VĂN BẢN "THỎA THUẬN CHUNG GIỮA BỘ Y TẾ VÀ CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN VỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ CHO LĨNH VỰC Y TẾ"
lượt xem 36
download
...Mục đích của chúng tôi là phát huy tối đa tác động của hỗ trợ phát triển về y tế cho nhân dân Việt Nam.... Văn bản hợp tác chung này được xây dựng trên tinh thần trách nhiệm chung và không ràng buộc về pháp lý cũng như....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN BẢN "THỎA THUẬN CHUNG GIỮA BỘ Y TẾ VÀ CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN VỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ CHO LĨNH VỰC Y TẾ"
- VĂN BẢN THỎA THUẬN CHUNG GIỮA BỘ Y TẾ VÀ CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN VỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ CHO LĨNH VỰC Y TẾ
- Văn bản thỏa thuận chung 3 Chúng tôi, Bộ Y tế nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [sau đây gọi là Bộ Y tế] và các Đối tác phát triển hỗ trợ cho ngành y tế, nhận thấy rằng các hỗ trợ phát triển có hiệu quả và hiệu suất hơn cho ngành y tế sẽ đóng góp vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển về Y tế của Việt Nam. Với mục đích này chúng tôi đưa ra một danh mục các cam kết có thể theo dõi để hài hoà tốt hơn các nguồn lực tài chính và hợp tác kỹ thuật nhằm tăng cường tuân thủ các kế hoạch và chiến lược của chính phủ cũng như phát huy sử dụng các hệ thống của quốc gia hiệu quả hơn. Để làm việc đó chúng tôi dựa vào các nguyên tắc và hành động của Tuyên Bố Hà Nội (HCS) và Chương trình Hành động Accra (AAA) để thể hiện cách thức chúng tôi sẽ thực hiện các nguyên tắc và hành động này trong lĩnh vực y tế. Các cam kết trong văn bản này là bổ sung cho các cam kết đã đề xuất trong HCS và AAA và không thay thế hay lặp lại các cam kết đã có. Mục đích của chúng tôi là phát huy tối đa tác động của hỗ trợ phát triển về y tế cho nhân dân Việt Nam. Với mục đích này, việc cải thiện tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cho người nghèo và cận nghèo là một ưu tiên chung. Văn bản hợp tác chung này được xây dựng trên tinh thần trách nhiệm chung và không ràng buộc về pháp lý cũng như không áp đặt phải thực thi về mặt pháp lý. Tuy nhiên, tất cả các bên tán thành các nguyên tắc và cam kết được đề ra và sẽ tích cực làm việc để thực hiện các cam kết này với nhận thức rằng để đạt được điều này cần có hành động của tất cả các đối tác và các cơ quan chính phủ. Chúng tôi dự kiến cập nhật các cột mốc (hoạt động) chính theo cơ sở hàng năm. Các cam kết Các Cam kết này dựa trên kết cấu của AAA và các khuyến nghị được lựa chọn từ các Báo cáo Chung Tổng quan Ngành Y tế (JAHR) trước đây, và dựa vào những nỗ lực không ngừng cũng như các kinh nghiệm về phát triển y tế ở Việt Nam. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 4 Văn bản thỏa thuận chung 1. Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển ● Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành hệ thống y tế và tăng cường vai trò lãnh đạo trong việc điều phối viện trợ y tế ở tất cả các cấp. ● Bộ Y tế và các đối tác tham gia đối thoại cởi mở và rộng rãi về phát triển y tế thông qua Nhóm Đối tác y tế (HPG) và các nhóm đối tác y tế có liên quan khác như được đề cập trong Điều khoản Tham chiếu của Phụ lục 2 (Cột mốc 5). ● Bộ Y tế giữ vai trò chủ trì trong việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch y tế quốc gia có tính khả thi, có ước tính chi phí và định hướng kết quả, phản ánh các kế hoạch phù hợp ở cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như hỗ trợ nhận được từ các đối tác. Kế hoạch 5 năm tiếp theo cho ngành Y tế (2011– 2015) sẽ là một kế hoạch đầu tiên như vậy1 (Cột mốc 8) và đưa ra cơ sở cho việc phát triển một phương pháp tiếp cận theo chương trình. ● Kế hoạch 5 năm này sẽ được thể hiện bằng các kế hoạch thường niên, phản ánh tình hình xây dựng các chính sách mới và các ưu tiên mới nảy sinh. ● Bộ Y tế sẽ tham vấn và phối hợp đầy đủ với các Bộ ngành và cơ quan Chính phủ và một loạt các bên đối tác phát triển khi xây dựng Kế hoạch 5 năm tới. ● Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Tài chính và các đối tác để hoàn chỉnh và sử dụng một khung chi tiêu quay vòng cho nhiều năm có liên quan tới Kế hoạch 5 năm và các kế hoạch công tác hàng năm (Cột mốc 7). ● Nhận thức được rằng xây dựng năng lực là đặc biệt quan trọng trong việc củng cố quyền tự chủ, và hỗ trợ kỹ thuật là 1 Kế hoạch này là kế tục từ Chiến lược Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch tổng thể Phát triển Hệ thống Y tế đến năm 2010. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- Văn bản thỏa thuận chung 5 một phương tiện hiệu quả để đẩy mạnh công tác này, các Đối tác và Bộ Y tế sẽ làm việc để đảm bảo rằng hỗ trợ kỹ thuật là dựa trên yêu cầu và được điều phối (Cột mốc 2). 2. Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi để phát triển ● Các đối tác sẽ hài hòa hỗ trợ của mình cho lĩnh vực y tế để đạt được sự điều phối tối ưu. Theo hướng này, các đối tác sẽ tham khảo ý kiến và hợp tác một cách cởi mở và minh bạch khi lập kế hoạch và thực hiện hỗ trợ của mình (Cột mốc 1). ● Bộ Y tế sẽ tăng cường điều phối giữa các dự án và chương trình, thu hút các đối tác tham gia dựa trên các thế mạnh tương đối của họ và quản lý một cách hiệu quả việc phân bổ hỗ trợ của đối tác cho các cơ sở; tất cả các đối tác sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng việc này sẽ không dẫn tới sụt giảm viện trợ y tế cho Việt Nam. ● Các đối tác sẽ liên kết hỗ trợ trong Kế hoạch 5 năm và các kế hoạch thường niên liên quan khi đã được xây dựng (Cột mốc 9). Việc liên kết không bị ảnh hưởng bởi phương thức viện trợ dưới dạng các dự án, chương trình và hỗ trợ theo ngành và ngân sách - tất cả sẽ phù hợp với các kế hoạch này. ● Nhận thức việc hỗ trợ ngân sách là một phương thức viện trợ mới, Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính) sẽ làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng như tham khảo ý kiến với các đối tác quan tâm để xây dựng một hướng dẫn về các cơ chế thực hiện việc hỗ trợ ngân sách2. Hỗ trợ này sẽ bao gồm hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh, khoản vay căn cứ theo chính sách và hỗ trợ tổng thể ngành (Cột mốc 3). ● Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính) với sự hỗ trợ của các đối tác sẽ thực hiện đánh giá công việc đấu thầu, phê duyệt, mua sắm và giải ngân đối với việc sử dụng viện trợ y tế nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị làm đơn giản hoá và tổ chức tốt hơn các công tác này (Cột mốc 4). 2 Xây dựng theo Quyết định số 11/2008/QD-BYT về Ban hành Quy chế Quản lý và Sử dụng Viện trợ Phát triển Chính thức của Bộ Y tế Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 6 Văn bản thỏa thuận chung 3. Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển ● Bộ Y tế và các Đối tác cùng đánh giá tiến bộ trong lĩnh vực Y tế thông qua Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế (JAHR), theo như các điều khoản tham chiếu được đưa ra trong Phụ lục 1. JAHR được coi như một cơ chế trách nhiệm giải trình chung cho các bên tham gia trong nước cũng như quốc tế (Cột mốc 10). ● Dựa vào khung theo dõi được vạch ra trong JAHR, Bộ Y tế và các đối tác sẽ hỗ trợ một khung kết quả liên kết với Kế hoạch 5 năm mới và được cập nhật thường niên. Cũng như trong JAHR, khung này sẽ bao gồm các kết quả (đầu ra) đã được định lượng cũng như các mục tiêu mang tính phân tích, chính sách và thực thi (Cột mốc 8 và 10). ● Trong chừng mực có thể, các đối tác sẽ dựa trên JAHR và khung kết quả để thực hiện theo dõi giám sát và không yêu cầu Bộ Y tế có các báo cáo riêng. ● Các đối tác sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho Bộ Y tế về các cam kết hàng năm, chi tiêu và / hoặc các kế hoạch thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm tới để Bộ Y tế có thể ghi nhận chính xác tất cả các nguồn viện trợ và chuẩn bị các kế hoạch cho ngành (Cột mốc 6). Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- Văn bản thỏa thuận chung 7 Đơn vị Đơn vị Thời hạn đầu mối thực hiện hoàn thực Các cột mốc phía đối thành dự hiện tác (dự kiến phía Việt kiến) Nam 1 Bảng ma trận chi tiết các hoạt Quý 1 năm BYT (Vụ WHO động của nhà tài trợ trên cơ sở 2009 và HTQT) hàng năm theo một hình thức sau đó sẽ đã được thống nhất. Bảng ma tiến hành trận đầu tiên sẽ do TCYTTG hàng năm chuẩn bị. 2 Thực hiện một nghiên cứu để Tháng 6 BYT (Vụ GTZ, JICA đánh giá mức độ sự hài hòa năm 2009 HTQT) và liên kết của hỗ trợ kỹ thuật trong ngành Y tế. 3 Ban hành Hướng dẫn về việc Tháng 9 BYT (Vụ EC (phối cung cấp hỗ trợ ngân sách năm 2009 KHTC), hợp với trong ngành Y tế. phối hợp Nhóm Đối với Bộ Tài tác Y tế chính Châu Âu), và ADB 4 Rà soát các quy trình phê Tháng 10 BYT (Vụ WB (sáng duyệt, mua sắm và giải ngân năm 2009 KHTC) kiến cùng 6 để sử dụng cho viện trợ Y tế. ngân hàng) 5 Chính phủ phê duyệt chính Tháng 12 BYT (Vụ AusAID, thức diễn đàn HPG với các năm 2009 HTQT) WHO, Đại điều khoản tham chiếu được sứ quán nêu tại Phụ lục 2, thiết lập một Mỹ, , cơ chế kinh phí chuyên cho EC (hỗ trợ ban thư ký HPG với hỗ trợ của chuyên các đối tác có quan tâm. Các gia), quy trình liên kết chính thức Pathfinder HPG với các nhóm đối tác có (hỗ trợ liên quan đến y tế được thống nhóm kỹ nhất. thuật) Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 8 Văn bản thỏa thuận chung Đơn vị Đơn vị Thời hạn đầu mối thực hiện hoàn thực Các cột mốc phía đối thành dự hiện tác (dự kiến phía Việt kiến) Nam 6 Kiểm điểm về tính minh bạch, Tháng 12 BYT (Vụ WHO tính chính xác và đúng thời năm 2009 KHTC và gian đối với thông tin về tài Vụ HTQT) chính do các đối tác cung cấp. 7 Hoàn thiện kế hoạch chi tiêu Tháng 8 BYT (Vụ EC (phối gắn với Kế hoạch 5 năm với năm 2010 KHTC), hợp với thông tin về tổng thu nhập phối hợp Nhóm Đối từ các nguồn trong nước và với Bộ Tài tác Y tế ngoài nước cho ngành y tế. chính Châu Âu), và WB 8 Hoàn thành Kế hoạch 5 năm Tháng 12 BYT (chịu EC (phối khả thi, có ước tính kinh phí năm 2010 trách hợp với cho ngành Y tế và gắn với nhiệm Nhóm Đối khung theo dõi. chính là tác Y tế Vụ KHTC, Châu Âu) phối hợp các Vụ, Cục và các tỉnh thành) 9 Đánh giá mức độ hỗ trợ của Đánh giá Đánh giá AusAID đối tác được liên kết với Kế độc lập, độc lập, hoạch 5 năm và gắn với các kế hay một hay một hoạch hàng năm. phần của phần của JAHR 2010 JAHR 2010 10 Báo cáo chung Tổng quan Đang tiến BYT (Vụ ngành Y tế được thực hiện, hành KHTC) với sự tham gia của tất các Các đối tác cấp chính quyền, các tổ chức phát triển dân sự và các đối tác tài trợ và được phổ biến. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- Văn bản thỏa thuận chung 9 Văn bản thỏa thuận chung này được các đối tác sau đây thông qua tại cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 31 tháng 3 năm 2009 Bộ Y tế Việt Nam Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia Ngân hàng Phát triển Châu Á Đại sứ quán Vương quốc Bỉ Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan Đại sứ quán Công quốc Luxembourg Chính phủ Nhật bản Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Đại sứ quán Cộng hòa Pháp Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam Các Cơ quan Liên Hợp Quốc Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Tổ chức Y tế Thế giới Các tổ chức xã hội dân sự Tổ chức Catholic Relief Service Việt Nam Tổ chức Counterpart International Việt Nam Tổ chức FHI Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 10 Văn bản thỏa thuận chung Tổ chức Ipas Việt Nam Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam Tổ chức Orbis tại Việt Nam Tổ chức PATH Tổ chức Pathfinder International Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- Văn bản thỏa thuận chung 11 PHỤ LỤC 1: Báo cáo Chung Tổng quan ngành Y tế (JAHR) ● Báo cáo Chung Tổng quan ngành Y tế là một tiến trình, qua đó Bộ Y tế và các Đối tác cùng nhau đánh giá tiến độ trong ngành Y tế trên cơ sở thường niên. Như vậy, cùng với Nhóm Đối tác Y tế (HPG), đây là một cơ chế để đối thoại về các vấn đề quan trọng, ưu tiên cho sự phát triển của ngành. ● Có thể nhìn thấy trước rằng các ưu tiên được xác định trong JAHR sẽ cung cấp thông tin về cơ chế lập kế hoạch và dự thảo ngân sách thường niên trong ngành y tế, cũng như Kế hoạch 5 năm sắp tới giai đoạn 2011–2015, việc này cũng sẽ là cơ sở thông tin cho chương trình của ngành. Theo đó, JAHR sẽ hỗ trợ việc đánh giá từ chỗ dựa trên cơ sở đầu vào và định mức chi chuyển sang dựa trên kết quả đầu ra theo định hướng đã được lập kế hoạch và dự trù ngân sách từ trước. ● Mỗi báo cáo cung cấp một tổng quan về tiến bộ trong ngành, bao gồm số liệu cập nhật về một bộ chỉ số được thống nhất và đi sâu vào từng chủ đề quan tâm cụ thể. Khi Kế hoạch 5 năm sắp tới được xây dựng, các chỉ số theo dõi trong JAHR sẽ nhất quán với các chỉ số trong khung các kết quả của Kế hoạch. ● JAHR sẽ tiến hành các nghiên cứu cụ thể trong các lĩnh vực quan tâm chiến lược theo yêu cầu. ● Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện JAHR, có sự tham khảo ý kiến của các bên trong và ngoài nước. ● Các đối tác mong muốn hỗ trợ tài chính cho JAHR sẽ cố gắng đưa ra các cam kết trong quý ba (một cách lý tưởng là cam kết nhiều năm), và giải ngân trong quý một theo năm tài chính của Chính phủ Việt Nam. Các nguồn lực sẽ do Vụ Kế hoạch-Tài chính quản lý và Vụ này sẽ thành lập một cơ chế tài chính để đạt được mục đích này. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 12 Văn bản thỏa thuận chung PHỤ LỤC 2: Các điều khoản tham chiếu của Nhóm Đối tác Y tế Mục đích Mục đích thành lập Nhóm Đối tác Y tế (HPG) là để nâng cao hiệu quả viện trợ từ bên ngoài cho lĩnh vực y tế. Với sự tham gia của các đối tác phát triển, Bộ Y tế và các Bộ ngành khác của chính phủ, HPG được thừa nhận là một diễn đàn chính trong việc tạo dựng sự tin tưởng, xây dựng hiểu biết chung và hỗ trợ tiến bộ theo hướng các hệ thống và cách thức làm việc chung trong lĩnh vực y tế, một lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và các đối tác phát triển. HPG cũng sẽ liên hệ và thiết lập mối liên hệ với các nhóm đối tác liên ngành khác như Nhóm Đối tác về cúm gia cầm ở Người và Động vật, các Nhóm công tác về HIV và Nhóm Đối tác về Hiệu quả Viện trợ. Mục tiêu Là một diễn đàn điều phối chung trong lĩnh vực y tế, HPG chủ yếu tập trung vào vấn đề chính sách và chiến lược. Ngoài ra, diễn đàn HPG cũng sẽ lắng nghe các báo cáo của các tiểu nhóm kỹ thuật khác nhau. Các mục tiêu được đề ra là: ● Đánh giá tổng thể hiệu quả hỗ trợ của các đối tác phát triển cho lĩnh vực y tế, kể cả việc đặt ra các ưu tiên cho việc sử dụng hỗ trợ phát triển; ● Đánh giá một cách đầy đủ điều phối viện trợ, tính minh bạch, giảm sự trùng lặp, manh mún trong việc điều phối viện trợ trong lĩnh vực y tế; ● Tăng cường việc tiếp cận đa ngành để đạt được các mục tiêu y tế, thu hút sự tham gia các cơ quan chính phủ liên quan và các đối tác phát triển. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- Văn bản thỏa thuận chung 13 Các lĩnh vực trọng tâm ● Các đề xuất điều phối, hài hòa, liên kết và quản lý viện trợ một cách tối ưu nhất; ● Trình bày và thảo luận về bản dự thảo và bản hoàn thiện của các chiến lược, kế hoạch và dự thảo kinh phí liên quan tới y tế của Bộ Y tế và của Chính phủ; ● Trình bày và thảo luận về các đề xuất tài chính quan trọng, nhằm đảm bảo sự liên kết với các chiến lược của Chính phủ; ● Điều phối và lập kế hoạch cho các đoàn công tác, các nghiên cứu và các đánh giá chung; ● Các giải pháp lựa chọn để đưa ra các vấn đề y tế có liên quan trong thảo luận phát triển ở cấp cao hơn, chẳng hạn như Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ; ● Các báo cáo của các tiểu nhóm, đặc biệt là về các vấn đề thích hợp và tác động đến toàn bộ ngành Y tế. Các nhóm kỹ thuật Sự điều phối hỗ trợ của các đối tác trong các lĩnh vực cụ thể hoặc các lĩnh vực nhỏ không thuộc trách nhiệm của HPG. Trong một số lĩnh vực cụ thể, các tiểu nhóm nằm dưới HPG đã được thành lập để thực hiện chức năng này. Trong các nhóm khác, ví dụ như HIV và cúm, cơ chế điều phối độc lập đã có. Các điều khoản tham chiếu này sẽ thiết lập một liên kết chính thức giữa các nhóm đối tác có liên quan đến y tế trước đây với HPG. Các quy trình cho các liên kết này sẽ được xây dựng. Đại diện của tất cả các nhóm sẽ được mời dự các cuộc họp của HPG, được tạo cơ hội để nêu các vấn đề quan tâm tại diễn đàn HPG và các nhóm sẽ cung cấp các báo cáo tiến độ và các thông tin cập nhật theo yêu cầu của các vị đồng chủ tịch HPG, ● Trách nhiệm tổ chức những cuộc họp tiểu nhóm của HPG thuộc về những người chủ trì các nhóm này. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
- 14 Văn bản thỏa thuận chung ● Việc thành lập các tiểu nhóm mới và sự chấm dứt hoạt động các tiểu nhóm hiện có sẽ được thảo luận và nhất trí trong HPG. Công tác chuẩn bị ● HPG sẽ được đồng chủ tịch ở cấp Bộ trưởng và Đại sứ. Bộ trưởng và một vị Đại sứ sẽ chủ trì ít nhất một cuộc họp một năm và ủy quyền cho một Thứ trưởng và một đối tác đại diện thay mặt chủ trì trong các cuộc họp còn lại. ● HPG sẽ họp hàng quý và các đối tác sẽ đảm nhiệm luân phiên vị trí đồng chủ toạ. ● HPG đạt được số đại biểu quy định khi từng nhóm sau đây được đại diện bởi ít nhất một thành viên: các Nhà tài trợ song phương; các Ngân hàng phát triển; Liên Hiệp Quốc; các quan chức Bộ Y tế ở cấp Thứ trưởng; các Tổ chức dân sự (xem dưới đây). Các thành viên của HPG được khuyến khích thiếp lập các nhóm cụ thể để thống nhất những vấn đề trọng tâm trước khi cuộc họp HPG diễn ra. ● Để đạt được số đại biểu quy định, các tổ chức dân sự có thể được đại diện bởi bất kỳ nhóm nào trong bốn nhóm sau: Các Tổ chức Phi Chính phủ quốc tế và các Tổ chức Phi Chính phủ trong nước, các Hiệp hội chuyên môn và các tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, dựa trên một tiến trình cởi mở và minh bạch do mỗi nhóm quy định, từng nhóm này sẽ được yêu cầu đề cử một đại diện chính thức để tham dự các cuộc họp HPG. Ngoài 4 đại diện được đề cử chính thức này, các cuộc họp HPG còn để ngỏ cho các đại diện khác từ các nhóm nói trên tham dự họp với tư cách là quan sát viên. ● Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Y tế là đầu mối của HPG. ● Một ban thư ký cho HPG sẽ được thành lập cùng với một cơ chế tài chính cụ thể nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của HPG. ● WHO và các đối tác phát triển khác sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và/hoặc kỹ thuật cho diễn đàn này. Tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn
3 p | 1155 | 218
-
Hợp đồng đại lý
4 p | 435 | 167
-
HỢP ĐỒNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
7 p | 552 | 166
-
Hợp đồng giao nhận thiết kế công trình
3 p | 273 | 111
-
Hợp đồng cho mượn tài sản
2 p | 363 | 98
-
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU X
1 p | 1341 | 73
-
HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
8 p | 688 | 70
-
Hợp đồng dịch vụ trưng bày sản phẩm
4 p | 261 | 54
-
Hợp đồng in
2 p | 155 | 52
-
MẪU MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU S
1 p | 327 | 49
-
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHỨNG KHOÁN
2 p | 244 | 43
-
Mẫu biên bản thỏa thuận thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng
3 p | 831 | 36
-
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHO CÔNG TRÌNH
2 p | 224 | 34
-
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT
4 p | 163 | 33
-
Hợp đồng đi làm việc nước ngoài
4 p | 147 | 23
-
Mẫu Công văn đề nghị chung
2 p | 22 | 2
-
Hợp đồng đổi nhà ở
5 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn