Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa lịch sử và hiện thực
lượt xem 3
download
Bài viết "Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa lịch sử và hiện thực" bàn về thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có vai trò quyết định đó là sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của các cấp ủy đảng từ Đảng ủy chiến dịch đến cấp ủy cơ sở thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị thực hiện sáng tạo, hiệu quả phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa lịch sử và hiện thực
- VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC Thượng tá, TS. Bùi Lê Phong Khoa Công tác đảng, công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1 Email: builephonglq1@gmail.com Tóm tắt: Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo, khơi dậy ý chí quyết chiến, quyết thắng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong tình hình mới, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và hiện thực sâu sắc. Từ khóa: vai trò, Đảng, Chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa lịch sử, hiện thực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách đây tròn 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta toàn thắng. Qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta xóa sổ hoàn toàn, thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào năm 1975. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ xứng đáng “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”1. Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, thức tỉnh khát vọng giành độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, nô dịch đứng lên đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Với tầm vóc và ý nghĩa to lớn đó, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã trở thành một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và đi vào lịch sử nhân loại trên thế giới. 1 Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.55-56. 16
- Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có vai trò quyết định đó là sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của các cấp ủy đảng từ Đảng ủy chiến dịch đến cấp ủy cơ sở thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị thực hiện sáng tạo, hiệu quả phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp năm châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện. Để làm được điều đó, chính là nhờ sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các tổ chức, lực lượng trong chiến dịch. Vai trò của các cấp ủy đảng từ Đảng ủy chiến dịch đến cấp ủy cơ sở thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị thực hiện sáng tạo, hiệu quả phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau: Một là, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng, củng cố giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội trong mọi hoàn cảnh, tình huống của chiến dịch. Đây là nội dung lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của bộ đội trên chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta, chưa có chiến dịch nào trước đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng, củng cố ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội lại phức tạp, khó khăn nhưng rất hiệu quả như trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - bởi đây là chiến dịch dài ngày nhất, quy mô lớn nhất, tính chất gay go ác liệt, phức tạp nhất, trong đó đặc biệt là có sự thay đổi về cách đánh từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Một thành công lớn nhất của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chiến dịch này là đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ kịp thời có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, qua đó đã làm cho cán bộ, chiến sỹ và các lực lượng tham gia chiến dịch quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch, tư tưởng chiến thuật của từng giai đoạn chiến dịch, từng trận đánh, từng đơn vị, trong từng tình huống, thời cơ cụ thể của chiến dịch. Đặc biệt phương châm tác chiến mới “đánh chắc, tiến chắc” sau khi được Bộ Chính trị 17
- và Bác Hồ đồng ý đã lập tức được chuyển đến các đơn vị tham gia chiến dịch. Sự thay đổi phương châm và kế hoạch tác chiến đã gây nên những xáo động lớn về tâm lý, tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ. Nhận rõ tình hình đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã kịp thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sỹ trên toàn mặt trận thông suốt, chấp hành nghiêm chỉnh sự thay đổi phương châm tác chiến mới và tin tưởng vào thắng lợi ở phương châm tác chiến mới - “đánh chắc, tiến chắc”. Một thành công có ý nghĩa rất quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo tư tưởng trong chiến dịch là đã kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống tư tưởng chủ quan, khinh địch, tự mãn, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch. Trong đợt tấn công đầu tiên (từ ngày 13 đến 17/3/1954), quân ta đã mưu trí dũng cảm tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát. Bước vào tiến công đợt 2 của chiến dịch, chúng ta gặp không ít khó khăn, bộ đội thương vong nhiều. Tư tưởng của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ từ chủ quan, coi thường địch chuyển thành hoang mang, bi quan, thiếu tin tưởng vào khả năng thắng lợi của ta, sợ gian khổ, hy sinh... Để khắc phục tình trạng trên, củng cố quyết tâm tiến công tiêu diệt địch, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chủ trương mở đợt sinh hoạt chính trị, phát động cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực sâu rộng trong tất cả các đơn vị. Nhờ đó đã tạo được khí thế mới, quyết tâm mới trong chuẩn bị tiến công đợt ba - đợt cuối cùng, kết thúc thắng lợi hoàn toàn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài học rút ra từ đây là, trong bất cứ nhiệm vụ gì, muốn thực hiện tốt, trước hết các cấp ủy đảng phải coi trọng việc lãnh đạo và thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng từ trong nội bộ đảng ra đến ngoài quần chúng. Lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, phải xác định rõ nội dung lãnh đạo chính trị, tư tưởng; xác định đúng thái độ chính trị của bộ đội, nhất là trong những lúc tình hình diễn biến phức tạp, khó khăn, ác liệt. Đặc biệt phải nhạy bén phát hiện, chỉ rõ những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh do diễn biến phức tạp trên chiến trường để nắm bắt, xử lý kịp thời. Trong mọi hoàn cảnh, tình huống phải giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng trong quân đội. Đây là nguyên tắc, là điều kiện cơ bản bảo đảm cho bộ đội vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Hai là, không ngừng chăm lo củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, làm hạt nhân lãnh đạo ở các đơn vị để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch. Điểm nổi bật trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là đã chấp hành nghiêm cơ chế lãnh đạo của Đảng; quán triệt và vận 18
- dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Đảng tới từng đơn vị và thông suốt đến cán bộ, chiến sĩ, đã kịp thời có những quyết định chính xác, góp phần hoàn thành thắng lợi, mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch đã đề ra. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị, nhất là những lúc trong tình thế khó khăn, ác liệt. Đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên thực sự là những tấm gương tiêu biểu, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” xuất phát từ tình hình địch và ta, chứ không phải do ý muốn chủ quan và đã được thực tiễn chứng minh là một quyết định đúng đắn - Một sự thay đổi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chiến dịch. Điều đó đã phản ánh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của hệ thống tổ chức đảng trong chiến dịch thật sự vững vàng, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, trước Nhân dân, trước tính mạng, xương máu của bộ đội trong chiến dịch ở vào thời điểm gay cấn nhất. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã bám sát tình hình thực tiễn, các tình huống chiến dịch, bình tĩnh, tự tin với tinh thần chủ động, sáng tạo đề ra các phương án xử lý theo đúng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến, nên chiến dịch lịch sử ấy đã vượt qua muôn vàn khó khăn và đã kết thúc thắng lợi vẻ vang - khẳng định rõ sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Thực tế đã cho thấy, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng cần phải nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc, chế độ, nội dung lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong chiến dịch. Cấp ủy, tổ chức đảng phải nắm vững nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo toàn diện với lãnh đạo có trọng điểm; giữa lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức. Đảng ủy chiến dịch phải quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Đảng, đề ra chủ trương kế hoạch tổ chức thực hiện không những cho toàn chiến dịch mà cả cho những hướng, những mũi quan trọng, những trận đánh then chốt. Phải lãnh đạo phát huy trí tuệ, dân chủ ở các cấp, động viên trí tuệ, khả năng của cán bộ, chiến sỹ trong việc nghiên cứu, đề xuất, sáng tạo cách đánh, vượt qua những khó khăn, thách thức ác liệt. Trong quá trình chiến đấu phải thường xuyên, chủ động, tích cực làm tốt việc bồi dưỡng các cấp ủy từ bí thư chi bộ, chi ủy viên và tổ trưởng đảng để vừa nâng cao năng lực lãnh đạo, vừa có nguồn bổ sung cán bộ đáp ứng yêu cầu của chiến dịch. Mặt khác, chủ động, tích cực xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đi đôi với việc phát triển đảng, phải phân bố đảng viên cho hợp lý, chú trọng những đơn vị làm nhiệm vụ quan trọng. Cần tận dụng tất cả các nguồn để bảo đảm số lượng đảng viên, trong đó nguồn được lựa chọn, bồi dưỡng kết nạp tại đơn vị trong thực tế chiến đấu là chủ yếu. Để làm tốt công tác phát triển đảng trong chiến đấu, ngay từ khi chuẩn bị chiến dịch đã phải có kế hoạch 19
- phát triển đảng. Một trong những bài học quan trọng nhất về xây dựng Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là phải thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức mới bảo đảm cho phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến và cách đánh được quán triệt sâu sắc, kịp thời và thực hiện có hiệu quả. Vấn đề quan trọng được rút ra từ đây là phải đặc biệt coi trọng xây dựng và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng ủy các cấp, bảo đảm cho cấp ủy có đủ khả năng lãnh đạo toàn diện, tập trung, thống nhất, thực sự vững vàng trong mọi hoàn cảnh của chiến dịch, nhất là trước những tình huống khó khăn, phức tạp. Ba là, đã thực hiện có hiệu quả việc củng cố, kiện toàn cấp ủy với củng cố kiện toàn tổ chức chỉ huy, đội ngũ cán bộ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu liên tục, dài ngày, trong mọi tình huống của chiến dịch. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc củng cố, kiện toàn cấp ủy, tổ chức chỉ huy và công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng thời có nguồn dự trữ dồi dào, nhất là cán bộ cơ sở và cán bộ chuyên môn kỹ thuật là đòi hỏi rất cấp thiết và đã được các cấp ủy đảng rất coi trọng. Vấn đề này xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch quyết chiến chiến lược, dài ngày, ác liệt, nên ngay quá trình chuẩn bị chiến đấu, công tác tổ chức, cán bộ đã làm khá chu đáo việc chuẩn bị, củng cố kiện toàn, bố trí sắp xếp, bồi dưỡng nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Việc bố trí cán bộ không chỉ được thực hiện ở các đơn vị chủ lực mà còn bảo đảm cho từng ngành, từng bộ phận, từng mặt công tác. Thực tế cho thấy, do chiến dịch diễn ra dài ngày, vì vậy công tác cán bộ cần phải có kế hoạch thật chu đáo, việc điều động, bổ nhiệm cán bộ phải rất khẩn trương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu. Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu, từ tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ và từng người cụ thể mà sắp xếp, điều chỉnh phù hợp, phát huy đầy đủ sức mạnh của cả đội ngũ và trí tuệ, khả năng, sở trường của mỗi cán bộ. Kết hợp giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, cán bộ đã qua chiến đấu và cán bộ mới để hỗ trợ, bổ sung cho nhau; phải đặc biệt coi trọng việc bố trí cán bộ ở những đơn vị làm nhiệm vụ quan trọng, hướng chủ yếu, các đơn vị tuyến trước. Coi trọng việc tạo nguồn dự trữ cán bộ dồi dào và phải được dự kiến trước, để lúc cần, trong điều kiện khẩn trương, có thể xử lý kịp thời, không phải họp bàn lâu mà chỉ cần cân nhắc, kiểm tra thêm cho chính xác rồi quyết định bố trí để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu khẩn trương trên chiến trường. Thực tiễn Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chỉ rõ, do diễn biến cực kỳ phức tạp, khẩn trương của hoàn cảnh chiến đấu làm cho đội ngũ cán bộ có sự biến động không hoàn toàn đúng như kế hoạch đã dự kiến. Vì vậy, phải theo dõi chặt chẽ, có biện pháp quản lý, bồi dưỡng tốt để kiện toàn tổ chức, kịp thời, bổ sung, thay thế, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong công tác cán bộ; tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng 20
- và hành động của cán bộ các cấp. Mỗi thiếu sót trong công tác cán bộ đều để lại những hậu quả, nhất là trong điều kiện chiến tranh ác liệt. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc. Từ thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được Đảng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình mới, cần phải thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao về mọi mặt. Đây phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, then chốt vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài và vừa nhiệm vụ cấp thiết. Tiếp tục quán triệt và vận dụng đúng đắn bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 2: Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh
62 p | 932 | 312
-
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945
2 p | 1446 | 224
-
Sự lãnh đạo của Đảng-nhân tố quyết định thắng lợi của CM T8
5 p | 372 | 159
-
Chuyên đề 3: Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
70 p | 517 | 83
-
TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”
62 p | 555 | 77
-
Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền - Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2
151 p | 178 | 35
-
Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền - Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 1
121 p | 146 | 32
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay
7 p | 176 | 21
-
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhiệm vụ xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh tại trường Đại học An Giang
11 p | 165 | 13
-
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp
6 p | 71 | 9
-
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác xã hội hóa y tế từ năm 2010 đến năm 2018 và một số bài học kinh nghiệm
8 p | 61 | 7
-
Bài giảng Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
46 p | 22 | 7
-
Một số biểu hiện của vấn đề chính trị hiện nay trong công tác cán bộ
6 p | 65 | 5
-
Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của tổ quốc
7 p | 47 | 5
-
Bài giảng Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
70 p | 13 | 5
-
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
15 p | 9 | 3
-
Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
4 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn