Vấn đề phát triển ...<br />
<br />
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT<br />
CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH<br />
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
<br />
<br />
Phan Minh Tiến*<br />
Phạm Ngọc Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong những năm<br />
qua đã có sự thay đổi lớn từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giáo dục. Trước những yêu cầu<br />
mới của giáo dục đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông có đủ<br />
năng lực, tầm nhìn để quản lý sự thay đổi đó, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều<br />
kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.<br />
Từ khóa: Phát triển, trường THPT, cán bộ quản lý, đổi mới giáo dục<br />
<br />
SOME THOUGHTS ABOUT HIGH SCHOOL MANAGEMENT<br />
STAFF OF THE PROVINCES IN THE EAST OF THE<br />
SOUTH IN THE BACKGROUND OF EDUCATION<br />
INNOVATION - REALITY AND SOLUTIONS<br />
SUMMARY<br />
The innovation in education in general and in Upper Secondary School education in<br />
particular has had great changes from targets, contents to educational methods for the past years.<br />
With the new requirements of education, Upper Secondary School management staffs are required<br />
to be well-qualified with foresight to manage those changes, meeting the requirements of training<br />
human resources in the condition of local, socio - economic development.<br />
Key words: Development, secondary school, management staffs, education innovation.<br />
<br />
1. Xu thế đổi mới giáo dục hiện nay<br />
1.1. Xu thế đổi mới nền giáo dục<br />
Đổi mới giáo dục (GD) đang diễn ra trên<br />
quy mô toàn cầu. Bối cảnh đổi mới đó đã tạo<br />
nên những thay đổi sâu sắc trong GD, từ quan<br />
niệm về chất lượng GD, xây dựng nhân cách<br />
*<br />
<br />
người học đến cách tổ chức quá trình và hệ<br />
thống GD. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển<br />
sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và<br />
gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, công<br />
nghệ và ứng dụng, nhà giáo thay vì chỉ truyền<br />
đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người<br />
<br />
PGS.TS. Khoa Tâm Lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm. ĐH Huế. Email: tienpm58@gmail.com.<br />
ThS. Phòng Giáo dục và Đào tạo, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Email: phamngochai1967@gmail.com.<br />
<br />
**<br />
<br />
73<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
học phương pháp thu nhận thông tin một cách<br />
hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu<br />
tư cho GD từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội<br />
chuyển sang đầu tư cho phát triển. Vì vậy, các<br />
quốc gia, từ những nước đang phát triển đến<br />
những nước phát triển đều nhận thức được vai<br />
trò và vị trí hàng đầu của GD, đều phải đổi mới<br />
GD để có thể đáp ứng một cách năng động hơn,<br />
hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của<br />
sự phát triển đất nước.<br />
Sự đổi mới và phát triển GD đang diễn<br />
ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt để GD<br />
Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu<br />
thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận,<br />
phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện<br />
đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để<br />
đổi mới và phát triển. Coi trọng việc trao đổi,<br />
học tập kinh nghiệm phát triển GD của các<br />
nước tiên tiến, trước hết là các nước trong khu<br />
vực; đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung,<br />
phương pháp của quá trình GD; tăng cường<br />
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;<br />
xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán<br />
bộ quản lý giáo dục (CBQLGD); tăng cường<br />
công tác quản lý, xã hội hóa GD, đa dạng hóa<br />
các loại hình GD.<br />
Đổi mới GD nhằm đáp ứng yêu cầu về<br />
con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết<br />
định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công<br />
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), cần<br />
tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện về<br />
GD. Vì vậy, cần phải: tạo bước chuyển biến<br />
cơ bản về chất lượng GD theo hướng tiếp cận<br />
với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với<br />
thực tiễn GD Việt Nam; ưu tiên nâng cao chất<br />
lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng<br />
nhân lực, khoa học công nghệ trình độ cao,<br />
CBQL, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật<br />
lành nghề. Trong đó, đổi mới QLGD tạo cơ sở<br />
pháp lý và phát huy nội lực để phát triển GD.<br />
<br />
Tóm lại, đổi mới GD để phát huy những<br />
lợi thế, vượt qua thách thức, tranh thủ thời<br />
cơ xây dựng một nền GD tiên tiến, hiện đại,<br />
hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao<br />
phẩm chất toàn cầu của con người Việt Nam<br />
trong thời đại mới. Đứng trước yêu cầu đổi<br />
mới nêu trên, xã hội đặt ra yêu cầu cao đối với<br />
năng lực và phẩm chất của người CBQLGD,<br />
trong đó đổi mới công tác QLGD là quan<br />
trọng nhất. Ngành GD – ĐT phải không<br />
ngừng xây dựng và nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ nhà giáo và CBQLGD để đáp ứng với<br />
những đặc điểm của thời đại ngày nay.<br />
1.2. Xu thế đổi mới GDTHPT<br />
Đổi mới mục tiêu GD phổ thông là giúp<br />
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí<br />
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản<br />
nhằm hình thành nhân cách con người Việt<br />
Nam XHCN. Đổi mới nội dung GD: xây<br />
dựng nội dung dạy học theo hai xu hướng:<br />
xây dựng chương trình cốt lõi với các yêu cầu tối<br />
thiểu về tri thức và kỹ năng; tích hợp các môn<br />
học cổ truyền, hình thành các môn học mới<br />
như: khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn,<br />
khoa học phục vụ đời sống và gia đình.<br />
Đổi mới phương pháp GD THPT: xu<br />
hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay<br />
là cải tiến các phương pháp dạy học truyền<br />
thống theo hướng tác động vào thái độ học;<br />
tăng cường khả năng làm việc độc lập; chủ<br />
động và khả năng tự học của HS; thử nghiệm<br />
các phương pháp dạy học hiện đại để xác định<br />
mức độ phù hợp với đối tượng và điều kiện,<br />
hoàn cảnh cụ thể nhằm xác định và điều chỉnh<br />
cách sử dụng cho có hiệu quả.<br />
Từ những yêu cầu đổi mới trên, người<br />
Hiệu trưởng nhà trường THPT phải có đủ<br />
năng lực, tầm nhìn để quản lý sự thay đổi<br />
đó.<br />
74<br />
<br />
Vấn đề phát triển ...<br />
<br />
2. Thực trạng đội ngũ CBQL trường<br />
THPT các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
2.1. Thực trạng về số lượng, trình độ đào<br />
tạo đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh<br />
Đông Nam Bộ<br />
Với hệ thống 90 trường THPT công lập<br />
phân bổ trong 3 tỉnh Đông Nam Bộ, được<br />
phân bổ từ đồng bằng, thành thị đến miền<br />
núi, các Sở GD – ĐT đã tham mưu cho Ủy<br />
ban nhân dân tỉnh bố trí khá đầy đủ đội ngũ<br />
GV và CBQL cho các đơn vị. Đồng thời, để<br />
phát triển sự nghiệp GD, các tỉnh đã triển<br />
khai nhiều giải pháp phát triển đội ngũ nhà<br />
giáo và CBQLGD nói chung, đội ngũ CBQL<br />
trường THPT nói riêng. Do đó, đội ngũ CBQL<br />
trường THPT đã được tăng cường về số lượng<br />
lẫn chất lượng, có những bước phát triển về<br />
trình độ chuyên môn và năng lực quản lý nhà<br />
trường, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của<br />
chuẩn. Tuy nhiên, đứng trước tình hình phát<br />
triển rất nhanh về kinh tế - xã hội (KT - XH),<br />
sự đô thị hóa của các tỉnh Đông Nam Bộ nên<br />
đội ngũ CBQL trường THPT vẫn còn nhiều<br />
bất cập.<br />
Hiện nay, CBQL các trường THPT công<br />
lập cần có là 329 người. Như vậy, số lượng<br />
CBQL trường THPT còn thiếu, cần được bổ<br />
sung 50 người. Nguyên nhân: một số nghỉ hưu<br />
trước tuổi do năng lực hạn chế, do sức khỏe<br />
yếu; một số chuyển công tác khác theo yêu<br />
cầu của địa phương và do công tác quy hoạch,<br />
tạo nguồn từ cơ sở còn chậm so với yêu cầu.<br />
yy Về trình độ đào tạo: CBQL trường<br />
THPT đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn<br />
22,6%, cho thấy đội ngũ CBQL luôn phấn đấu<br />
học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu<br />
phát triển của thời kỳ hội nhập nhằm nâng cao<br />
chất lượng GD – ĐT trong khu vực của vùng<br />
kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, tạo<br />
điều kiện liên kết mở rộng đào tạo quốc tế,<br />
<br />
xứng tầm cùng với thành phố Hồ Chí Minh<br />
và Đồng Nai, tạo thành trung tâm GD – ĐT và<br />
nghiên cứu khoa học lớn của khu vực Đông<br />
Nam Bộ và của Việt Nam vào năm 2020. Tuy<br />
nhiên, qua khảo sát thực tế, theo dõi trong<br />
công tác quản lý chỉ đạo và kết quả từng mặt<br />
khi đánh giá CBQL theo chuẩn vẫn còn một<br />
số CBQL tuy đã có trình độ đào tạo đạt chuẩn<br />
nhưng vẫn còn bất cập ở khả năng xây dựng<br />
các kế hoạch dài hạn, khả năng xây dựng kế<br />
hoạch chiến lược, xây dựng chương trình, đề<br />
án để triển khai các mục tiêu lớn của ngành.<br />
yy Về lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý,<br />
tin học, ngoại ngữ<br />
Qua khảo sát thực trạng, tỉ lệ CBQL đa số<br />
có trình độ trung cấp chính trị trở lên (89,2%),<br />
số còn lại cần được tiếp tục bồi dưỡng (chiếm<br />
10,8%). Về nghiệp vụ quản lý: số CBQLGD<br />
chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và<br />
quản lý nhà nước còn khá cao (QLGD chiếm<br />
16,1%; quản lý nhà nước chiếm 29,7%),<br />
chứng tỏ khâu quy hoạch, dự nguồn, đào tạo,<br />
bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm còn bất<br />
cập. Hầu hết CBQL đều có trình độ A tin học,<br />
trình độ B còn ít, bên cạnh đó còn một số ít<br />
chưa đạt chuẩn về tin học. Về ngoại ngữ từ<br />
trình độ A trở lên chiếm tỉ lệ 59,5% (trong đó,<br />
trình độ B, C và Cử nhân rất ít), còn lại 40,5%<br />
chưa đạt yêu cầu chuẩn.<br />
Đây là nguyên nhân dẫn đến một số CBQl<br />
chưa xử lý tốt tình huống QLGD trong thực<br />
tiễn quản lý ở các nhà trường. Một số CQBL<br />
chưa quan tâm công tác GD chính trị cho đội<br />
ngũ cán bộ giáo viên (GV), chưa triển khai tốt<br />
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,<br />
khai thác, thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ<br />
công tác chỉ đạo, vì vậy các Sở GD – ĐT và cá<br />
nhân CBQL phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng<br />
nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chức danh<br />
CQBL (trước, trong và sau khi bổ nhiệm).<br />
75<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ CBQL<br />
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
yy Về cơ cấu độ tuổi: độ tuổi của CBQL<br />
trường THPT có sự phân bố không hợp lý,<br />
đối tượng cao tuổi và trẻ tuổi có tỉ lệ chênh<br />
lệch nhau: trên 50 tuổi chiếm 30,1%; dưới 30<br />
tuổi chiếm 3,6%; độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm<br />
38,7%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 27,6%. Sự<br />
phân hóa không hợp lý các thế hệ CBQL<br />
trường THPT không bảo đảm tính kế thừa<br />
giữa các thế hệ, không bảo đảm cho sự ổn<br />
định. Cần phải tăng cường trẻ hóa đội ngũ để<br />
thích ứng với điều kiện phát triển KT – XH<br />
hiện nay.<br />
yy Về cơ cấu giới tính: đội ngũ CBQL<br />
trường THPT chưa đảm bảo cân đối về giới<br />
tính, tỉ lệ nữ chỉ chiếm 13,3%, trong khi đó tỉ<br />
lệ nam chiếm 86,7%. Đặc biệt những trường<br />
ở vùng biên giới giáp ranh Campuchia (Tây<br />
Ninh, Bình Phước), vùng miền núi (Bình<br />
Phước) tỉ lệ nữ lại càng thấp hơn, trong khi tỉ<br />
lệ GV nữ các trường THPT lại cao (68%). Để<br />
giải quyết thực trạng này các Sở GD – ĐT cần<br />
chú trọng và làm tốt hơn công tác quy hoạch,<br />
đào tạo, bồi dưỡng đối với GV nữ.<br />
yy Về cơ cấu dân tộc: Về cơ cấu dân tộc,<br />
tỉ lệ CBQL là người dân tộc thiểu số còn rất ít<br />
so với tỉ lệ GV dân tộc thiểu số của các trường<br />
THPT. Đây là vấn đề đặt ra trong công tác đào<br />
tạo tuyển dụng, sử dụng GV là người dân tộc<br />
thiểu số trong những năm qua. Cần bổ sung<br />
CBQL là người dân tộc để có điều kiện phát<br />
triển GD ở vùng núi, vùng biên giới, vùng đặc<br />
biệt khó khăn để tiến tới thực hiện phổ cập<br />
GD trung học trong khu vực theo đề án phát<br />
triển GD của các tỉnh đến năm 2015 và 2020.<br />
yy Về cơ cấu bộ môn: bộ môn của CBQL<br />
được đào tạo trước khi bổ nhiệm có sự phân<br />
bố không đồng đều giữa bộ môn tự nhiên và<br />
bộ môn xã hội, CBQL ở bộ môn tự nhiên chỉ<br />
<br />
chiếm 23,7% trong khi đó ở bộ môn xã hội<br />
chiếm 76,3%. Do đó trong công tác bổ nhiệm<br />
CBQL yêu cầu chú trọng đến sự cân đối giữa<br />
bộ môn tự nhiên và xã hội nhằm tạo điều kiện<br />
thuận lợi trong công tác chỉ đạo chuyên môn<br />
của các nhà trường.<br />
yy Về thời gian giảng dạy trước khi bổ<br />
nhiệm: đội ngũ CBQL trường THPT đều<br />
được phát triển từ GV giảng dạy, số CBQL<br />
trước khi bổ nhiệm dạy 3 đến 5 năm chiếm<br />
tỉ lệ 0%; 5 đến 10 năm chiếm 19,4%; trên 10<br />
năm chiếm 80,6%. Qua khảo sát thực trạng<br />
cho thấy CBQL có thâm niên giảng dạy chiếm<br />
tỉ lệ rất lớn trước khi được bổ nhiệm, điều này<br />
cũng giải thích vì sao có nhiều CBQL ở độ<br />
tuổi từ 41 đến 50 chiếm đa số nhưng thời gian<br />
tham gia làm CBQL thì lại ngắn.<br />
2.3. Thực trạng về phẩm chất chính trị,<br />
đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL<br />
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
Đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh<br />
Đông Nam Bộ có lập trường, tư tưởng vững<br />
vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối và<br />
chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định<br />
của ngành và của địa phương, có khả năng<br />
phân tích đúng, sai và thể hiện rõ quan điểm<br />
trước sự thay đổi. Có đạo đức, lối sống tốt,<br />
trung thực, thẳng thắn, có trách nhiệm cao<br />
trong công tác, vượt qua khó khăn để vươn<br />
lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gương<br />
mẫu trong lối sống và hành động, sống giản<br />
dị, quan hệ gần gũi, chân tình, cởi mở, tôn<br />
trọng đồng nghiệp, yêu thương HS, giữ gìn uy<br />
tín nhà giáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một<br />
bộ phận CBQL hạn chế về tác phong làm việc<br />
và giao tiếp, ứng xử, chưa đáp ứng được yêu<br />
cầu đổi mới QLGD.<br />
2.4. Thực trạng về năng lực chuyên môn<br />
và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL<br />
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
76<br />
<br />
Vấn đề phát triển ...<br />
<br />
Đội ngũ CBQL trường THPT nắm được<br />
chương trình, phương pháp đặc trưng của các<br />
môn học, đã chỉ đạo đổi mới nội dung, phương<br />
pháp giảng dạy phù hợp với HS các vùng miền<br />
trong khu vực Đông Nam Bộ, từng bước nâng<br />
cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, ý thức<br />
học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học còn<br />
hạn chế, một bộ phận CBQL kiến thức, năng lực<br />
chuyên môn, năng lực tự học, sáng tạo, đổi mới<br />
còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được đổi mới căn<br />
bản, toàn diện của GD hiện nay.<br />
2.5. Thực trạng về năng lực quản lý nhà<br />
trường của đội ngũ CBQL trường THPT các<br />
tỉnh Đông Nam Bộ<br />
Hầu hết CBQL trường THPT đã nắm được<br />
nguyên tắc quản lý, có khả năng giải quyết<br />
các tình huống trong thực tiễn, xây dựng được<br />
môi trường học tập thân thiện, có khả năng<br />
quản lý hành chính văn phòng, quản lý tốt<br />
hoạt động của tổ chuyên môn và giảng dạy<br />
của giáo viên, tập hợp được cán bộ, GV để<br />
xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, thực<br />
hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh những<br />
kết quả đạt được, đội ngũ CBQL trường<br />
THPT vẫn còn một số hạn chế: khả năng phân<br />
tích, dự báo chưa tốt, chưa xây dựng được kế<br />
hoạch chiến lược, tình trạng mất mát tài sản,<br />
lãng phí của công, lãng phí tài chính còn xảy<br />
ra ở một số đơn vị trường học.<br />
3. Thực trạng công tác phát triển đội<br />
ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ<br />
thông các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
Thực hiện đề án nâng cao chất lượng nhà<br />
giáo và CBQL, các Sở GD – ĐT các tỉnh<br />
Đông Nam Bộ đã triển khai nhiều giải pháp<br />
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, do đó<br />
đội ngũ CBQL ngày càng được tăng cường số<br />
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiệu quả của<br />
các giải pháp đang thực hiện được đánh giá<br />
chưa cao.<br />
<br />
Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT<br />
bao gồm các nội dung: quy hoạch, đào tạo, bồi<br />
dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển,<br />
đánh giá, tạo điều kiện…, nhằm tạo ra những<br />
thay đổi về số lượng và chất lượng của đội<br />
ngũ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường<br />
THPT đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong bối<br />
cảnh đổi mới GD hiện nay.<br />
3.1. Công tác xây dựng kế hoạch, quy<br />
hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý<br />
trường trường trung học phổ thông<br />
“Công tác xây dựng kế hoạch, quy<br />
hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT”: trong những năm qua, công tác<br />
xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển<br />
đội ngũ CBQL nói chung của các tỉnh Đông<br />
Nam Bộ và quy hoạch CBQL của ngành GD<br />
– ĐT nói riêng được các cấp quan tâm. Tuy<br />
nhiên, một số ít đơn vị trường học, quy trình<br />
quy hoạch cán bộ chưa thống nhất, số lượng<br />
cán bộ được quy hoạch vào các chức danh<br />
chưa cụ thể, công tác quy hoạch chưa tuân<br />
thủ quy trình chung theo văn bản hướng dẫn<br />
của Đảng.<br />
Công tác quy hoạch CBQL cấp THPT tuy<br />
được Sở GD – ĐT chỉ đạo khá cụ thể, nhưng<br />
nhiều đơn vị vẫn thực hiện chưa đạt yêu cầu,<br />
do đó nguồn CBQL chưa được bổ sung đầy đủ<br />
theo quy định, số CBQL là phó Hiệu trưởng<br />
các trường THPT còn thiếu nhiều, CBQL<br />
người dân tộc chưa được quan tâm, nguồn bổ<br />
sung phó Hiệu trưởng cho các trường THPT<br />
bị hẫng hụt, lúng túng khi cần bổ sung CBQL<br />
cho các trường.<br />
3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ<br />
cán bộ quản lý các trường trung học phổ<br />
thông các tỉnh Đông Nam Bộ<br />
Kết quả đạt được ở mức độ tốt, tuy nhiên<br />
ở một số trường còn có các hạn chế ở việc<br />
chỉ đạo, quản lý việc đào tạo nâng chuẩn về<br />
77<br />
<br />