intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề dân số và già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vấn đề dân số và già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về tình hình dân số nói chung và vấn đề già hóa dân số nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết nhằm đưa ra kiến nghị góp phần thực hiện mục tiêu về dân số mà Đảng đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề dân số và già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay

  1. 24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phan Thị Luyện, Đặng Đình Thái Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt: Dân số lại là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Sự thay đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các tham số cơ bản của dân số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong tương lai. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân số, sức khỏe sinh sản và các chủ trương chính sách đó được thực hiện một cách có hiệu quả trong việc kế hoạch hóa gia đình và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Tuy nhiên những vấn đề về dân số vẫn tồn tại cần giải quyết đó là phân bố dân cư, mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số. Đặc biệt trong tương lai gần Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới. Cần có những giải pháp phù hợp đưa ra để tận dụng được lợi thế cơ cấu dân số vàng đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực của vấn đề già hóa dân số tới toàn xã hội. Từ khóa: Pháp luật, dân số, già hóa dân số, cơ cấu, quy mô, mức sinh, người cao tuổi. Nhận bài ngày 21.3.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Phan Thị Luyện; Email: luyendhl76@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã định hướng phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó con người được khẳng định là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững đất nước. Quan điểm tiến bộ về văn hóa trên thế giới hiện nay là chú trong đến vấn đề phát triển con người. Để con người phát triển toàn diện các quốc gia không thể bỏ qua đến vấn đề dân số vì dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định dân số là nền tảng quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia bởi vì sự vận động, biến đổi của cơ cấu dân số tác động lớn đến sự vận động và phát triển của xã hội. Sự thay đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ như lương thực, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, tiết kiệm đầu tư,
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 25 sử dụng nguồn nhân lực, nguồn lực về vốn, đất đai, công nghệ. Các tham số cơ bản của dân số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong tương lai. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân số, sức khỏe sinh sản và các chủ trương chính sách đó được thực hiện một cách có hiệu quả trong việc kế hoạch hóa gia đình và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Tuy nhiên, Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” nhưng cơ cấu dân số vàng mới chỉ đạt tiêu chí về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của Việt Nam còn rất hạn chế. Mặt khác, Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và theo đánh giá của các chuyên gia dân số trong nước và nước ngoài, nước ta là một trong năm nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đó là: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh”. Do đó nghiên cứu về tình hình dân số nói chung và vấn đề già hóa dân số nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết nhằm đưa ra kiến nghị góp phần thực hiện mục tiêu về dân số mà Đảng đã đề ra. 2. NỘI DUNG 2.1. Tình hình thực hiện chủ trương, chính sách về dân số ở nước ta Trong những năm qua, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật về dân số luôn có sự điều chỉnh nhằm giảm mức sinh, mức chết, nâng cao chất lượng. Chính sách về dân số hướng tới việc giảm tỉ lệ sinh bắt đầu được ban hành năm 1961 đó là Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ khi dân số Việt Nam có 31 triệu người. Quyết định đã đạt được những kết quả nhất định, người dân đã có ý thức về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,8% vào năm 1960 xuống còn 2,4% năm 1975; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,3 con/phụ nữ vào năm 1960 xuống còn 5,25 con/phụ nữ năm 1975. Tuy nhiên, do mức tăng dân số trong thời kỳ này rất cao, trên 3%/năm nên đến 1975, dân số Việt Nam đã đạt 47,6 triệu người. Để thực hiện mục tiêu giảm sinh, năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 về việc thành lập Ủy ban quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch. Ngày 06/02/1985, Ủy ban quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch đổi tên thành Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách về dân số được thành lập từ trung ương đến địa phương cấp tỉnh và đặc khu trực thuộc Trung ương, quận/huyện, xã/phường và các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, bệnh viện, trường học, các đơn vị vũ trang,.. Kết quả là số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 5,25 con năm 1975 xuống còn 3,95 con năm 1985 và 3,8 con năm 1989. Tuy nhiên tỉ lệ gia tăng dân số vẫn duy trì ở mức cao, do đó Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 14/01/1993 về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trong đó đã xác định: “Sự gia tăng
  3. 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ nhiều mặt”. Mục tiêu đề ra là: Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này”. Vì vậy trong bài viết này “sinh đẻ có kế hoạch” hay “kế hoạch hóa gia đình” được coi là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội trọng tâm, hàng đầu của đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 04-NQ/TW, Pháp lệnh dân số được ban hành năm 2003, Pháp lệnh được sửa đổi năm 2008. Đây là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cư, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người); quy định các nội dung quản lý nhà nước về dân số và công tác dân số. Qua một thời gian thực hiện, tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 đề ra. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực; dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Bên cạnh đó, chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng lên. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tuy nhiên Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp; tuổi thọ bình quân tăng trưởng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở một số đồng bào dân tộc ít người. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập. Năm 2011, Quyết định số 2013/QĐ-TTg về Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Tiếp đó Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 được ban hành về công tác dân số trong tình hình mới, đặc biệt là định hướng chuyển đổi từ dân số – kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới ở Việt Nam với mục tiêu: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”. Trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục hoàn thiện sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc. Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số; đồng thời đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 27 đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai các nội dung của công tác dân số. Trong những năm qua, việc ban hành và thực thi các chính sách về dân số ở nước ta đã đạt được những kết quả tích cực. Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2019, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa trong vòng 30 năm, tổng tỷ suất sinh giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Năm 2019 là năm thứ 13 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế. Mặc dù dân số duy trì ở mức sinh thay thế, nhưng mức sinh ở nước ta không đồng đều giữa các địa phương, giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Mức sinh ở khu vực nông thôn cao hơn đô thị và cao hơn mức sinh thay thế, tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với TFR mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, TFR tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ. Năm 2019, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ), cao hơn gấp hai lần so với địa phương có mức sinh thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,39 con/phụ nữ). Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng1. Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số, theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, quy mô dân số đạt 96,5 triệu người, đứng vị trí thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Có 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực Đông Nam Á. Các thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu về dân số đang đặt ra cần giải quyết hiện nay đó là sự chênh lệch về mức, mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức nghiêm trọng, tỷ lệ giới tính khi sinh là 111,5 bé trai/100 bé gái, cao hơn nhiều tỷ lệ sinh học tự nhiên ở mức khoảng 105 bé trai trên 100 bé gái. Sự mất cân bằng giới tính này các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do sự lựa chọn giới tính thai nhi vì ưa thích con trai, vốn bắt nguồn sâu xa trong văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thế lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Mức sinh giảm, điều đó cũng chỉ ra rằng dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ rất nhanh, theo thống kê chỉ số già hóa tăng từ 35,9% năm 2009 lên 48,8% năm 2019. Do đó, trong khi tận dụng lợi thế của thời kỳ dân số vàng, chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp cấp bách hạn chế sự tác động tiêu cực của vấn đề già hóa dân số đối với xã hội. 2.2. Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Việc tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi sẽ tác động đến 1 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thông kê. 2019. Thông cáo báo chí Kết quả nghiên cứu chuyên sâu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
  5. 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình, cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, “già hóa dân số” không là gánh nặng cho xã hội thì việc xây dựng các chính sách, chiến lược của nhà nước, ngành y tế là cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược. Ở Việt Nam, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức khi tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh nước ta vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở các nước phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như Pháp 115 năm, Australia 73 năm; Trung Quốc 26 năm; trong khi ở Việt Nam chỉ diễn ra trong 15 năm2. Sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, số người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 12% tổng dân số, chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước (tương ứng là 58,5% và là 57,4%). Đây là hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước do đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguồn nhân lực tại chỗ trong thời gian tới. Tây Nguyên là nơi có chỉ số già hóa thấp nhất so với các vùng còn lại trên cả nước (28,1%). Theo dự báo, đến năm 2038 nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 20% tổng dân số, năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ là 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi3. Sự biến động dân số này sẽ tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nếu không có chính sách phù hợp. Do Việt Nam trải qua một thời gian dài tỉ lệ nữ nhiều hơn nam trong cơ cấu dân số, điều này tác động đến tỉ lệ già hóa dân số, người cao tuổi là nữ nhiều hơn nam. Cùng với sự gia tăng tỷ lệ góa và tình trạng người già sống cô đơn và có ít sự giúp đỡ của con cái do xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Mặt khác ngày càng có nhiều người trẻ tuổi di chuyển ra khỏi khu vực nông thôn. Đời sống vật chất của người cao tuổi còn nhiều khó khăn, có tới 68% số người sinh sống ở khu vực nông thôn và làm nông nghiệp, trên 72% người già sống cùng với con cháu. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi nhất là ở vùng nông thôn còn rất khó khăn, tỷ lệ người nghèo ở người cao tuổi là 23,5%, mới chỉ khoảng 60% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế4. Còn ở khu vực đô thị, mặc dù ngày nay sự biến đổi gia đình diễn ra mạnh mẽ nhưng con cái vẫn thực hiện vai trò của con trong việc giúp đỡ cha mẹ và chăm sóc cha mẹ lúc già yếu và ốm đau vẫn vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trước đây, phần lớn người già sống phụ thuộc vào con cái thì ngày nay họ có chủ động cuộc sống và có kế hoạch cho tuổi già do họ có thu 2 Quyết định số 403/QĐ-BYT năm 2021 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. 3 Tổng cục Thống kê. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 4 Phương Thu Nguyễn (2019), “GLTT về chăm sóc người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số: Lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ”, đăng ngày 4/12/2019, truy nhập ngày 24/5/2022 trên trang https://moh.gov.vn
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 29 nhập từ lương và nguồn tiết kiệm. Mặc dù ở khu vực đô thị nhưng các mô hình chăm sóc sức khỏe tại các trung tâm, viện dưỡng lão cho người già hiện nay vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người dân trong việc lập kế hoạch cuộc sống cho người già tại đây. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc chăm sóc cha mẹ về tinh thần về cơ bản người con vẫn giữ được những nét tôn trọng và hết lòng với cha mẹ. Nhưng bên cạnh sự quan tâm, hài hòa, chia sẻ thì cũng đã xuất hiện không ít sự khác biệt, dẫn đến những mâu thuẫn nhất định về lối sống giữa các thế hệ, làm tăng các nguy cơ làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột gia đình. Các mâu thuẫn giữa các con và cha mẹ không chỉ tập trung ở vấn đề lợi ích, tôn ti trật tự, khuôn mẫu ứng xử truyền thống mà nó mở rộng sang những khác biệt như lối sống, sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, tuổi thọ trung bình ở nước ta 73,6 tuổi nhưng số năm sống khỏe mạnh khoảng 64 tuổi. Có tới 96% người cao tuổi mang bệnh tật kép, theo thống kê của ngành y tế trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người già. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp được nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Bệnh tật ở người cao tuổi chủ yếu là mạn tính nên chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có những yêu cầu đặc thù về chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi cũng khác so với các nhóm tuổi khác, các cơ quan bị lão hóa, đa bệnh lý, các hội chứng đặc trưng khác ở người cao tuổi; sử dụng nhiều và phụ thuộc vào thuốc, gia tăng nguy cơ tai biến. Các hội chứng lão khoa đặc trưng: dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn vận động, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm… Vấn đề này cần được Nhà nước, gia đình và xã hội cùng quan tâm giải quyết. Ngành y tế hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu với chất lượng ngày càng cao trong khám chữa bệnh của người cao tuổi. Về cơ sở vật chất, hiện cả nước chỉ có một bệnh viện đầu ngành chăm sóc cho người cao tuổi là Bệnh viện Lão khoa trung ương. Ở các tỉnh, theo thống kê mới năm 2020, chỉ khoảng 20% các bệnh viện tỉnh có khoa lão khoa, chủ yếu tập trung ở tỉnh có dân số đông, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh chưa thành lập được khoa lão khoa. Việc thiếu các chuyên khoa lão khoa ở cơ sở ảnh hưởng đến việc chăm sóc về sức khỏe cho người cao tuổi, chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng của người cao tuổi. “Thực tế cho thấy khi người cao tuổi bị ốm, thường không chỉ bị một bệnh mà có tới 5-6 bệnh kèm theo, do cơ thể suy yếu, các bộ phận trong cơ thể cũng suy giảm chức năng, dễ khiến người cao tuổi gặp thêm cùng lúc các bệnh về mắt, tai, cơ, xương khớp. Do vậy, người thầy thuốc về lão khoa phải có kiến thức rất rộng và tốt mới đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh tật của người cao tuổi, điều trị mới chính xác, không đơn giản như khi điều trị một bệnh bởi phải tránh cả việc người cao tuổi phải uống nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc”. (Ý kiến của ThS.BS Trần Văn Lực, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Lão khoa trung ương). Từ thực trạng trên, nhận thức được tầm quan trọng của giá hóa dân số do đó Điều 59 Hiến pháp năm 2013 của đã ghi nhận: “Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng cho công dân hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội và có chính sách hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo
  7. 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI và những người trong hoàn cảnh khó khăn”. Luật người cao tuổi năm 2009 đã được ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam 2012-2020. Trong đó xác định mục tiêu: a) Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; b) Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí; c) Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số5. Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQCP ngày 31 tháng 12 năm 2017 về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng XII về công tác dân số trong tình hình mới. Trong Nghị quyết này, Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện bao gồm: chuẩn bị trình Luật Dân số, sửa đổi và bổ sung Luật Người cao tuổi, xây dựng chương trình quốc gia về NCT đến năm 2030 và dự án chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đến năm 2030. Nghị quyết đại hội XIII của Đảng cũng xác định sự cần thiết chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số. Các chủ trương, chính sách được ban hành nhằm thiết lập các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực khác nhau như chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, nhà ở và thúc đẩy già hóa tích cực. Các chính sách cụ thể về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội… Như vậy, nhằm thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật ở nước ta từ Hiến pháp đến các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và thực thi nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của vấn đề già hóa dân số đến chất lượng dân số, đến chỉ báo về phát triển con người. Các chủ trương, chính sách đó đề cao việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy các vai trò của người cao tuổi một cách tối ưu và đề cao vai trò của gia đình trong chăm sóc và phụng dưỡng cao tuổi, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và các nguồn lực hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên với những nội dung phân tích ở trên cùng với những dự báo về tốc độ già hóa dân số thì việc ứng phó với những áp lực dân số già, tỷ trọng dân số phụ thuộc tăng nhanh trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, với nỗ lực vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” thì đó là một thách thức không nhỏ đối với xây dựng và thực thi hệ thống chính 5 Quyết định số 2156/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 31 sách xã hội để thích ứng với già hóa dân số. Do đó cần những giải pháp cụ thể và mang tính toàn diện nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của già hóa dân số. 3. KẾT LUẬN Sự phát triển nào cũng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bởi vì suy đến cùng thì mọi sản phẩm vật chất và tinh thần được sáng tạo ra đều phục vụ con người và chính bản thân con người đã sáng tạo nên mọi sản phẩm đó. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi chính sách, pháp luật của các quốc gia duy trì được quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp và tác động tích cực đối với sự phát triển. Bởi vì quá trình phát triển xã hội chịu sự tác động mạnh của các yếu tố dân số, trong đó có lực lượng lao động, một yếu tố của lực lượng sản xuất - yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Để giải quyết các thách thức về dân số nói chung và sự tác động tiêu cực của già hóa dân số nói riêng cần thực hiện đồng, hiệu quả các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân về thực tiễn quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Cần xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với thực trạng mức sinh của từng vùng, từng đối tượng theo hướng sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp, duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc. Thứ hai, hoàn thiện chính sách, pháp luật dân số trong giai đoạn mới phù hợp với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Sớm ban hành Luật Dân số theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, đồng thời phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng chi tiết, cụ thể, phù hợp với chế tài xử lý mạnh hành vi vi phạm; khắc phục tình trạng lạm dụng khoa học, công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong ngăn ngừa và phát hiện vi phạm. Thứ ba, đối với vấn đề già hóa dân số, thực tế cho thấy độ tuổi tang lên đi kèm với giảm khả năng lao động và giảm thu nhập. Như vậy, già hóa dân số có xu hướng giảm cả tỷ lệ tham gia lao động và nguồn tiết kiệm của người lao động, điều đó làm tăng nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế. Do vậy, xu hướng già hóa dân số có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó cần đề ra các biện pháp khuyến khích thay đổi hành vi, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào hoạt động lao động sự phù hợp với sức khỏe. Thứ tư, cần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, nhằm thỏa mãn nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; thực hiện đồng bộ việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập các phòng, khoa chức năng, chuyên môn dành riêng
  9. 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cho người già trong các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một cách chuyên nghiệp, toàn diện và liên tục. Hiện nay hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội chủ yếu là các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà xã hội, chăm sóc tình nguyện tại cộng đồng; hầu hết người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ chưa được đáp ứng kịp thời. Vì vậy, xây dựng chính sách dân số cần kết hợp với việc hình thành các trung tâm thực hiện chăm sóc xã hội cho người cao tuổi, viện dưỡng lão. Thứ năm, phát huy vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi đây là biện pháp “già hóa tại chỗ” phổ biển ở nước ta và cần được khuyến khích./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 403/QĐ-BYT năm 2021 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. 2. Quyết định số 2156/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030. 3. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2019) Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm từ 0 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2019, Nxb. Thống kê. 4. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thông kê. 2019. Thông cáo báo chí Kết quả nghiên cứu chuyên sâu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. POPULATION AND THE ISSUE OF AGING POPULATION IN VIETNAM Abstract: Population is a collection of people living in a certain geographical area or a certain space. It is an important source of labor in socio-economic development. The changes in population size, population structure, and population distribution affect to all areas of social life. The basic parameters of the population such as fertility rate, mortality rate, migration determine the size and composition of the future labor force. Over the past time, the Vietnamese Communist Party and State have promulgated many guidelines and policies on population and reproductive health work, and those guidelines and policies. The guidelines and policies have been effectively implemented in family planning and maintain the replacement fertility rate. However, population problems still exist that need to be resolved, such as population distribution, sex imbalance at birth, and aging population. According to the forecast of UNFPA, the speed of population aging in Vietnam is the most rapid in the world. It is necessary to have appropriate solutions to take advantage of the golden population structure while limiting the negative impacts of population aging on the whole society. Keywords: Law, population, population aging, structure, size, fertility, elderly people.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2