Vấn đề nhà nước pháp quyền và Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại: Phần 1
lượt xem 45
download
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền: Phần 1 gồm nội dung chương 1 và 2 của Tài liệu. Chương 1 - Chính trị - Việc lớn của đạo người trình bày cơ sở của xu hướng “nhân đạo chính vi đại”, tổng quan và sự hình thành các chủ thuyết chính trị Trung hoa cổ đại. Chương 2 trình bày các chủ thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề nhà nước pháp quyền và Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại: Phần 1
- BÙI NGỌC SƠN TRIẾT IÝ GHÍNH TRỊ Trang t|03 C ô’ ® ạí NHÀ Nilu PHAP QUYỂN (SUY NGẪM, THAM CHIẾU VÀ GỢI MỞ) OAI HỌC ouoc G IA HA NỌt ĩ RUNG TÁM THÒNG TIN THƯ VIỀN NHÀ XUẤT BẢN T ư PHÁP HÀ NỘI 2004
- Mã số: TPA - 04 - 01
- LỜI GIỚI THIỆU Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyết tâm chính trị được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành nguyên tắc hiến định. Tổ chức đời sống xã hội, đời sống nhà nước theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp to lớn, đòi hỏi sự quan tâm, góp sức của cả hệ thống chính trị, mỗi cơ quan, tổ chức và cán bộ, nhân dân. Dựa trên nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh về nhà nước và pháp luật, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để tìm tòi, khám phá những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó tổ chức thực hiện trên thực tê là một trong những yêu cầu cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu văn hóa phương Đông cùng tác động lâu bền của nó đối với mọi mặt đời sống 5
- xã hội nước ta là một việc làm không thể bỏ qua. Cuốn sách “Triết lý chính tri Trung Hoa cổ đai và vấn đề nhà nước pháp quyên" của tác giả B ùi Ngọc Sơn, cán bộ giảng dạy của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, có thể nói là ấn phẩm đầu tiên ờ nước ta đề cập đến vấn để này. Trên cơ sở phân tích, so sánh các tư liệu về các chủ thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại, tác giả đã có những suy ngẫm, tham chiếu và gợi mở về một vấn để bức xúc đang được quan tâm đó là hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. X in trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc, trước hết là cán bộ nghiên cứu, sinh viên lu ậ t luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6 năm 2004 Nhà xuất bản Tư pháp 6
- LỜI TÁC GIẢ Khai sinh và tiến triển trong khung cảnh của xã hội phương Tây, nhưng học thuyết nhà nước pháp quyền đã có tầm ảnh hưởng phổ biến trên toàn thế giới. Hoà mình vào khuynh hướng chung của quá trình chính trị hiện đại, Việt Nam củng đã cam kết thực th i một Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn để phát triển đất nước, nhằm hướng đến các chuẩn mực: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền củng chỉ là một trong số các chủ thuyết chính trị. Nhà nước pháp quyền không phải là một học thuyết rộng đến mức có thể sử dụng đê giả i quyết mọi vấn đề về nhà nước pháp quyền. Điều đó có nghĩa là bên cạnh học thuyết nhà nước pháp quyền còn có những học thuyết khác có ý nghĩa tổ chức nhà nước và xây dựng pháp luật đề cập đến các vấn đề hoặc giông với học thuyết nhà nước pháp quyền hoặc những vấn đề mà học thuyết nhà nước pháp quyền không bàn đến. Là một người phương Đông, tôi vốn có sẵn tinh thần
- “tín nhi hiếu co'. Hơn nữa, là một người Việt Nam, tôi không xa lạ với lối nghĩ: “Ta uề ta tắm ao ta”. Với tinh thần và lối nghĩ như vậy, tôi tim đến các chủ thuyết chính tr ị của phương 'Đông mà tôi cho rằng có thể sử dụng được ít nhiều cùng với học thuyết nhà nước pháp quyền để tổ chức quyền lực công và xây dựng pháp lu ậ t ở Việt Nam, để cùng với học thuyết nhà nước pháp quyền xây dựng một nhà nước pháp quyền phủ hợp với khung cảnh của xã hội người Việt. Ân phẩm “Triết lý chính trị Trung Hoa cô đai và vấn đ ề nhà nước pháp quyền - suy ngẩm, tham chiếu và gợi mở' được hình thành trong một tư duy như vậy. Viết ấn phẩm này, tôi có vài điều muốn thưa trước. H ai hệ thống triế t học lớn của phương Đông là Ấn Độ và Trung Hoa. Triết học Ân Độ là một thứ triết học nhân sinh,, nên ít bàn về chính trị. Trong khi đó triết học Trung Hoa cô đại là một thứ triế t học chính trị. Do những hoàn cảnh n h ất định mà người Trung Hoa cổ đại đặc biệt quan tăm đến vấn đề chính trị, và có một sự phát triển nở rộ của các triế t thuyết chính trị. Hơn nữa, triế t lý chính tr ị ở Trung Hoa c '> ô đại có ảnh hưởng lớn đến đời sông chính trị của nhiều quốc՝ gia ờ phương Đông như Trung Hoa, Việt Nam, N hật Bản, Triều Tiên, đặc biệt là sự ảnh hưởng của triế t lý nho giáo » và triế t lý pháp gia. Vì những lý do đó, bàn về triế t lý chính tr ị của phương Đông, tôi chỉ tập trung vào các chủ thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại. Mặc dù sớm có sự quan tâm đến cổ học Trung Hoa, 8
- nhưng tôi không phải là một người được đào tạo bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực này. Chuyên môn của tôi là luật học. Những gì tôi biết và hiểu được về Đông phương học chỉ do sở thích cá nhân, là sản phẩm của sự tìm hiểu mang tính tự phát. Nhưng, những chữ nghĩa vụn vặt về cổ triết phương Đông gặp gỡ với cái học luật học trong tôi làm tôi muốn gắn kết cổ triết phương Đông với luật học mà sản phẩm là ấn phẩm nhỏ bé này. Xin thưa trước như vậy với quý vị độc giả để thú thực rằng vốn cổ học của tôi còn ít ỏi và nông cạn. Kính mong được quý vị sửa sai vá chỉ bảo thêm. Cuối cùng, nhăn dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học luật học là những bậc thầy của tôi đã đào luyện chuyên môn cho tôi và khuyến khích tôi tìm hiểu cổ học phương Đông. Tôi củng xin cảm ơn các anh em đồng nghiệp có những góp ý chân thành khi tôi viết ấn phẩm này. Tôi củng vô cùng cảm động và biết ơn đối với gia đình và những người thăn đã động viên tôi trong quá trinh làm việc. Và tôi củng đặc biệt cảm ƠĨ Nhà xuất bản Tư pháp đã 1 tạo điều kiện về nhiều mặt đ ể ấn phẩm này được đến V I Ớ bạn đọc. 9
- *»
- C i h trị - vê l n c a E on u t hn i c â ủ h g b' Chương 1 CHÍNH TRỊ - VIỆC LỚN CỦA ĐẠO NGƯỜI • • • I. Cơ s ở CỦA XU HƯỚNGhNHÂN đ ạ o c h ín h VI ĐẠI” • ■ Ngựa trắng có phải là ngựa không? Công Tôn Long, một danh gia sông cuối thời Chiến Quôc của Trung Hoa cổ đại ra sức chứng minh ngựa trắng không phải là ngựa (bạch mã phi mã). Nhưng sự mô xẻ các khái niệm về mặt hình thức của các danh gia như vậy cũng là muôn “chính danh thực, sửa thiên hạ”. Sự bàn luận phù phiếm về mặt từ ngữ của danh gia cũng muôn hướng tới giải quyết các vấn đê chính trị. Kinh Dịch ban đầu là một sách bói. Nhưng ẩn đằng sau Âm Dương, Ngũ hành là đạo của người quân tử - đạo của nhà cầm quyền. Tinh thần phổ quát của các học thuyết triế t học Trung Hoa cổ đại là “Nhân đạo chính vi đại”(1 (Chính trị ) là việc lớn trong đạo người). Các học thuyết triế t học đều có xu hưóng giải quyết các vấn đề chính trị. K in h Lễ. Nguyễn Tôn N han dịch. NXB Văn học, H, 1999, tr.223. 11
- Trết l c í h trị Tu g H a c đ v v n d n à n É p á g y n i ý hn r n o ổ ại à â ề h u t h p u é ơ Pháp chỉ có thê kỷ X V III là hầu hết các văn sỹ đều bàn về chính trị. Còn ở Trung Hoa thì từ thời Chiến Quốc cho tới sau cách mạng Tân Hợi, nghĩa là khoảng gần 2500 năm, hầu hết các văn nhân, thi sỹ đều bàn vê chính trị. Người ta có cảm tưởng rằng không có dân tộc nào cho chính trị là quan trọng bằng dân tộc Trung Hoa, rằng đôi với họ, việc tr ị dân, trị nưốc phải là sứ mệnh của kẻ sỹ, mà nếu không gặp thời, bất đắc dĩ phải “độc thiện” thì kẻ sỹ ít nhất cũng phải truyền cái đạo của tiên vương, tiên thánh cho đoàn hậu sinh. Tiến vi quan thoái vi sư. Cả một thòi Xuân Thu - Chiến Quôc, luôn mấy trăm năm người ta chỉ bàn về chính trị. Khổng Tử mở đầu phong trào, tiếp theo là Mặc Tử, Lão Tử, Thương Ưởng, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử... Từ thời nhà Hán trở đi, nhà văn nào có tên trong văn học sủ cũng có tên trong chính tr ị triế t học sử: Giả Nghi, Đổng Trọng Thư (Hán), Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường), Vương An Thạch, Tô Đông Pha (Tống), Lưu Cơ, Vương Thủ Nhân (Minh), Vương Thuyền Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Thanh)...
- CH h trị - \ệ l n c a Đ ongi - n i eớ ủ ạ tí Đ>ông nhìn ra Thái Bình Dương mênh mông. Trung Hoa thiời cô đại gần như quay lưng lại với các nền văn minh ở Từung Á, Tây Á, sổng riêng biệt. Tuy có bò biển dài nhưng ỏ miên Bắc bờ biển thấp, lầy, lại thiếu đảo ở gần, nên người T.'rung Hoa thời cổ không muôn mạo hiểm ra khơi; còn ở miiền Nam bờ biển lại không bằng phẳng, khí hậu xấu, giiông tô՜ nhiều. Nhìn chung, núi và biển gần như chắn ảnh luưởng của các nền văn minh Tây A, không cho ảnh hưởng tcới Trung Hoa, và trong thòi cô đại, ít nhất là tói đầu kỷ rtiguyên Tây lịch, dân tộc Trung Hoa sông cách biệt vói các mền văn minh khác1’. 3 Trung Hoa là một xứ đại lục. Người Trung Hoa thời cổ đtại coi xứ này là cả thế giới. Đê phán ánh ý niệm về thê giới hiọ có chữ “thiên hạ” hay “tứ hải”. Do đặc tính về địa lý như thế, các nhà triế t học Trung Hioa cổ đại dù sông gần biển nhưng cũng không có ai đã tiừng du hành trên biển. Sách Luận ngữ của Khổng Tử chỉ nihắc một lần tới biển. Thiên Công Dã Tràng, Chương 6 v/iết: “Đạo bất hành thừa phu phủ ư hải, tụng ngã giả kỳ Do diư?” (Đạo không thi hành được, ta sẽ cỡi bè lênh đênh ngoài bỉiển. Theo ta có lẽ là [Trọng] Do). Mạnh Tử cũng chỉ nhắc rrất ít đến biển. Chương Tận Tâm thượng sách, Mạnh Tử có v/iêt: “Quan ư hải giã, nan vi thuỷ” (Ai đã thấy biển thì khó rrnà nghĩ đên dòng nước khác). 3,1 N guyễn H iến Lê. Sử T rung Quốc, tập I. NXB Văn hoá - Thông tin , 1 FH, 1997, tr.20. 13
- Trết ỉ c í h trị Tu g H a c đại v v n đ n à ni p á q y n i ỷ hn rn o ổ à â ề h úc h p u ế Trung Hoa cổ đại là một xứ biệt lập nhưng không thống nhất vê mặt địa lý. Vì là một khu vực rộng lớn, nên Trung Hoa thời cổ đại gồm nhiều nước nhỏ hợp thành, nhiều dân tộc khác nhau về lịch sử, phong tục, lối sông. Các dãy núi lớn ở phía Tây chạy từ Bắc tới Nam; ngoài ra lại có những dãy núi nhỏ, thấp hơn ở phía ngoài, hướng từ Tây qua Đông (phía biển), chia Trung Hoa thành nhiều miền cách biệt vói nhau, chỉ thông với nhau bằng những đèo, như đèo thông Thiểm Tây với Hà Nam, Sơn Tây với Hà Bắc, Thiểm Tây với Tứ Xuyên, Hà Nam với Hồ Bắc... Hơn nữa các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, sông Hoài, Tây Giang chạy từ Tây qua Đông hợp vói các dãy núi mà chia Trung Hoa thành những miền: ở phía Bắc có hạ du sông Hoàng Hà, bình nguyên Sơn Tây, cánh đồng Thiểm Tây, bán đảo Sơn. Đông; ở phía Nam có cánh đồng, ở trung lưu sông Dương Tử, ở hạ lưu sông Dương Tử, miền lòng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên... Những miền trên đã khai phá được từ thời Tiên Tần(4). Đặc tính về địa lý đó ảnh hưởng lón đổi vối các quan điểm vê chính tr ị trong các tư tưởng triế t học Trung Hoa cố đại. Lãnh thổ rộng lớn, lại không thổng nhất, bao gồm. nhiều quôc gia nhỏ khác nhau, các dân tộc khác nhau đã tạo nên một sự phức tạp về mặt địa lý. Chính sự phức tạp này đã làm nẩy sinh nhu cầu cai tr ị một cách hiệu quả. Đây (4 N guyễn H iến Lê. S ử T ru n g Quốc, tập I. N X B Văn hoá th ô n g tin,, ) H , 1997, tr.22. 14
- C í h trị - vè l n c a £ o n u i hn i cớ ủ h g b là mối quan tâm thường trực đối với các nhà tư tưởng triế t học. Đó chính là lý do hình thành sự quan tâm của các nhà triế t học Trung Quôc cô đại đối với vấn đê chính trị. Trung Hoa là xứ đại lục nên dân tộc Trung Hoa tất phải sông bằng nghề nông. Tài sản chủ yếu của nhà nông là ruộng đất. Trong sách Lã Thị Xuân Thu có một thiên nhan đê là ‘“ Thượng nông” (coi trọng nghê nông) cho thấy sự đê cao vai trò của kinh tê nông nghiệp. Ruộng đất là công điền thuộc quyên sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua chia đều cho nông dân theo phép tỉnh điền. Phép tỉnh điền như sau: ruộng đất được phân định ranh giới thành từng khu vuông vức 900 mẫu (đời nhà Chu). Mỗi khu chia làm chín phần bằng nhau, mỗi phần là 100 mẫu. Tám phần chung quanh chia cho 8 nông dân từ 20 tuổi đến 60 tuổi để cày cấy và nuôi vợ con. Khi con tra i được 20 tuổi thì cấp cho phần khác. Phần ở giữa để lại một ít làm chỗ ở cho tám gia đình, còn lại thì tám gia đình cày cấy chung, nộp lúa cho nhà vua. Hình miếng đất khi chia như vậy giông chữ tỉnh nên gọi là phép tỉnh điền. Dân phải cày cấy phần công điền ở giữa rồi mối cày cấy phần tư điền của mình. Như vậy, sô lúa nộp cho nhà vua cũng vào khoảng 1/10 sô՜ thu hoạch của mỗi gia đình. Dán không được phép trồng cây lón trong ruộng, sợ mất đất trồng lúa, nhưng được phép trồng dâu, rau, trá i cây chung quanh mỗi nhà. Cũng không được trồng độc một giông lúa, sợ giông đó mất mùa thì sẽ chết đói. 15
- Trết l c í h trị Tu g H a c đại v v n đ n à i ý hn rn o ổ à â ề h nuốt p á q y n h p uể Còn những khu đất, vì những lý do nhất định, nhà vua không chia cho dân, chẳng hạn rừng, đất lầy chỉ trồng được sậy, cỏ lát, đay. Những đất đó dân được tự ý khai thác nhưng phải đóng thuê cho nhà vua. Nhìn chung đòi sống của nhân dân vất vả. Nhưng dù sao chăng nữa chê độ tỉnh điền cũng làm cho người dân có được đời sống bảo đảm. Khi tối 60 tuổi, không làm việc được nữa thì trả lại đất cho nhà vua và được nhà nước nuôi nấng. Con côi, người tàn tậ t cũng được trợ cấp(5. > Trong thời Chiến Quổc, khi Trung Hoa chia thành nhiều vương quôc phong kiến khác nhau, thì mỗi nước đều dồn hết khả năng vào việc mà người đương thòi gọi là “nông nghệ và binh nghệ”. Sau cùng, một trong những quốc gia chính lúc bấy giờ là nước Tần đã chiếm ưu thê trong hai địa hạt nông nghệ và binh nghệ ấy; kết quả là Tần đã thắng các quốc gia khác và lần đầu tiên trong lịch sử, đã đem lại sự thông nhất cho Trung Hoa(6. > Việc trọng đại của nhà nước là sử dụng và phân phôi ruộng đất. Việc quản lý nhà nước đối với ruộng đất là yếu tô՜ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước, Tần là một điển hình. Do hiệu quả trong việc quản lý nhà nước đối với ruộng đất cùng với các nguyên nhân khác mà 11 Nguyền Hiến Lê. Sử T ru n g Quốc, tập I. N X B Văn hoá thông tin , 5 H, 1997, tr.22. Phùng Hữu Lan. Đại cương triết học sử Trung Quốc. NXB Thanh 6 niên, H, 1999, tr.33. 16
- C í h trị - vè l n c a E o n ú i hn i cớ ủ h g b Tần trở thành một nước mạnh, chiến thắng được lục quôc. Chính xuất phát từ nhu cầu cai quản ruộng đất đê phát triển đất nước mà các nhà triế t học dành nhiều ưu tư đổi với vấn đê cai trị. Mỗi người đều đưa ra những chính sách khác nhau cho việc tr ị quốc. Tộc người Hoa Hạ (Trung Hoa) theo nông nghiệp, hiền lành, nhưng ngay từ khi hình thành tộc người của mình đã phải chông cự lạ i với sự gây rối loạn của các tộc người du mục hiếu chiến ở phía Tây. Điều này đã có ý nghĩa làm cho người Trung Hoa phải suy nghĩ về các chính sách cai trị sao cho có hiệu quả để một mặt ổn định và phát triển trong nước và mặt khác đấu tranh chổng lại những kẻ thù xâm lấn lãnh thổ của mình. Điều đặc biệt quan trọng là trong vùng đất Trung Nguyên, vào thời Đông Chu, thòi đại phát triển rực rỡ của các tư tưởng triế t học Trung Quôc, cục diện xã hội có những biến đổi sâu sắc, xã hội lâm vào tình trạng hỗn loạn. Đòi Chu chia làm hai thòi kỳ: thòi kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong, đất Cảo thuộc phía Tây (miền Thiểm Tây bây giò) nên gọi là Tây Chu (1134 - 770); đến thời Chu Bình Vương bị rợ Hiểm Doãn và rợ Khuyển Nhung uy hiếp, nhà Chu phải dời đô qua Lạc Dương ở phía Đông, từ đó bắt đầu thời kỳ thứ nhì gọi là Đông Chu (770 - 221). Đông Chu lại chia làm hai thòi kỳ: Xuân Thu (722 - 479) và Chiến Quốc (479 - 221). Từ khi dời đô qua phía Đ% gt $ k ê uy TRUNG TÀM THÒNG TIN THƯ VIỆN V- Co/jS 6 ĩZ ị֊ 17
- Ti k l c í h trị Tu g H a c đại v v n đ n à n É p á q y n rc ý hn rn o ổ à â ề h U t h p uẻ nhược. Quyển lực của lãnh chúa phong kiến tôi cao, tức thiên tử nhà Chu, bị lung lay, danh thiên tử chỉ còn là hư danh. Đất đai phải chia cắt để phong cho các vương hầu công khanh, nên mỗi ngày một thu hẹp, chỉ còn trông cậv vào sự công hiến của chư hầu mà chư hầu thì có nước như nước Lỗ trong 242 năm chỉ triều cống có ba lần. Không những vậy, vì danh thiên tử đôi khi còn phải giúp lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa. Nhà Chu tuy suy yếu nhưng các nước chư hầu chưa nước nào đủ mạnh để dẹp tấ t cả các nước khác để thay nhà Chu làm thiên tử. Các nước chư hầu lớn mạnh tiếm quyền thiên tử, họ tranh giành đất đai, đánh nhau không ngớt. Số chư hầu trưóc kia trên một ngàn, tới đầu đòi Đông Chu chỉ còn lại trên một trăm, vì nhiều nước nhỏ đã bị các nước lớn thôn tính. Nhưng trong sô trên trăm nưốc đó, th ờ i Xuân Thu chỉ có mưòi lăm nước là đáng kể: Tấn, Tần, Tề , Ngô, Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Thái, Thịnh., Trâu. Trong mười lăm nưóc đó lại chỉ có năm nước là hùng cường kê tiếp nhau làm minh chủ: Tê (Hoan Công), Tấn (Văn Công), Tống (Tương Công), sở (Trang Công), Tần (Mục Công). Qua thòi Chiến Quốic, sô chư hầu giảm xuông còn trê n một chục: Tể, Tấn, sỏ, Triệu, Ngụy, Hàn, Tông, Lỗ, Tần., Đằng, Yên, Trung Sơn... Nhưng chỉ 7 nước lớn tranh hùng vói nhau Tề, Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên. Trong sô thấtt hùng, mạnh nhất là Tần đất đai rộng, tài nguyên nhiều.. 18
- C ừh trị - \ệc l n c a Eạ n u ì hi i ớ ủ ) o g b' Các nước đó tố chức thành những liên minh để đánh nhau. Có hai kê hoạch liên minh lớn nhất là kê hoạch “hợp tung” của Tô Tần và kê hoạch “liên hoành” của Trương Nghi'7 ’. Xã hội Trung Hoa cuôi thời Xuân Thu diễn ra sự rối loạn vê quan hệ đang cấp và danh phận, quan hệ tông pháp. Tình trạng tôi giết vua, cha con tranh giành quyền lợi với nhau, anh em mâu thuẫn nhau là thường thấy. Nưốc Lỗ thòi Xuân Thu có trên 30 vụ thí quân. Nếu tính đến cả nước khác th i có đến trên 300 vụ. Điển hình có thể nói tói vụ Thôi Trữ giết Tê Trang Công, Trần Thành Tử giết Tê Giản Công. Sự rối loạn trong quan hệ tông pháp có thể kể đến những vụ như: Nam Tử, vợ vua Vệ Linh Vương, dâm loạn, gây chia rẽ giữa Khoái Quý và con là Triết; Sở Bình Vương tranh vợ của con; Ngũ Tử Tư báo thù cha đem quân Ngô về phá tan tổ quốic. Thòi Đông Chu là thời bách gia chư tử, một thời đại phát triển cực thịnh của triế t học Trung Quốc. Sự rối loạn của cục diện xã hội đã đặt các nhà triế t học vào một nhiệm vụ là đưa • • • • • • • ra những giải pháp duy trì sự bình ổn của xã hội. Sinh sống vào thời kỳ xã hội hỗn loạn, triế t gia nào cũng bàn về những cách thức cai trị sao cho đất nước được thái bình. Chính vi những lý do nói trên, các trường phái triế t học Trung Hoa cổ đại đều nỗ lực đưa ra những giải pháp chính
- Trết l c í h trị Tu g H a c đại v v n đ n à Ո Ս p á q y n i ý hn rn o ổ à â ề h Ա Է h p uồ tr ị mưu cầu sự bình ổn thiên hạ. • • • II. TỔNG QUAN VỀ s ự HÌNH THÀNH CÁC CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ TRUNG HOA c ổ ĐẠI ■ • T riết học Trung Hoa có một truyền thống lịch sử xuất hiện lâu đòi từ cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu thiên niên kỷ thứ I Tr.CN. Các tác giả người Trung Hoa - Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường đã phân định các giai đoạn của tư tưởng triế t học Trung Hoa cổ đại: Từ lúc bắt nguồn từ tư tưởng cổ đại khoảng giữa đòi Ân và đòi Chu, qua cái học “học ở quan phủ” đời Tây Chu đến tư tưởng trưốc sau cuộc dòi qua phía Đông, là giai đoạn thứ nhất của tư tưởng cổ đại Trung Hoa: từ tư tưởng trước sau cuộc dời qua phía Đông, đến nho học của thân sỹ là giai đoạn thứ hai của tư tưởng cổ đại Trung Hoa; Từ sự phê phán của hiển học Khổng, Mặc đối vói nho học, qua cái học trăm nhà đua nói, đến tư tưởng khoảng giữa Chu, Tần, là giai đoạn thứ ba của tư tương cổ đại Trung Hoa(8 ). Từ Khổng, Mặc trở đi vào khoảng “thời Xuân Thư Chiến Quốc (Đông Chu), lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại mới thực sự bước vào thòi đại vạch thời kỳ. • • • • • %/ Trước Khổng, Mặc cũng đã có những tư tưởng vê chính trị, nhưng còn rất tản mạn, chưa thành nhừng học phái
- C í h trị ' v cl n c a E o ngi hn i ớ ủ h ê tí nhât định. Nổi bật lên là tư tưởng thần quyền, đê cao tính siêu nhiên của quyền lực chính trị; tư tưởng thiên ý, ý của vua chính là ý trời... Trong phạm vi nghiên cứu ở đây, chúng tôi không có tham vọng khảo cứu vê tất cả ba giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng triế t học Trung Hoa như đã nói trên, mà chỉ tập trung vào giai đoạn cuôi cùng - giai đoạn rực rỡ nhất của triế t học cổ đại Trung Hoa. Trong sự biến đôi sâu sắc của xã hội Trung Hoa thời Đông Chu, đã dấy lên một phong trào ^ách gia tranh m inh” (trăm nhà đua tiếng). Đó là thời kỳ ra đòi các học thuyết triế t học để giải quyết những vấn đề bức xúc của thời thế. Đều chung một mục đích bình ổn xã hội nhưng các học phái triế t học lại đê ra những giải pháp trị quốc khác nhau. Các sử gia đời sau cô gắng sắp xếp, phân loại các học phái. Người đầu tiên là Tư Mã Đàm (mất năm 110 Tr.CN), cha của Tư Mã Thiên (khoảng 145 - 86 Tr.CN). Tư Mã Thiên là tác giả của bộ “Sử ký”, một bộ sử vĩ đại của Trung Hoa. Trong chương cuối bộ sách, Tư Mã Thiên chép lạ i lời văn của cha, nhan đê “Luận lục gia yếu chỉ”. Trong bài này Tư Mã Đàm đã phân loại bách gia thành sáu học phái: âm dương gia, nho gia, mặc gia, danh gia, pháp gia, đạo đức gia. Lưu Hâm (46 Tr.CN), cũng vói cha là Lưu Hướng (79 - 8 Tr.CN) trong sách “Tiền Hán thư” đã xếp bách gia thành mưòi phái chính. Sáu phái đầu trùng vối cách sắp xếp của Tư Mã Đàm; bốn phái tiếp theo là: tung hoành gia, tạp gia, nông gia, và tiểu thuyết giạ. Nhưng theo, Lưu Hâm, trong 21
- Trết l c í h trị Tu g H a c đại v v n đ n à n Ễ p á q y n i ý hn rn o ổ à â ề h u t h p uề số mưòi nhà đó chỉ có chín nhà là đáng kể. Cho nên, chư tử được gọi là “cửu lưu” (chín dòng). Việc nghiên cứu và phân định các trường phái triế t học Trung Hoa cổ đại là nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các trường phái triế t học đó, một mặt trong “sự cạnh tranh giữa các trường phái” , mặt khác là sự liên hệ, kê thừa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng. Nó là sự biếu hiện địa vị và lợi ích của các giai cấp, các tập đoàn xã hội là sự phản ánh nhu cầu của thực tiễn đời sống và sự phát triể n của tr i thức khoa học dù còn là ít ỏi, nhưng đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nhận thức, hình thành nên thê giới quan duy vật ở Trung Hoa cô đại. Trong đó, cần vạch rõ sự tiến bộ của các trường phái ấy khi giải quyết các vấn đề mà đời sông xã hội đã đặt ra và ảnh hưởng, tác động của các trường phái đó đôi với hiện thực 9. Chúng tôi châm chước theo các cách phân loại trên, nghiên cứu chủ thuyết chính tr ị của các học phái chính sau: nho gia, mặc gia, đạo gia, pháp gia, dịch học phái. 1. Nho gia Khổng Tử mở đầu phong trào. Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ thòi Xuân Thu của nước Trung Hoa. Ông sinh vào thòi Chu Linh Vương năm 21, tức năm 551 Tr.CN. Khống Tử xuất thân từ tầng lớp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
9 p | 974 | 203
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay
9 p | 512 | 163
-
Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền
40 p | 494 | 155
-
Vấn đề nhà nước pháp quyền và Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại: Phần 2
74 p | 160 | 38
-
Nhà nước pháp quyền đề cao pháp luật hay thượng tôn pháp luật
3 p | 152 | 24
-
Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước: Bài 9 - ThS. Lê Việt Tuấn
0 p | 186 | 18
-
Tìm hiểu nhà nước pháp quyền tại pháp
16 p | 99 | 14
-
Bài giảng Bài 9: Nhà nước pháp quyền
0 p | 244 | 13
-
Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
9 p | 59 | 13
-
Mấy vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
6 p | 85 | 13
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
5 p | 80 | 11
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền để huy động các nguồn lực cho phát triển ở Việt Nam hiện nay
5 p | 127 | 4
-
Tìm hiểu các vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền: Phần 1
99 p | 28 | 3
-
Một số vấn đề lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
5 p | 84 | 2
-
Tìm hiểu các vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền: Phần 2
72 p | 21 | 2
-
Các quy định cơ bản về quyền tư pháp trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
18 p | 87 | 1
-
Vấn đề độc lập tư pháp và độc lập của thẩm phán, hội thẩm trong thực hiện quyền tư pháp của tòa án ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền
9 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn