Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
lượt xem 2
download
Các nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu của các vụ ly hôn, các nguyên nhân tiếp theo là bạo lực gia đình, sức khỏe,… Hôn nhân đổ vỡ không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn tác động nghiêm trọng đến xã hội để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc hậu ly hôn. Bài viết này tác giả phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn và kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
- VẤN ĐỀ CẤP DƢỠNG CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN Trần Thị Khánh Linh Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sự sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc, là nơi bình yên nhất gắn kết các thành viên với nhau trong một mối quan hệ bền chặt, thế nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay với những tình yêu nhanh, cưới vội, sau đó lại ly hôn, lại trở thành câu chuyện thường nghe về các gia đình trẻ. Các nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu của các vụ ly hôn, các nguyên nhân tiếp theo là bạo lực gia đình, sức khỏe,… Hôn nhân đổ vỡ không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn tác động nghiêm trọng đến xã hội để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc hậu ly hôn. Một trong những đối tượng chịu những hệ lụy trực tiếp từ việc ly hôn là những đứa con có cha mẹ ly hôn. Bài viết này tác giả phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn và kiến nghị. Từ khóa: Bản án, cấp dưỡng, chế tài, ly hôn, trách nhiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Ai cũng hiểu rằng ly hôn đồng nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ vợ chồng, được tự do lựa chọn cuộc sống mới cho mình. Và những “hệ lụy” mà ly hôn đem lại cũng là điều dễ dàng nhận thấy, “nạn nhân” đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ly hôn chính là những đứa con. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, dù cha mẹ có chia tay nhau trong hoàn cảnh nào thì đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tâm lý. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (giảng viên trường đại học KHXH và NV thành phố HCM), trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con khiến cho mỗi năm có tới 50.000 trẻ em chịu cảnh thiếu cha hoặc mẹ. Và có khoảng 30% trẻ em bỏ nhà đi bụi xuất phát từ những cuộc ly hôn này. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình cha mẹ chia tay nhau thường bị chấn thương tâm lý rất nặng, nhất là nếu chúng còn nhỏ. Trẻ con không hiểu được, không phân biệt nổi ai đúng, ai sai trong “tai nạn” này. Hậu quả là chúng thường bị mất cân bằng cuộc sống. Đó là chưa kể tới việc sau khi chia tay, bởi vì “ân đoạn nghĩa tuyệt” mà nhiều khi người trong cuộc còn lấy con cái như một “vũ khí” để chống lại người kia bằng cách thường xuyên [1] bịa đặt, nói xấu chồng (vợ) cũ với con . Ngoài những tổn thương về mặt tâm lý nhiều em còn phải chịu những thiệt thòi về vật chất do khi cha mẹ ly hôn thì thường xảy tình trạng là người cấp dưỡng (cha hoặc mẹ) thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái chỉ thời gian đầu là thực hiện đầy đủ, nhưng qua một thời gian hoặc sau khi có gia đình mới thì đa số họ không còn mặn mà đến việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với những đứa con. Họ thường xuyên thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hoặc là ậm ừ cho qua chuyện, một số khác thì cố tình thực hiện không đúng v,v… Gây ảnh hưỡng rất lớn về quyền được hưởng cấp dưỡng của những đứa trẻ và làm ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện phát triển cho những đứa trẻ này trưởng thành. 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƢỠNG CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN 2.1 Bất cập về vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ cấp dƣỡng đối với con Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề theo các quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình (HN và GĐ) năm 2014. Việc cấp dưỡng sau ly hôn trên thực tế còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực 136
- tế khoản tiền cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn lại là “món nợ” khó đòi đối với người thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ có điều kiện, nó chỉ phát sinh khi có bên yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, bên thực hiện nghĩa vụ phải có điều kiện cấp dưỡng và có phán quyết của tòa án. Nghĩa vụ cấp dưỡng thường mang tính chất tự nguyện và thỏa thuận không mang tính chất cưỡng chế. Sau khi ly hôn các bậc cha mẹ thường tự nguyện, tự thỏa thuận về việc cấp dưỡng của mình đối với con. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có không ít những trường hợp cha mẹ cố tình chây ỳ, cố tình lơ là ậm ừ cho qua, không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quyết định trong bản án của tòa án. Khi bản án có hiệu lực mà bên thực hiện cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ thì người trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, nhưng hầu như đây vẫn là “món nợ” khó đòi do cơ quan thi hành án đã làm hết trách nhiệm mà bên cấp dưỡng vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, những quy định xử phạt đối với hành vi không thực hiện hoặc cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con còn rất hạn chế; trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 [2] đến 5.000.000 đồng . Quy định xử phạt hành chính này còn khá bao quát về việc không thực hiện theo quyết định của bản án chứ chưa quy định cụ thể về vấn đề trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con, có lẽ vì thiếu những quy định cụ thể cần thiết đối với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà nhiều người vẫn không ngại việc lơ là với việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình thì có quyền làm đơn yêu cầu tạm ngừng cấp dưỡng gửi Tòa án để được giải quyết, căn cứ vào Điều 117 Luật HN và GĐ 2014 quy định “tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” [3] . Trên thực tế đây là một vấn đề khó khăn đối với người yêu cầu cấp dưỡng và tòa án bởi khó mà xác định được khi nào người cấp dưỡng hết lâm vào tình trạng khó khăn để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình; một số trường hợp khác người cấp dưỡng còn cố tình tạo ra tình cảnh khó khăn để không phải cấp dưỡng cho con cho tới lúc 18 tuổi. Vậy vấn đề cần phải chú trọng giải quyết ở đây luật hiện hành chưa có quy định cụ thể là làm thế nào để xác định người thực hiện nghĩa vụ có thực sự lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế hay không, ai hay cơ quan nào là người đứng ra xác minh, xác định thời điểm người cấp dưỡng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Vì thế, khi xem xét việc yêu cầu tạm ngừng cấp dưỡng thì tòa án cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định. Quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Hiện nay trong luật hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định cụ thể, một căn cứ quy định chung nào về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, trên thực tế việc quyết định thời điểm này nhiều khi xuất phát từ ý chí chủ quan của tòa án, gây ra tình trạng không thống nhất trong việc áp dụng luật ở các địa phương. Có tòa cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi bản án có hiệu lực, nhưng có tòa lại cho rằng nghĩa vụ đó phát sinh người không trực tiếp nuôi con không thực hiện việc đóng góp nuôi con khi hôn nhân còn tồn tại. Vì vậy, quyền lợi của những đứa con nhiều khi không được bảo đảm một cách đầy đủ. Trên thực tiễn đã xảy rất nhiều trường hợp thể hiện sự bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp đối với con sau khi cha mẹ ly hôn, sau đây là hai trường hợp trong số đó: Chị Nguyễn Thị Hòa, xã Xuân Lam (Thọ Xuân) ly hôn với chồng đã 3 năm nay. Khi ra tòa, chồng chị đồng ý để chị nuôi cả 2 đứa con, còn anh sẽ có trách nhiệm đóng góp, chu cấp tiền nuôi con cho chị. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng thực hiện đúng, anh ta bắt đầu “lờ” nghĩa vụ làm cha đối với 2 đứa con ngay sau khi anh tái hôn. Vốn là người có lòng tự trọng, chị Hòa rất ngại phải nhắc nhở chồng cũ về khoản tiền trợ cấp. Tuy nhiên, từ năm ngoái, 2 con chị đều đi học, tiền học thêm của các con ngày một tốn kém, thu nhập ngày một giảm sút nên chị Hòa đành bảo đứa con trai lớn gọi điện nhắc nhở [4] bố. Thế nhưng, anh ta cứ ậm ừ cho xong, rồi khất lần hết ngày nọ đến tháng kia... ; Khi ly hôn, chị Cao Thị Na, xã Hà Toại (Hà Trung) được quyền nuôi 2 con, lúc đó con gái chị 6 tuổi và con trai 4 tuổi, người chồng phải trợ cấp nuôi con đến khi hai cháu đủ 18 tuổi. Chừng khoảng gần 2 năm đầu, chồng cũ giao tiền cho chị đầy đủ hàng tháng, nhưng rồi sau đó anh tái hôn và “lờ” luôn chuyện đưa tiền nuôi con cho 137
- vợ cũ. Chị Na chia sẻ: Bây giờ con gái lớn của tôi đã vào đại học, thằng em lên lớp 10, tôi cũng không nhớ hồi đó tòa yêu cầu ông chồng chu cấp bao nhiêu tiền để nuôi con, chỉ biết rằng gần 10 năm nay con tôi đã không còn bố. Thời gian khó khăn nhất qua rồi, giờ con gái đã đi làm thêm kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi được hỏi, vì sao chị không kiện ông chồng ra tòa? Chị cho biết, hồi đó tôi không biết thủ tục này, với lại “đàn ông khi họ đã có gia đình riêng rồi, có lẽ không nhớ đến những đứa con họ đẻ ra nữa, họ [5] không làm tròn nghĩa vụ thì mình kiện có ích gì” . Hai trường hợp trên là đơn cử cho việc bất lực trước việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con cái đối với bên còn lại. Vậy đâu là lý do mà những người phụ nữ, những đứa con này phải chịu thiệt thòi hàng chục năm trời mà không lên tiếng đòi lại quyền lợi mà mình đáng phải được hưởng. Lý do có thể là do họ ngại phải lên tiếng nhiều lần với đối phương vì người ta cứ ậm ừ cho qua hoặc đã có gia đình mới nên ngại làm phiền, vì thế đã tạo điều kiện để bên có nghĩa vụ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Hoặc lý do khác đó là trong pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy định cụ thể mang tính bắt buộc rằng người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình cho đến khi nghĩa vụ được chấm dứt, phải chăng đây là một chi tiết cần lưu ý để đảm bảo lợi ích chính đáng cho những đứa trẻ hậu ly hôn. 2.2. Bất cập về mức cấp dƣỡng Không kể những người vô trách nhiệm luôn chây ỳ trước nghĩa vụ đóng góp nuôi con sau khi ly hôn, ngay cả khi họ thực hiện một cách nghiêm túc theo luật định thì khoản đóng góp đó cũng không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo Điều 115 Luật HN và GĐ 2014 quy định: Khi ly hôn, nếu bên trực tiếp nuôi con khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Trên thực tế thì tỷ lệ ly hôn ở nước ta ngày một tăng và 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, [6] vợ hoặc chồng trong độ tuổi từ 18-30 tuổi ; tức là hầu hết những đứa trẻ trong các vụ ly hôn này còn rất nhỏ, để những đứa trẻ này phát triển đến đủ 18 tuổi thì ít nhất cần 14, 15 năm sau. Mức cấp dưỡng không thay đổi trong khi giá cả thị trường biến động không ngừng và điều này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn, nó trở thành một gánh nặng trong cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo Điều 116 Luật HN và GĐ 2014 thì điều luật khó đi vào thực tiễn được do trong các trường hợp ly hôn, mỗi người có mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng điều đáng quan trọng ở đây là phải làm sao để đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho những đứa con có cha mẹ ly hôn này được phát triển một cách toàn diện và lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể, chi tiết về mức cấp dưỡng để bảo đảm được quyền lợi được phát triển toàn diện trong một môi trường lành mạnh của những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn. Một trường hợp cụ thể thường gặp trên thực tiễn đó là trường hợp của Chị Lê Thị Nga, xã Đông Hoàng (Đông Sơn) cho biết: Chị ly hôn chồng cách đây 4 năm và được tòa án giao nuôi đứa con gái 5 tuổi. Lúc đó tòa “phán” cho chồng cũ trợ cấp nuôi con là 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, số tiền nuôi con hàng tháng phải gấp 5-6 lần số tiền trợ cấp. Chị Nga nhẩm tính: Chỉ tính riêng tiền học thêm cho con cũng ngót nghét tiền triệu mỗi tháng, rồi tiền ăn, tiền quần áo, tiền thuốc thang... Chị thở dài: “ Chẳng qua là gắn tý [7] trách nhiệm để an ủi con cái thôi chứ phần thiệt bao giờ cũng về phía người trực tiếp nuôi dưỡng” ... Trường hợp của chị Nga thể hiện rõ được mức cấp dưỡng cho con còn không hợp lý, bởi 500.000 đồng/tháng là quá ít so với nhu câu thực tế và thiết yếu cần cho trẻ. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha mẹ sau khi ly hôn là nhằm mục đích cung cấp và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu để cho con được phát triển lành mạnh, trưởng thành trong tương lai. Nhưng với mức cấp dưỡng ít ỏi, không phù hợp với nhu cầu thực tế này thì mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con không còn được đảm bảo và quyền lợi của đứa con cũng bị ảnh hưởng. Một trường hợp đáng nhắc đến khác là trường hợp của việc cấp dưỡng một lần cho con của cha mẹ sau khi ly hôn, trường hợp này cũng có nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta cần quan tâm. Như trong câu chuyện của anh Hạnh và chị My sau đây: “vì không muốn “dây dưa” thêm với nhau sau cuộc hôn nhân chẳng mấy ngày hạnh phúc, khi Tòa tuyên giao cho anh Khuất Đức Hạnh nuôi con, chị Trần Trà My quyết định cấp dưỡng nuôi con một lần để tiện theo người mới đi định cư ở nước ngoài. Cậu con trai 8 tuổi 138
- sống cùng bố, nhận số tiền hơn 20 triệu đồng “trách nhiệm của mẹ” (180.000 đồng/tháng). Thế nhưng, cậu bé lại không khỏe mạnh, ốm đau triền miên khiến số tiền trên chỉ được một thời gian ngắn. Hiện tại, hai bố con sống khá chật vật với khoản thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng của anh Hạnh, nhưng cũng không thể trong chờ gì ở người mẹ vì chị My cho rằng mình đã “hoàn thành trách nhiệm” từ 10 năm trước! Anh Hạnh đưa ra lý do luật quy định người được cấp dưỡng một lần có thể được cấp dưỡng bổ sung, nhưng chị My vốn sống phụ thuộc chồng, và cho rằng, luật chỉ yêu cầu cấp dưỡng bổ sung khi người được cấp dưỡng “lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”, mà đứa con lại chỉ ốm đau vặt vãnh, nên [8] không có cớ gì đòi thêm trách nhiệm” . Với vụ việc trên ta có thể thấy rõ được các vấn đề phức tạp trong phương thức cấp dưỡng một lần cho con khi cha mẹ ly hôn là việc xác định khoản cấp dưỡng và quản lý khoản tiền cấp dưỡng đó. Việc xác định khoản cấp dưỡng trong trường hợp cấp dưỡng một lần thường mang tính tương đối so với nhu cầu của người được cấp dưỡng. Lý do là các khoản cấp dưỡng thường được tòa án xác định ở thời điểm tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng vào thời điểm đó, nhưng cả hai yếu tố này ( nhu cầu và khả năng) đều có thể thay đổi theo thời gian. Như trong trường hợp trên mặc dù đứa con đã nhận tiền cấp dưỡng một lần từ chị My nhưng do không khỏe mạnh, ốm đau triền miên nên trên thực tế thì số tiền này là không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của đứa con sau khi cha mẹ ly hôn. Việc quản lý khoản tiền cấp dưỡng một lần pháp luật quy định có thể khoản cấp dưỡng được gửi vào ngân hàng hoặc giao cho người đại diện của người được cấp dưỡng. Các bên thỏa thuận để lựa chọn phương thức quản lý khoản tiền cấp dưỡng một lần sao cho phù hợp. Nhưng trên thực tế việc thực hiện không đúng mục đích số tiền cấp dưỡng này là cũng không thể tránh khỏi. Do vậy, luật pháp cần có những quy định cụ thể hơn về việc quản lý tiền cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn để tránh sự lạm dụng, phung phí nhằm mục đích khác không phải dành cho nuôi dưỡng con. Khi một bản án ly hôn có hiệu lực thì kéo theo sau nó là số phận của mỗi con người cũng thay đổi. Mặc dù, trên thực tế của cuộc sống thì sau mỗi vụ ly hôn mỗi người có một mức thu nhập khác nhau, điều kiện và hoàn cảnh sống thay đổi khác nhau, nhưng họ vẫn phải đảm bảo các “ nhu cầu thiết yếu” trong cuộc sống của những đứa trẻ sau khi cha, mẹ ly hôn. Đó là quyền lợi mà những đứa trẻ này đáng được hưởng để chúng có thể phát triển toàn diện và lành mạnh; vì thế Nhà nước ta cần có quy định cụ thể hơn về mức cấp dưỡng. 3. KIẾN NGHỊ Trong công tác xét xử và thi hành án về các quan hệ hôn nhân và gia đình đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của những đứa con sau khi cha mẹ ly hôn. Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp trên thực tế quyền và lợi ích của con chưa được bảo đảm. Để khắc phục được vấn đề này tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau. Trước tiên, cần quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con là nghĩa vụ bắt buộc kể cả trong trường hợp người trực tiếp nuôi con từ chối. Bởi vì, quyền được cấp dưỡng là quyền lợi của đứa con, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền của người cấp dưỡng. Việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng có tính bắt buộc sẽ đảm bảo cho những đứa trẻ được hưởng những quyền lợi mà chúng xứng đáng được nhận về cả vật chất lẫn tinh thần. Những điều kiện về mặt vật chất được đảm bảo sẽ tạo môi trường tốt và lành mạnh cho những đứa trẻ này phát triển trong tương lai, còn về tinh thần thì việc cấp dưỡng của cha hoặc mẹ có ý nghĩa lớn với những đứa con bởi đây là một hành động quan tâm, chăm sóc đối với con. Như vậy, mặc dù cha mẹ ly hôn nhưng từ việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con sẽ giảm bớt những tác động tiêu cực đối với những đứa trẻ. Những quy định về xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên thực tế vấn đề vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng của những bậc cha mẹ sau ly hôn rất phổ biến, mặc dù đã có những quy định về chế tài xử lý vi phạm nhưng do những quy định của các chế tài này còn hạn chế, chưa nghiêm khắc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP “Phạt cảnh cáo hoặc phạt 139
- tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha [9] mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật” , tuy nhiên, văn bản pháp luật này hiện nay đã hết hiêu lực, được thay thế bởi Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính tư pháp và được áp dụng kể từ ngày 11/11/2013 và trong nghị định thay thế này lại không có một điều luật nào quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi trốn tránh hoặc từ chối cấp dưỡng đối với con mà chỉ có quy định một cách chung chung về trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Còn theo Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam [10] giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” . Chế tài trên của pháp luật quy định còn quá nhẹ đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Do đó pháp luật cần có chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm. Theo tôi có thể đề ra những quy định cụ thể về mức phạt hành chính đối với hành vi trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con “phạt tiền theo lần nhắc nhở vi phạm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con: vi phạm lần một phạt cảnh cáo từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; từ lần nhắc nhở vi phạm tiếp theo thì mức phạt sẽ tăng thêm 50% đối với mức phạt trước đó”. Như vậy, bằng việc đánh vào kinh tế của người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, ta có thể nhắc nhở họ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đối với con. Với việc có một điều luật cụ thể quy định về việc trốn tránh hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con sẽ nâng cao được tính tự giác trong thực hiện nghĩa vụ cũng như nhiều người không còn ý định lơ là với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Trong trường hợp tạm ngừng cấp dưỡng: Hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định về thời gian tạm ngừng thực hiện cấp dưỡng, do không có quy định cụ thể nào nên dễ dẫn đến người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh hiện thực nghĩa vụ, gây ra những ảnh hưởng đến quyền lợi của con. Vì vậy, thời gian tạm ngừng thực hiện cấp dưỡng phải được quy định cụ thể, rõ ràng và trong quá trình xem xét yêu cầu tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của người thực hiện cấp dưỡng cũng cần có những quy định về cơ quan nào phụ trách xác minh tình trạng kinh tế của người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về thời điểm thực hiện nghĩa vụ của người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để tạo được sự thống nhất trong việc thi hành pháp luật. Về quy định mức cấp dưỡng : dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận các bên nhưng pháp luật cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể để trong một số trường hợp thẩm phán có thể can thiệp nếu mức cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận rỏ ràng là không bảo đảm quyền lợi chính đáng của con. Theo đó, mức cấp dưỡng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập của người phải cấp dưỡng theo từng quý trong năm (để đảm bảo sự linh hoạt trong việc thay đổi mức thu nhập của người cấp dưỡng); như vậy, mức cấp dưỡng cho con có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu tại từng thời điểm làm khung để quy định mức cấp dưỡng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần có những quy định cụ thể trong việc cấp dưỡng một lần cho con của cha mẹ sau khi ly hôn: Cần có những quy định cụ thể, chi tiết về cách thức xác định mức cấp dưỡng một lần cho con khi cha mẹ ly hôn làm sao để đảm bảo được “nhu cầu thiết yếu” của đứa con, cần có những quy định cụ thể về việc cấp dưỡng bổ sung khi mức cấp dưỡng một lần đó không đảm bảo được cuộc sống cho những đứa con. Ngoài ra, những quy định về quản lý tiền cấp dưỡng một lần của con khi cha mẹ ly hôn cũng cần được quy định cụ thể để đảm bảo được số tiền cấp dưỡng luôn được sử dụng đúng mục đích, không phung phí. 140
- Như vậy, dù là có mức thu nhập như thế nào, hoàn cảnh điều kiện sống ra sao thì người cấp dưỡng vẫn đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ của mình và đảm bảo được những “nhu cầu thiết yếu” của những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn và đồng thời còn giảm thiểu được thiệt thòi, gánh nặng cho người trực tiếp nuôi dưỡng những đứa trẻ có cha, mẹ ly hôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ly hôn – Nguyên nhân và hậu quả ngày 19/07/2011,tác giảVũ Thị Ngọc Lan – Luật sư Trần Xuân Tiền_ báo dongdoilaw.vn.https://dongdoilaw.vn/ly-hon-nguyen-nhan-va-hau- qua/?fbclid=IwAR0cj8UyWMf0iE38U7rtyaD7nFo5sziqA_qR3k_eiQRq4VVfzsv9n8If5iw. _ Truy cập ngày 12/4/2019 [2] Nghị định số 110/2013/nđ-cp ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. [3] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. [4] Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn: Món “nợ” khó đòi ngày 07/11/2018_Baothanhhoa.vn. http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/cap-duong-nuoi-con-sau-ly-hon-mon-no-kho- doi/92399.htm?fbclid=IwAR35PzKi3p2x5ieIoD5ee0PYlOo3pUv53b4lJ-zFtyGcT88Zf1iLPHRbjpU_ Truy cập ngày 13/4/2019 [5] Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn: Món “nợ” khó đòi ngày 07/11/2018_Baothanhhoa.vn. http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/cap-duong-nuoi-con-sau-ly-hon-mon-no-kho- doi/92399.htm?fbclid=IwAR35PzKi3p2x5ieIoD5ee0PYlOo3pUv53b4lJ-zFtyGcT88Zf1iLPHRbjpU_ Truy cập ngày 13/4/2019 [6] Gia tăng tình trạng ly hôn trong giới trẻ ngày 11/04/2016, tác giả Châu Anh_ Baodansinh.vn. http://baodansinh.vn/gia-tang-tinh-trang-ly-hon-trong-gioi-tre-d30779.html_ Truy cập ngày 12/4/2019 [7] Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn: Món “nợ” khó đòi ngày 07/11/2018_Baothanhhoa.vn. http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/cap-duong-nuoi-con-sau-ly-hon-mon-no-kho- doi/92399.htm?fbclid=IwAR35PzKi3p2x5ieIoD5ee0PYlOo3pUv53b4lJ-zFtyGcT88Zf1iLPHRbjpU._ Truy cập ngày 13/4/2019 [8] Tranh cãi trợ cấp nuôi con khi ly hôn: Nỗi đau bao giờ cũng thuộc về những đứa trẻ, ngày 04/08/2012, tác giả Khả Hàn_báo An ninh thủ đô. https://m.anninhthudo.vn/doi-song/tranh-cai-tro- cap-nuoi-con-khi-ly-hon-noi-dau-bao-gio-cung-thuoc-ve-nhung-dua- tre/458780.antd?fbclid=IwAR27MLgC6YTqtvl0QgGoSRs_kLoSXHSbvo3LaQqVBPeuk1dtrnkVuD4Y PAs. Truy cập ngày 6/5/2019 [9] Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ngày 21/11/2001. [10] Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 141
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
6 p | 216 | 77
-
Báo cáo phát triển cong người
12 p | 141 | 38
-
Báo cáo phát triển con người Việt nam
12 p | 146 | 35
-
ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM RAU, CHÈ, QUẢ, THỊT GIAI ĐOẠN 2009 – 2015
26 p | 159 | 24
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh
62 p | 58 | 11
-
Nền kinh tế tự do và con đường dẫn tới: Phần 1
168 p | 70 | 9
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Khai thác vận tải đường bộ - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
110 p | 41 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - TS. Nguyễn Nam Hà
36 p | 43 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức
7 p | 75 | 7
-
Giải pháp đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
5 p | 78 | 7
-
Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
7 p | 34 | 6
-
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
6 p | 46 | 5
-
Một số vấn đề về thủ tục rút gọn quy định tại bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 dưới góc nhìn so sánh
8 p | 72 | 5
-
Người lái xe môtô hai bánh phải biết: Phần 1
50 p | 42 | 3
-
Một số ý kiến về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
6 p | 22 | 3
-
Công ước La Hay năm 1996 - sự cần thiết đối với việc nghiên cứu khả năng gia nhập của Việt Nam
7 p | 18 | 2
-
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện gia nhập TPP
5 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn