Vấn đề: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản cầm quyền
lượt xem 32
download
Tài liệu "Vấn đề: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản cầm quyền" sẽ giới thiệu tới các bạn tham khảo những nội dung cơ vản như: Ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng đảng cầm quyền vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng cầm quyền trong thời kỳ mời của cách mạng, Liên hệ thực tế địa phương đơn vị. Mời các bạn cùng tìm hiểu tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản cầm quyền
- Vấn đề: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cộng sản cầm quyền 1 ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng đảng cầm quyền vững mạnh Một quan điềm của V.I.Lênin mà mọi người cộng sản chân chính đều phải quán triệt: Một cuộc cách mạng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó biết tự bảo vệ, “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn". Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, đảng cộng sản trở thành đảng cầm quyền thì đồng thời đảng cũng đứng trước những thử thách mới. V.I.Lênin từng chỉ ra ràng: Cùng với sự chống phá của bọn đế quốc và giai cấp tư sản, cách mạng có các kẻ thù lớn là “thói kiêu ngạo cộng sản”, chủ nghĩa quan liêu, bệnh dốt nát và tệ ăn của đút... Nếu đảng không vượt qua được những thách thức này thì đảng tự cắt đứt sợi dây liên lạc với quần chúng, không được quần chúng tin tưởng, ủng hộ và kết quả là sớm muộn thành quả cách mạng cùng không giữ được. Thấm nhuần quan điểm trên đây của V.I.Lênin, ngay từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người lại nói: Đảng ví như cái máy phát điện, các công việc cách mạng như những ngọn đèn, máy mạnh thì đèn sáng. Hồ Chí Minh từng nói: chúng ta có “ba kẻ địch to”, đó là bọn đế quốc, những thói quen, truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là mẹ đẻ của tệ “quan cách mạng”, bệnh quan liêu, tham ô lãng phí và thói ăn cắp của công. Đó là những thói hư, tật xấu, là “giặc nội xâm”. Người coi đấu tranh chống lại nó là một mặt trận mặt trận tư tưởng, nhiều gian khổ, khó khăn. Cách mạng càng tiến lên, nhiệm vụ càng nặng nề đòi hỏi toàn Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải tự đổi mới, tự rèn luyện, biết sửa lỗi mình. Người chỉ ra rằng: Một đảng và mỗi con người hôm qua là anh hùng vĩ đại nhưng không phải mãi mãi được quần chúng yêu mến, kính trọng nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc, Người căn dặn: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi thì “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng . Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Người là đảng phải thực sự là đạo đức, là văn minh. Cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Một trong những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đó là: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đây chính là luận điểm về 3 nguyên tắc xây dựng Đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. + Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hồ Chí Minh gọi đây là nguyên tắc tổ chức cao nhất, có mối quan hệ chặt chẽ và không đối lập nhau. Tập trung phải trên nền tảng dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo tập trung; dân chủ không phải là vô chính phủ, vô tổ chức. Người giải thích, tập trung trên nền tảng dân chủ nghĩa là các cơ quan lãnh đạo do đảng viên bầu ra. Nghị quyết và các chính sách của Đảng là do đảng viên thảo luận, gom góp ý kiến, sang kiến, kinh nghiệm xây dựng nên, được tập thể biểu quyết mà thành chứ không phải ý của riêng cá nhân nào. Thực hiện nguyên tắc này phải theo trật tự của Đảng là cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục từng Trung ương. Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, nghĩa là mọi Đảng viên đều có quyền nêu ý kiến vào việc xây dựng nghị quyết của Đảng, nhưng không được nói hoặc làm trái với nghị quyết đã được số nhiều biểu quyết. Các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, khoa học, rồi đưa ra các cấp thảo luận, góp ý kiến… Người khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật + Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hồ Chí Minh gọi đây là nguyên tắc lãnh đạo, là chế độ lãnh đạo của Đảng. Người giải thích: “Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: “Khôn bầy hơn khôn độc là nghĩa đó”. Người còn nói, một người dù khôn ngoan, tài giỏi đến dâu cũng chi thấy được một mặt hoặc một số mặt củả vấn đề. Gom góp ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm cùa nhiều ngươi sẽ thây rõ được mọi mặt của vấn đề, khi giãi quyết sẽ bớt sai lầm. Thực hiện tập thể lãnh đạo nhàm vừa phát huy trí tuệ tập thể vừa ngăn ngừa độc đoán, chuyên quyền. Cá nhân phụ trách nghĩa là khi công việc đã được bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch xác định rõ ràng, được tập thể nhất trí thông qua và trở thành nghị quyết thì “phải giao cho một người hoặc một nhóm người phụ trách”, phải có người chuyên trách, chuyên sâu trong mỗi lĩnh vực, như thế công việc mới chạy. Thực hiện cá nhân phụ trách là để chống thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm; “cha chung không ai khóc”, “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” câu mà dân gian thường nói phải hiểu ý nghĩa là như thế. Theo Hồ Chí Minh, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách có mối quan hệ chặt chẽ. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung. Nguời nhấn mạnh: “Làm việc mà không theo đúng cách đó tức là làm trái dân chủ tập trung... Vì vậy, những người cán bộ phải thực hành cho kỳ đúng cái chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Nguời yêu cầu thực hiện nguyên tắc này phải linh hoạt, không thụ động, không nên “một việc còn con” cũng chờ ý kiến tập thể không dam chiu trách nhiệm, hoặc lợi dụng cá nhân phụ trách để chuyên quyền, độc đoán. + Nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh gọi đây là luật, quy luật phát triển của Đảng. Người thường nói, đảng viên cũng là người, không phải thánh thần không phải người người đều tốt, việc việc đều hay; công tác cách mạng lại vừa học vừa làm... Vì vậy thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ đảng viên là không tránh khỏi. “Thang thuốc” hay nhất đề khắc phục l à thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Theo Hồ Chí Minh, thương yêu cán bộ không có nghĩa là "nuông chiêu thả mặc” mà phải nghiêm khắc phê bình những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ đảng viên, giúp họ sửa chữa không phải như lối “nhà có dâu dại, rể khờ” giấu không cho gặp bà con. Người nói rõ; Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó xét rồ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn chắc chắn, chân chính”. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thành thật tự phê bình khuyết điểm của mình; giấu giếm khuyết điểm giống như người ôm giấu bệnh không uống thuốc, “không chết cũng la lết quả dưa”. Phải thành thật nhận khuyết điểm và sửa chữa, đồng thời phải phê bình khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình và phê bình phải thực hiện thường xuyên như rửa mặt hàng ngày. Mục đích của tự phê bình và phê bình là để mình tiến bộ, đồng chí mình tiến bộ; làm “cái ác” dần mất đi, “cái thiện” nảy nở sinh sôi để làm việc tốt hơn. Tinh thần, thái độ tự phê bình và phê bình là phải coi trọng tự phê bình trước. Muốn phê bình người khác phải tự biết mình đúng sai ở chỗ nào, phải hiểu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân“ là như vậy. Thực hiện tự phê bình và phê bình phải công khai, dân chủ, có tổ chức; phải triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt; phải cụ thể, chính xác, “nói có sách, mách có chứng”; phê bình phải trên tình đồng chí, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, theo đúng kỷ luật Đảng, không dùng những lời lẽ mỉa mai, chua cay, đâm thọc, đập cho tơi bời, “phê bình việc làm chứ không phê bình người"; “không được trù dập người phê bình”. Tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng, cơ quan tô chức đồng thời phải tự phê bình trước quần chúng. Hồ Chí Minh từng động viên, khuyến khích: Dân ta rất tốt, ai có khuyết điểm mà thành thật tự phê bình trước dân, quyết tâm sửa chữa thì dân sẵn sàng tha cho. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với vấn đề Đảng tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nhất ,là khi cách mạng gặp khó khăn, khi chuyển giai đoạn. Hồ Chí Minh đã quán triệt, chỉnh đốn Đảng là công viộc hết sức quan trọng đòi hỏi thực hiện phải khoa học, từng bước, có chỉ đạo, theo đúng quy trình, có trọng tâm để tránh hữu khuynh, “tả” khuynh, làm rối loạn tổ chức. Nguyên tắc và quy trình như Người đã khái quát: “Chỉnh huấn cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ. Chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do Trung ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng”. Đây là vấn đề còn nguyên giá trị lý luận và tính thời sự hiện nay. + Nguyên tắc đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng ta. Hồ Chí Minh thường nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công; đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn thắng lợi. Nhờ đoàn kết nhất trí mà Đảng tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người. Trước lúc đi xa Người căn dặn: “Các đông chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình”.
- Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết nhất trí phải theo đúng Điều lệ, kỷ luật Đảng; đoàn kết phải gắn với phê bình và tự phê bình không xuôi chiêu, thủ tiêu đấu tranh. Có như vậy Đảng với vững mạnh. Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã thảo luận và ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Hội m ọ i cán bô nghị nhận định, thành tựu 25 đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhưng “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được khắc phục sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Hội nghị nhấn mạnh, những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tại, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện , vô nguyên tắc …”. Công tác quy hoạch cán bộ, kể cả cán bộ Trung ương cấp chiến lược còn hụt hẫng, chắp vá, thiếu chủ động, không đồng bộ. Một số nguyên tắc tổ chức, sinh hooatj Đảng nhất là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách bị vi phạm. Những tồn tại nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan như sự tu dưỡng rèn luyện của đảng viên còn thiếu; việc tổ chức thực hiện Nghị quyết , chính sách của Đảng yếu; công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng chưa nghiêm. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đau của đảng cầm quyền trong thời kỳ mời của cách mạng Xây dựng đảng cầm quyền trong sạch và vững mạnh ngang tầm vụ của đảng cầm quyền trong thời kỳ mới là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhưng cũng gian khổ đòi hỏi toàn Đảng, mọi cán bộ đảng viên phải phấn đấu bởi chúng ta có nhiều thành tựu nhưng cũng đứng trước những khó khăn thách thức không nhỏ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cùa Đảng đã thẳng thắn chỉ ra nhũng hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ đưọc một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam. Tình trạng suy thoái về chính trị tư tường, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ không nhỏ ở cán bộ đảng viên; tệ tham nhũng, lãng phí quan liêu chưa bị đẩy lùi và diễn biến phức tạp; công tác cán bộ còn chậm đổi mới... Để công tác xây dựng Đảng thật sự chuyển biến, có trọng tâm nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cùa Đảng đã xác định tám nhiệm vụ quan trọng. Đó là Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận Rèn luyện phẩm chất đạo dức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
- Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy cùa Đảng và hệ thống chính trị Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng Đảng viên. Đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị khẳng định phải làm tốt ba vấn dề cấp bách: “Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là. xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Liên hệ thực tế địa phương đơn vị:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới
15 p | 6794 | 1645
-
Tiểu luận nhóm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc"
20 p | 2134 | 1089
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Vận dụng tư tưởng HCM vào việc xây dựng Nhà nước trong công cuộc đổi mới
14 p | 2085 | 860
-
TIỂU LUẬN "VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM"
6 p | 1684 | 545
-
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương VII - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
11 p | 2890 | 523
-
THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 2
17 p | 1534 | 423
-
Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
8 p | 480 | 254
-
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
19 p | 1105 | 133
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân tộc
19 p | 250 | 82
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 590 | 71
-
Nội dung tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
2 p | 310 | 48
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới và sự vận dụng của đảng
6 p | 138 | 13
-
Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Lý – Đạo - Tâm
10 p | 126 | 13
-
Quán triệt tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh về văn hóa là một mặt trận
6 p | 160 | 12
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ĐH Kinh tế
8 p | 117 | 11
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề về vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới - GV. Lê Thị Ái Nhân
14 p | 98 | 6
-
Nội dung ôn tập thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 114 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn