Vấn đề khảo sát, thăm dò<br />
trong xây dựng công trình ngầm thành phố<br />
nhằm giảm thiểu tai biến địa chất<br />
Nguyễn Quang Phích, Hội Công trình ngầm Việt Nam<br />
Lê Quang Hanh, Hội Công trình ngầm Việt Nam<br />
Đoàn Hữu Trắc, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng tổng hợp (NAGECCO)<br />
Ngô Công Danh, Công ty TNHH tư vấn giao thông Bình Phước<br />
Nguyễn Minh Hải, Công ty Liên Doanh Xây Dựng VIC<br />
<br />
Tóm tắt: Mặc dù mới xây dựng không nhiều công trình ngầm tại hai thành phố Hà Nội<br />
và Hồ Chí Minh, nhưng đã xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại nhiều về kinh<br />
tế. Nguyên nhân cơ bản là do sự phức tạp, biến động và bất thường của điều kiện địa<br />
chất. Một giải pháp quan trọng để hạn chế tai biến địa chất là phải sử dụng các giải<br />
pháp thăm dò trước gương trong qúa trình thi công. Bài viết phân tích các đặc điểm liên<br />
quan với công tác thi công và nêu các yêu cầu đối với công tác thăm dò trước gương,<br />
phân tích các yếu tố liên quan với việc lựa chọn phương pháp thăm dò.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Mặc dù khối lượng các công trình ngầm được thi công đến nay ở thành phố Hà<br />
Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn khá ít, lại chủ yếu là các công trình dạng “điểm”,<br />
chưa có các tuyến dài, song đã gây ra khá nhiều sự cố nghiêm trọng [1,2,3,4,5]. Trong<br />
tương lai gần, các công trình ngầm sẽ được xây dựng ngày càng nhiều hơn, trong đó có<br />
các tuyến tàu điện thành phố với các phần được đào ngầm khá dài ở cả hai thành phố.<br />
Cho đến nay, mối khi sự cố xảy ra, các nhà quản lý và các chuyên gia của nhiều lĩnh vực<br />
liên quan đã được tập hợp để phân tích, xác định nguyên nhân sự cố. Thực tế cho thấy rất<br />
ít khi có được các nhận định thống nhất, hoặc các nhận định được thừa nhận rộng rãi.<br />
Về mặt kỹ thuật và công nghệ, có thể nói rằng, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và<br />
công tác thi công chủ yếu hình thành trong quá trình học hỏi, hợp tác với các đối tác nước<br />
ngoài. Những kiến thức học tập được dưới dạng này thường là thiếu tính căn bản và tổng<br />
quát, mặc dù cũng đã góp phần nhiều vào các thành tựu thi công đã đạt được. Sự thiếu<br />
kiến thức căn bản và tổng quát đó dễ nhận thấy qua lúng túng trong xử lý, khi các đơn vị<br />
thi công gặp điều kiện địa chất khác trước, biến động… Và đương nhiên khi đó nguyên<br />
nhân gây ra sự cố được quy cho đơn vị thi công là thiếu kinh nghiệm, thậm chí là năng<br />
lực yếu. Còn phía chủ đầu tư và các nhà quản lý thường né tránh trách nhiệm trước các sự<br />
cố.<br />
Thực tế cho thấy, các sự cố đã xảy ra trên thế giới, có nhiều nguyên nhân khác<br />
nhau. Tổng hợp và phân tích trên 200 sự cố xảy ra trong xây dựng công trình ngầm trên<br />
thế giới, Godehard [6] đã lập được biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguyên nhân khác nhau có<br />
thể dẫn đến sự cố như trên hình 1. Cũng có trường hợp, sự cố đã xảy ra rất lâu mà đến<br />
nay vẫn không có được kết luận thống nhất, chiểm đến 21%..<br />
Nghiên cứu ban đầu<br />
không đầy đủ<br />
<br />
Sai lầm trong<br />
quy hoạch, thiết kế<br />
<br />
Trao đổi thông tin<br />
không đầy đủ<br />
<br />
Thi công chưa hợp lý<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
chưa khẳng định được<br />
<br />
<br />
<br />
Tần xuất xuất hiện %<br />
<br />
Hình 1. Nguyên nhân các sự cố trong xây dựng công trình ngầm và tần xuất xuất hiện [6]<br />
<br />
Giải quyết các vấn đề sau sự cố để tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục và bài<br />
học kinh nghiệm là quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là cần có được các biện<br />
pháp chủ động ngay từ đầu để có thể hạn chế sự cố đến mức tối thiểu. Một trong các biện<br />
pháp quan trọng là phải phát hiện và theo dõi được sự biến động các điều kiện địa chất.<br />
Bài viết tổng hợp và phân tích để cho thấy nhứng yêu cầu đặc biệt đối với công tác thăm<br />
dò phục vụ quy hoạch, thiết kế và thi công công trình ngầm thành phố, nhằm phát hiện và<br />
hạn chế tai biến địa chất.<br />
<br />
2. Yêu cầu đối với công tác khảo sát, thăm dò ban đầu<br />
<br />
Xây dựng công trình ngầm ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là công việc rất<br />
phức tạp, vì phải tiến hành xây dựng trong các khối đất, đá rời không cố kết [7], trong<br />
điều kiện các công trình kiến trúc trên mặt đất dày đặc và các hệ thống công trình ngầm<br />
chưa được quản lý chặt chẽ, không có dữ liệu rõ ràng [8]. Trong các điều kiện như vậy,<br />
đòi hỏi phải chú ý đặc biệt đến công tác điều tra, thăm dò địa kỹ thuật, địa chất thủy văn<br />
để có thể dự báo được tai biến địa chất, giảm thiểu sự cố.<br />
Trước hết cần thấy được sự khác nhau cơ bản của công tác điều tra, khảo sát để<br />
xây dựng các công trình ngầm ở các vùng không hoặc thưa dân cư (như đến nay vẫn thực<br />
hiện cho các công trình thủy điện ngầm, các hầm giao thông Hải Vân, Dốc Xây, Đèo Cả)<br />
và cho các công trình ngầm, được xây dựng trong thành phố. Trong bảng 1 tập hợp và so<br />
sánh một số yếu tố liên quan với công tác thăm dò.<br />
Trong thực tế cho đến nay, chủ đầu tư chọn hoặc chỉ định đơn vị tư vấn khảo sát<br />
và thiết kế, hoặc đã có kinh nghiệm, hoặc là các đơn vị biên chế trực thuộc của đại diện<br />
chủ đầu tư. Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò vẫn thường được tiến hành theo những<br />
quy trình định sẵn. Trong nhiều trường hợp cho thấy, ít có sự phân tích kỹ điều kiện địa<br />
chất và từ đó có các biện pháp thăm dò bổ sung. Công tác cập nhật điều kiện địa chất chủ<br />
yếu được thực hiện trên gương và hai bên sườn, ở các công trình ngầm xây dựng trong<br />
khối đá..<br />
Bảng 1.Khác nhau giữa điều kiện thăm dò tại vùng núi và thành phố<br />
Vị trí thăm dò Vùng núi, vùng không hay Trong thành phố<br />
thưa dân cư<br />
Yếu tố thăm dò<br />
Địa chất trên mặt Dễ nhận biết, đo vẽ được. Hầu như không thấy được, vì sự tồn<br />
đất Tuy nhiên nhiều khi hiểm tại các công trình kiến trúc; đường<br />
trở, phủ kín bởi cây xanh phố chật hẹp<br />
Những hiểu biết Thường là không có, hoặc Thường đã có các tài liệu từ các lỗ<br />
trước đó trên cơ sở các tài liệu thăm khoan, thăm dò khi thi công các<br />
dò trước, nếu có; các bản đồ công trình khác, tuy nhiên phải thận<br />
địa chất tỷ lệ lớn trọng về mức độ chính xác…<br />
Khả năng thăm -Hạn chế do địa hình: ví dụ -Hạn chế do tồn tại công trình kiến<br />
dò qúa cao, khó lại gần, tiếp cận trúc, hiện trạng của việc sử dụng<br />
-Chỉ tiến hành với mật độ không gian ngầm<br />
thăm dò không lớn -Chi phí nhỏ và trung bình.<br />
-Chi phí cao cho công tác<br />
thăm dò<br />
Bảo vệ tài nguyên -Nước trong khối đá bở rời ít -Nước trong khối đá bở rời thường<br />
nước bị cạnh tranh do nhu cầu sử dễ có xung đột do nhu cầu sử dụng,<br />
dụng hoặc cần được bảo vệ<br />
-Các nguồn nước khác có thể -Các nguồn nước khác có thể ít bị<br />
bị xung đột về sử dụng xung đột về sử dụng hơn<br />
Quy hoạch công Tương đối tự do cho việc Hạn chế trong việc chọn tuyến, vị trí<br />
trình ngầm theo chọn tuyến, tránh các “vùng và cao độ xây dựng; tuy nhiên các<br />
điều kiện địa chất nguy hiểm”, “vùng nhiều ẩn điều kiện về hình học có tính quyết<br />
họa địa chất” đinh<br />
Yêu cầu về mức Thường đến vài chục mét; Phải chính xác đến từng mét; tuy<br />
độ chính xác trong thực tế có khi rất xa nhiên không phải bao giờ cũng thực<br />
trong thăm dò hiện được<br />
Kinh nghiệm về Tùy theo mức độ phát triển Thường là có tài liệu lưu trữ, tuy<br />
khai đào trước của dự án, trong nhiều nhiên, ở nước ta có thể xem là mới,<br />
đây trong vùng dự trường hợp hầu như chưa có trong các thành phố, khi tài liệu nằm<br />
án kinh nghiệm trước đây ở các đơn vị khác nhau<br />
Hiểu biết về quá Tùy theo công trình, tuy Rất quan trọng, thường có ý nghĩa<br />
trình hình thành nhiên nói chung ít quan lớn trong việc dự báo điều kiện địa<br />
địa chất Đệ tứ trọng, hoặc chỉ ở những vùng chất<br />
xác định<br />
Hậu quả của việc Chi phí xây dựng cao; có thể Chi phí xây dựng cao. Nguy hiểm<br />
đánh giá không gây nguy hiểm cho môi cho các công trình kiến trúc và hạ<br />
đầy đủ trường, ví dụ các nguồn tài tầng kỹ thuật khác. Chi phí đền bù<br />
nguyên khác, hoặc vùng cao có thể ảnh hưởng đến vấn đề<br />
quan trọng về xã hội, kinh tế. duy trì vốn của đơn vị thi công.<br />
Nguy hiểm đến tính mạng con người<br />
Phân tích và so sánh trong bảng 1 cho thấy, với các công trình ngầm thành phố,<br />
cần có sự linh hoạt và thận trọng hơn trong công tác thăm dò. Ở đây không thể chỉ làm<br />
theo quy trình, mà cần phải có các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có thể phân tích, nhận<br />
định ngay khi có số liệu thăm dò, để có thể yêu cầu thăm dò bổ sung, tăng dày mạng khi<br />
thấy cần thiết, cụ thể:<br />
1)Phương thức thăm dò, độ sâu và khoảng cách giữa các lỗ khoan, hào thăm dò<br />
cần được lựa chọn tùy theo điều kiện địa chất cụ thể, phụ thuộc vào kích thước của công<br />
trình sẽ thi công và các vấn đề liên quan với công nghệ thi công.<br />
2) Khi thấy khó khẳng định về quy luật phân bố của các lớp đất, hoặc cho thấy có<br />
những biến động không quy luật, thì có thể tăng dày mạng thăm dò. Tuy nhiên nếu các<br />
lớp phân bố đồng đều thì thậm chí có thể thăm dò với mạng lưới thưa hơn.<br />
3) Giảm mạng lưới thăm dò đương nhiên có thể làm tăng rủi ro, vì thế tư vấn<br />
thăm dò phải thận trọng xem xét và bàn bạc với chủ đầu tư để ra quyết định hợp lý. Và<br />
đương nhiên cần khẳng định ngay từ đầu là đơn vị tư vấn thăm dò và chủ đầu tư phải chịu<br />
chấp nhận rủi ro, nếu có biến động địa chất không lường được, gây ra các sự cố sau này.<br />
<br />
3. Yêu cầu đối với công tác thăm dò trước gương khi thi công<br />
<br />
Thực tế cho thấy, dù có đầu tư thật nhiều kinh phí, cũng vẫn khó có thể lường hết<br />
được những điều kiện bất thường về điều kiện địa chất. Do có mặt các công trình kiến<br />
trúc, các công trình ngầm đang tồn tại, nên sự thiếu chính xác càng dễ xảy ra ở khu vực<br />
thành phố. Ví dụ trên hình 2 cho thấy, mặc dù có mạng lỗ khoan thăm dò khá dày, song<br />
vẫn không lường hết được sự phân bố không đều do sụt lún của lớp đất bồi đắp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Biến động không được phát hiện khi khoan thăm dò.<br />
<br />
Trên hình 3 là ví dụ địa tầng với các thấu kính cát, xuất hiện cục bộ, cũng rất khó<br />
xác định chính xác khi thăm dò ban đầu. Điều kiện địa chất tương tự như thế này có thể<br />
gặp ở thành phố Hà Nội, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Hình 3. Ví dụ biến động địa chất khi có các thấu kính cát<br />
<br />
Cũng chính vì rất khó đánh giá chính xác điều kiện địa chất từ công tác thăm dò<br />
ban đầu, nên cần thiết phải tiến hành thăm dò bổ sung trong quá trình thi công. Như đã<br />
nhắc đến, cho đến nay, công tác khảo sát bổ sung tại một số công trình thủy điện, giao<br />
thông mang tính cập nhật điều kiện địa chất, nhằm điều chỉnh thiết kế kết cấu chống.<br />
Cũng vì vậy, tai biến địa chất dẫn đến sự cố vẫn đã xảy ra, khi không dự báo được biến<br />
động phía trước gương đào. Những kinh nghiệm và tiến bộ của công tác khảo sát và đo<br />
đạc bằng các phương pháp vật lý như trắc địa, điện, từ, siêu âm, địa chấn, địa kỹ thuật …<br />
[9,10,1,12] cần phải được áp dụng bắt buộc khi xây dựng công trình ngầm thành phố.<br />
Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và phương tiện thăm dò bổ sung ở nước ta cần<br />
phải được xem xét và phân tích thật kỹ, vì trong thực tế chúng ta còn ít kinh nghiệm về<br />
vấn đề này. Khi lựa chọn cần chú ý hai trường hợp là thi công với gương đào hở hay với<br />
gương đào bị che chắn.<br />
<br />
a) Thăm dò tại chỗ trong điều kiện mặt gương đào hở<br />
<br />
Trong trường hợp thi công bằng các phương pháp thông thường, như khai đào<br />
bằng máy đào xúc, búa thủy lực, khoan-nổ mìn hoặc bằng máy đào lò, gương khai đào<br />
thường ở dạng “hở“, nghĩa là không bị che khuất, hoặc được chống đỡ đặc biệt, ví dụ<br />
cược “gương“. Khi đó gương đào có dạng thẳng đứng hoặc ở dạng có “nhân đỡ“. Như<br />
vậy có thể nhìn thấy, nhận biết được khối đất đá trên gương đào trừ trường hợp gương<br />
được chống tạm bằng biện pháp phun bê tông. Trạng thái này cũng có được trong điều<br />
kiện thi công bằng máy khoan hầm hở, hoặc thi công với phần vòm được chống đỡ bằng<br />
kích ép.<br />
Kích thước mặt lộ phụ thuộc vào kích thước tiết diện ngang công trình ngầm, vào<br />
điều kiện khối đất đá và phương pháp thi công (toàn gương, chia gương, hạ bậc...). Trong<br />
trường hợp đào toàn gương hay đào phần vòm tiến trước thì mặt lộ phục vụ thăm dò tại<br />
chỗ thường là lớn, so với trường hợp đào với lò dẫn hướng hay lò bên hông theo phương<br />
pháp nhân đỡ, khi cùng tiết diện ngang của công trình. Trong các trường hợp lò dẫn<br />
hướng, lò hai bên hông, mặt lộ của gương đào thường dao động trong khoảng 6 đến 8m2.<br />
Các kết cấu chống tạm như neo, bê tông phun, khung thép...thường được thi công gần<br />
gương, còn kết cấu chống cố định thường không thi công sát gương, trừ các đường lò<br />
trong mỏ, hay các đường lò phụ có tính tạm thời. Cũng vì vậy công tác thăm dò tại chỗ,<br />
trong thi công, không bị cản trở.<br />
Khi thi công các công trình ngầm bằng phương pháp thông thường với gương hở<br />
cho phép có thể sử dụng ngay các nhận biết về điều kiện địa chất thông qua thăm dò<br />
trước gương. Gương không chống đỡ cho phép có thể sử dụng trực tiếp các giải pháp như<br />
khoan thăm dò tiến trước, khoan phụt (khoan phun ép), khoan tháo nước, khí, cũng như<br />
thay đổi phương thức đào (ví dụ đào lò dẫn hướng, chuyển từ đào toàn gương sang chia<br />
gương...).<br />
<br />
b) Thăm dò tại chỗ trong điều kiện mặt gương đào bị che chắn<br />
<br />
Ngày nay đã phát triển nhiều phương pháp và thiết bị thi công không cho phép<br />
tiếp cận gương đào lâu hay thường xuyên, điển hình là các máy khoan hầm (TBM-Tunnel<br />
Boring Machine) và máy khiên đào (SM – Shield Machine).<br />
Máy khoan hầm được sử dụng cho khối đá rắn cứng. Gương được đào toàn phần<br />
bằng các mâm cắt gắn đĩa cắt hoặc mũi đột, răng cắt. Gương đào bị che kín bởi mâm cắt.<br />
Trong trường hợp cần thiết có thể kéo lùi đầu đào và khi đó mới tiếp cận được gương.<br />
Tùy thuộc vào điều kiện khối đá và loại máy khoan hầm, khối đá sau gương đào được<br />
bảo vệ, chống bằng neo, bê tông phun, khung chống hoặc vỏ tuýp bing. Khi khối đá nứt<br />
nẻ, phải sử dụng máy khoan hầm có khiên, với kết cấu chống là vỏ tuýp binh, như đã sử<br />
dụng ở dự án thủy điện Đại Ninh, thì ngay cả khối đất đá xung quanh, sau gương đào<br />
cũng không thể quan sát được. Trong trường hợp máy TBM không có khiên, có thể dừng<br />
thi công và tiến hành khoan phụt hoặc tháo nước trước gương. Trong điều kiện xấu cũng<br />
vẫn có thể xử lý thủ công ngay trước đầu đào. Các ví dụ trên hình 4 cho phép cảm nhận<br />
được về các chi phí, khối lượng công việc cần thực hiện trong các điều kiện xảy ra sự cố.<br />
Ví dụ cũng cho thấy, khi thi công bằng máy, ngay cả khi nhận biết sớm các tai biến địa<br />
chất, vẫn gặp khó khăn và chi phí lớn cho công tác xử lý. Tuy nhiên nếu dự báo và nhận<br />
biết sớm thì có thể dự trù, chuẩn bị kịp thời các giải pháp xử lý. Nếu tiến hành thăm dò<br />
được liên tục phía trước gương, thì có thể ngăn chặn kịp thời việc đào bất ngờ vào vùng<br />
nguy hiểm với những hậu quả như sập lở gương hoặc bục nước, bùn... vào thiết bị thi<br />
công. Tiến hành thăm dò liên tục điều kiện địa chất trước gương trong trường hợp này, có<br />
ý nghĩa kinh tế quan trọng, vì kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, khi xảy ra sự cố<br />
phải khắc phục mất nhiều thời gian, thậm chí phải ngừng thi công.<br />
Bê tông phun<br />
Bê tông phun và lưới thép<br />
. Khung thép<br />
Neo swellex<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu đào, động<br />
Ngập toàn<br />
cơ bị ngập nước Mặt nước Khối sập lở<br />
bộ hầm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Các giải pháp khắc phục sự cố sập lở khi sử dụng TBM [13]<br />
a) Đào thủ công trước đầu đào và lắp khung chống –đường hầm Grossensaas<br />
b) Đào qua đới phá hủy trước gương- đường hầm Camprosso<br />
c) Sập hầm ở phía sau đầu đào, tại khu vực các thiết bị hỗ trợ-đường hầm<br />
Grossensaas<br />
<br />
Trường hợp đào hầm trong đất bằng các máy khiên đào, như khiên đào thủy lực,<br />
khí nén hoặc cân bằng áp lực đất, máy khiên đào hỗn hợp..., gương đào được chống đỡ<br />
liên tục, do vậy chỉ có thể tiếp cận khi phải ngừng thi công và trong điều kiện hết sức khó<br />
khăn, phức tạp. Kết cấu chống được sử dụng trong trường hợp này là vỏ tuýp bing hoặc<br />
vỏ bê tông nén. Phương pháp thi công này chắc chắn sẽ được sử dụng cho các đường hầm<br />
tàu điện ngầm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Với các phương pháp thi công này, việc điều chỉnh biện pháp chống đỡ gương rất<br />
quan trọng, bới mỗi loại khiên đào chỉ có phạm vi sử dụng xác định. Ngay cả ở máy<br />
khiên đào hỗn hợp (Mixshield) hay tổng hợp (Polyshield) thì cũng cần phải biết để<br />
chuyển đổi chế độ công tác cho thích hợp. Vì vậy cần thiết phải áp dụng thăm dò liên tục<br />
trước gương, đặc biệt khi điều kiện địa chất biến động hoặc có khả năng xuất hiện nhiều<br />
dị thường. Các sự cố mất các đầu đào (rô bốt đào) khi thi công kênh Nhiêu Lộc, Thị<br />
Nghè gặp túi bùn là một ví dụ đáng quan tâm [14].<br />
Ngoài ra, với tiến độ thi công lớn của các máy khiên đào hiện nay (Hình 5) đòi<br />
hỏi phương pháp thăm dò phải khảo sát được khoảng cách đủ xa trước gương, đồng thời<br />
phải phân tích nhanh các kết quả thăm dò thu được để có thể đưa ra các giải pháp xử lý<br />
kịp thời. Nói chung ở các máy khiên đào hiện đại, các hệ thống thăm dò trước gương<br />
bằng các phương pháp địa chấn, siêu âm, điện từ trường thường được tích hợp ở đầu đào,<br />
với các ăng ten thu bố trí dọc trên thân máy. Vì sự lan truyền của sóng âm và sóng điện từ<br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do vậy cũng cần chú ý lựa chọn công suất, dải tần<br />
cho phù hợp với điều kiện địa chất.<br />
<br />
<br />
m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
kW<br />
<br />
Hình 5. Ví dụ về công suất máy và tiến độ đào trong một tuần của máy khiên đào [15]<br />
<br />
Mỗi phương pháp thăm dò hiện nay đang được sử dụng đều có các ưu và nhược điểm<br />
nhất định (Bảng 2 ), cần chú ý phân tích kỹ khi lựa chọn áp dụng, cũng như để minh giải<br />
từ kết quả đo.<br />
<br />
Bảng 2.Các phương pháp thăm dò khi thi công, khả năng và hạn chế<br />
Phương Phương Đối tượng Khoảng Ưu điểm Nhược điểm<br />
pháp pháp dự dự báo cách dự<br />
báo báo được<br />
Phương Phân tích, Điều kiện Toàn bộ Dễ triển khai, Độ tin cậy thấp<br />
pháp đo vẽ địa địa chất lộ trình không gây phá<br />
khảo sát, kỹ thuật công trình, hoại công trình<br />
thăm dò thủy văn<br />
địa chất, Lò thăm Điều kiện Trong Thích hợp để có Tốn thời gian<br />
địa chất dò địa chất phạm vi được cho các<br />
công công trình, lò thăm thông tin chi tiết<br />
trình thủy văn dò<br />
Khoan địa chất Thông Thích hợp để có Khó phân tích<br />
thăm dò, công trình, thường được các thông được các mặt phân<br />
lấy mẫu thủy văn khoảng tin chi tiết cách chậy song<br />
30m song trục hầm<br />
Tốn thời gian<br />
Phương Địa chấn Tham số 150m Nhận định đáng Không thích hợp<br />
pháp địa cơ học tin cậy về vị trí để phân tích các<br />
vật lý khối đất, các mặt phân cách mặt phân cách<br />
đá, vị trí cắt ngang hoặc chạy song song với<br />
và thế nằm vuông góc với phương truyền<br />
của các phương truyền sóng và các tầng<br />
mặt phân sóng chứa nước<br />
cách<br />
Điện từ Vị trí mặt 50m Nhận định về vị<br />
phân cách, trí các mặt phân Dễ bị nhiễu<br />
hang hốc, cách, hang hốc,<br />
karst và karst, tầng chứa<br />
tầng chứa nước<br />
nước<br />
Georadar Biến động 10-25m Thích hợp để dự<br />
tính chất báo các đới phá Dễ bị nhiễu<br />
của dất, đá hủy, hang hốc<br />
<br />
4.Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về các sự cố đã và đang xảy ra ở các<br />
thành phố của Việt Nam, hiện trạng công tác khảo sát thăm dò hiện nay và các yếu điểm,<br />
phân tích công tác thi công xây dựng công trình ngầm cho thấy cần thiết phải tiến hành<br />
công tác thăm dò trước gương trong quá trình thi công. Thăm dò và thi công các công<br />
trình ngầm thành phố có sự khác biệt lớn so với thăm dò và thi công các công trình ngầm<br />
trong vùng núi hoặc tại các vị trí thưa dân cư, do vậy công tác thăm dò trước gương khi<br />
thi công các công trình ngầm thành phố cần được quan tâm thích đáng. Phương pháp,<br />
phương tiện và thiết bị thăm dò được lựa chọn thận trọng, sao cho:<br />
1. phù hợp với dạng gương đào hở hay bị che lấp;<br />
2. phù hợp với tiến độ đào hay tiến độ thi công;<br />
3. cho phép phân tích nhanh và chính xác kết quả thăm dò.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
[1] Nguyễn Quang Phích, Đỗ Ngọc Anh. Sự cố và nguyên nhân trong xây dựng công<br />
trình ngầm thành phố. Tạp chí KHCN Mỏ-Đại chất, số 14(4-2006) Tr. 82-85<br />
[2] Nguyễn Quang Phích, Dương Khánh Toàn. Rủi ro và các biện pháp phòng tránh<br />
trong xây dựng công trình ngầm thành phố. Hội thảo “Những bài học kinh nghiệm quốc<br />
tế và Việt Nam về công trình ngầm đô thị. TP HCM 22.10.2008. Tr. 209-219<br />
[3] Nguyễn Việt Kỳ, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Hồng Bàng, Trần Anh Tú. Hiện<br />
trạng nhà cửa khu vực quận I và III thành phố Hồ Chí minh và những rủi ro có thể xảy ra<br />
khi xuất hiện những tài biến địa chất. Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 11 số 11-2009.<br />
[4] Nguyễn Văn Quyển. Sự cố kỹ thuật trong xây dựng công trình ngầm-Dự báo, phòng<br />
ngừa và khắc phục.<br />
http://www.vncold.vn/modules/cms/upload/10/KhoaHocCongNghe/100503/Nguyenvanq<br />
uyen1Vw.pdf<br />
[5] Nguyễn Bá Kế. Bài học từ sự cố sập đổ Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ, ở thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
http://www.ibst.vn/DATA/admin/Tapchi2011/Nguyen%20Ba%20ke3.2010.pdf<br />
[6] Godehart, Rizkallah und Vogel. Zur Abschätzung des Restrisikos einer<br />
Baumassnahme. Institut für Bauforschung e.V. Hannover. Heft 11, 1995.<br />
[7] Đoàn Thế Tường. Các dạng nền tại đô thị Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và đánh giá<br />
chúng phục vụ xây dựng công trình ngầm.<br />
http://apave.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=105&catid=428&distid=257<br />
[8]http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/chuyen-quan-ly/201207/Hoi-thao-khai-thac-<br />
khong-gian-ngam-nham-chia-tai-voi-mat-dat-114616/<br />
[9] Dickmann, T.: Tunnelbaubegleitende Vorauserkundung im Lockergestein. Felsbau 16<br />
(1998) Nr. 4;<br />
[10]Dickmann, T.; Sander, B.: Drivage-Concurrent Tunnel Seismic Prediction (TSP).<br />
Felsbau 14 (1996) Nr. 6<br />
[11] Nguyễn Quang Phích. Dự báo và phòng ngừa các hiện tượng phá hủy công trình<br />
ngầm. Bài giảng cao học. Đại học Mỏ-Địa chất. Hà Nội 3/2005.<br />
[12] Nguyễn Quang Phích. Đo đạc trong quá trình thi công xây dựng công trình<br />
ngầm.Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 18. Quyển 1. Các khoa học về mỏ.<br />
Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội 14/11/2008. Tr.209-214.<br />
[13] Amstad Ch. Reconnaissance de l’environnement du front de taille pendant la<br />
construction de tunnels- Voraberklärungen zur Vorauserkundung an der Ortsbrust im<br />
Tunnelbau. Forschungsauftrag 61/90 auf Antrag der SIA-Fachgruppe für Untertagebau<br />
FGU.<br />
[14]http://www.baomoi.com/Robot-tri-gia-1-trieu-USD-ket-duoi-song-Sai-<br />
Gon/53/1750078.epi. Rô bốt giá trị một triệu USD dưới sông Sài gòn.<br />
[15] Schildvortrieb und Tübingausbau mit neuen Techniken. Tiebau 12/2003. S 746-747.<br />