intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn bản tác phẩm văn chương trường THPT dưới góc độ mỹ học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn bản tác phẩm văn chương, nơi hội tụ của cái đẹp thông qua nghệ thuật ngôn từ, là hình thức tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Cần có sự đầu tư xứng đáng khi biên soạn SGK, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, đặc biệt là đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, cách đánh giá chất lượng giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn bản tác phẩm văn chương trường THPT dưới góc độ mỹ học

  1. Trƣờng THPT Phan Ngọc Hiển, Thành VĂN BẢN TÁC phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu PHẨM VĂN CHƢƠNG Điện thoại: 0907750133 TRƢỜNG THPT Email: C3bcbaclieu.baclieu@moet.edu. DƢỚI GÓC ĐỘ vn MỸ HỌC ĐỖ TẤN LỰC TÓM TẮT Văn bản tác phẩm văn chƣơng, nơi hội tụ của cái đẹp thông qua nghệ thuật ngôn từ, là hình thức tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Cần có sự đầu tƣ xứng đáng khi biên soạn SGK, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng, đặc biệt là đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, cách đánh giá chất lƣợng giáo dục. Từ khóa: văn bản, mỹ học, đổi mới ABSTRACT Literary Works in High Schools According to Aesthetic Viewpoint Literary works, where beauty gathers through artistic languages, are the best ways to educate aethetics to students. It is worth investing highly in editing text books, training, improving teachers, innovating teaching literary works in schools, especially changing teachers‟ teaching methods, students‟ learning ways, and evaluating the quality of education. Key words: text, aesthetic, innovation I. Mở đầu 1. 1. Câu chuyện đang bàn quả không đơn giản chút nào bởi nó liên quan đến những vấn đề cốt lõi của học thuật, vừa liên ngành, vừa liên môn mà bất cứ ngƣời giáo viên dạy Văn nào cũng không đƣợc thờ ơ, xem nhẹ. Lâu nay trong sách giáo khoa THPT việc chọn tác phẩm văn chƣơng giảng dạy và giáo dục học sinh ít nhiều có lúc đƣợc các nhà sƣ phạm quan tâm và đặt ở vị trí khá trân trọng trong SGK. Tuy nhiên công bằng mà nói việc lựa chọn tác phẩm văn chƣơng theo các tiêu chuẩn thẩm mỹ cơ bản của các phạm trù mỹ học dƣờng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong thời gian khá dài (ít nhất cũng từ thời điểm này trở về trƣớc). 642
  2. Con ngƣời ta sinh ra và tồn tại trên đời này – về bản chất – luôn gắn với cái đẹp và bao giờ cũng phấn đấu tự hoàn thiện theo các tiêu chí thẩm mỹ nhất định. Tác phẩm văn chƣơng qua sự sàng lọc của thời gian và phán xét của nhiều thời đại khác nhau đều có chung một qui luật: hƣớng về cái đẹp, trân trọng giữ gìn và phát huy cái đẹp, ca ngợi cái đẹp vĩnh cữu của thiên nhiên, cuộc sống và con ngƣời. Chính vì lẽ đó không thể giáo dục nhân cách cho học sinh qua tác phẩm văn chƣơng lại tách rời cái đẹp, thậm chí ngay cả giáo dục đạo đức cũng phải gắn với tình yêu cái đẹp (Dĩ nhiên phải hiểu cái đẹp ở đây với góc độ là phạm trù mỹ học). Có lẽ quá bức xúc với tầm quan trọng của vấn đề này mà GS-TS Đỗ Xuân Hà cách đây gần 20 năm đã đặt vấn đề nhƣ sự bức xúc không thể chậm trễ (1) 1.2. Tác phẩm văn chƣơng nơi, hội tụ và thăng hoa các giá trị thẩm mỹ thông qua tài năng sáng tạo của nhà văn vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng các quan điểm thẩm mỹ và các phạm trù mỹ học để “Cắt nghĩa” các tầng bậc ý nghĩa của nó là vô cùng quan trọng đối với ngƣời giáo viên dạy văn. Mặt khác cũng cần phải hiểu rằng đối với tác phẩm văn chƣơng thì từng chất liệu ngôn từ do nhà văn sáng tạo không khác gì những viên ngọc quí “ lung linh nhƣ vầng trăng đáy nƣớc” mà GS-TS Lê Ngọc Trà từng tâm đắc. Nhƣ vậy ta có thể thấy giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chƣơng tồn tại trên hai phƣơng diện: Cái đẹp của hiện thực khách quan đƣợc miêu tả, phản ánh trong tác phẩm và cái đẹp của văn bản ngôn từ do ngƣời nghệ sỹ tạo ra và cả hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo của họ. Do đó sẽ là khiếm khuyết khi tách rời hai giá trị trên đây trong quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng. 3. Việc chọn văn bản tác phẩm văn chƣơng để giảng dạy trong trƣờng phổ thông dƣới góc độ mỹ học có thể có nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Bằng hiểu biết và kinh nghiệm hạn hẹp, dƣới đây chỉ bàn bạc, trao đổi bƣớc đầu, góp một ý kiến nhỏ đối với các nhà làm sách giáo khoa Ngữ văn thời gian tới. 2. Mấy vấn đề xung quanh việc chọn tác phẩm văn chƣơng trong trƣờng THP dƣới góc độ Mỹ học 2.1. Trƣớc tiên cần nghiên cứu kỹ bản chất thẩm mỹ của tác phẩm văn chƣơng và đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng của học sinh THPT Về bản chất thẩm mỹ của tác phẩm văn chƣơng đã đƣợc nhiều chuyên gia, nhiều công trình mỹ học đề cập. Ở đây xin lƣu ý một điều là khi chọn tác phẩm văn chƣơng đƣa vào sách giáo khoa cần đặc biệt quan tâm đến chức năng thẩm mỹ của nó, tức chú ý đến việc thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ cho học sinh bên cạnh các chức năng khác, các yêu cầu khác. “Cuộc sống không có tiếng hát nhƣ sự sống không có ánh sáng mặt trời” , “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Nhu cầu về cái đẹp là một nhu cầu có tính bản chất của con ngƣời…Lời ngƣời xƣa dạy không phải chỉ là nói về đạo lý, mà còn có ý nghĩa mỹ 643
  3. học sâu sắc”(2).. Kho tàng văn học thế giới và Việt Nam không thiếu những viên ngọc quý nhƣ thế. Về đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng của học sinh THPT đã đƣợc các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là các chuyên gia về phƣơng pháp dạy học văn nƣớc ta đề cập nhiều, nhƣ cố GS. Phan Trọng Luận, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn… Ở đây xin lƣu ý đối với giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số khái niệm hoặc thuật ngữ mỹ học có liên quan đến việc tiếp nhận các giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chƣơng để học sinh đƣợc dễ dàng trong quá trình tìm hiểu, đánh giá tác phẩm khi đã có một số kiến thức công cụ cần thiết (chẳng hạn nhƣ cái đẹp/cái xấu; cái bi/cái hài; cái cao cả/cái thấp hèn;…). Thiếu những hiểu biết sơ giản này học sinh sẽ sa vào đại ngàn chỉ thấy rừng mà không thấy cây. 2. 2. Việc tiếp theo là chuẩn bị tiềm năng cho ngƣời giáo viên dạy văn, trong đó cần tập trung bồi dƣỡng kiến thức về vai trò của giáo dục thẩm mỹ qua dạy học tác phẩm văn chƣơng. Trƣớc hết cần tránh ngộ nhận: chỉ có tác phẩm văn chƣơng mới có chức năng giáo dục thẩm mỹ hoặc tất cả các môn học trong nhà trƣờng đều có chức năng giáo dục thẩm mỹ nhƣ nhau.Nếu quan niệm nhƣ thế sẽ đồng nhất hoặc hạ thấp đặc trƣng, bản chất thẩm mỹ của môn văn trong nhà trƣờng. Do phạm vi bài viết có hạn chỉ xin bàn thêm mấy vấn đề sau: Trƣớc hết cần nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ thông qua các môn học trong nhà trƣờng, tức môn học nào cũng có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ này tùy thuộc vào mục tiêu, đặc trƣng của môn học đó nhƣ Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa... Đối với các môn thuộc nhóm nghệ thuật nhƣ nhạc, họa, sân khấu, điện ảnh….các giá trị thẩm mỹ đƣợc thể hiện rõ nét, sâu sắc, độc đáo. Môn Ngữ Văn do chiếm dung lƣợng khá lớn trong chƣơng trình nên các giá trị thẩm mỹ của nó thƣờng xuyên đƣợc trở đi, trở lại từ đầu đến cuối cấp học do vậy giáo viên cần có sự đầu tƣ tƣơng xứng. Khi nói vai trò của giáo dục thẩm mỹ qua dạy học tác phẩm văn chƣơng ta cần lƣu ý đến tính chất lịch sử – xã hội – văn hóa tâm linh… của nó, đồng thời cũng cần chú ý đến phạm vi đời sống, đặc trƣng thể loại của tác phẩm để thấy đƣợc vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm. Có nhƣ vậy thì dù khi có “ làm cho các em biết yêu cái đẹp trong thiên nhiên, con ngƣời, xã hội và nghệ thuật” hay “bồi dƣỡng thị hiếu thẩm mỹ… cho các em vừa biết thƣởng thức, cảm thụ cái đẹp, vừa biết đánh giá, phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái đẹp với cái xấu” hoặc “khơi dậy tình yêu của các em đối với cái đẹp, gây nên khát vọng vƣơn đến sự hài hòa, đến những gì cao thƣợng, đẹp đẽ” chúng ta cũng sẽ giúp cho các em thấy đƣợc vẻ đẹp lung linh ở từng tác phẩm khác nhau của các nhà văn khác nhau ở mỗi thời đại khác nhau. 644
  4. Đã đến lúc không thể xem nhẹ vai trò của giáo dục thẩm mỹ qua giờ văn bởi không chỉ do yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn mà là do bản chất đặc thù của bộ môn qui định: Tác phẩm văn chƣơng là thế giới của cái đẹp bên cạnh các thế giới khác, nhƣng chỉ có thế giới của cái đẹp là tồn tại vĩnh cữu làm cho nó sống mãi với thời gian “cái đẹp là điều kiện không thể thiếu đƣợc của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật đó là một định lý”(3). Dạy học tác phẩm văn chƣơng mà tách rời giáo dục thẩm mỹ cho học sinh xem nhƣ phủ định giá trị nội tại của nó đồng thời không thể đạt đƣợc mục đích cuối cùng của bộ môn mà tác động giáo dục của nó có thể “lay động cả một đời ngƣời” (Tố Hữu). 2.3. Từ những vấn đề trao đổi trên xin đề xuất việc lựa chọn tác phẩm văn chƣơng để dạy cho học sinh THPT. Khi đặt vấn đề tác phẩm văn chƣơng dƣới góc độ mỹ học ta có thể thấy đƣợc các giá trị thẩm mỹ của nó rất rộng từ tôn giáo, triết học, văn hóa, nhân văn, lịch sử, tƣ tƣởng, đạo đức, cái đẹp, cái cao cả, cái tốt, tình yêu, nỗi đau, sự mất mát chia ly,… vậy nên chọn tác phẩm văn chƣơng theo tiêu chí nào? Dƣới đây chỉ là đề xuất cá nhân: Trƣớc hết là sự hài hòa nội dung và hình thức của tác phẩm, tức nội dung và hình thức đều phải đẹp. Thiếu một trong hai mặt này không nên đƣa tác phẩm vào sách giáo khoa bởi nó sẽ làm cho tâm hồn học sinh đơn điệu, chai sạn, vô hồn, vô cảm. Về mặt này Chế Lan Viên đã từng tâm đắc: “Thơ đong từng ngao nhƣng tát bể, làm cái cân nhỏ xíu lại cân đời”. Cần nhớ rằng hài hòa, cân xứng của sự vật, hiện tƣợng là một trong những tiêu chí của cái đẹp. Thứ hai là các giá trị mang tính nhân văn, nhân bản có tính chất vĩnh cữu và muôn thuở của con ngƣời mà bất kỳ đất nƣớc nào, xứ sở nào, thời đại nào cũng đều mang dấu ấn của nó: vẻ đẹp lộng lẫy say đắm lòng ngƣời của thiên nhiên, nỗi buồn cao cả về những hy sinh mất mát của con ngƣời ở những bƣớc ngoặc của lịch sử, những tình cảm đời thƣờng, tự nhiên nhất của con ngƣời giàu tính nhân văn (Hạnh phúc lứa đôi, tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm, tình đồng loại, tình cảm đối với loài vật gần gũi hàng ngày, tình yêu nghề nghiệp trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã của đội ngũ nhà giáo trong các thời kỳ thăng trầm của lịch sử...). Kho tàng văn chƣơng dân tộc và nhân loại là nguồn tƣ liệu vô tận về phẩm chất này giúp ta có thể dễ dàng lựa chọn để làm giàu thêm tâm hồn học sinh trong quá trình giáo dục các em từ ca dao dân ca đến văn chƣơng hiện đại. Nói nhƣ nhà phê bình tài hoa Hoài Thanh “nó đã ra đời từ những vui buồn của loài ngƣời và nó sẽ kết bạn với loài ngƣời cho đến ngày tận thế”(4). Rất tiếc trong một thời gian dài các giá trị tinh thần vô giá ấy bị đối xử lạnh nhạt, thờ ơ thậm chí đôi khi còn bị xem nhƣ phế phẩm không đƣợc trân trọng. Nếu cho rằng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nhiệm vụ của dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng thì đƣơng nhiên phải quan tâm đặc biệt đến các phẩm chất thẩm mỹ của nó khi chọn lọc, giới thiệu cho công chúng trẻ trong nhà 645
  5. trƣờng. Tác phẩm văn chƣơng phải là nơi hội tụ, kết tinh mối quan hệ thẩm mỹ của con ngƣời với thế giới. Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc tƣơi tắn, một cảnh sinh hoạt làng quê với những giá trị truyền thống ngàn đời, một sản phẩm đƣợc nắn nót, trau chuốt từ bàn tay tài hoa của nghệ sỹ… đều làm nên vẻ đẹp của tác phẩm và in đậm dấu ấn sáng tạo hay nói cách khác tác phẩm văn chƣơng vừa là bức tranh về đời sống, vừa là nơi bộc lộ tình yêu cái đẹp của ngƣời làm ra nó. SGK trong nhà trƣờng thời gian tới cần quan tâm chọn nhiều hơn các tác phẩm thuộc phẩm chất này để làm giàu thêm, phong phú thêm tâm hồn học sinh góp một phần vào quá trình “nhân đạo hóa con ngƣời”. Trên đây chỉ là những đề xuất nhỏ mang tính chất cá nhân, chủ quan do đó chƣa hẳn đã chạm đến hạt nhân cốt lõi mà chúng ta đang bàn, nhƣng thiết nghĩ xu thế giáo dục qua môn Ngữ văn thời gian tới không thể xem nhẹ vấn đề này. Và theo quan điểm tích hợp việc chọn văn bản tác phẩm văn chƣơng để đƣa vào vào giảng dạy trong nhà trƣờng phải chú ý đến đặc điểm, tính chất của từng loại văn bản và mối liên hệ của nó với nhau trong SGK: vừa mang tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật, tính đời sống sáng tạo của nó, “cái gốc của quan niệm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là chỗ hiểu ngôn ngữ là phƣơng tiện chủ yếu, là nội dung giao tiếp trong phân môn văn học với tƣ cách là văn bản sáng tạo thẩm mỹ, của phân môn tiếng Việt với tƣ cách là văn bản tạo lập lời nói và của phân môn làm văn với tƣ cách là văn bản luyện tập kỹ năng diễn đạt”(5). 2.4. Về mặt lý thuyết thì xem ra hợp lý nhƣng thực tế lại không đơn giản chút nào bởi tƣ tƣởng dạy học tích hợp đã tồn tại trong nhà trƣờng từ năm 1998 do Bộ GD ĐT triển khai “Dự án phát triển giáo dục THCS”. Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống đã dành hẳn một cuốn sách để bàn luận trong đó có vấn đề dạy học tích hợp(6) nhƣng từ đó đến nay đã có tổng kết chƣa và rút ra bài học gì? xem ra vẫn còn bỏ ngỏ! Khi đã thay đổi cách tiếp cận tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng theo quan điểm trên tất yếu phải giải quyết hai vấn đề kéo theo: một là đánh giá chất lƣợng dạy học môn ngữ văn theo tiêu chuẩn nào? Hai là vấn đề phẩm chất, năng lực của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đó, xin có vài đề xuất nhỏ: - Về chuẩn đánh giá: phải bám sát mục tiêu chƣơng trình và bản chất văn bản tác phẩm văn chƣơng trong SGK theo tinh thần tích hợp để xác lập bộ tiêu chí đánh giá mới, trong đó cần chú trọng đặc biệt đến hoạt động đặc thù của hai chủ thể (GV và HS) trong quá trình giao tiếp văn bản trong SGK. Đó không chỉ là hoạt động đơn thuần mang tính chất tiếp nhận tri thức văn chƣơng nhƣ lâu nay đã làm mà còn là hoạt động tiếp nhận các giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn chƣơng. Tiêu chuẩn thẩm mỹ phải đƣợc chú trọng đặc biệt khi đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và năng lực tiếp nhận giá trị thẩm mỹ của học sinh, đó mới thực sự là năng lực văn theo đúng nghĩa của nó. 646
  6. - Về đội ngũ giáo viên dạy văn trong nhà trƣờng xem ra khó giải quyết một sớm một chiều bởi lẽ: Thứ nhất, đội ngũ giáo viên dạy văn hiện nay không đƣợc đào tạo bài bản cả về tri thức chuyên ngành lẫn nghiệp vụ sƣ phạm do đã từ lâu ngành sƣ phạm đã bị xóa sổ khỏi các trƣờng đại học để thay vào đó những cái tên nghe rất kêu: Đại học đa ngành, đa cấp, liên kết, liên thông, quốc tế này quốc tế nọ… còn ngƣời học chỉ cần đăng ký đóng đủ học phí và các khoản chi phí “không tự nhiên sinh ra” là đƣợc vào học và đƣơng nhiên phải đƣợc tốt nghiệp mà có ngƣời nói đùa đầu vào và đầu ra nát bét nhƣ nhau! Bức xúc về vấn đề này cố giáo sƣ Phan Trọng Luận đã cảnh báo một cách nhức nhối trên tạp chí “Dạy và học ngày nay” số 5/2010 với bài viết “Nỗi lo đào tạo sƣ phạm”. Ngƣời viết xin mạo muội nêu lại 3 vấn đề bức xúc từ bài viết này: Nỗi lo về tình trạng xa rời mục tiêu đào tạo của trƣờng sƣ phạm; báo động về đội ngũ làm nghiệp vụ sƣ phạm; vấn đề quĩ thời gian thích ứng cho rèn luyện nghiệp vụ. Thiết nghĩ những ngƣời làm chƣơng trình cải cách giáo dục sắp tới nên quan tâm nhiều hơn về vị trí của ngành sƣ phạm trong việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo tƣơng lai cho đất nƣớc và phải đặt nó ở vị trí cạnh tranh chất xám khốc liệt thì mới có thể xoay chuyển tình thế vốn đã xuống cấp nghiêm trọng trong một thời gian dài. Thứ hai, là trách nhiệm của các nhà quản lý cần thực sự dốc hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục mới có thể cứu vãn đƣợc tình thế nhƣ hiện nay dù thời gian có dài bao lâu (chí ít cũng cần từ 10 năm trở đi nếu ngành sƣ phạm đƣợc quan tâm thật sự, nếu việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sƣ phạm Ngữ văn đúng chuẩn và chƣơng trình đào tạo có đổi mới thực sự. Ngƣợc lại sẽ trở về điểm xuất phát nhƣ hiện nay). 3. Vài lời cuối thay cho kết luận 1) Hiểu đƣợc vai trò, tầm quan trọng của văn bản tác phẩm văn chƣơng theo tiêu chuẩn thẩm mỹ đã là khó vì vậy việc thực thi nó trong nhà trƣờng lại càng khó hơn. 2) Văn bản tác phẩm văn chƣơng khi đã đƣợc “xem mắt” và tác hợp cơ duyên với học sinh đã là một cuộc lột xác thay da đổi thịt vì vậy đội ngũ sản sinh và nuôi dƣỡng nó trong tâm hồn học sinh phải là những “thiên sứ” gánh vác thiên chức mà tác phẩm văn chƣơng đã mang vác trên mình trong cuộc viễn du không có điểm dừng nhƣ “những giọt lệ tạc trên đôi má thời gian” (Tagore). 3) Liệu đội ngũ nhà giáo chúng ta có đảm đƣơng đƣợc công việc lớn lao, cao cả dó trong điều kiện hiện tại chƣa? Cần phải làm gì để có một đội ngũ đầy nhiệt huyết để gánh vác trọng trách này? Câu trả lời xin dành cho các nhà hoạch định quyết sách giáo dục thời gian tới. 4) Riêng đối với đội ngũ nhà giáo, ngoài chuẩn đào tạo ra còn phải đam mê với nghề thực sự bởi nếu không đam mê, say mê thật sự với nghề, không tự học hỏi để tự hoàn thiện bản thân trong thực tiễn nghề nghiệp dù có thông minh đến mấy cũng khó đứng vững trong cái nghiệp văn chƣơng. Câu nói của Vũ Nho “những ai chƣa từng ham 647
  7. đọc sách đến quên ăn, chƣa từng ham hiểu biết đến quên ngủ xin đừng chọn nghề dạy văn” có lẽ rất thấm thía đối với mỗi chúng ta. “Cốt tủy của giáo dục là một nghệ thuật học hỏi, không chỉ học từ sách vở mà học từ toàn bộ vận động của cuộc sống… Nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống, vĩ đại hơn tất cả những gì con ngƣời đã tạo tác bàn tay hoặc trí óc của mình, vĩ đại hơn tất cả mọi kinh thánh và thƣợng đế của họ”(7). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Xuân Hà (1977). Giáo dục thẩm mỹ, món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, Nxb Giáo dục. 2. Lê Ngọc Trà (2007). Văn chƣơng, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục. 3. Dẫn theo Lê Ngọc Trà trong cuốn Văn chƣơng, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục. 4. Hoàn Thanh – Hoài Chân (2004). Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941 (Bản in lần thứ hai mƣơi hai), Nxb Văn học. 5. Nguyễn Thanh Hùng (2006) chủ biên. Phƣơng pháp dạy học ngữ văn THPT, những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học sƣ phạm. 6. Đỗ Ngọc Thống (2002). Đổi mới việc dạy học và học ngữ văn ở THCS, Nxb Giáo dục. 7. KRISHNAMURTI (2010). Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, phụ lục: thƣ gửi trƣờng học, Nxb Thời đại, công ty sách Thời đại. 648
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2