Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Hồ Trần Hùng
lượt xem 3
download
Bài giảng "Tư tưởng Hồ Chí Minh" Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Hồ Trần Hùng
- Chương 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 1
- Yêu cầu: Học tập, nghiên cứu chương 3 cần nắm vững những vấn đề chủ yếu sau: - Hiểu chính xác, đầy đủ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Củng cố lòng kính yêu lãnh tụ, niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, qua đó xác định rõ trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2
- Kết cấu : 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2. Con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 3
- I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam “… Chúng ta đã biến đổi từ xưa đến nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máy móc, sức điện, nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được” 4
- 2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, Người khẳng định chỉ có CNXH mới cứu được nhân loại, thực sự đem lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc. 5
- - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức. CNXH với mục tiêu và cơ sở kinh tế công hữu của nó sẽ đi đến giải phóng cho cả loài người khỏi áp bức, bóc lột. Do đó CNXH là xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân, là giai đoạn phát triển mới của đạo đức, nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. 6
- - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ truyền thống lịch sử, văn hoá và con người. -Truyền thống chống giặc ngoại xâm. - Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, trọng dân, trọng trí thức, hiền tài. - Con người Việt Nam giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại. 7
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh. Nguyên khí suy thì nước yếu. 8
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân văn, đạo đức, văn hoá. 9
- 2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH Hồ Chí Minh quan niệm về CNXH ở Việt Nam không chỉ trong một bài viêt hay một cuộc nói chuyện mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy đối tượng người đọc, người nghe mà diễn đạt quan niệm của mình. Người diễn đạt bằng ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, dung dị phù hợp, gần gũi với đời sống của nhân dân Việt Nam. 10
- - Khi nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị sư phạm (7-1956), Hồ Chí Minh cho rằng: “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả đau yếu và trẻ con”. - Khi đề cập về kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập đến hai yếu tố: chế độ sở hữu công cộng của CNXH và phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội 11
- - Nói về chính trị: Người viết: “Nhà nước XHCN là nền dân chủ nhân dân, chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người”. -Hồ Chí Minh hỏi CNXH là gì? Người trả lời: “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do..” 12
- “CNXH không phải là cái gì cao xa, mà đó là những gì rất cụ thể như ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã hội, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm” Có thể khái quát về đặc trưng tổng quát của CNXH ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh gồm những điểm sau: 13
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH TÖ TÖÔÛNG HOÀ CHÍ TÖ TÖÔÛNG HOÀ CHÍ MINH VEÀ NHÖÕNG MINH VEÀ NHÖÕNG ÑAËC TRÖNG BAÛN ÑAËC TRÖNG BAÛN CHAÁT CUÛA CNXH CHAÁT CUÛA CNXH Cheá ñoä Veà kinh Veà kinh Vaên Vaên Xaõ hoäi: Xaõ hoäi: Löïc löôïng Löïc löôïng Cheá ñoä chính trò: teá: teá: hoùa: hoùa: Coâng Coâng xaây döïng xaây döïng chính trò: Do Kinh teá Kinh teá Phaùt Phaùt baèng, baèng, CNXH: CNXH: Do Toaøn daân nhaân nhaân phaùt phaùt trieån cao trieån cao hôïp lyù, hôïp lyù, Toaøn daân trieån cao veà vaên minh döôùi söï döôùi söï daân daân trieån cao veà vaên minh vaên hoùa, laõnh ñaïo laõnh ñaïo lao ñoäng lao ñoäng vaên hoùa, ñaïo ñöùc cuaû Ñaûng cuaû Ñaûng laøm chuû laøm chuû ñaïo ñöùc
- Bản chất CNXH trong TTHCM là nhân đạo, nhân văn, tất cả vì con người, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà xã hội cần vươn tới. 15
- 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH ở Việt Nam a. Mục tiêu Mục tiêu chung: CNXH là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, nâng cao đời sống nhân dân, giải phóng con người một cách toàn diện. 16
- Mục tiêu cụ thể: + Về chính trị, xây dựng chế độ nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. + Về kinh tế, phát triển công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, xoá bỏ dần bóc lột, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện. + Về văn hoá – xã hội, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển văn hoá nghệ thuật… + Về quan hệ xã hội: Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ. Mọi chế độ, chính sách xã hội phải vì con người, cho con người. 17
- b. Về động lực của CNXH Phát huy các động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH, gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài. 18
- Động lực bên trong: Vốn, Khoa học kỹ thuật, Con người – là động lực quan trọng và quyết định. + Nguồn lực con người phải phát huy trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. + Coi trọng động lực lợi ích kinh tế. + Tác động cả chính trị và tinh thần của người lao động. + Sử dụng vai trò điều tiết của các nhân tố khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. 19
- Động lực bên ngoài: + Sức mạnh thời đại. + Đoàn kết quốc tế. - Khắc phục các lực cản, các yếu tố kìm hãm chủ nghĩa xã hội (Các phong tục tập quán không tốt, nạn tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ nghĩa cá nhân…) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
34 p | 558 | 149
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 602 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (20tr)
20 p | 1405 | 69
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương I - Lê Văn Bát
45 p | 252 | 44
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 352 | 36
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương Mở đầu
14 p | 159 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 73 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Hồ Trần Hùng
35 p | 15 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
49 p | 83 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
48 p | 105 | 7
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Hồ Trần Hùng
45 p | 7 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Hồ Trần Hùng
53 p | 7 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Hồ Trần Hùng
62 p | 17 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Hồ Trần Hùng
73 p | 5 | 3
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 0 - ThS. Tạ Trần Trọng
29 p | 1 | 0
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Tạ Trần Trọng
38 p | 4 | 0
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Tạ Trần Trọng
97 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn