Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân tộc
lượt xem 82
download
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một trong những nội dung tư tưởng cơ bản trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam.1. Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh có thể nói trước hết là vấn đề dân tộc thuộc địa với nội dung cơ bản
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân tộc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một trong những nội dung tư tưởng cơ bản trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam. 1. Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh có thể nói trước hết là vấn đề dân tộc thuộc địa với nội dung cơ bản là giải phóng dân tộc. Kế thừa tư tưởng của V.I.Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, rằng chỉ có chế độ Xô Viết mới có thể đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thật sự đoàn kết tất cả những người vô sản, quần chúng lao động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Ngay từ năm 1923, Nguyễn ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng mang tính định hướng cho tư tưởng chỉ đạo của Người khi trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô
- sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”.(1) Với tư tưởng định hướng và nhất quán đó trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã chỉ cho toàn Đảng, toàn dân thấy rõ mục tiêu của cách mạng nước ta nội dung cốt yếu của vấn đề dân tộc - quốc gia. Vấn đề dân tộc, trước hết và thiết yếu của toàn thể quốc gia là dân tộc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không có ách thống trị của ngoại bang; một dân tộc, một đất nước do người Việt Nam làm chủ, lãnh đạo và điều hành vì tự do và hạnh phúc của toàn thể đại gia đình các dân tộc. Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, Hồ Chí Minh đã kêu gọi và tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ngọn cờ đỏ búa liềm, dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, đấu tranh giành độc lập dân tộc từ năm 1930, từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Với tư tưởng định hướng quan trọng đó, trong suốt quá trình cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và giải quyết
- đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Đây là vấn đề mới về lý luận và không đơn giảngười khi nhìn nhận, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ. Vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trong những năm đầu thế kỷ XX cần được hiểu về tiêu chí và cách phân loại ra sao? Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc đến đâu? Phạm vi giải quyết vấn đề giai cấp ở nước ta lúc đó như thế nào? Mối quan hệ của vấn đề dân tộc và giai cấp ở nước ta lúc đó thực chất là gì? Chỉ có đặt trong bối cảnh đó, chúng ta mới thấy hết được sự sáng suốt, tư duy lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh trong xử lý các vấn đề lý luận về dân tộc và giai cấp trong hoàn cảnh và điều kiện của cách mạng nước ta lúc bấy giờ. Với sự sáng suốt đó, Người đã khắc phục được sự bế tắc mà các nhà yêu nước theo tư tưởng phong kiến hay tư sản trước đó đã gặp phải về con đường giải phóng dân tộc. Sự sáng tạo về tư tưởng của Người là: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là hai tiến trình gắn bó chặt chẽ với nhau. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về công tác
- dân tộc đã khẳng định: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc ở nước ta có một quá trình lịch sử cư trú lâu đời, sớm hình thành truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm, truyền thống lao động sáng tạo của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn gắn bó đồng tâm đồng lòng chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai địch hoạ... Tư tưởng về một quốc gia đa dân tộc với truyền thống đoàn kết trong một cộng đồng thống nhất tạo nên một sức mạnh vô song để vượt qua các cơn phong ba, những lúc nguy nan của đất nước. Tư tưởng đó của Người thể hiện nhận thức phù hợp với thực tiễn khách quan của lịch sử dân tộc ta đã trải qua thử thách qua hàng ngàn năm. Đó là “tài sản vô giá” để phát huy trong thời đại của cách mạng vô sản, Người viết: “Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”. (2)
- Không chỉ kế thừa, mà ở Người “tài sản lịch sử vô giá” đó đã được phát huy thành một sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn, để đánh tan mọi âm mưu xâm lược của các thế lực thực dân, đế quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã chỉ rõ: “Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu hội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu nghèo”(3). Tư tưởng về một nước Việt Nam thống nhất của Hồ Chí Minh còn được biểu hiện sinh động trên nhiều phương diện trong các lĩnh vực hoạt động cách mạng. Nước Việt Nam là quốc gia thống nhất không chỉ sự thống nhất của các cộng đồng hàng mấy chục dân tộc mà còn là sự thống nhất về lãnh thổ, giữa các vùng miền của đất nước “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Khi miền Bắc trên con đường xây dựng xã hội XHCN, Người đã nói: “Chúng ta phải làm cho miền núi và trung du thành một nơi giàu có về nông nghiệp để nâng cao
- hơn nữa đời sống của nhân dân, để thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà”(4). Quốc gia đa dân tộc thống nhất trong đa dạng là vấn đề thực tại khách quan của lịch sử. Tính thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta được hình thành trong một quá trình lịch sử dài lâu, mang tính cố kết bền chặt và được thể hiện tập trung trong ý thức mình thuộc về một Quốc gia thống nhất. Tư tưởng về nước Việt Nam thống nhất là một trong những ý thức quan trọng của Người về chủ quyền lãnh thổ, về hình hài của một Quốc gia mà “các Vua Hùng đã có công dựng nước” mà Người và các chiến sĩ của Người “phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tính thống nhất của một nước Việt Nam chính là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh trên con đường tim đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Hình ảnh “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, và một ngày đất nước chưa thống nhất, đồng bào Nam Bắc chưa sum họp một nhà thì Người ăn chưa ngon, ngủ chưa yên, là nỗi trăn trở lớn lao của Người trong những năm đấu tranh thống nhất
- nước nhà. Người coi trọng tính đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc. Các dân tộc nước ta có bản sắc văn hóa riêng, có nhiều truyền thống tốt đẹp tạo lập nên tính đa dạng, phong phú trong tính thống nhất của nền văn hiến Việt Nam. 3. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác dân tộc được thể hiện qua chủ trương, nguyên tắc hoạch định chính sách dân tộc là: các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc vào thực tiễn tình hình và yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt Nam, thấu hiểu sâu sắc tình hình, truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã đề ra nguyên tắc cơ bản và có thể nói cũng là thể hiện quan điểm tư tưởng mang tính nền tảng của Người về công tác dân tộc ở nước ta: đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Nói đến công tác dân tộc là phải nói đến nguyên tắc đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống lịch sử vốn có của cộng đồng các
- dân tộc Việt Nam, Người trân trọng và coi đó là truyền thống quý báu, là cái làm nên sức mạnh của dân tộc. Đoàn kết không chỉ là vì các dân tộc phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội mà đoàn kết các dân tộc còn là vì dân tộc ta trong cách mạng dân tộc, dân chủ luôn đứng trước những thử thách lớn lao của lịch sử và ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước với đầy những thách thức mới mẻ về quản lý kinh tế, quản lý ss, giữ gìn và củng cố an ninh quốc phòng. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh sức mạnh vô song của khối đại đoàn kết các dân tộc. Nói đến công tác dân tộc, là phải thấu hiểu và thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam đều bình đẳng với nhau về nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hiến pháp năm 1946 đã công bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, không kể là dân tộc đa số hay thiểu số: “Đất nước Việt Nam là khối thống nhất Trung Nam Bắc không
- thể phân chia” (Điều 2). Và “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Bình đẳng là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc, nếu không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. Các dân tộc Việt Nam đều là thành viên của một nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của một Đảng, một Chính phủ. Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số tại Plâycu năm 1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu VN, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha dân tộc thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng
- hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Tương trợ giúp nhau giữa các dân tộc không chỉ là yêu cầu mà còn là tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Các dân tộc ở nước ta với trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, lại cư trú vừa phân tán vừa xen kẽ nhau trên một địa bàn rộng lớn. Trong xã hội phong kiến và dưới chế độ thực dân, các dân tộc phát triển rất không đồng đều về kinh tế, đa dạng về phong tục tập quán... Trước nhu cầu của sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nếu không có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc không chỉ gặp khó khăn mà còn sẽ mất một khoảng thời gian dài... Tư tưởng đoàn kết, bình đẳng, tương trợ của Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để Đảng ta hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Người luôn nhắc nhở và yêu cầu các cấp uỷ Đảng,
- chính quyền phải khắc phục tư tưởng “dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc” phấn đấu và đặt lợi ích cộng đồng, quốc gia lên trên hết. Đó cũng chính là yếu tố đoàn kết, yếu tố tạo nên sự bình đẳng và giúp đỡ tương trợ nhau trong cộng đồng các dân tộc. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc trong thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước với mục tiêu là làm cho đồng bào các dân tộc được no ấm, được học hành và phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tư tưởng đó của Người được thể hiện qua những luận điểm sau: - Người đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng, tiềm năng to lớn của miền núi và các dân tộc nước ta trong sự nghiệp cách mạng: “Miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế”(5 ) . Người đánh giá cao bản lĩnh, tính thật thà, chất phác, trọng lẽ phải của đồng bào các dân tộc: “Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt. Nếu nói đúng thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm được”(6). Từ đánh giá đúng vai trò của miền núi và vùng đồng bào
- dân tộc thiểu số, làm cơ sở để đề ra chiến lược và mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ cách mạng cụ thể trong từng thời kỳ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm1960, Người đã chỉ rõ: “Vì sự phát triển không đồng đều trong lịch sử, nên giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số tồn tại những sự chênh lệnh về trình độ kinh tế - văn hóa. Riêng ở miền núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức tiến bộ và trình độ sinh hoạt càng có sự chênh lệnh... Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp đỡ các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(7). Theo Người, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc
- nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”(8) . Tính đặc thù trong từng dân tộc là yếu tố hết sức cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc. Các dân tộc sinh sống trong từng vùng (tỉnh, huyện, xã...) khác nhau thì có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể đối với từng vùng. Đây là một luận điểm rất cơ bản mà trong nhiều năm qua chúng ta chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này. Người đã chỉ ra cho cán bộ làm công tác dân tộc: “Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác nhau...”(9) - Xác định vai trò to lớn của Nhà nước, của các cơ quan đoàn thể và cán bộ đối với sự phát triển của vùng dân tộc và miền núi: Người luôn nhắc nhở và giao nhiệm vụ cho các cơ quan Trung ương phải có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh
- tế - xã hội của vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Người nói: “Các cơ quan Trung ương phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi lên về kinh tế cũng như về văn hóa, tất cả các mặt”(10). Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi cấp, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc. Cán bộ công tác dân tộc, nhất là những người trực tiếp làm việc ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc phải am hiểu phong tục, tập quán, nắm được tâm tư nguyện vọng của đồng bào “nghe dân nói và nói dân hiểu”. Bác đã khuyên nhủ chúng ta rằng: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điều tốt. Thường mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng chỗ ấy”(11) . Cán bộ làm công tác dân tộc phải thật sự “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Hội nghị Trung ương 7 khóa IX của Đảng ra Nghị quyết “Về công tác dân tộc” đã khẳng định: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có
- vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước”(12). Nghị quyết Hội nghị Trung ương cũng chỉ rõ trong thời kỳ cách mạng hiện nay, các cấp, các ngành cần phải quán triệt và thực hiện những yêu cầu nội dung và nhiệm vụ công tác dân tộc, đó là: Trước hết, toàn Đảng, toàn dân phải nhận thức đầy đủ vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đó là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng, là bộ phận cấu thành của sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Thứ hai là nhiệm vụ đổi mới về công tác dân tộc của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị hiện nay là tập trung phát
- triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc và miền núi, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, quan tâm đầy đủ, đúng mức tới các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến. Phải cụ thể hơn nữa các nhiệm vụ chính trị trên đây thành các hoạt động công tác thiết thực và có hiệu quả. Thứ ba là, các hoạt động sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ đối với vùng dân tộc và miền núi phải đổi mới một bước mạnh mẽ, phù hợp thích ứng với đặc điểm, điều kiện đặc thù của từng vùng miền. Thứ tư là phải củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người các dân tộc thiểu số, tăng cường cán bộ cho cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Thứ năm là xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại sự nghiệp cách mạng của ta.
- Thứ sáu là phải đổi mới công tác dân tộc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay. Kiện toàn củng cố hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, làm cho Nghị quyết đi vào cuộc sống, chính là chúng ta tiếp tục học tập và thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về vấn đề dân tộc, đáp ứng mong mỏi của Người lúc sinh thời “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị cha già của các dân tộc, về công tác dân tộc đã phản ánh biết bao hoài bão, mơ ước và nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng những điều đó đã và đang trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội đối với các dân tộc. Và vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh muôn đời toả ngát hương thơm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. TS. Bế Trường Thành Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
- Chú thích 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995. T1, tr 416. 2 Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995. T10, tr 282. 3 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn. T3, tr 553. 4 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn. T11, tr 257. 5 Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II. Nxb Sự thật, Hà Nội. 1980, tr 305. 6 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 309-310. 7 Đảng Lao động Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Hà Nội –1960, tr 124-125. 8 Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II, tài liệu đã dẫn, tr 430. 9 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 297. 10 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 309. 11 Hồ Chí Minh - Các dân tộc đoàn kết. Nxb Sự thật, Hà Nội. 1984, tr 13.
- 12 Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2003, tr 29-30.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2350 | 375
-
Bài thuyết trình môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
36 p | 3556 | 330
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 596 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 6 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân
23 p | 341 | 67
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
16 p | 432 | 66
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (34tr)
34 p | 814 | 64
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (28tr)
28 p | 411 | 64
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
16 p | 370 | 57
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (38tr)
38 p | 235 | 40
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
7 p | 268 | 35
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
17 p | 207 | 23
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2022)
32 p | 64 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2022)
52 p | 42 | 14
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (2022)
21 p | 47 | 13
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của dân, do dân và vì dân (2022)
25 p | 28 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2023)
32 p | 53 | 9
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới
9 p | 127 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2023)
52 p | 75 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn