VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP<br />
CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH TẠI ĐÀ LẠT<br />
NGUYỄN HUY KHUYẾN<br />
Đại học Đà Lạt<br />
Tóm tắt: Bộ Ngự chế thi lục tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt là tập thơ<br />
thứ sáu, đây là bản in trực tiếp từ ván in đang bảo quản tại kho lưu trữ Đà<br />
Lạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy tình trạng<br />
văn bản mất nhiều. Nguyên nhân bị mất văn bản là do lịch sử để lại. Năm<br />
1959 – 1960, các ván khắc mộc bản được chuyển từ Huế lên Đà Lạt. Trong<br />
quá trình vận chuyển và bảo quản nhiều nơi ở Đà Lạt, nên số mộc bản bị mất<br />
và bị hư tương đối nhiều. Vì vậy, khi in ra thì văn bản bị thiếu. Do đó, để<br />
đảm bảo tính chính xác của văn bản, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu đối<br />
chiếu để xác lập một văn bản thơ ngự chế của vua Minh Mệnh được hoàn<br />
chỉnh về văn bản và nội dung.<br />
Từ khóa: Thơ Minh Mệnh, Ngự chế thi, Ngự chế thi lục tập.<br />
<br />
1. VÀI NÉT VỀ BỘ NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP<br />
Văn bản Ngự chế thi lục tập, kí hiệu H88, gồm 10 quyển nội dung và 2 quyển Mục lục,<br />
khổ in 19,3 x 27,8 cm, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt.<br />
Đây là bản in trực tiếp từ ván khắc được chuyển từ Huế lên Đà Lạt năm 1960. Năm<br />
2002, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã thực hiện đề án “Cấp cứu tài liệu châu bản<br />
và mộc bản”, thông qua đề án, toàn bộ mộc bản triều Nguyễn đã được in ra giấy dó<br />
nhằm bảo quản, số hóa để tránh tình trạng bản gốc bị hư hỏng. Như vậy, văn bản Ngự<br />
chế thi lục tập cũng được in năm 2002, trên chất liệu giấy dó. Tuy nhiên, trong quá trình<br />
nghiên cứu văn bản Ngự chế thi lục tập thông qua bản ở Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy<br />
văn bản bị thiếu nhiều, cả ván in lẫn bản in. Nguyên nhân một phần do quá trình thiên di<br />
từ Huế lên Đà Lạt, rồi ở Đà Lạt lại được di chuyển nhiều nơi khác trong thành phố, một<br />
phần nữa do quá trình bảo quản nhiều tấm bị vỡ, mục, nát không thể phục hồi được.<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu bổ khuyết văn bản và số bài thơ cho bản ở Đà Lạt là việc<br />
làm cần thiết để mộc bản thơ vua Minh Mệnh phục vụ cho việc lưu trữ bảo quản, khai<br />
thác có hiệu quả nhất.<br />
Bộ sách này là tập thơ thứ 6, tập cuối cùng trong 6 tập của bộ Ngự chế thi của vua Minh<br />
Mệnh. Sách Đại Nam thực lục cho biết: “聖 製 詩 六 集 己 亥 至 庚 子 得 詩 五 百 七<br />
十 三 首 裒 成 十 卷) (Thánh chế thi lục tập Kỷ Hợi chí Canh Tý đắc thi ngũ bách thập<br />
tam thủ, bầu thành thập quyển) Tập thơ thứ sáu từ năm Kỷ Hợi [1839] đến năm Canh<br />
Tý [1840] được 573 bài, đóng thành 10 quyển”) [5, tr. 29]. Tuy nhiên, tập thơ thứ 6 này<br />
lại chưa kịp in, khi vua Minh Mệnh mất, con là vua Thiệu Trị mới tập hợp các sáng tác<br />
của vua cha và cho khắc in bộ sách này. Việc này cũng được Đại Nam thực lục ghi chép:<br />
“張 登 桂 林 維 浹 奏 言: 聖 製 詩 六 集 文 二 集 付 梓 後 請 御 製 序 文 弁 簡 端.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 22-31<br />
<br />
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH...<br />
<br />
23<br />
<br />
帝 曰: 詩 文 有 序 有 跋 序 尊 者 之 辭 跋 俾 者 之 辭 我 皇 考 詩 文 予 小 子 跋 焉<br />
可也序惡乎敢乃親製跋文以繫之復命機密內閣諸臣為識語附其後<br />
天 機 預 兆 詩 集 準 閣 臣 阮 廷 賓 等 為 之 跋: (Trương Đăng Quế Lâm Duy Thiếp<br />
tấu ngôn: Thánh chế thi lục tập văn nhị tập phó tử hậu thỉnh ngự chế tự văn biện giản<br />
đoan. Đế viết: Thi văn hữu Tự hữu Bạt tự tôn giả chi từ bạt tỉ giả chi từ ngã hoàng<br />
khảo thi văn dư tiểu tử bạt yên khả dã tự ác hồ cảm nãi thân chế bạt văn dĩ hệ chi phục<br />
mệnh Cơ Mật Nội Các chư thần vi thức ngữ phụ kì hậu Thiên cơ dự triệu thi tập chuẩn<br />
các thần Nguyễn Đình Tân đẳng vi chi bạt). Trương Đăng Quế và Lâm Duy Thiếp tâu<br />
rằng: “Tập thơ thứ sáu và tập văn thứ hai của Tiên đế làm ra, sau khi khắc xong, xin nhà<br />
vua làm bài tựa nêu lên đầu tập”. Vua nói : “Các tập văn thơ, có bài Tựa, có bài Bạt,<br />
nhưng Tựa là lời của người trên, Bạt là lời của người dưới. Đối với thơ văn của Hoàng<br />
khảo ta, ta là con, chỉ làm bài Bạt là phải, còn Tựa đâu dám”. Vua bèn thân làm bài Bạt<br />
phụ ở dưới. Lại sai các quan ở Cơ mật và Nội các làm lời Chí phụ sau tập. Còn về tập<br />
thơ Thiên cơ dự triệu thì sai các thần là bọn Nguyễn Đình Tân làm bài Bạt. [5, tr 55].<br />
Còn về vấn đề khắc in, Quốc thư thủ sách, đã ghi chép: 明命御製詩六集,<br />
奉紀二十至二十一年,目錄二卷書十卷, 紹治元年刻 Minh Mệnh Ngự chế thi lục tập,<br />
phụng kỉ nhị thập chí nhị thập nhất niên, mục lục nhị quyển thư thập quyển, Thiệu Trị<br />
nguyên niên khắc. (Minh Mệnh Ngự chế thi lục tập, vâng chép từ năm thứ 20 đến năm thứ<br />
21, gồm 2 quyển Mục lục, sách 10 quyển, san khắc năm Thiệu Trị nguyên niên 1841). [4]<br />
Vua Thiệu Trị đã viết về vua cha như sau: “朕 仰 聖 謨 感 懷 手 澤 嗣 服 云 初 首 先 恭<br />
檢敬上為聖製詩六集聖製文二集跋文附于集後併命剞劂壽諸梨棗<br />
紹 治 元 年 告 竣 裝 潢 成 帙 恭 進 凡 筵 再 奉 置 几 案 日 夕 恭 瞻” (Trẫm ngưỡng<br />
thánh mô, cảm hoài thủ trạch, tự phục vân sơ thủ tiên cung kiểm kính thượng vi Thánh<br />
chế thi lục tập Thánh chế văn nhị tập, bạt văn phụ vu tập hậu, tinh mệnh kỉ quyết thọ chư<br />
lê táo. Thiệu Trị nguyên niên, cáo thuân trang hoàng thành trật cung tiến, phàm diên tái<br />
phụng trí kỉ án, nhật tịch cung chiêm.) “Trẫm kính mộ mưu mô của ngài, cảm nhớ công<br />
ơn do tay ngài sáng tác, khi mới nối ngôi, trước hết kính kiểm các sáng tác của ngài trình<br />
bày làm thơ Thánh chế tập thứ VI và văn Thánh chế tập thứ II, viết bài Bạt phụ ở sau tập<br />
và sai đem khắc, in thành sách để lâu dài. Năm đầu Thiệu Trị [1841] khắc in xong, sửa<br />
đóng thành bộ, kính dâng lên bàn thờ, lại đặt trên án, ngày đêm kính xem...” [ 5, tr. 448]<br />
Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa, bộ Ngự chế thi lục tập được khắc in thời vua<br />
Thiệu Trị.<br />
Tập thơ được sự kiểm duyệt của đại thần Hiệp tá Đại học sĩ, Lãnh Binh bộ thượng thư<br />
sung Cơ mật viện đại thần, quản lý Khâm thiên giám kiêm lãnh Quốc tử giám, kiêm<br />
lãnh Hiệp lý Kinh kì thủy sư, kiêm Quản Tào chính 張登桂 Trương Đăng Quế.<br />
Nội dung cơ bản của tập thơ này, cũng chính là lời đánh giá nhận xét của vua Thiệu Trị<br />
trong bài bạt cuối sách Ngự chế thi lục tập. Theo phân loại của vua Thiệu Trị thì 5 tập thơ<br />
đầu từ năm Đinh hợi đến năm Mậu tuất thơ của hoàng đế Minh Mệnh là 2944 bài. Tiếp<br />
đến từ năm Kỷ hợi đến năm Canh tý vua Minh Mệnh lại sáng tác được 573 bài, tổng cộng<br />
<br />
24<br />
<br />
NGUYỄN HUY KHUYẾN<br />
<br />
thơ gồm 3517 bài, được chia làm các chủ đề sau: Chúng tôi xin được tạm dịch các nội<br />
dung trong thơ Ngự chế mà vua Thiệu Trị đã nhận xét về thơ của vua Minh Mệnh.<br />
1. 敬 事 郊 廟 Kính sự giao miếu: Thờ phụng ở Giao miếu<br />
2. 孝 奉 慈 闈 Hiếu phụng từ vi: Hiếu thờ thân mẫu<br />
3. 惠 民 憫 農 Huệ dân mẫn nông: Ban ơn với dân, thương xót nhà nông<br />
4. 驗 晴 測 雨 Nghiệm tình trắc vũ: chiêm nghiệm việc nắng suy đoán việc mưa<br />
5. 書 雲 誌 慶 表 年 豐 河 順 之 嘉禎 Thư vân chí khánh biểu niên phong hà thuận chi<br />
gia trinh : ghi chép dự đoán tốt xấu, ghi mừng được mùa, thời vận tốt đẹp<br />
6. 制 勝 籌 戎 茂 北 討 南 征 之 方 略: Chế thắng trù nhung Bắc thảo Nam chinh chi<br />
phương lược: Trù liệu việc quân, để ra sách lược Bắc chinh Nam chiến<br />
7. 美 成 在 久 Mỹ thành tại cửu: Những việc tốt đẹp để lại mãi mãi<br />
8. 教 思 無 疆 Giáo tư vô cương: Giáo hóa không ngừng<br />
9. 堂 陛 雍 容 Đường bệ ung dung : Dáng vẻ uy nghi nhàn nhã<br />
10. 宮 庭 燕 暇 Cung đình yến hạ: Yến tiệc chốn cung đình<br />
11.相 得 之 君 臣 同 德 載 庚 載 歌 Tương đắc chi quân thần đồng đức tải canh tải ca:<br />
Mừng có vua tôi cùng đức cùng nhau xướng họa.<br />
12. 垂 慈 之 父 子 至 情 寔 彝 寔 訓 Thùy từ chi phụ tử chí tình thực di thực huấn:<br />
Tình cha con yêu thương thực lòng giáo huấn phép tắc.<br />
Quả thật đọc một tập thơ nào thì trong đó người đọc cũng thấy được các vấn đề này<br />
xuyên suốt tác phẩm Ngự chế thi tập. Tuy nhiên, để khai thác và nghiền ngẫm những<br />
vấn đề này trong thơ vua Minh Mệnh một cách thấu đáo thì cần nghiên cứu văn bản kỹ<br />
lưỡng, để từ đó người nghiên cứu sẽ có một thiện bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
2. VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP<br />
Bản in Ngự chế thi lục tập từ ván khắc mộc bản tại kho lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc<br />
gia IV – Đà Lạt hiện không đầy đủ về mặt văn bản. Qua nghiên cứu đối chiếu văn bản<br />
học với bản ở Viện Hán Nôm, chúng tôi có những con số chính xác về số tờ hiện còn,<br />
số tờ mất và những bài thơ cần bổ khuyết cho văn bản ở Đà Lạt.<br />
Sách Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan chỉ cho biết từng quyển có tổng cộng<br />
bao nhiêu tờ mà không cho biết con số cụ thể của các tờ. Những số liệu trên đây là do<br />
chúng tôi trực tiếp đối chiếu 2 bản in ở Đà Lạt và Viện Hán Nôm. Qua đó có những so<br />
sánh về hai văn bản này.<br />
Quyển Mục lục 1, H88/1: gồm các tờ số: 1 đến tờ 28.<br />
Quyển Mục lục 1, bị thiếu 4 tờ: 8, 9, 10, 12.<br />
Quyển Mục lục 2, H88/2: gồm các tờ số: 1 đến tờ 29,<br />
<br />
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH...<br />
<br />
25<br />
<br />
Quyển Mục lục 2, bị thiếu 2 tờ: 3,4. Bản ở Viện Hán Nôm cũng thiếu 2 tờ 11, 12.<br />
Quyển 1, H88/3: gồm các tờ số: 3 đến tờ 33. Quyển 1, bị thiếu 7 tờ: 1, 2, 19, 20, 23, 24,<br />
28, từ đó dẫn đến Q1 chỉ còn 37 bài thơ. Trong khi đó Q1 bản VNCHN là 49 bài.<br />
Số bài thơ ở quyển 1 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 12 bài sau:<br />
乙亥元旦<br />
元日試筆<br />
咏玉如意<br />
元日芙蓉有開者<br />
春陰喜作 (正月初 五日 )<br />
雨暘時若花艸鮮妍徐步御園戲成十四韻<br />
幸淨心湖途間即景<br />
心湖夜雨<br />
茲據河寧總督鄧文和奏稱轄下疹氣已消<br />
詩以誌慰<br />
幸淨心湖避暑有作<br />
北湖十景 (各有小引)<br />
水榭觀魚<br />
<br />
Ất hợi nguyên đán<br />
Nguyên nhật thí bút<br />
Vịnh ngọc như ý<br />
Nguyên nhật phù dung hữu khai giả<br />
Xuân âm hỉ tác (chính nguyệt sơ ngũ nhật )<br />
Vũ dương thời nhược hoa thảo tiển nghiên từ<br />
bộ ngự viên hí thành thập tứ vận<br />
Hạnh Tịnh Tâm hồ đồ gian tức cảnh<br />
Tâm hồ dạ vũ<br />
Tư cứ Hà Ninh Tổng đốc Đặng Văn Hòa tấu<br />
xưng hạt hạ chẩn khí dĩ tiêu thi dĩ chí uý<br />
Hạnh Tịnh Tâm hồ tị thử hữu tác<br />
Bắc hồ thập cảnh (các hữu tiểu dẫn)<br />
Thủy tạ quan ngư<br />
<br />
Quyển 2, H88/4: gồm các tờ số: 1 đến tờ 31.<br />
Quyển 2, bị thiếu 1 tờ số: 3, từ đó dẫn đến Q2 chỉ còn 58 bài thơ. Trong khi đó Q2 bản<br />
VNCHN là 61 bài.<br />
Số bài thơ ở quyển 2 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 3 bài sau:<br />
燭<br />
扇<br />
塵尾<br />
<br />
Chúc<br />
Phiến<br />
Trần vĩ<br />
<br />
Quyển 3, H88/5: gồm các tờ số: 1 đến tờ 31.<br />
Quyển 3, bị thiếu 2 tờ: 7, 8, từ đó dẫn đến Q3 chỉ còn 47 bài thơ. Trong khi đó Q3 bản<br />
VNCHN là 51 bài.<br />
Số bài thơ ở quyển 3 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:<br />
幸淨心湖即事<br />
季夏蓮將謝得雨復開有作<br />
因便登舟幸涼榭有作<br />
節次據河內山西北寧海陽諸督撫奏報<br />
夏禾告熟多在全豐及八九分以上詩以<br />
誌慰<br />
<br />
Hạnh Tịnh Tâm hồ tức sự<br />
Quý hạ liên tương tạ đắc vũ phục khai hữu tác<br />
Nhân tiện đăng chu hạnh lương tạ hữu tác<br />
Tiết thứ cứ Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải<br />
Dương chư đốc phủ tấu báo, hạ hòa cáo thục đa<br />
tại toàn phong cập bát cửu phân dĩ thượng thi dĩ<br />
chí uý<br />
<br />
Quyển 4, H88/6: gồm các tờ số: 1 đến tờ 32.<br />
<br />
26<br />
<br />
NGUYỄN HUY KHUYẾN<br />
<br />
Quyển 4, bị thiếu 4 tờ: 27, 28, 29, 30, từ đó dẫn đến Q4 chỉ còn 64 bài thơ. Trong khi đó<br />
Q4 bản VNCHN thiếu 3 tờ: 7, 16, 23, vì vậy, bản này chỉ còn lại 61 bài. Sở dĩ số bài thơ<br />
bản VNCHN A.134/12 (Q4) chỉ còn 61 bài, trong khi quyển Mục lục là chép 68 bài, còn<br />
con số thực tế chỉ có 61 bài, do thiếu 7 bài ở tờ 7, 16, 23.<br />
Số bài thơ ở quyển 4 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:<br />
海鼈<br />
漫成十短章<br />
賦得夜雨滴空階 (得過字五言排律四韻 )<br />
深秋氣涼熱望雨作<br />
<br />
Hải tiết<br />
Mạn thành thập đoản chương<br />
Phú đắc dạ vũ trích không giai (đắc quá<br />
tự ngũ ngôn bài luật tứ vận )<br />
Thâm thu khí lương nhiệt vọng vũ tác<br />
<br />
Vì bản ở Viện Hán Nôm bị mất 3 tờ 7, 16, 23, chúng tôi sẽ bổ khuyết các bài thơ bị mất<br />
thông qua bản ở Đà Lạt.<br />
Ở tờ số 7 có 3 bài:<br />
永芳軒<br />
錦春堂<br />
含春軒<br />
<br />
Vĩnh Phương hiên<br />
Cẩm Xuân đường<br />
Hàm Xuân hiên<br />
<br />
Ở tờ số 16 có 3 bài:<br />
雨後連晴<br />
戲咏苦笋<br />
偶吟<br />
<br />
Vũ hậu liên tình<br />
Hí vịnh khổ duẩn<br />
Ngẫu ngâm<br />
<br />