intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua hoạt động này, năng lực sư phạm SV được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. SV được trang bị các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục cần thiết trước khi xuống trường phổ thông thực tập sư phạm; góp phần quan trọng rút ngắn khoảng cách "tập sự" của giáo viên trẻ mới ra trường, giúp họ nhanh chóng làm quen, hòa nhập và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học – giáo dục, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trung học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - thực trạng và giải pháp

Nguyễn Mậu Đức và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 102(02): 99 - 104<br /> <br /> VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> Nguyễn Mậu Đức1*, Đào Việt Hùng2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Điểm khác biệt với Trường Đại học sư phạm (ĐHSP ) với các trường Đại học (ĐH) khác là hoạt<br /> động đào tạo nghiệp vụ sư phạm ( NVSP ) cho sinh viên ( SV) . Thông qua hoạt động này, năng<br /> lực sư phạm SV được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. SV được trang bị các kỹ năng<br /> dạy học, kỹ năng giáo dục cần thiết trước khi xuống trường phổ thông thực tập sư phạm; góp phần<br /> quan trọng rút ngắn khoảng cách "tập sự" của giáo viên trẻ mới ra trường, giúp họ nhanh chóng<br /> làm quen, hòa nhập và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học – giáo dục, đáp ứng chuẩn nghề<br /> nghiệp giáo viên phổ thông trung học.<br /> Qua thực tế đào tạo NVSP trong những năm qua, trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên đã xác định<br /> việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này là nhiệm vụ thường xuyên và cải tiến từng<br /> bước để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Song trên thực tế vẫn còn có nhiều bất cập. Trong bài<br /> viết này tôi xin trình bày thực trạng và giải pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở trường ĐHSP – ĐH<br /> Thái Nguyên hiện nay trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.<br /> Từ khóa: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Đại học Sư phạm, thực trạng, giải pháp, kỹ năng sư phạm.<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG RÈN<br /> LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TẠI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC<br /> THÁI NGUYÊN*<br /> Về chương trình đào tạo<br /> Chương trình đào tạo NVSP đã được thực<br /> hiện nhiều năm nhưng chủ yếu chỉ mới dừng<br /> lại ở việc hình thành các kỹ năng sơ đẳng như<br /> cách trình bày vấn đề, viết, vẽ bảng, diễn giải,<br /> gợi mở vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, xử lý<br /> tình huống sư phạm vv... Do đó, chương trình<br /> này tỏ ra không phù hợp trước những biến đổi<br /> của khoa học, kỹ thuật, thông tin và công<br /> nghệ. Trong khi đó các kỹ năng như làm việc<br /> với sách giáo khoa, kỹ năng sử dụng các thiết<br /> bị dạy học, kỹ năng tổ chức các hoạt động<br /> giáo dục, kỹ năng giao tiếp, hội nhập, kỹ năng<br /> gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, gắn lý<br /> thuyết với thực tiễn địa phương, kỹ năng định<br /> hướng, kế hoạch hóa, kiểm tra, tự kiểm tra,<br /> đánh giá, tự đánh giá vv... chưa được chú trọng.<br /> Trường sư phạm đào tạo sinh viên trở thành<br /> người giáo viên, nên sự kết hợp giữa các môn<br /> chuyên ngành và đào tạo nghiệp vụ là cần<br /> thiết. Tuy nhiên việc kết hợp này chưa được<br /> rõ nét, vì chỉ lập danh sách các môn học cần<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 834724, Email: mauducsptn@gmail.com<br /> <br /> thiết cho giáo sinh học chưa đủ để tạo tính<br /> liên kết giữa các môn học. Chương trình đào<br /> tạo do đó bao gồm những môn học "đứng<br /> cạnh nhau", giảng viên chỉ phụ trách môn<br /> được giao phó, chưa có sự phối hợp nhịp<br /> nhàng trong đào tạo giữa các giảng viên giảng<br /> dạy các môn khác nhau, cách thức tổ chức<br /> đào tạo chưa tạo điều kiện thuận lợi để sinh<br /> viên xây dựng kỹ năng nghiệp vụ.<br /> Hoạt động tổ chức học và hiệu quả của các<br /> học phần Tâm lí học và Giáo dục học<br /> Hai môn học này làm nên đặc trưng nghề<br /> nghiệp của trường ĐHSP. Xét về mặt lý<br /> thuyết, nó có vai trò hết sức quan trọng trong<br /> việc hình thành và phát triển năng lực nghề<br /> cho SV. Môn Giáo dục học trang bị cho SV<br /> năng lực dạy học, giáo dục, tổ chức và quản<br /> lý. Môn Tâm lý học giúp SV hiểu và nắm<br /> được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh<br /> phổ thông, các giá trị tâm lý,… Nếu tổ chức<br /> dạy học tốt, hai môn học này sẽ góp phần<br /> đáng kể trong việc rèn luyện cho SV sư phạm<br /> các năng lực nghề cần thiết, đủ tự tin xuống<br /> trường PT thực tập sư phạm, là hành trang<br /> cần thiết để hành nghề day học sau khi tốt<br /> nghiệp ra trường. Tuy nhiên, do thiếu yếu tố cả<br /> khách quan và chủ quan, hiệu quả của môn học<br /> này thực tế còn chưa được như mong muốn.<br /> 99<br /> <br /> Nguyễn Mậu Đức và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Trong đợt điều tra khảo sát SV thực tập sư<br /> phạm đợt 2 tại các trường PT ở Thái Nguyên,<br /> Hòa Bình, Tuyên Quang năm học 2010 –<br /> 2011, kết quả phỏng vần như sau:<br /> - Hầu hết SV cho rằng các môn học tâm lý<br /> học, giáo dục học chưa giúp được SV các<br /> kiến thức, kỹ năng trong dạy học và giáo dục.<br /> Một số SV cho rằng nên giảm thời lượng học<br /> hai môn này. Hỏi về nguyên nhân, SV trả lời<br /> đó là do các môn học này được tổ chức học<br /> trước đó khá lâu nên SV quên gần hết. Hơn<br /> nữa chương trình học thiên về lý thuyết hàn<br /> lâm, các kiến thức xa rời thực tế dạy học nên<br /> khó nhớ. Mặt khác, thiếu các ví dụ cụ thể gần<br /> với thực tế dạy học ở trường PT, tính thực<br /> hành chưa được chú trọng. SV khi học hai<br /> học phần này chỉ cốt để lấy điểm cho '' đẹp "<br /> hồ sơ, còn tính ứng dụng, thực hành của môn<br /> học phục vụ cho nghề nghiệp tương lai không<br /> được chú ý.<br /> - Trong số 60 SV năm thứ 4 năm học 2011 –<br /> 2012 được tập trung để phỏng vấn và điều tra<br /> bằng phiếu hỏi, kết quả cũng không khả quan<br /> hơn. Với câu hỏi trắc nghiệp: Bạn nhận xét gì<br /> về hiệu quả của hai môn học Tâm lí học và<br /> Giáo dục học trong rèn luyện nghiệp vụ sư<br /> phạm thường xuyên, có 40/60 SV cho rằng<br /> hai môn học này có hiệu quả ở mức bình<br /> thường; 20/50 SV cho rằng không hiệu quả.<br /> Không có SV nào khẳng định tính hiệu quả<br /> của môn học đem lại. Khi được phỏng vấn,<br /> nhiều SV cho biết khi học hai học phần này,<br /> các em không có ý thức rèn luyện nghề mà<br /> đơn giản chỉ là cố học để thi lấy điểm cao.<br /> Với quan niệm như vậy, cộng với cách dạy<br /> của giảng viên (chắc chắn chưa tạo ra sự đổi<br /> mới về phương pháp), việc SV không chịu<br /> "nhập tâm", không chịu nhớ "nằm lòng" các<br /> tình huống thực hành của hai môn học này<br /> cũng là điều dễ hiểu.<br /> Học phần Lí luận dạy học bộ môn.<br /> Với học phần này, khi được phỏng vấn, đa số<br /> SV cho rằng việc trang bị kiến thức về lí luận<br /> dạy học của môn chuyên ngành là khá tốt.<br /> Tuy nhiên, việc triển khai các phương pháp<br /> dạy học cụ thể chỉ dừng ở lý thuyết, thiếu tính<br /> thực hành. Và đây là nguyên nhân chính dẫn<br /> đến tình trạng SV xuống trường PT thực tập<br /> 100<br /> <br /> 102(02): 99 - 104<br /> <br /> còn bộc lộ nhiều sự non nớt, hạn chế cả về<br /> các kỹ năng dạy học, giáo dục, cả về kỹ năng<br /> sống, kinh nghiệm giao tiếp với các đối tượng<br /> HS, GV, phụ huynh, các tổ chức trong và<br /> ngoài trường.<br /> Đa phần giảng viên bộ môn phương pháp dạy<br /> học khi được phỏng vấn đều "tự nhận" rằng<br /> khi triển khai tổ chức dạy học cho SV đều<br /> hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm riêng của mỗi<br /> người. Và vì quỹ thời gian quá ít, SV lại quá<br /> đông nên việc cho các em luyện tập thực hành<br /> còn hạn chế. Hơn nữa, không phải SV nào<br /> cũng ý thức được tầm quan trọng của việc "<br /> học nghề" từ trong trường sư phạm. Hoạt<br /> động tự học, tự rèn luyện các kỹ năng học<br /> giáo dục đối với SV còn nhiều hạn chế.<br /> Hội thi nghiệp vụ sư phạm<br /> Đây là hoạt động thường niên của trường.<br /> Hàng năm vào dịp 20/11, nhà trường tổ chức<br /> hội thi rèn luyện NVSP giỏi giữa các khoa.<br /> Các nội dung thi:<br /> - Đồ dùng dạy học tự làm.<br /> - Thiết kế một hoạt động ngoại khóa cho<br /> học sinh.<br /> - Thi dạy trên lớp.<br /> - Sân khấu hóa:<br /> + Màn chào hỏi<br /> + Màn giải quyết tình huống SP<br /> + Hiểu biết kiến thức SP<br /> Có thể thấy, nội dung thi NVSP cấp trường đã<br /> có mặt cả kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo<br /> dục. Thực tế các cuộc tranh tài giữa các Khoa<br /> đã làm nên những mùa thi sôi nổi, làm khuấy<br /> động nên không khí NVSP trong toàn trường<br /> dù chỉ trong thời gian ngắn. Nhược điểm dễ<br /> nhận thấy là nội dung thi tuy có đủ cả dạy học<br /> và giáo dục nhưng vẫn còn hết sức nghèo nàn.<br /> Và dù không khí NVSP có được khuấy động<br /> thì cũng vẫn chỉ dừng ở mức cuộc thi. Tác<br /> dụng lâu dài cho mỗi SV trong quá trình rèn<br /> luyện NVSP là không có. Hơn nữa, vì là cuộc<br /> thi nên số lượng SV tham gia rất ít. Và những<br /> SV được chọn lên sân khấu đã là những SV<br /> ưu tú, năng động và đã tích lũy được ít nhiều<br /> kinh nghiệm cũng như những kỹ năng SP.<br /> Còn số đông SV, việc một đôi lần lên bục giảng<br /> dạy thử trước cả nhóm, cả lớp là điều ít thấy.<br /> <br /> Nguyễn Mậu Đức và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Vấn đề kết hợp giữa lý thuyết và thực hành:<br /> Thời điểm học lý thuyết (cả về môn chuyên<br /> ngành lẫn môn nghiệp vụ) và thời điểm thực<br /> tập không trùng nhau, có khi hai thời điểm<br /> cách rất xa nhau khiến sinh viên lúng túng.<br /> Các học phần về PPDH bộ môn tuy đã cố<br /> gắng trang bị cho SV nắm vững hệ thống các<br /> phương pháp DH và cập nhật những vấn đề<br /> đổi mới về phương pháp giảng dạy ở phổ<br /> thông, song vẫn còn khoảng cách khá xa giữa<br /> lí thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo ở trường<br /> sư phạm với thực tế giảng dạy ở nhà trường.<br /> Nhiều SV khi thực tập SP rất ngỡ ngàng, lúng<br /> túng trước những yêu cầu của GV hướng dẫn<br /> dưới phổ thông (như cách lập kế hoạch dạy<br /> học, thiết kế giáo án; trình bày bài giảng, sử<br /> dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan, tổ<br /> chức các hoạt động DH-GD ngoài giờ lên<br /> lớp…).<br /> Thời gian đi xuống trường phổ thông thực tập<br /> làm quen là quá ít. Mãi đến năm thứ 3 sinh<br /> viên mới xuống trường phổ thông thực tập sư<br /> phạm với 2 tín chỉ… để dự giờ, tham gia<br /> công tác chủ nhiệm lớp, dự các hoạt động<br /> giáo dục…Sinh viên không được tham gia<br /> giảng dạy.<br /> Ngoài đợt thực tập hầu như không có liên lạc<br /> giữa các khoa và giáo viên phổ thông, cho<br /> nên không có điều kiện thường xuyên cập<br /> nhật kiến thức của người giáo viên phổ thông<br /> để việc thực tập được phối hợp nhịp nhàng.<br /> Từ thực tế này, cần xem xét và điều chỉnh nội<br /> dung đào tạo cho phù hợp và hiệu quả theo<br /> hướng: giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực<br /> hành theo hướng ứng dụng gắn kết với thực<br /> tiễn phổ thông, chú trọng rèn luyện các kỹ<br /> năng dạy học-giáo dục cho SV, đặc biệt là kỹ<br /> năng ứng xử, giao tiếp. Đây là điểm yếu nhất<br /> mà SV thấy cần phải bổ sung và tăng cường<br /> trong công tác rèn luyện NVSP.<br /> Khả năng tự đào tạo nghiệp vụ sư phạm<br /> của sinh viên<br /> Về tự đào tạo NVSP của sinh viên hầu như<br /> còn thụ động, chưa sáng tạo trong việc tiếp<br /> thu những kiến thức NVSP, thiếu kỹ năng sử<br /> dụng các phương tiện dạy - học, kỹ năng quan<br /> sát, kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ, nhút nhát<br /> trong khi giao tiếp trước tập thể.<br /> <br /> 102(02): 99 - 104<br /> <br /> Chúng tôi phỏng vấn và điều tra các sinh viên<br /> năm cuối đi thực tập, kỹ năng sử dụng<br /> phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ<br /> thông tin vào dạy học là còn rất yếu. Ví dụ<br /> như việc soạn thảo văn bản word đúng quy<br /> định, đánh máy các công thức toán lí hóa, sử<br /> dụng phần mềm chuyên ngành đơn giản để vẽ<br /> hình, đồ thị, bảng biểu…Có đến 70% trả lời<br /> hầu như không biết sử dụng, kỹ năng soạn<br /> giáo án điện tử rất kém. Ngoại trừ một số bạn<br /> làm đề tài nghiên cứu khoa học hay khóa luận<br /> tốt nghiệp.<br /> Rèn luyện NVSP thông qua các giảng viên<br /> dạy các môn chuyên ngành<br /> Với hoạt động này, nhà trường không có văn<br /> bản chỉ đạo cụ thể các giảng viên chuyên<br /> ngành ở các Khoa phải làm như thế nào, cụ<br /> thể hóa tiết dạy ra sao để gián tiếp hướng dẫn<br /> SV cách dạy, cách xử lý tình huống. Chính vì<br /> vậy, giảng viên cũng không cho đó là nhiệm<br /> vụ của mình, ai có thế mạnh cũng như điểm<br /> yếu nào cứ " tự nhiên" thể hiện. Đa số các<br /> giảng viên cho rằng việc rèn luyện NVSP là<br /> của tổ phương pháp giảng dạy chứ không phải<br /> là của các bộ môn chuyên ngành của mình.<br /> Nhiều giảng viên vẫn lên lớp với những cách<br /> dạy truyền thống không biết đến phương tiện<br /> dạy học hiện đại, không quan tâm đến SV tiếp<br /> thu nội dung bài giảng ra sao, phản ứng của<br /> SV thế nào. Thậm chí, kể cả giảng viên bộ<br /> môn Phương pháp dạy học cũng không phải<br /> ai cũng có ý thức và năng lực để triển khai, cách<br /> dạy đổi mới: lấy người học làm trung tâm.<br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG RÈN LUYỆN NVSP<br /> Giáo dục ý thức, định hướng nghề nghiệp<br /> cho SV ngay từ năm thứ nhất<br /> Khi đăng ký vào trường ĐHSP, SV phải ý<br /> thức được rằng họ cần học tập, rèn luyện để<br /> trở thành những giáo viên THPT trong tương<br /> lai. Bởi vậy, bản thân họ phải nhận thức được<br /> đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công<br /> tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong quá trình<br /> học tập . Vì vậy, họ cần phải chủ động, tự<br /> giác, tự học và tham gia các hoạt động về<br /> nghiệp vụ sư phạm. Việc định hướng cho SV<br /> hiểu về nghề dạy học và hiểu rõ nội dung,<br /> chương trình mà bản thân mình phải rèn luyện<br /> để trở thành những giáo viên có năng lực sau<br /> này là điều hết sức quan trọng và thiết thực.<br /> 101<br /> <br /> Nguyễn Mậu Đức và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Bản thân người thầy dạy đại học phải là<br /> tấm gương cho cách dạy theo phương pháp<br /> đổi mới<br /> Người thầy ở đây là các giảng viên đại học,<br /> bao gồm tất cả các giảng viên của tất cả các<br /> môn giáo dục đại cương ( Ngoại ngữ, Giáo<br /> dục quốc phòng, các môn khoa học Mác –<br /> Lênin,….); giáo dục chuyên nghành và<br /> nghiệp vụ sư phạm (Tâm lý học, Giáo dục<br /> học, Phương pháp dạy học bộ môn). Rèn kỹ<br /> năng là một quá trình. Người thầy không thể<br /> chỉ ngồi nghiên cứu tài liệu Đông, Tây, Kim<br /> cổ, tìm ra biết bao phương pháp mới, so sánh,<br /> đối chiếu phát hiện ra những ưu điểm so với<br /> phương pháp truyền thống để truyền tải<br /> những kiến thức rất mới này cho SV bằng<br /> phương pháp…truyền thống. Đây là những "<br /> tấm gương" cho SV về cách dạy, cách học.<br /> Thiết nghĩ, việc đổi mới cách dạy, cách học<br /> trong các trường đại học, nhất là các trường<br /> ĐHSP chính là cái gốc, là “căn cốt” để SV –<br /> Người giáo viên tương lai học cách dạy sáng<br /> tạo, học cách học sáng tạo và cũng chính là<br /> rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp.<br /> Các môn học cung cấp tri thức sư phạm<br /> cần được gắn kết chặt chẽ với hoạt động<br /> rèn luyện các kỹ năng sư phạm.<br /> Các môn tâm lý học, giáo dục học, phương<br /> pháp dạy học bộ môn được xem là những<br /> môn học cung cấp tri thức sư phạm cho sinh<br /> viên. Điều đó cũng có nghĩa là chúng có mối<br /> quan hệ mật thiết với việc hình thành các kỹ<br /> năng sư phạm. SV sẽ vận dụng các kiến thức<br /> SP này để xử lý các tình huống giáo dục cụ<br /> thể. Từ đó, sẽ làm giàu thêm vốn NVSP của<br /> mình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này,<br /> nội dung của các môn học phải rất sát với<br /> thực tiễn dạy học – giáo dục ở PT; quá trình<br /> giảng dạy môn học phải theo sát các hoạt<br /> động thực hành SP, hoạt động kiến tập, thực<br /> tập ở trường PT. Giảng viên bộ môn phương<br /> pháp dạy học nên trực tiếp dự giờ giáo viên<br /> PT, và tốt hơn nữa nếu giảng viên có tham gia<br /> giảng dạy tại trường PT.<br /> Phải tăng cường thực hành cho SV<br /> Trường SP là cơ sở đào tạo nghề đào tạo,<br /> không chỉ và không phải đơn thuần là cơ sở<br /> nghiên cứu. Vì vậy phải tổ chức cho SV tiếp<br /> 102<br /> <br /> 102(02): 99 - 104<br /> <br /> cận được các đối tượng giáo dục càng sớm càng<br /> tốt. Hơn nữa, việc học lý thuyết phải được thực<br /> hiện song song với hoạt động thực hành.<br /> Hội thi rèn luyện NVSP được tổ chức tuy có<br /> quy mô hoành tráng (ở tất cả các khoa trong<br /> toàn trường). Nhưng lại dưới hình thức các<br /> cuộc thi. Vì thế, hoạt động này chỉ dồn vào<br /> một số em có năng lực riêng (hát, múa, đọc<br /> thơ, ngâm thơ, đọc diễn cảm, trình bày<br /> bảng…) Hầu hết các sinh viên không và chưa<br /> được tham gia rèn luyện một các đúng nghĩa.<br /> Bài viết đề xuất một số biện pháp để tăng<br /> cường tính thực hành cho SV:<br /> - Tổ chức cho SV xuống các trường PT sớm<br /> hơn, ngay từ năm thứ nhất. Có thể không cần<br /> phải tổ chức quy mô như các đợt kiến tập,<br /> thực tập mà định hướng cho các khoa, từ các<br /> khoa triển khai cho các lớp cụ thể về việc<br /> đăng ký kết nghĩa với các trường PT gần<br /> trường SP; Làm việc với Ban Giám hiệu các<br /> trường PT cho SV về trường tham gia làm<br /> công tác chủ nhiệm, tham gia dự giờ, sinh<br /> hoạt với nhóm, tổ chuyên môn, tất nhiên là chưa<br /> cho SV tham gia dạy thử trên đối tượng HS;<br /> Không đặt ra vấn đề có giáo viên hướng dẫn.<br /> - Tại trường SP, nên phân SV thành các nhóm<br /> nhỏ hoặc vẫn duy trì các nhóm tham gia sinh<br /> hoạt ở trường PT. Giảng viên tùy vào nội<br /> dung môn mình phụ trách để đưa ra các vấn<br /> đề, các tình huống hoặc tổ chức cho SV nghĩ<br /> ra các vấn đề, các tình huống khác để suy<br /> nghĩ tìm ra các phương án giải quyết.<br /> Phải xây dựng được chương trình khung<br /> mang tính đặc thù cho từng Khoa và Bộ môn<br /> Hiện tại trong trường ĐHSP Thái Nguyên,<br /> hầu hết các khoa đều chưa có chương trình<br /> rèn luyện NVSP riêng của Khoa mình. Giảng<br /> viên tổ Phương pháp dạy học hoàn thành<br /> phần việc của mình theo kinh nghiệm riêng<br /> của mỗi các nhân. Ai có thế mạnh nào thì thể<br /> hiện thế mạnh ấy và dẫn đến là SV không<br /> được rèn luyện một cách bài bản các kỹ năng<br /> NVSP cần thiết trước khi xuống trương PT<br /> thực tập. Thiết nghĩ, muốn thực hiện được<br /> điều này, nhà trường phải có định hướng chỉ<br /> đạo các Khoa xây dựng chương trình, có sự<br /> giám sát quản lý trong quá trình thực hiện.<br /> <br /> Nguyễn Mậu Đức và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Phải xây dựng được phòng rèn luyện<br /> NVSP đủ tiêu chuẩn<br /> Phòng NVSP là môi trường, là không gian để<br /> SV rèn luyện, thực hành các kỹ năng đã được<br /> tiếp thu lý thuyết. Mỗi khoa tối thiểu phải có<br /> một phòng NVSP. Ở đây có hai điều kiện: có<br /> phòng rèn luyện NVSP và phòng rèn luyện<br /> NVSP phải đảm bảo tiêu chuẩn. Học lý<br /> thuyết, SV có thể học chung một lớp đông.<br /> Nhưng triển khai thực hành, chắc chắn phải<br /> chia thành các nhóm nhỏ. Điều kiện thực<br /> hành cũng khác so với trên lớp học lý thuyết.<br /> Nếu như học lý thuyết, giảng viên có thể chỉ<br /> cần bảng, bút hoặc phấn, hoặc máy chiếu,<br /> màn hình. Nhưng trong phòng NVSP, ngoài<br /> những điều kiện tối thiểu trên, phải cần thêm:<br /> máy móc (máy tính, máy chiếu, trang thiết bị<br /> nghe nhìn,…); Đồ dùng thí nghiệm, đồ dùng<br /> rèn luyện kỹ năng (đàn, đồ dùng vẽ, thiết bị<br /> thí nghiệm,…); máy ảnh ,máy quay ghi băng<br /> hình camera, … hồ sơ, sổ sách, tư liệu, tài<br /> liệu tham khảo, bản đồ, sách giáo khoa, sách<br /> giáo viên,…Quan sát phòng NVSP đủ tiêu<br /> chuẩn với các trang thiết bị cần thiết cho<br /> người dạy, người học cảm giác hưng phấn,<br /> sẵn sàng cho việc dạy – học có hiệu quả.<br /> Phải xây dựng được trường thực hành ở<br /> các cấp học.<br /> Hiện tại trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên chỉ<br /> có một trường thực hành ở cấp THPT đó là<br /> trường THPT Thái Nguyên, các hệ thống<br /> trường thực hành từ mầm non đến THCS hiện<br /> đang còn thiếu. Trường thực hành phải được<br /> đầu tư thật tốt về mọi mặt từ đội ngũ giáo<br /> viên đến điều kiện cơ sở vật chất trang thiết<br /> bị, phương tiện kĩ thuật cần thiết để phục vụ<br /> dạy- học, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đào tạo<br /> và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV. SV<br /> thiếu gì, cần gì cứ đến trường thực hành sẽ<br /> được đáp ứng đầy đủ tựa như vận động viên<br /> thể thao vào nhà thi đấu đa năng vậy.<br /> Tổ chức tuần lễ nghiệp vụ sư phạm.<br /> Đây phải là hoạt động thường niên của<br /> trường. Hàng năm vào dịp 20/11, nhà trường<br /> tổ chức tuần lễ rèn luyện NVSP giỏi giữa các<br /> khoa. Thời gian dành cho hoạt động này là 10<br /> tiết. Với SV năm thứ nhất, có bốn tiết lý<br /> thuyết và 6 tiết thực hành. Đối với SV năm<br /> <br /> 102(02): 99 - 104<br /> <br /> thứ hai, ba, bốn tập trung rèn luyện các kỹ<br /> năng, không dạy lý thuyết.<br /> Nội dung lý thuyết SV được trang bị:<br /> - Giới thiệu về ngành nghề sư phạm: Bản chất<br /> và các nội dung hoạt động của nghề SP.<br /> - Vai trò của nhà giáo trong hoạt động của<br /> nghề SP.<br /> - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát<br /> triển giáo dục và phát triển nhà giáo.<br /> - Các đặc điểm cơ bản trong lao động SP của<br /> nhà giáo.<br /> Những phẩm chất và năng lực cơ bản mà nhà<br /> giáo cần có.<br /> - Chức năng, nhiệm vụ và các kỹ năng cơ bản<br /> của giáo viên bộ môn trong nhà trường.<br /> - Chức năng, nhiệm vụ và các kỹ năng cơ bản<br /> của giáo viên chủ nhiệm lớp<br /> Đổi mới cách đánh giá hoạt động rèn luyện<br /> NVSP cho SV<br /> Chúng ta vấn biết, một SV có thể rất giỏi về<br /> kiến thức khoa học cơ bản, nhưng không giỏi<br /> về NVSP, không có kĩ năng nói, viết, phong<br /> cách sư phạm, cách thức tổ chức giờ lên lớp,<br /> khả năng xử lí linh hoạt và hiệu quả các tình<br /> huống sư phạm… thì không thể đánh giá đó là<br /> một SV giỏi theo tiêu chí của trường sư phạm.<br /> Thế nhưng, hiện nay, do sự chi phối bởi quan<br /> niệm: NVSP chỉ là một môn phụ, có tính chất<br /> bổ trợ. Kết quả rèn luyện NVSP cũng chỉ có<br /> tính chất điều kiện, không quyết định nhiều<br /> tới chất lượng và tiêu chí đánh giá trình độ tốt<br /> nghiệp của SV. Vì thế, hoạt động rèn luyện<br /> NVSP có nhiều hạn chế.<br /> Để đánh giá một cách khác quan, chính xác,<br /> công bằng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu<br /> đào tạo, Trường ĐHSP cần đánh giá trình độ<br /> NVSP của SV qua một Hội đồng riêng với sự<br /> tham gia của các GV, các nhà sư phạm có<br /> chuyên sâu về NVSP. (Có thể mời những GV<br /> phổ thông dạy giỏi tham gia Hội đồng này).<br /> Hội đồng này có trách nhiệm đánh giá NVSP<br /> của SV qua một giờ lên lớp hoàn chỉnh. Điểm<br /> NVSP này được coi là một trong những điểm<br /> đánh giá tốt nghiệp bắt buộc của giáo sinh, kể<br /> cả giáo sinh làm luận văn tốt nghiệp. Đây là<br /> cách đánh giá công bằng, khoa học và quan<br /> 103<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1