Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
lượt xem 66
download
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày về quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- CHƯƠNG BỐN
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I/ QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1/- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. * Trong tác phẩm “đường kách mệnh”, Bác khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có Đảng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái, có vững thì thuyền mới chạy”. Cũng trong tác phẩm đó, Bác khẳng định đảng cách mệnh đó là Đảng cộng sản.
- * Sự cần thiết phải có Đảng cộng sản lãnh đạo: + Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc phải chống lại kẻ thù tàn bạo to lớn, giữa chúng lại có sự liên kết mang tính quốc tế, vì vậy, muốn đánh thắng chúng phải có một bộ tham mưu có đủ khả năng định ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng. Bộ Tham mưu đó là Đảng cộng sản + HCM khẳng định: lực lượng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn và vô cùng tận, nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi.
- • Thực tiễn Việt Nam chứng minh: Tổng khởi nghĩa Tháng 8 thành công, kháng chiến chống pháp, chống mỹ thắng lợi, sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu. 2/- Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Lê-nin nêu tính qui luật về sự ra đời của Đảng Cộng sản: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản. Đây là vấn đề có tính phổ biến đối với sự ra đời của đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu. • Hồ Chí Minh nêu lên luận điểm: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1960).
- - Phong trào công nhân: + Việt Nam nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân số lượng còn ít. + Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. + Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng vì: giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, có chủ nghĩa Mác - Lênin (lý luận khoa học); có Đảng cộng sản đề ra đường lối,phương pháp cách mạng đúng, tổ chức tập hợp quần chúng đấu tranh. - Phong trào yêu nước: Hồ Chí Minh nêu 4 lý do của phong trào yêu nước + Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- + Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì cả 2 phong trào đều có một mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh + Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân: nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải nói đến phong trào nông dân, một lực lượng cơ bản và đông đảo ở nước ta đầu thế kỷ 20, chiếm hơn 90% dân số. + Phong trào yêu nước của trí thức là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều trí thức tham gia cách mạng trở thành cán bộ lãnh đạo.
- 3/- Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam • Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân: Nội dung qui định bản chất giai cấp công nhân của Đảng: – Nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin – Mục tiêu của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – Đảng tuân thủ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân * Đảng của ai? – ĐH II (1951): Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đảng của dân tộc – 1953: Đảng của toàn dân – 1961: Đảng ta là đảng của giai cấp, của dân tộc
- - Thành phần: ngoài công nhân còn có những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác - Đảng kết nạp: công nhân, nông dân, lao động trí óc… thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng vào Đảng 4/- Quan niệm về Đảng cộng sản Việt nam cầm quyền: - Đảng cầm quyền: Việt Nam sau cách mạng tháng 8, đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Đảng sử dụng chính quyền nhà nước như một công cụ quyền lực, một phương tiện có hiệu lực để quản lý xã hội, tổ chức huy động mọi lực lượng của toàn xã hội nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng…
- - Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền: • Mục đích lý tưởng của đảng cầm quyền Phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới. • Nhiệm vụ của đảng cầm quyền Lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội mới không còn người bóc lột người, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cái khó là ở chỗ, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc xây dựng xã hội mới phức tạp hơn đánh giặc, cán bộ đảng viên tham gia kháng chiến ít có điều kiện tham gia học tập. Đây là một công việc hết sức mới, vừa làm, vừa học nên có vấp váp, thiếu sót.
- • Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân: + Lãnh đạo: đề ra đường lối đúng, tổ chức quần chúng đấu tranh giành độc lập dân tộc – xây dựng xã hội mới. Đối tượng lãnh đạo: toàn thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc. + Đầy tớ: không có nghĩa là tôi tớ mà tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân, đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. Đảng chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. + Để xứng đáng là người lãnh đạo, sau khi kháng chiến giành thắng lợi, một trong những việc phải làm trước tiên là chỉnh đốn đảng. Mục đích của chỉnh đốn Đảng: làm cho đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
- II/- TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH VỮNG MẠNH 1. Xây dựng Đảng là qui luật tồn tại và phát triển của Đảng: HCM coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ tất yếu thường xuyên để Đảng làm tròn nhiệm vụ là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc. HCM coi xây dựng Đảng là cấp bách vừa lâu dài gắn liền với sự tồn tại của Đảng. Đảng còn lãnh đạo cách mạng thì còn cần phải tổ chức, xây dựng . Tính tất yếu, khách quan của nhiệm vụ xây dựng Đảng căn cứ vào: • Cách mạng là một quá trình bao gồm nhiều thời kì, nhiều giai đoạn, mỗi thời kỳ, giai đoạn lại có nhiệm vụ và mục tiêu riêng. Xây dựng chỉnh đốn Đảng để thích hợp với từng thời kỳ, giai đoạn của cách mạng . 11
- Theo HCM thì Đảng lớn lên và trưởng thành gắn với sự phát triển của đất nước vì vậy Đảng phải thật sự là một “cơ thể sống” luôn tự hoàn thiện, vươn lên bằng coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng . • Đảng là một bộ phận của xã hội, nếu cán bộ, Đảng viên tự rèn luyện, giáo dục, tu dưỡng tốt hơn, sẽ phát huy được mặt tốt, loại bỏ được mặt xấu, như vậy sẽ làm gương cho quần chúng, có ích cho Đảng, cho cách mạng. Trong diều kiện Đảng cầm quyền, HCM chỉ ra tính 2 mặt vốn có của quyền lực do vậy nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng, với mỗi cán bộ, Đảng viên của Đảng. → Theo HCM xây dựng, chỉnh đốn Đảng mang tính qui luật và là nhu cầu phát triển của bản thân Đảng. 12
- 2. Nội dung xây dựng Đảng: a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận: Đảng cộng sản việt nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm cốt. Trong tác phẩm “đường kách mệnh” Bác nói: đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa đó. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam b) Xây dựng Đảng về chính trị (là vấn đề quan trọng nhất): Đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn 1930 Đảng đề ra đường lối giải phóng dân tộc. 1960 đề ra đường lối xây dựng XHCN ở miền Bắc. HCM chỉ ra nguy cơ của sự sai lầm về đường lối đưa đến hậu quả khôn lường cho dân tộc, nhân dân.
- c) Xây dựng đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ: * Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính tổ chức kỷ luật cao * Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng - Tập trung dân chủ - Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách - Tự phê bình và phê bình - Kỷ luật nghiêm minh, tự giác - Đoàn kết, thống nhất trong đảng d) Xây dựng Đảng về đạo đức: Đạo đức của đảng là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng đảng mới lãnh đạo được nhân dân giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh.
- Kết luận chương IV Nghiên cứu tư tưởng HCM về ĐCS Việt Nam ta rút ra 2 kết luận sau: Tư tưởng HCM về ĐCS góp phần cụ thể hóa và phát triển lý luận của CN MácLênin về ĐCS vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc. 15
- Đối với Đảng và cách mạng VN hiện nay, vận dụng tư tưởng HCM để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần quán triệt: • Về chính trị: phải làm cho Đảng có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH. • Về tư tưởng: phải kiên định CN Mác – Lênin và tư tưởng HCM, làm giàu cho trí tuệ của Đảng bằng trí tuệ của dân tộc và thời đại • Về tổ chức: phải làm cho tổ chức Đảng là một tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh. • Về đạo đức, lối sống: cán bộ, Đảng viên của Đảng phải tu dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư, phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
34 p | 551 | 149
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 590 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (20tr)
20 p | 1389 | 69
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Hà Tân Bình
43 p | 222 | 49
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương I - Lê Văn Bát
45 p | 249 | 44
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 350 | 36
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương Mở đầu
14 p | 155 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2022)
10 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 72 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
49 p | 82 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Hồ Trần Hùng
35 p | 13 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
48 p | 93 | 7
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Nguyễn Hải Ngọc
13 p | 74 | 5
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Hồ Trần Hùng
53 p | 6 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Hồ Trần Hùng
45 p | 5 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Hồ Trần Hùng
62 p | 14 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Hồ Trần Hùng
27 p | 4 | 3
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Hồ Trần Hùng
73 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn