Ngô Thúy Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
79(03): 3 - 7<br />
<br />
VAI TRÕ THỂ HIỆN TÍNH LỊCH SỰ TRONG HÀNH VI NGÔN NGỮ<br />
XIN PHÉP CỦA TRỢ TỪ TIẾNG VIỆT<br />
Ngô Thuý Nga*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trợ từ tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính uyển chuyển trong phát ngôn, nâng<br />
cao hiệu lực phát ngôn. Lịch sự là yếu tố luôn có mặt trong lĩnh vực giao tiếp bằng ngôn ngữ.<br />
Hành vi ngôn ngữ xin phép là một trong những hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong<br />
hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt. Các phát ngôn thực hiện hành vi ngôn ngữ xin phép mang tính<br />
lịch sự nhờ sự có mặt của một số trợ từ nhƣ: ạ, nhé, với… Những trợ từ này có giá trị thể hiện sự<br />
lễ phép, kính trọng để bộc lộ sự tôn trọng ngƣời nghe khi xin phép, đồng thời tạo nên không khí<br />
giao tiếp gần gũi, thân mật, lịch sự.<br />
Từ khoá: Trợ từ tiếng Việt; Tính lịch sự; Hành vi ngôn ngữ xin phép<br />
<br />
1. Trợ từ tiếng Việt*<br />
Trợ từ tiếng Việt có vai trò quan trọng trong<br />
sự hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp của ngƣời<br />
Việt. Trợ từ góp phần tạo nên tính uyển<br />
chuyển trong phát ngôn.<br />
“Trợ từ là từ biểu thị thái độ. Nó không làm<br />
phần đề, phần thuyết của nòng cốt, không làm<br />
chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố<br />
thƣờng đƣợc gia thêm vào cho câu để biểu thị<br />
sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng,<br />
lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt”.[6; tr72]<br />
“Trợ từ là từ thuộc lớp từ tình thái, không<br />
đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, đƣợc sử<br />
dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý<br />
nghĩa nhƣ: thái độ, tình cảm, sự đánh giá,…<br />
của ngƣời nói đối với nội dung phát ngôn, đối<br />
với hiện thực và/hay đổi với ngƣời đối thoại,<br />
hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của<br />
phát ngôn”.[4; tr71]<br />
“Trợ từ: Từ chuyên dùng để thêm vào cho<br />
câu, biểu thị thái độ của ngƣời nói, nhƣ ngạc<br />
nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng v.v…”à”,<br />
“ƣ”, “nhỉ”, v.v… là những trợ từ trong tiếng<br />
Việt”.[5; tr1045]<br />
Qua các định nghĩa trên ta thấy có một điểm<br />
chung mà các nhà nghiên cứu thống nhất về<br />
trợ từ là nó biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh<br />
giá của ngƣời nói.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912138870<br />
<br />
Trong thực tế, các trợ từ không thể xuất hiện<br />
độc lập mà phải tồn tại trong môi trƣờng phát<br />
ngôn. Trong một phát ngôn, ngoài lõi nội<br />
dung “lôgic” thì còn có những thông tin về<br />
tình cảm, thái độ, yêu cầu, nguyện vọng…của<br />
ngƣời nói, mối quan hệ giữa ngƣời nói với<br />
ngƣời nghe…Những thông tin này một phần<br />
đƣợc thể hiện trong phát ngôn nhờ các trợ từ.<br />
Trợ từ phản ánh thái độ, tình cảm của ngƣời<br />
nói trong phát ngôn. Do đó, việc sử dụng trợ<br />
từ một cách hợp lí trong hội thoại sẽ góp phần<br />
đáng kể vào sự thành công của hoạt động giao<br />
tiếp. Trợ từ là một trong những yếu tố quan<br />
trọng không thể vắng mặt khi các đối ngôn<br />
muốn nâng cao hiệu lực phát ngôn. Trợ từ<br />
góp phần thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa<br />
những ngƣời tham gia giao tiếp, sự đánh giá,<br />
nhận xét về vị thế xã hội, tuổi tác, trình độ, sự<br />
thân thiện…của ngƣời nói với ngƣời nghe.<br />
2. Lịch sự là yếu tố thƣờng xuyên có mặt<br />
trong đời sống con ngƣời, nhất là trong<br />
lĩnh vực giao tiếp bằng ngôn ngữ.<br />
Lịch sự:<br />
* Có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù<br />
hợp với quan niệm phép tắc xã giao của xã<br />
hội. Nói năng lịch sự.<br />
* Đẹp một cách sang và nhã. Căn phòng lịch<br />
sự. Ăn mặc lịch sự. [5; tr566]<br />
“Các nhà văn hoá thuộc nhiều dân tộc khác<br />
nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội<br />
có lễ độ hay là phép xã giao trong hành vi văn<br />
hoá”. [1;tr100]<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn1<br />
<br />
Ngô Thúy Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
“Lịch sự trƣớc hết là vấn đề văn hoá, mang<br />
tính đặc thù của từng nền văn hoá. Xã hội nào<br />
cũng phải lịch sự, có điều cái gì lịch sự, đến<br />
mức độ nào đƣợc coi là lịch sự, biểu hiện nào<br />
là lịch sự lại bị qui định bởi riêng của từng<br />
nền văn hoá”.[3; tr282]<br />
Nói năng lịch sự là cách ứng xử ngôn ngữ<br />
khéo léo, tế nhị, nhằm tránh xúc phạm hay áp<br />
đặt, làm tăng sự vừa lòng đối với ngƣời đối<br />
thoại để đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao nhất.<br />
Đồng thời lịch sự trong giao tiếp còn là cách<br />
ứng xử phù hợp với những chuẩn mực giao<br />
tiếp xã hội, thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc,<br />
tôn ti, địa vị, tuổi tác, giới tính…của ngƣời đối<br />
thoại. Tất cả các khía cạnh nói trên kết hợp hài<br />
hoà với nhau hình thành nên nội dung khái<br />
niệm lịch sự trong giao tiếp của tiếng Việt.<br />
Các đối tƣợng khác nhau trong đời sống xã<br />
hội có thể biểu thị tính lịch sự khác nhau.<br />
Chẳng hạn: nói năng lịch sự; ăn mặc lịch sự;<br />
căn phòng lịch sự…<br />
Trong phạm vi bài này, ngƣời viết chỉ đề cập<br />
đến một khía cạnh nhỏ của phạm vi nói năng<br />
lịch sự.<br />
3. Hành vi ngôn ngữ là loại hành vi đƣợc<br />
thực hiện khi các bên tham gia giao tiếp tạo<br />
ra một phát ngôn trong cuộc thoại giao tiếp.<br />
Hành vi xin phép là hành vi ngôn ngữ tồn tại<br />
trong môi trƣờng một cuộc thoại xin phép.<br />
Trong hành vi xin phép có các nhân tố nhƣ:<br />
ngƣời nói, ngƣời nghe, động từ xin phép,<br />
hành động (A) nào đó mà ngƣời nói đề xuất<br />
và mong muốn đƣợc thực hiện. Mỗi nhân tố<br />
có một vai trò nhất định nhƣ: ngƣời nói<br />
(ngƣời xin phép), ngƣời nghe (ngƣời đƣợc xin<br />
phép), ngƣời nói dùng động từ xin phép đƣợc<br />
thực hiện một hành động nào đó trong tƣơng<br />
lai để hƣớng tới một mục đích giao tiếp nhất<br />
định, ngƣời nghe có trách nhiệm hồi đáp hành<br />
vi xin phép của ngƣời nói.<br />
VD1: Em xin phép thày cho em vào lớp.<br />
Ví dụ trên là một phát ngôn xin phép gồm có<br />
danh từ chỉ ngƣời nói (em - học sinh), danh từ<br />
chỉ ngƣời nghe (thày giáo), động từ ngữ vi<br />
(xin phép), hành động (A) (vào lớp).<br />
“Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ<br />
trong đó ngƣời nói (chủ thể của hành vi xin<br />
<br />
79(03): 3 - 7<br />
<br />
phép) là ngƣời trực tiếp đề xuất hành vi xin<br />
phép hƣớng đến ngƣời nghe (ngƣời tiếp nhận<br />
hành vi xin phép) để nhằm đạt tới hai mục<br />
đích cụ thể: 1.Thực hiện một hành động A<br />
nào đó trong tƣơng lai (hành động A có thể<br />
đƣợc thực hiện trực tiếp bởi ngƣời nói hoặc<br />
đƣợc thực hiện bởi ngƣời thứ ba) và 2. Thể<br />
hiện phép lịch sự hoặc phản lịch sự (mỉa mai,<br />
châm chọc…) trong giao tiếp”. [2; tr45]<br />
VD2:<br />
Sp1 (Speaker 1 - ngƣời nói 1): Xin phép quan<br />
lớn cho con về.<br />
Sp2 (Speaker 2 - ngƣời nói 2): Anh về đâu?<br />
Sp1: Dạ, con xin về tỉnh.<br />
Sp2 : Đƣợc.<br />
(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập<br />
1; tr 304)<br />
Hành vi ngôn ngữ xin phép có đích là thuyết<br />
phục ngƣời nghe ủng hộ, tạo điều kiện cho<br />
mình (ngƣời nói) hoặc cho ngƣời thứ ba thực<br />
hiện hành động A. Đích của hành vi ngôn ngữ<br />
xin phép rất đa dạng. Tuỳ ngữ cảnh, tình<br />
huống giao tiếp… mà hành vi ngôn ngữ xin<br />
phép hƣớng đến những mục đích giao tiếp<br />
khác nhau. Phần lớn các cuộc thoại xin phép<br />
có mục đích là: xin phép để đƣợc thực hiện A<br />
trong tƣơng lai.<br />
VD3:<br />
Sp1: Xin phép Trƣởng khoa cho tôi đƣợc đến<br />
muộn 5 phút trong cuộc họp tối nay.<br />
Sp2: Vâng, nhƣng đừng muộn hơn nữa nhé.<br />
Trong đoạn thoại trên, đích của hành vi xin<br />
phép của ngƣời nói là muốn ngƣời nghe cho<br />
phép mình đến muộn 5 phút so với giờ quy<br />
định của cuộc họp.<br />
VD4:<br />
Sp1: Nhà con bị mệt, xin ông cho phép con<br />
hoãn đến hôm sau.<br />
Sp2: Anh cứ về chăm sóc chị, chuyện sang cụ<br />
đồ Nguyễn không cần vội, chậm một vài ngày<br />
cũng không sao mà.<br />
(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập<br />
1; tr523).<br />
Trong đoạn thoại này, đích của hành vi xin<br />
phép của ngƣời nói là muốn ngƣời nghe cho<br />
phép mình hoãn việc sang cụ đồ Nguyễn<br />
đến hôm sau.<br />
<br />
4<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn2<br />
<br />
Ngô Thúy Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Theo Đào Nguyên Phúc, có tới trên 90%<br />
cuộc thoại xin phép có bản chất nhƣ trên.<br />
Ngoài ra, có những khi ngƣời nói xin phép<br />
ngƣời nghe nhằm thể hiện phép lịch sự với<br />
ngƣời nghe, tôn trọng ngƣời nghe, đồng thời<br />
cũng là tôn trọng chính thể diện của mình.<br />
VD5:<br />
Sp1: Xin phép các bạn, mình về trƣớc.<br />
Sp2: Cậu thông cảm nhé, mình đang dở câu<br />
chuyện.<br />
Sp1: Không sao đâu, các bạn cứ tự nhiên.<br />
Ngƣợc lại, có tình huống ngƣời nói cố tình sử<br />
dụng chệch đích vốn có của hành vi ngôn ngữ<br />
ấy để tỏ ra thiếu lịch sự với ngƣời nghe.<br />
VD6:<br />
Sp1: Xin phép chị đi, tôi đến đây không phải<br />
để lấy nƣớc cho chị<br />
Sp2: Sao chị lại nói thế, đấy là em nhờ chị.<br />
Sp1: Nhờ mà nói thế à?<br />
Sp2: Em xin lỗi.<br />
Ở từng trƣờng hợp khác nhau, ngƣời nói xin<br />
phép ngƣời nghe tạo điều kiện cho ngƣời thứ<br />
ba thực hiện hành động A trong tƣơng lai.<br />
(Ngƣời thứ ba có thể có mặt, cũng có thể<br />
vắng mặt trong cuộc thoại).<br />
VD7 (Ngƣời thứ ba có mặt ở bên cạnh Sp1<br />
trong cuộc thoại)<br />
Sp1: Bác ơi, cháu xin bác cho bạn Mai đi bảo<br />
tàng với cháu ạ.<br />
Sp2: Đi bây giờ à?<br />
Sp1: Vâng, chúng cháu đi đến 11 giờ trƣa thì<br />
về ạ.<br />
Sp2: Hai đứa phải về đúng giờ nhé!<br />
VD8 (Ngƣời thứ ba vắng mặt khi Sp1 đƣa ra<br />
hành vi xin phép)<br />
Sp1: Xin phép thầy cho bạn Lan vào lớp<br />
muộm ạ.<br />
Sp2: Bạn Lan đâu mà em phải xin phép hộ?<br />
Sp1: Bạn ấy đang nhận tiền học bổng ở Tài vụ ạ.<br />
Sp2: Em ngồi xuống.<br />
Các tình huống nói trên đều là các hành vi xin<br />
phép ở dạng tƣờng minh. Ngoài ra, trong thực<br />
tế còn có hành vi xin phép nguyên cấp (không<br />
có mặt động từ xin phép mà đƣợc thay bằng<br />
<br />
79(03): 3 - 7<br />
<br />
các từ ngữ khác nhau nhƣ: vô phép, mạn<br />
phép, trộm phép). Hành vi xin phép nguyên<br />
cấp xét về bản chất nội dung ngữ pháp và<br />
mục đích của ngƣời nói vẫn có giá trị nhƣ<br />
hành vi xin phép tƣờng minh.<br />
VD9:<br />
Sp1: Tôi vô phép hai cậu nhé!<br />
Sp2: Không sao, mời cậu cứ về trƣớc.<br />
(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập<br />
1; tr 275)<br />
VD10:<br />
Sp1: Con mạn phép quan lớn cho con bắt 10<br />
phu tổng Tầm Phƣơng đƣơng làm ở chỗ ấy.<br />
Sp2: Thôi thì vì dân các thày cứ liệu.<br />
(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập<br />
1; tr 243).<br />
VD11:<br />
Sp1: Lạy thày, con có ngƣời bạn có chân nghị<br />
trƣờng, con trộm phép rủ anh con vào chào<br />
thày để nghe bình văn, xin thày rộng cho.<br />
Sp2: Đƣợc, hai thầy ngồi.<br />
(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập<br />
1; tr 491).<br />
4. Trợ từ là một trong những yếu tố ngôn<br />
ngữ gia tăng hiệu quả giao tiếp và tạo tính<br />
lịch sự trong hành vi xin phép của ngƣời nói.<br />
Trợ từ có khả năng giúp cho lời nói tế nhị,<br />
không thô lỗ, cục cằn; thể hiện rõ mục đích<br />
phát ngôn và tâm trạng của ngƣời nói khi phát<br />
ngôn; ngƣời nghe có cơ sở lĩnh hội chính xác<br />
sở nguyện của ngƣời nói.<br />
Truyền thống của ngƣời Việt Nam khi giáo<br />
tiếp là tôn trọng ngƣời có vị thế cao hơn<br />
mình. Đó là cách ứng xử có văn hoá, lịch sự<br />
và rất đƣợc coi trọng. Hành vi xin phép của<br />
ngƣời nói nhiều khi phải viện tới sự có mặt<br />
của những trợ từ có giá trị lễ phép, kính trọng<br />
để thể hiện sự tôn trọng ngƣòi nghe khi xin<br />
phép. Trợ từ tiếng Việt có nhiều vai trò khác<br />
nhau khi xuất hiện trong phát ngôn. Thể hiện<br />
tính lịch sự trong hành vi ngôn ngữ xin phép<br />
thƣờng tập trung ở một số trợ từ nhất định.<br />
- “Ạ”: Thể hiện sự kính trọng, lễ phép của<br />
ngƣời nói với ngƣời nghe có vị thế cao hơn về<br />
tuổi tác, địa vị xã hội…; Thể hiện sự thân tình<br />
giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.<br />
5<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn3<br />
<br />
Ngô Thúy Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- “Nhé”: Biểu thị tình cảm thân mật của ngƣời<br />
nói với ngƣời nghe với ý mong muốn lời nói<br />
của mình đƣợc chú ý hoặc mong muốn ngƣời<br />
nghe đồng ý với ý kiến của mình.<br />
“Với”: Biểu thị ý cầu khiến với thái độ thân<br />
mật hoặc tha thiết của ngƣời nói với ngƣời<br />
nghe.<br />
VD12:<br />
Sp1: Cháu xin phép bà, cháu đi học đây ạ.<br />
Sp2: Đến giờ đi học chƣa?<br />
Sp1: Đến giờ rồi ạ.<br />
Sp2: Cháu đi đƣờng cẩn thận nhé!<br />
VD13:<br />
Sp1: Xin phép cậu cho con về quê ít bữa ạ.<br />
Sp2: Anh về có việc gì?<br />
Sp1: Dạ… Việc này…<br />
Sp2: Khó nói thế sao?<br />
Sp1: Dạ … con nhớ các cháu quá.<br />
Sp2: Trời đất… tôi đồng ý, nhƣng anh phải<br />
thu xếp lên sớm, ngày kia lại có chuyến hàng<br />
từ Lạng Sơn xuống rồi.<br />
Sp1: Vâng, con hứa chỉ hai ngày là con lên để<br />
đi nhận hàng.<br />
(Trích “Truyện ngắn hay” – 1992 – nxb Hội<br />
nhà văn, HN, tr91).<br />
Ở các ví dụ trên, giả sử vắng mặt trợ từ “ạ”<br />
(Cháu xin phép bà, cháu đi học đây; Xin phép<br />
cậu cho con về quê ít bữa) ta sẽ thấy mất hẳn<br />
đi phƣơng tiện biểu thị thaí độ kính trọng, lễ<br />
phép của ngƣời nói đối với ngƣời nghe.<br />
VD14:<br />
Sp1: Ngày mai bà về quê. Con xin phép bố mẹ<br />
cho con đi với bà nhé!<br />
Sp2: Ngày kia phải lên để thứ 2 đi học đấy.<br />
Sp1: Vâng ạ.<br />
Ở ví dụ này, nếu không có mặt từ “nhé” (Con<br />
xin phép bố mẹ cho con đi với bà) thì cũng<br />
không có phƣơng tiện biểu thị tình cảm thân<br />
<br />
79(03): 3 - 7<br />
<br />
mật của ngƣời nói với ngƣời nghe với ý mong<br />
muốn ngƣời nghe đồng ý với ý kiến của mình.<br />
VD15:<br />
Sp1: Chị là…<br />
Sp2: Tôi là cô ruột của cháu X nằm ở phòng<br />
này.<br />
Sp1: Xin phép chị cho tôi vào thăm cháu với!<br />
Sp2: Chị phải đợi có ngƣời ra mới đƣợc vào.<br />
Không vào đông đƣợc đâu.<br />
Sp2: Vâng.<br />
Ở ví dụ này, nếu không có từ “với” (Xin phép<br />
chị cho tôi vào thăm cháu) thì ý nghĩa cầu<br />
khiến với thái độ tha thiết của ngƣời nói đối<br />
với ngƣời nghe không đƣợc bộc lộ.<br />
Ngoài các chức năng ngữ dụng của các trợ từ<br />
“ạ”, “nhé”, “với” đƣợc làm rõ ở các ví dụ<br />
trên, các trợ từ này còn có khả năng thể hiện ý<br />
nghĩa cầu khiến, nghi vấn...<br />
Cùng với trợ từ “ạ”, “nhé”, “với‟ vừa nêu ở<br />
trên, các trợ từ khác nhƣ “à”, “ƣ”, “nhỉ”…<br />
cũng có giá trị thể hiện sự kính trọng, lễ phép<br />
góp phần tạo nên tính lịch sự cho phát ngôn.<br />
Trợ từ có mặt trong hành vi xin phép làm cho<br />
thái độ, tình cảm của ngƣời nói thể hiện trong<br />
phát ngôn trở nên tế nhị, hàm ẩn, có sức<br />
truyền cảm cao làm cho ngƣời nghe dễ dàng<br />
tiếp nhận phát ngôn, đồng thời tạo nên một<br />
không khí giao tiếp gần gũi, thân mật, lịch sự<br />
và có tính văn hoá truyền thống.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt<br />
ngữ, Nxb ĐHQG HN.<br />
[2]. Đào Nguyên Phúc (2007), Lịch sự trong đoạn<br />
thoại xin phép của tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ<br />
văn, Viện Ngôn ngữ học- Viện KHXH VN HN.<br />
[3]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ<br />
học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục HN.<br />
[4]. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng<br />
Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội,HN<br />
[5]. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng<br />
Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.<br />
[6]. Ủy ban KHXH VN (1983), Ngữ pháp<br />
tiếng Việt, Nxb KHXH, HN.<br />
<br />
6<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn4<br />
<br />
Ngô Thúy Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
79(03): 3 - 7<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE ROLE OF THE POLITENESS OF VIETNAMESE SUPPORTING WORDS<br />
IN THE LINGUISTIC BEHAVIOR TO ASK SOMEONE’S PERMISSION<br />
Ngo Thuy Nga*<br />
College of Education – Thai Nguyen University<br />
<br />
Vietnamese supporting words have played an important role in creating the flexibility of speech<br />
and improving its effectiveness. Politeness always presents in the communicative process of<br />
language. Asking someone‟s permission is one of the most common linguistic behaviors in the<br />
communication of Vietnamese people. The speech carries out the linguistic behavior to ask<br />
someone‟s permission politely due to the presence of several supporting words such as “ạ”, “nhé”,<br />
“với”, and so on. These words are available to express the politeness and the respect to listeners,<br />
and also create a friendly and outgoing communicative environment.<br />
Key words: Vietnamese supporting words; The politeness; The linguistic behavior to ask<br />
someone’s permission<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912138870<br />
<br />
7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn5<br />
<br />