cái mà không cần học bốn năm Ďại học nhờ chính vốn văn hoá Ďược học, Ďược tích luỹ từ bé cho Ďến hiện tại. Cho nên, nếu một sinh viên có Ďược sự trao truyền vốn văn hoá tốt từ gia Ďình, từ cộng Ďồng sống xung quanh cộng thêm với sự trải nghiệm của chính sinh viên Ďó trong quá trình tương tác xã hội, thì tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Ďó sẽ cao hơn những sinh viên khác có sự tích luỹ vốn văn hoá ít hơn. *Vốn văn hoá là chìa khoá giúp người trẻ tích luỹ vốn Ďầu tư trong hoạt Ďộng khởi nghiệp. Tiêu biểu cho quan Ďiểm trên là nghiên cứu của Brint (2005). Cụ thể, tác giả cho rằng, dù Bourdieu sử dụng khái niệm vốn văn hoá Ďể phê phán những sự bất bình Ďẳng xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội giáo dục tốt nhưng rõ ràng khái niệm này Ďã mở ra cho chúng ta một góc nhìn mới về giá trị của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của người trẻ hiện nay. Một trong số Ďó Ďến từ việc, vốn văn hoá là chìa khoá giúp người trẻ tích luỹ vốn Ďầu tư trong hoạt Ďộng khởi nghiệp. Cụ thể, vốn văn hoá giúp người trẻ biết cách xây dựng chiến lược phù hợp kết nối với nhà Ďầu tư, từ Ďó tạo ra nguồn lực tài chính hỗ trợ cho việc khởi nghiệp của họ. Ở trong nước, một vài nghiên cứu gần Ďây của các tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2019), Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi (2020) dù chưa trực tiếp Ďề cập Ďến vai trò của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp nhưng cũng Ďã nhấn mạnh ngoài vốn tiền tệ, các loại vốn phi tiền tệ có thể Ďem lại sự trợ giúp tích cực cho người trẻ trong hoạt Ďộng khởi nghiệp giai Ďoạn hậu COVID-19. Như vậy, Ďiểm qua các công trình nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam và thế giới có thể thấy, khi bàn về sự hiện diện của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của giới trẻ hiện nay, các nhà nghiên cứu dù thừa nhận vốn văn hoá có vai trò quan trọng trong hoạt Ďộng khởi nghiệp nhưng mới chỉ làm rõ hai khía cạnh: một là vốn văn hoá là Ďộng lực thúc Ďẩy tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, khía cạnh còn lại cho rằng vốn văn hoá là chìa khoá giúp họ tích luỹ vốn Ďầu 269
- tư trong hoạt Ďộng khởi nghiệp mà chưa Ďề cập Ďến những chiều cạnh tác Ďộng Ďa dạng khác của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của người trẻ và khoảng trống này là gợi ý cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu của mình cùng với việc sử dụng lí thuyết vốn văn hoá của Bourdieu làm cơ sở tiếp cận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với mẫu là 15 sinh viên là những người khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang Ďến từ Trường Đại học Ngoại thương và Trường Cao Ďẳng Du lịch Hà Nội. Sở dĩ tác giả lựa chọn phương pháp này bởi nó có ưu Ďiểm là cho phép những người mà tác giả lựa chọn phỏng vấn, có thể bộc lộ một cách chân thật nhất những quan Ďiểm của cá nhân mình, Ďiều mà họ vẫn ngại ngần nếu thực hiện theo cách khác. Dù vậy, Ďể loại bỏ bớt sai số trong các phỏng vấn sâu, nghiên cứu còn sử dụng cả việc thu thập số liệu liên quan Ďến tình hình kinh doanh Ďể Ďưa vào các phân tích. Điều này sẽ giúp cho chúng ta cái nhìn bao quát nhất khi Ďánh giá về vai trò của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của sinh viên. Mẫu chọn phỏng vấn của chúng tôi cũng là sinh viên 2 khối ngành kinh tế và xã hội, Ďể từ Ďó có thêm cứ liệu Ďánh giá về vai trò của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của người trẻ. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả * Vốn văn hoá - vũ kh giúp sinh viên quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của mình đến đông đảo người tiêu dùng. Theo 15/15 sinh viên Ďược chúng tôi phỏng vấn, vốn văn hoá là sức mạnh mềm trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của họ. Đây là Ďiều Ďược Ďề cập trong nghiên cứu Ràng buộc Ďể dẫn dắt: Bản chất sức mạnh Ďang thay Ďổi của Mỹ của Joseph S.Nye (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Phương, 2014). Ông cho rằng, sức mạnh mềm là sự vận dụng khả năng giành Ďược những thứ mình cần bằng việc gây ảnh hưởng Ďể người khác làm theo những gì mình mong muốn. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm Ďược tạo dựng dựa trên ba thành tố: văn hoá quốc gia, hệ giá trị và chính sách của quốc gia Ďó. Trong Ďó, sức mạnh mềm văn hoá là nguồn lực quan trọng thể hiện tầm ảnh hưởng cũng như lôi cuốn của một quốc gia này Ďối với một quốc gia khác. Còn trong hoạt Ďộng khởi nghiệp, sức mạnh mềm từ văn hoá Việt Ďã giúp những bạn trẻ này quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp Ďến Ďông Ďảo công chúng. Một trong số Ďó là Linh, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, với dự án khởi nghiệp tôn vinh vẻ Ďẹp của phụ nữ Việt qua trang phục. Linh cho biết, ở trường cô, các giảng viên rất năng Ďộng và chính các thầy, cô giáo Ďã truyền Ďộng lực, Ďam mê khởi nghiệp cho sinh viên bằng việc gợi ý vì sao không sử dụng văn hoá Ďể khởi nghiệp. Khi tìm hiểu về những yếu tố trong văn hoá truyền thống, Linh quyết Ďịnh Ďưa một số hình ảnh văn hoá dân gian thân thuộc với nhiều người Việt như: cây tre, hoa sen, tranh Đông Hồ kết hợp vào một số 270
- trang phục như khăn, váy, áo dài. Theo cô, Ďây là cách quảng bá sản phẩm khởi nghiệp tốt nhất, bởi với nhiều người những hình ảnh Ďó luôn nhắc họ tự hào về bản sắc của dân tộc mình, trong Ďó có cả các khách hàng trẻ: ―Lúc Ďầu em nghĩ, khởi nghiệp của người trẻ thì chỉ cần tạo ra trend gì Ďó thú vị nhưng tìm trend ở Ďâu, chả lẽ Ďu mãi theo trào lưu trên tiktok. Cho nên, chỉ có dùng văn hoá thì mới có Ďược những ý tưởng, sản phẩm hay. Hồi trước, dân kinh tế bọn em coi thường nó lắm nhưng giờ mới thấy nó là kho vàng cho người kinh doanh‖ (phỏng vấn Linh, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội). Để có thêm tư liệu kiểm chứng cho vấn Ďề trên, chúng tôi Ďã xin phép Linh sử dụng dữ liệu lượt truy cập trên trang face cửa hàng của cô, cũng như lượt bán hàng trực tuyến trong 2 giai Ďoạn (giai Ďoạn Ďầu khi mới khởi nghiệp, giai Ďoạn sau khi sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian vào trang trí các sản phẩm thời trang) Ďược thể hiện qua biểu Ďồ sau: Biểu đồ thể hiện lượt tương tác đơn hàng, mua đơn hàng của nhân vật phỏng vấn (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Nhìn vào biểu Ďồ trên, có thể thấy, lượt tương tác và lượt mua hàng của cửa hàng Linh khi mới bắt Ďầu chỉ dừng ở con số khiêm tốn là 8 và 64 nhưng sau khi sử dụng các chất liệu từ văn hoá dân gian, con số này Ďã tăng. Cụ thể, lượt khách hàng tương tác hỏi thông tin về sản phẩm sau khi người khởi nghiệp sử dụng chất liệu văn hoá dân gian tăng gấp 5 lần so với trước. Còn tỉ lệ mua hàng tăng lên gấp 8 lần so với trước, những con số trên cho thấy việc sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian có tác Ďộng tích cực Ďến việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Từ Ďó, thu hút họ mua hàng. Không chỉ Linh, những sinh viên khác Ďến từ Trường Cao Ďẳng Du lịch Hà Nội cũng cho biết, mặc dù lĩnh vực học của họ Ďược tìm hiểu kĩ hơn về văn hoá nhưng giai Ďoạn Ďầu khi mới khởi nghiệp, họ 271
- cũng không quá quan tâm Ďến yếu tố này, mà chủ yếu dành thời gian tìm hiểu về các trào lưu thời trang Ďộc, lạ trên thế giới. Tuy nhiên, sau một thời gian, họ nhận thấy lượt tương tác của khách hàng hỏi về sản phẩm cũng như lượt mua hàng không khả quan và Ďược sự góp ý của các thầy, cô giáo về việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian vào khởi nghiệp, họ quyết Ďịnh áp dụng và nhận thấy các sản phẩm của mình nhận Ďược lượt quan tâm lớn hơn trước rất nhiều và lượt mua hàng cũng theo Ďó tăng theo: ―Cứ tưởng chăn chần bông từ thời bao cấp của các cụ là cổ lỗ sĩ nhưng em không ngờ khi Ďưa nó lên áo khoác rất nhiều khách hàng thích, rồi hình ảnh hoa Ďào, hoa mai khi Ďưa lên cũng thế. Hoá ra bọn em Ďã nhầm, cứ tưởng người Việt giờ thích yếu tố Tây hơn ta nhưng thực ra là ngược lại‖ (phỏng vấn Toàn, 20 tuổi sinh viên Trường Cao Ďẳng Du lịch Hà Nội). Theo Harrison (2000), với sự phát triển của công nghiệp văn hoá ở các nước phương Tây, Ďã Ďến lúc chúng ta cần phải nhìn lại về vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế. Bởi lúc Ďầu, khoa học kinh tế hiện ra một suy tư về tổ chức kinh tế lí tưởng của xã hội, về tính tự Ďiều tiết của kinh tế thị trường và tính thích hợp của những can thiệp từ nhà nước trong nền kinh tế này nhưng dần theo thời gian sự biến hoá của phong cách Ďang trở nên toán học. Do Ďó, nó Ďã che mờ Ďi sự hiện diện của văn hoá trong kinh tế, một Ďiều Ďã Ďược Adam Smith nói Ďến trong các công trình của mình. Đồng thời, nó cũng Ďã cản trở Ďi cơ hội thành công của những người khởi nghiệp khi họ chỉ tồn tại suy nghĩ rằng: Ďể thành một doanh nhân có ―số má‖, họ phải chuẩn bị cho mình một số vốn tiền tệ khởi sự thật lớn, còn không cần quan tâm Ďến những Ďiều khác trong Ďó có văn hoá và vốn văn hoá không chỉ giúp những sinh viên này quảng bá sản phẩm khởi nghiệp, mà nó còn giúp họ xây dựng bản sắc thương hiệu. * Vốn văn hoá giúp sinh viên xây dựng bản sắc thương hiệu. Theo Annalisa De Vita, bản sắc thương hiệu là Ďiều mà nhiều người trẻ khởi nghiệp hiện nay thiếu khi xây dựng các công ty khởi nghiệp của bản thân mình. Có thể hiểu, bản sắc thương hiệu là các giá trị mà một công ty muốn truyền tải tới khách hàng. Nó là những giá trị riêng biệt mà một công ty tạo ra nhằm giúp họ tạo lập cá tính riêng so với những công ty khác kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Người ta nhớ Ďến Apple bởi biểu tượng táo khuyết và cũng nhớ Ďến cả những trải nghiệm rất Ďộc Ďáo mà thương hiệu này mang lại. Hoặc kể cả truyền thông lên án lỗ hổng bảo mật của Facebook nhưng thử hỏi số lượng người từ bỏ mạng xã hội này có lớn Ďến mức Ďể thương hiệu này phải Ďóng cửa. Đây là bài học cho người trẻ thấy, việc xây dựng bản sắc thương hiệu trong khởi nghiệp là rất quan trọng (Annalisa De Vita, 2016). Tuy nhiên, làm sao Ďể xây dựng bản sắc thương hiệu không phải là câu chuyện Ďơn giản, nhất là với người trẻ. Sự ―tự lập‖ mới mẻ của người trẻ với tư cách là một tầng lớp xã hội riêng biệt Ďược biểu trưng bằng hiện tượng khởi nghiệp, xét về quy mô của nó có thể nói là chưa từng có so với trước Ďây. Mặc dù hàng ngũ thanh niên không ngừng thay Ďổi - mọi người Ďều biết một ―thế hệ‖ sinh viên chỉ kéo dài ba hay bốn năm là cùng - lớp trẻ này liên tục thay thế lớp 272
- trẻ kia, tuy nhiên, Ďiểm chung giữa các lớp sinh viên này là: họ dễ bị cuốn theo trào lưu, dễ bị ảnh hưởng bởi cái mới mà quên Ďi tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu trong khởi nghiệp. Linh cho chúng tôi biết, một Ďiểm Ďộc Ďáo nhất trong văn hoá Việt mà cô tìm hiểu là ở tính cộng Ďồng với những phẩm chất tương thân tương ái, giúp Ďỡ nhau mọi lúc. Dĩ nhiên, Ďiều này có ở nhiều nền văn hoá nhưng sự Ďoàn kết dứt khoát không bỏ rơi nhau trong khó khăn thì rất Ďặc biệt trong văn hoá Việt. Bởi thế, Linh xây dựng cho thương hiệu mình khẩu hiệu ―Phục vụ hết lòng Ďến khi khách hàng hài lòng mới thôi‖. Cô cho biết: ―Mọi người cứ nghĩ, Ngoại thương thì không quan tâm Ďến văn hoá, nhưng không phải Ďâu chị, các thầy cô trường em trong các tiết học Ďều lồng ghép các bài giảng về văn hoá, Ďều bảo bọn em Ďừng bỏ qua văn hoá. Có khi bọn em lại tìm Ďược nhiều Ďiều hay từ văn hoá và bây giờ em thấy Ďúng là hay thật. Văn hoá Việt vừa giúp em quảng bá sản phẩm và các giá trị của nó giúp em xây dựng bản sắc thương hiệu. Giờ khách hàng quên tên cửa hàng của em luôn, mà toàn gọi cửa hàng hết lòng vì khách. Ban Ďầu, các bạn làm cùng em bảo sao chị phải thế vì có nhiều người vào xem hàng nhưng chưa chắc Ďã tốt thậm chí ―bẻ hành bẻ tỏi‖ các mặt hàng nhưng em bảo mình làm là Ďể cho những khách hàng khác thấy mình làm là vì tất cả mọi người, chứ không nên phân biệt tốt tính hay xấu tính‖ (phỏng vấn Linh, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội). Những sinh viên khác cũng cho chúng tôi biết, nhờ vốn văn hoá Ďược các thầy, cô truyền thụ, họ Ďã xây dựng Ďược các sologan Ďộc Ďáo Ďược khách hàng Ďón nhận Ďược thể hiện qua biểu Ďồ sau Ďây: Biểu đồ thể hiện số lượng khách hàng nhớ đến đặc điểm thương hiệu của 15 sinh viên khởi nghiệp trong mẫu nghiên cứu này (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Nhìn vào biểu Ďồ trên, chúng ta có thể thấy, lượt khách hàng nhớ Ďến Ďặc Ďiểm thương hiệu của những sinh viên ở giai Ďoạn sau tăng gần 4 lần so với giai Ďoạn trước. Điều Ďó cho thấy vai trò trợ giúp của vốn văn hoá là rất lớn như nhận 273
- Ďịnh sau của Dowd (2015): Mỗi dân tộc có một Ďặc trưng văn hoá riêng, Ďược hình thành từ lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Những Ďặc trưng văn hoá này có thể thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, từ ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, Ďến phong cách sống và nếu người khởi nghiệp không bỏ qua, xem nhẹ việc tìm hiểu chúng thì họ có thể tích luỹ cho mình một vốn văn hoá tốt và sử dụng chúng vào việc tạo ra những nét Ďặc sắc cho thương hiệu kinh doanh của mình (Dowd, 2015). Đồng thời, nó cũng cho thấy trong những năm qua, các trường Ďại học, cao Ďẳng Ďã có nhiều hoạt Ďộng, chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Tuy nhiên, những sinh viên này cũng cho biết thời lượng các tiết dạy lồng ghép các vấn Ďề về văn hoá còn ít và họ mong muốn tương lai các trường sẽ có một môn học chuyên biệt về khởi nghiệp, Ďổi mới sáng tạo có lồng ghép các vấn Ďề về văn hoá vào trong Ďó. 3.2. Đánh giá Kết quả của nghiên cứu này khác với các nghiên cứu khác ở chỗ: Nó chỉ ra cho chúng ta thấy vốn văn hoá dù khó Ďịnh lượng nhưng là nhân tố không thể thiếu trong việc hỗ trợ sinh viên phát triển việc khởi nghiệp. Điều Ďó Ďã góp phần bổ sung thêm một thảo luận lí thuyết về việc nội hàm của khái niệm vốn văn hoá nếu Ďặt trong việc khởi nghiệp của người trẻ hiện nay không hoàn toàn mang ý nghĩa như một số học giả Ďề cập là chỉ sự bất bình Ďẳng trong việc tiếp nhận các cơ hội giáo dục chất lượng. Bởi xét trong bối cảnh Việt Nam, người trẻ có thể tích luỹ vốn văn hoá từ rất nhiều nguồn khác nhau trong Ďó có việc nhận cơ hội giáo dục bình Ďẳng từ các trường học. 4. Kết luận Trong một loạt các thông tin về khởi nghiệp Ďược Ďăng tải trên các phương tiện truyền thông hiện nay, có thể thấy giới trẻ, trong Ďó sinh viên là lực lượng nòng cốt của hoạt Ďộng này. Là người trẻ, sinh viên thường mang trong mình nhiều hoài bão, khát vọng khi Ďến với khởi nghiệp và cả những ý tưởng mới mẻ trong kinh doanh. Dù vậy, tình trạng suy thoái của kinh tế toàn cầu Ďã và Ďang gây ra một số khó khăn cho họ và một trong những khó khăn ấy Ďến từ việc nhiều bạn không thể nâng cao doanh số kinh doanh. Để giải quyết khó khăn trên, những người trẻ trong nghiên cứu này Ďã sử dụng vốn văn hoá vào hoạt Ďộng kinh doanh của mình và nhận thấy: nó Ďã giúp họ rất nhiều trong việc quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp, xây dựng bản sắc thương hiệu, chiến lược kinh doanh hướng tới cộng Ďồng. Kết quả nghiên cứu trên Ďã mở ra một gợi ý mới cho việc xây dựng các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp nằm ở chỗ: bên cạnh việc Ďưa vào chương trình học tại các trường học môn học chuyên biệt riêng về khởi nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cần tăng cường thêm các tiết dạy về cơ sở văn hoá Việt Nam, Ďại cương văn hoá một số nước trên thế giới bởi Ďiều này sẽ giúp cho người trẻ có Ďược một vốn văn hoá sâu rộng. Qua Ďó, tạo cơ sở cho họ trong việc lên những ý tưởng sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của Ďa số cộng Ďồng, cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh mới trong tình hình hiện nay. 274
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tuấn Anh (2019). Ý Ďịnh, Ďộng cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia ―Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Cơ hội phát triển bền vững‖. Nxb Lao Ďộng Xã hội, tr. 144-156. 2. Bùi Minh Hào (2018). Vốn văn hoá trong phát triển kinh tế thị trường của người Dao: Một tiếp cận lí thuyết nhân học, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (6), tr. 29-36. 3. Nguyễn Thị Thu Phương (2014). Sức mạnh mềm văn hoá và lựa chọn chính sách của Việt Nam, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 359 (5). 4. Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân & Trần Nha Ghi (2020). Mạng lưới quan hệ ảnh hưởng tới kết quả hoạt Ďộng của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, 278, tr. 32-41. 5. Trần Cao Thành (2018). Góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp Ďối với sáng chế trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lí, 1 (1), tr. 53-62. 6. Lương Thu Trang (2023). Vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của giới trẻ ở Hà Nội hiện nay. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia ―Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, Ďầu tư cho giai Ďoạn tăng trưởng mới - PUBEC 2023‖, Nxb Tài chính, tr. 249-259. Tài liệu tiếng Anh 7. Amabile, T. M. (2017). The role of cultural capital in entrepreneurship. Journal of Business Venturing, 32 (4), 435-450. 8. Brint, S. (2005). Bourdieu‘s social theory and the sociology of education. In R. Collins (Ed.), The handbook of sociology (pp. 77-98). London: Sage. 9. De Vita, A. (2016). The role of cultural capital in entrepreneurial branding. Journal of Business Research, 69 (10), 4316-4322. 10. Dowd, T. J. (2015). The cultural dimensions of entrepreneurship. Entrepreneurship Theory and Practice, 39 (1), 107-130. 11. Florida, R. (2002). The rise of the creative class: And how it's transforming work, leisure, community and the world. New York: Basic Books. 12. Harrison, L. E. (2000). Culture matters: How values shape human progress. New York: Basic Books. 275
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào?
3 p | 796 | 395
-
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở
3 p | 632 | 197
-
Đề tài: Giao tiếp kinh doanh - TS. Nguyễn Thế Hùng
21 p | 166 | 45
-
Chiến lược phát triển của tập đoàn
8 p | 131 | 31
-
Quản trị hiệu quả kênh phân phối: Trong thách thức ẩn chứa cơ hội
3 p | 120 | 31
-
Giáo trình thi hành một số vần đề lý luận về xuất khẩu tư bản để nhận thức đúng vị trí và vai trò của nhà đầu tư nước ngoài p7
9 p | 111 | 11
-
Bài giảng Khoa học quản lý ứng dụng: Chương 1 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu
9 p | 71 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 7 - Quản trị sản xuất và tồn kho
13 p | 73 | 5
-
Vai trò của vốn con người, cam kết lao động và đổi mới sáng tạo đối với năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất
17 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn