intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận động hiến máu tình nguyện ở Việt Nam kết quả sau 30 năm và hướng tới phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nhu cầu máu ngày càng tăng lên trên phạm vi toàn thế giới, nguồn cung cấp máu không đủ hoặc không an toàn có tác động tiêu cực đến hiệu quả của các dịch vụ y tế chăm sóc bệnh nhân trong nhiều tình trạng cấp tính và mãn tính. Vì vậy, việc cải thiện nguồn cung cấp máu là rất quan trọng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận động hiến máu tình nguyện ở Việt Nam kết quả sau 30 năm và hướng tới phát triển bền vững

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - QUYỂN 2 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 TRUYỀN MÁU VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM KẾT QUẢ SAU 30 NĂM VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trần Ngọc Quế1 , Chử Nhất Hợp1 , Bạch Quốc Khánh1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước Nhu cầu máu ngày càng tăng lên trên đang và chậm phát triển. Tình trạng phải sử phạm vi toàn thế giới, nguồn cung cấp máu dụng máu từ người nhà và người cho máu không đủ hoặc không an toàn có tác động lấy tiền vẫn còn [16]. tiêu cực đến hiệu quả của các dịch vụ y tế Vai trò của người hiến máu tình nguyện chăm sóc bệnh nhân trong nhiều tình trạng là không thể phủ nhận trong công tác đảm cấp tính và mãn tính [11]. Vì vậy, việc cải bảo máu đầy đủ, an toàn. Tổ chức Y tế Thế thiện nguồn cung cấp máu là rất quan trọng giới khuyến cáo các quốc gia có chính sách để tránh tình trạng thiếu máu đột ngột và về máu, chương trình người hiến máu... để điểm khởi đầu của một nguồn cung cấp máu đảm bảo duy trì bền vững nguồn người hiến an toàn trong dịch vụ máu là cần có một máu (HM) [17]. Trong đó, vận động hiến lượng người hiến máu tình nguyện thường máu tình nguyện (HMTN) đã và đang là xuyên ổn định. Với dân số toàn cầu khoảng 8 công tác hàng đầu để đảm bảo yêu cầu này tỷ người, ước tính theo thống kê của Tổ chức [17]. Y tế Thế giới mỗi năm sẽ cần đến khoảng Tại Việt Nam, trong 30 năm qua công tác 160 triệu đơn vị máu, mặc dù vậy năm 2021 vận động hiến máu tình nguyện với sự quan thống kê tại 171 quốc gia ước tính tiếp nhận tâm của đảng, nhà nước, sự chủ động của 118,5 triệu lượt hiến máu đạt gần 75% nhu ngành y tế phối hợp với các ban ngành, đoàn cầu. Trong tổng lượng máu toàn cầu có thể, các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện 82,8% lượng máu toàn phần được tiếp nhận nhiều nỗ lực để đáp ứng nhu cầu máu đảm từ những người hiến máu tình nguyện. Tỷ lệ bảo cho điều trị và mong muốn cấp thiết của này là 95,6% đối với các nước phát triển và người dân được tiếp cận với nguồn máu an 62,8% đối với các nước đang hoặc chậm phát toàn [13]. Thông qua những chính sách, tổ triển [17]. Tình trạng thiếu máu vẫn diễn ra ở chức hệ thống, kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp quản lý đã thúc đẩy nguồn người hiến máu tình nguyện, mang lại hiệu quả cho 1 Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương xã hội. Với phương pháp khảo cứu tài liệu và Chịu trách nhiệm chính: Trần Ngọc Quế trao đổi với các chuyên gia, chuyên đề nhằm SĐT: 0913996568 mục tiêu: Tổng hợp tóm tắt quá trình hình Email: drque72@gmail.com thành, phát triển và những kết quả, đóng góp Ngày nhận bài: 05/07/2024 của công tác vận động hiến máu tình nguyện Ngày phản biện khoa học: 01/08/2024 (HMTN) nước ta và đưa ra một số biện pháp Ngày duyệt bài: 30/9/2024 7
  2. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU thúc đẩy công tác vận động hiến máu tình thường xuyên, chưa có sự vào cuộc tích cực nguyện ngày càng hiệu quả, bền vững. của các ban/ngành/đoàn thể [3]. Trong giai đoạn này, đối tượng cho máu chính chủ yếu II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ là: người cho máu chuyên nghiệp (chiếm trên PHÁT TRIỂN HMTN 95%), dẫn đến không an toàn và tồn tại nhiều 2.1. Giai đoạn trước 1994: Thách thức tiêu cực trong việc truyền máu. Một số khẩu trước cuộc phát động HMTN hiệu thường được sử dụng để kêu gọi mọi Trước năm 1994, nhu cầu máu cho cấp người cùng hiến máu như: “Toàn dân cho cứu và điều trị thiếu nghiêm trọng, không có máu, người thân cho máu”, “Một người cần người hiến máu. Lượng người hiến máu chủ truyền máu - ba người thân cho máu”. yếu dựa vào người bán máu chuyên nghiệp, 2.2. Giai đoạn 1994 - 2009: Khởi động chất lượng kém, nguy cơ lây nhiễm các bệnh công tác vận động HMTN truyền nhiễm [4]. Cùng với đó, số người Nhu cầu máu ngày càng tăng dần từ nhiễm HIV trong cộng đồng ngày càng tăng tuyến trung ương tới tỉnh/thành phố, các đe dọa đến an toàn truyền máu. Các trang bệnh viện huyện cũng mở rộng chỉ định sử thiết bị phục vụ cho hoạt động truyền máu tại dụng máu, sự bùng nổ của HIV/AIDS nhanh các cơ sở lạc hậu, kỹ thuật và chuyên môn chóng trên phạm vi toàn quốc, đã đặt ra yêu còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Từ đó, cầu cấp bách cho việc đảm bảo nguồn máu các kỹ thuật hiện đại trong y học như ghép an toàn trên cơ sở cho máu tự nguyện, được cơ quan, ghép tế bào gốc… khó phát triển do tuyên truyền và tuyển chọn từ cộng đồng không có đủ nguồn máu chất lượng cao. nguy cơ lây nhiễm thấp trên phạm vi toàn Trong khi, nhận thức của người dân về hiến quốc [2]. Nhận thức được vai trò và sự cấp máu cứu người, truyền máu còn thấp, hình bách của vấn đề người cho máu và ATTM, ảnh nêu gương của hiến máu còn hạn chế, GS.TSKH Đỗ Trung Phấn và Viện Huyết người dân có tâm lý sợ hiến máu ảnh hưởng học – Truyền máu (HHTM) thuộc Bệnh viện đến sức khỏe, bị lây nhiễm bệnh, bị kỳ thị Bạch Mai đã khởi động tổ chức phong trào trong cộng đồng. vận động HMTN. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và mở Trong những năm đầu của giai đoạn này, rộng đối tượng cho máu, ngày 11/7/1984, Bộ công tác vận động HMTN vẫn gặp nhiều rào trưởng Bộ Y tế có văn bản cho phép vận cản, khó khăn như: nhận thức về hiến máu ở động người cho máu ở cơ quan, trường học cộng đồng còn thấp, thêm vào đó đời sống nhằm vận động thanh niên, sinh viên hiến khó khăn, đặc biệt đối tượng sinh viên, họ sợ máu. Tại Hà Nội, Giáo sư Bạch Quốc Tuyên cho máu ảnh hưởng tới sức khỏe, sợ lây - Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu nhiễm HIV; thiếu nhân lực làm công tác (HHTM) thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Viện tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện; Huyết học – Truyền máu Trung ương ngày thiếu nguồn kinh phí… Viện HHTM đã chủ nay) và nhiều chuyên gia y tế khác cũng đã động hợp tác với Ban khoa giáo trung ương, có những hoạt động nói chuyện, tư vấn và Đảng ủy khối các trường đại học, Hội sinh vận động công nhân lao động, sinh viên tham viên, Hội Liên hiệp thanh niên Hà Nội tổ gia hiến máu, cũng đã có những kết quả nhất chức tuyên truyền ở các trường đại học, tổ định; tuy nhiên những hoạt động này không chức đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên từ 8
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - QUYỂN 2 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 thanh niên, sinh viên tích cực; kêu gọi các đỏ và các ban/ngành tại địa phương. Đầu trường hỗ trợ kinh phí cho tổ chức hiến máu. năm 1995 nhờ kinh phí chương trình Những buổi tập huấn, tuyên truyền chia sẻ về HIV/AIDS có được một số sinh phẩm và hiến máu thường kết hợp với tuyên truyền về thiết bị sàng lọc máu, công tác đảm bảo an HIV và ATTM, phòng chống lây nhiễm toàn truyền máu ngày càng cải thiện. Giai HIV/AIDS qua đường truyền máu… cho đối đoạn này, công tác VĐ HMTN phát triển tượng cán bộ, viên chức, người lao động, mạnh tại các địa phương như Hà Nội, Thái sinh viên y khoa HM, đồng thời vận động, Nguyên, Hải Phòng, Thanh Hóa, TP Hồ Chí thuyết phục họ hiến máu và tham gia vận Minh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình động cộng đồng HM. Định, Đắk Lắk, Cần Thơ, Tiền Giang, Bà Rịa Sau một thời gian chuẩn bị, tuyên truyền Vũng Tàu,… các đảo xa như Phú Quốc, Côn vận động, ngày 24/1/1994 tại Viện HHTM, Đảo,…với sự vào cuộc tích cực của các cấp ngày phát động hiến máu nhân đạo đầu tiên chính quyền, đã góp phần hình thành phong được tổ chức với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Khoa trào rộng lớn hơn [4]. Đến ngày 7/4/2000 nhân sự kiện Ngày sức khỏe thế giới, Thủ giáo Trung ương, Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ, tướng Chính phủ có quyết định số Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên thành phố 43/2000/QĐ-TTg quy định lấy ngày 07/4 Hà Nội, với sự tham dự của nhiều tổ chức hằng năm là “Ngày toàn dân hiến máu” (thay quốc tế tại Hà Nội. Trong ngày này nhiều cho ngày 6/1 hàng năm trước đó), từ đây, giáo sư, tiến sĩ trong ngành HHTM và các công tác vận động HMTN có cơ hội được sinh viên ĐH Y Hà Nội tham gia cho máu. phát triển và mở rộng. Từ đó, một tổ chức của thanh niên tham gia Tháng 3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã vận động hiến máu tình nguyện ra đời (Hội ra quyết định số 235/2008/QĐ-TTg về Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội ngày nay). Trước ngày phát động hiến máu, một “thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện” với Trưởng ban là số địa phương, cơ quan có tổ chức vận động đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ đây, hình và tiếp nhận máu, tuy nhiên số lượng quy mô thành mạng lưới Ban Chỉ đạo vận động hạn chế và nhỏ lẻ. Sau sự kiện phát động HMTN trên toàn quốc, do Hội chữ thập đỏ hiến máu tại Hà Nội, hoạt động HM ngày các cấp làm cơ quan thường trực (ở hầu hết càng được quan tâm và tổ chức ở nhiều địa các tỉnh/Thành phố). Công tác vận động phương trên cả nước. người HMTN chủ yếu do hệ thống ban chỉ Tháng 1/1995, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết đạo đảm nhiệm, phát huy tốt vai trò của lãnh định lấy ngày 6/1 hằng năm- ngày bầu cử đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Ngành khóa quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam y tế đóng vai trò là cơ quan tham mưu về Dân Chủ Cộng Hòa (6/1/1946) là ngày toàn chuyên môn tuyển chọn người hiến máu, tiếp quốc HM nhân đạo. Công tác VĐ HMTN nhận máu và hỗ trợ thực hiện các hoạt động được phát động trên toàn quốc với sự chủ truyền thông. Hệ thống Ban chỉ đạo các cấp động và tích cực của ngành y tế trong việc được ngân sách đảm bảo (theo phân cấp). phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập 9
  4. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Ngoài ra, trong giai đoạn này, với việc triển và chăm sóc sức khỏe, sự bức thiết về máu khai Dự án trung tâm truyền máu khu vực và và nhu cầu máu cho điều trị càng rõ rệt [6]. Chương trình an toàn truyền máu, Dự án hỗ Cộng đồng cũng dành sự quan tâm tới công trợ kỹ thuật, nguồn lực đầu tư cho công tác tác đảm bảo nguồn máu cho điều trị. Nhiều vận động HMTN đã tăng đáng kể. Bên cạnh hội thảo, hội nghị, cuộc họp, nhiều bài báo đó, một số chính sách cho công tác vận động với chủ đề thực trạng và các giải pháp cho HMTN và người hiến máu được hình thành, vận động HMTN đã giúp công tác này có trong đó có quyết định 1995/2004/QĐ-BYT những bước thay đổi đáng kể. ngày 04/6/2004 của Bộ Y tế về “Quản lý Công tác tổ chức tuyên truyền vận động Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện”, HMTN đã thay đổi về chất lượng: Các hoạt thông tư 182/2009/TT-BTC ngày 14/9/2009 động HMTN được tổ chức bài bản hơn bắt của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn nội dung và đầu từ khâu phối hợp lập kế hoạch đến triển mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động khai từ trung ương tới các cấp cơ sở ở địa hiến máu tình nguyện” và một số chính sách phương. Các hoạt động nhìn chung được khác đã từng bước hỗ trợ, thúc đẩy công tác xuất phát từ nhu cầu máu cho điều trị để tính vận động HMTN. đến chỉ tiêu tiếp nhận máu và các yêu cầu Cơ cấu nguồn người hiến máu giai đoạn cho công tác vận động HMTN. Hàng năm, này có nhiều thay đổi, lượng máu tiếp nhận Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động HMTN đều tăng hàng năm. Mặc dù vậy, HMTN của tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công nước ta trong giai đoạn này vẫn phát triển tác HMTN, các cơ sở truyền máu tổ chức các chưa ổn định và bền vững, công tác vận động hoạt động giao ban tiếp nhận máu, chia sẻ HMTN mang nặng tính kỳ cuộc hình thức, tỷ công tác vận động HMTN. Sự tham gia, vào lệ người HMTN còn thấp, tỷ lệ người HM cuộc của các ngành, các cấp, các địa phương nhận tiền bồi dưỡng còn chiếm 15%, nguồn và toàn xã hội ngày càng tích cực hơn. người hiến máu tình nguyện vẫn còn thiếu và Hệ thống văn bản chỉ đạo và đôn đốc vận chưa đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng động HMTN dần dần được hoàn thiện: văn phục vụ cho công tác cấp cứu và điều trị bản chỉ đạo của các bộ/ngành/đoàn thể; văn [14]. Một số thông điệp phổ biến ở giai đoạn bản về chế độ, chính sách của Bộ Y tế, Bộ này được sử dụng để kêu gọi HMTN như Tài chính… đã khuyến khích người HMTN không nhận tiền bồi dưỡng. Ban hành được “Hiến máu không có hại, vì sức khỏe cộng Quy chế tôn vinh khen thưởng trong công tác đồng, hãy hiến máu”, “Hiến máu vì sức khỏe vận động HMTN và việc thực hiện bài bản đồng đội”, “Màu đỏ máu bạn, là màu xanh các hoạt động tôn vinh người HMTN từ hy vọng của người bệnh”… Trung ương tới địa phương đã góp phần tăng 2.3. Giai đoạn từ 2010 đến nay: Xây tỷ lệ HM nhắc lại và thúc đẩy công tác dựng và phát triển HMTN HMTN. Nhiều sự kiện về hiến máu được tổ Nhu cầu máu tăng nhanh với việc mở chức bài bản, chuyên nghiệp. Những sự kiện rộng áp dụng các biện pháp điều trị và việc nổi bật như Lễ hội Xuân hồng (từ 2008), tăng cường truyền thông về các lĩnh vực y tế Ngày hội Giọt hồng tri ân (từ 2011), Hành 10
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - QUYỂN 2 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 trình Đỏ (từ 2013) và nhiều ngày HMTN thu lợi và chế độ khi tham gia HMTN, từ đó tăng được trên 1.000 đơn vị máu/ngày đã được tổ dần tỷ lệ HM nhắc lại, hiến máu thường chức thành công ở Hà Nội và nhiều địa xuyên và hiến máu thể tích trên 350ml. Ở phương, những thay đổi này đã từng bước nhiều địa phương, tiến hành xây dựng lực khắc phục tình trạng thiếu máu dịp Tết và dịp lượng HM dự bị sẵn sàng cung cấp nguồn Hè hàng năm. Các hình thức tuyên truyền, máu khi xảy ra tai nạn, cấp cứu, thảm họa. truyền thông được sử dụng đa dạng từ truyền Nhiều nơi đã triển khai thành công việc thông trực tiếp phát tờ rơi, cắm pano, dán áp chuyển đổi người cho máu: vận động người phích… cho đến truyền thông đa phương tiện cho máu lấy tiền tham gia HMTN, vận động (multimedia, mixmedia), truyền thông qua người HMTN tham gia hiến máu từng phần các mạng xã hội (facebook, youtube, twitter, và HM dự bị. Một số khẩu hiệu thường sử instagram,...) đã được sử dụng hiệu quả trong dụng giai đoạn này để kêu gọi, vận động việc tuyên truyền theo chiều rộng, chiều sâu HMTN như: “Hiến máu cứu người - Một nhằm thay đổi nhận thức và hấp dẫn người nghĩa cử cao đẹp”, “Hiến máu cứu người - dân tới với các điểm/các ngày hội hiến máu Hãy hiến thường xuyên”, “Hiến máu cứu phù hợp với các đối tượng khác nhau. Tổ người trách nhiệm trước hết thuộc về nhà chức vận động, tiếp nhận HMTN không chỉ quản lý”… dừng lại chủ yếu ở các trường đại học, cao đẳng, HMTN được tổ chức đến các địa bàn III. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP SAU 30 NĂM dân cư, cơ quan, doanh nghiệp… HMTN Công tác tổ chức tiếp nhận và chăm sóc 3.1. Đối với công tác chăm sóc sức người hiến máu được tổ chức đa dạng, khoa khỏe học: Các cơ sở y tế linh hoạt tổ chức các loại Vận động HMTN đã từng bước đáp ứng hình tiếp nhận máu lưu động, cố định và nhu cầu máu cho cấp cứu điều trị, dự phòng dùng xe bus chuyên dụng. Với việc cải thiện của người bệnh và đảm bảo cho công tác chất lượng và trang thiết bị: túi nhựa, ghế lấy chăm sóc sức khỏe diễn ra thuận lợi. Số máu, máy lắc máu… đã giúp đẩy mạnh công lượng máu và tỷ lệ HMTN tăng đều qua từng tác vận động HMTN tại các địa phương. năm, từ hơn 138.000 người hiến máu tăng Việc mở rộng, xây dựng và phát triển các lên 1.587.890 người hiến máu năm 2023. Cơ điểm tiếp nhận hiến máu cố định thường cấu người HMTN đã thay đổi, từ dưới 15% xuyên, hàng tuần đã tạo điều kiện duy trì và HMTN (1994) lên 99,7% (2023) [15]. Tỷ lệ phát triển nguồn người hiến máu thường hiến máu đạt khoảng 1,5% dân số vào năm xuyên và ngày càng ổn định. Nhiều cơ sở 2023, một số những địa phương đạt rất cao truyền máu đã tổ chức tiếp nhận được những như Hà Nội (3,67%), TP. Hồ Chí Minh ngày hội hiến máu lớn hoặc tổ chức một (3,24%), Đà Nẵng (2,90%), Cần Thơ điểm lưu động dài ngày vào những thời điểm (2,82%) và Thừa Thiên Huế (2,66%) [1]. Tỷ khan hiếm máu, diễn tập tiếp nhận máu đề lệ hiến máu nhắc lại trung bình 60% số đơn phòng thảm họa, thiên tai và dịch bệnh. Nhờ vị máu thu được, ở nhiều địa phương đạt trên có thay đổi về công tác tiếp nhận máu và 70%. Tỷ lệ tiếp nhận máu trên 350ml: 66% chăm sóc người hiến máu mà người hiến số đơn vị máu thu được, ở nhiều địa phương máu được quan tâm, tư vấn đảm bảo quyền đạt trên 90%. 11
  6. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Biểu đồ 1: Kết quả tiếp nhận máu toàn quốc 1994 - 2023 Vận động HMTN đã góp phần giúp hiện phương thuộc diện vùng sâu, biên giới, hải đại hóa ngành truyền máu. Thúc đẩy công tác đảo, sẵn sàng huy động người HM khi xảy ra chăm sóc sức khỏe phát triển các kỹ thuật cấp cứu: Côn Đảo, Phú Quốc…[7]. Mô hình mới như sàng lọc máu tập trung, tách tế bào tổ chức huy động cộng tác viên, tình nguyện máu, sản xuất chế phẩm máu. Với lượng máu viên tham gia hỗ trợ chuyên môn trong các lớn tiếp nhận được, đồng thời với việc tập cơ sở truyền máu. trung hóa ngân hàng máu, đã nâng tỷ lệ sản 3.2. Xây dựng được nền móng tổ chức xuất chế phẩm máu và tăng tỷ lệ sử dụng HMTN rộng khắp máu từng phần cho truyền máu. Xây dựng được hệ thống tổ chức công Vận động HMTN đã giúp cho các cơ sở y tác vận động HMTN từ Trung ương tới địa tế tập duyệt, thao diễn kỹ thuật, hoàn thiện phương, song song với hệ thống dịch vụ nhiều mô hình hoạt động chuyên môn như: truyền máu. Hệ thống này đã được hoàn Mô hình điều phối máu, tiếp nhận máu, cung thiện với 4 cấp: Trung ương – tỉnh/thành phố cấp các chế phẩm máu giữa các cơ sở truyền - quận/huyện/thị xã – phường/xã/thị trấn. máu, giữa các bệnh viện và khu vực trong cả Ban chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ với nước. Mô hình tổ chức sàng lọc, sản xuất, mạng lưới các cơ sở truyền máu từ trung phân phối máu trong trường hợp khẩn cấp ương tới địa phương, bắt đầu từ việc xây và/hoặc khi xảy ra tai nạn, thảm họa cần dựng kế hoạch hiến máu hằng năm bắt đầu từ truyền máu với số lượng lớn. Mô hình tổ nhu cầu máu tại bệnh viện tới việc triển khai chức sự kiện hiến máu và tiếp nhận máu với thực hiện kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh số lượng lớn trong một ngày hoặc nhiều ngày giá, tổng kết định kỳ. Nâng cao vai trò, vị thế tổ chức hiến máu. Mô hình tổ chức các của người HMTN trong xã hội thông qua phường/xã hiến máu, khu phố hiến máu, việc tổ chức tốt các hoạt động tôn vinh người điểm HM cố định tại cộng đồng, tổ chức hiến máu tình nguyện trên cả nước. Giúp tạo điểm hiến máu lưu động…[7]. Xây dựng dựng nền tảng phát triển bền vững HMTN. được lực lượng HM dự bị ở nhiều địa Dần hoàn thiện hệ thống lý luận trong vận 12
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - QUYỂN 2 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 động HMTN với việc xuất bản sách “Cẩm và hoạt động nhân đạo. Nhiều năm qua, nang về VĐ HMTN” và hàng loạt bài báo nhiều cơ quan, đơn vị đã lấy HM là một khoa học, các công trình nghiên cứu khoa trong những nội dung ưu tiên trong các hoạt học trong vận động HTMN. Đào tạo được động an sinh, xã hội của tổ chức, đây vừa là đội ngũ cán bộ làm công tác VĐ HMTN là hoạt động tạo sự lan tỏa, chia sẻ, vừa giúp các cán bộ chuyên trách văn phòng thường thúc đẩy phong trào HMTN. trực Ban chỉ đạo, cán bộ chuyên trách công 3.4. Giáo dục và đào tạo tác tuyển chọn người HMTN của các trung Việc phát triển công tác vận động HMTN tâm truyền máu. Hình thành mạng lưới tuyên cũng góp phần vào giáo dục, đào tạo, tạo môi truyền viên HMTN trên cả nước với nhiều trường rèn luyện cho một bộ phận thanh mô hình tổ chức khác nhau, chủ yếu dựa vào niên, sinh viên. HMTN cũng đã tạo được một các cán bộ, TN – SV tình nguyện của các phong trào thu hút rất đông lực lượng thanh đoàn thể như Hội liên hiệp thanh niên, Hội niên, sinh viên tình nguyện; đây cũng là môi chữ thập đỏ các cấp. Xây dựng được hệ trường tốt cho các đội ngũ này đóng góp, trải thống sản phẩm truyền thông: bộ nhận diện nghiệm và rèn luyện những kiến thức, kỹ (linh vật hiến máu), các tài liệu in ấn, pano, năng cần thiết trong cuộc sống. áp phích, bài hát, tranh vẽ về HMTN…. 3.5. Hội nhập quốc tế 3.3. Đối với cộng đồng, xã hội Việc phát triển công tác vận động HMTN Thay đổi nhận thức, tạo chuyển biến về cũng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác sự quan tâm và tham gia của các nhà lãnh quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong đạo, các nhà quản lý các cấp về công tác hiến lĩnh vực HMTN: với hiệp hội người HM thế máu tình nguyện. Nâng cao hiểu biết của giới, với Hội chữ thập đỏ Singapore, Úc, cộng đồng về máu và an toàn truyền máu. Hồng Kông…, với các trung tâm truyền máu Năm 2023, khảo sát của Viện Huyết học – trên thế giới. Chính sự hợp tác này cũng góp Truyền máu TW về nhận thức hiến máu tình phần thúc đẩy công tác vận động HMTN nguyện được tiến hành trên phạm vi rộng trong nước, nhằm từng bước hội nhập và thông qua chương trình Hành trình Đỏ [12] phát triển. nhận thấy, tỷ lệ có nhận thức đầy đủ về HMTN là 70% cao hơn khảo sát năm 2011 ở IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN mức trung bình là 55% [5] và cao hơn khảo VỮNG HMTN sát trong sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho 2011 46,7% khi được hỏi về HMTN [9]. HMTN Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng Qua 30 năm xây dựng và phát triển hệ với HM nói riêng và ít nhiều ảnh hưởng tích thống các văn bản, chính sách hỗ trợ cho cực tới người dân trong công tác chăm sóc công tác VĐHM, thúc đẩy người hiến máu sức khỏe và ý thức phòng bệnh, nhất là tình nguyện dần dược hình thành như: Quyết HIV/AIDS, để bảo vệ mình và để HM an định 1995/2004/QĐ-BYT ngày 04/6/2004 toàn. Với người HM nhắc lại, giúp tăng ý của Bộ Y tế về “Quản lý Giấy chứng nhận thức tự chăm sóc, giám sát sức khỏe và tạo hiến máu”, thông tư 182/2009/TT-BTC ngày dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng. 14/9/2009 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn Góp phần thúc đẩy phong trào tình nguyện nội dung và mức chi cho công tác tuyên 13
  8. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU truyền, vận động hiến máu tình nguyện”, 4.3. Chăm sóc, duy trì người hiến máu thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày thường xuyên, hiến máu dự bị 16/9/2013 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn về Vận dụng kết quả các nghiên cứu, các lý hoạt động truyền máu”. Tuy nhiên, nhiều văn thuyết hành vi để nghiên cứu về nhận thức, bản, chính sách, quyết định, liên quan đến thái độ và hành vi cùng với đặc điểm của các công tác vận động HMTN và người hiến máu đối tượng hiến máu với các yếu tố liên quan tình nguyện đã được ban hành và tổ chức từ đó đưa ra các giải pháp tuyên truyền giáo thực hiện từ lâu, cần được xem xét, bổ sung dục, phát triển người hiến máu thường phù hợp tình hình thực tế. Cần rà soát, sửa xuyên, người hiến máu dự bị cho từng địa đổi và bổ sung các chính sách liên quan để phương. Việc triển khai các hoạt động cụ thể tạo thuận lợi cho việc hiến máu và chế độ nâng cao chất lượng tại các cơ sở truyền máu cho người hiến máu tình nguyện. Cơ chế tổ như chăm sóc người hiến máu, đảm bảo chức, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quyền lợi, chế độ người hiến máu, khảo sát trong việc thực hiện công tác vận động cảm nhận, mong muốn của người hiến máu HMTN và các cơ sở tổ chức tiếp nhận máu để có biện pháp giúp duy trì hành động hiến cần được thực hiện khoa học hơn nữa dựa máu lần sau là rất cần thiết. Để chủ động vào nhu cầu cho điều trị của người bệnh và nguồn máu đầu vào, các địa phương, các cơ từng bước khắc phục tình trạng tổ chức tiếp sở truyền máu cần sớm xây dựng phương án nhận máu theo “kỳ cuộc” gây tình trạng thiếu quản lý, duy trì và phát triển người hiến máu ổn định nguồn máu. thường xuyên, thực hiện được các nội dung 4.2. Quy hoạch các cơ sở tiếp nhận, xây này sẽ giúp các cơ sở truyền máu giảm phụ dựng điểm hiến máu thuộc vào lịch hiến máu lưu động, sớm ổn Nâng cao hiệu quả quản lý hơn nữa đối định được chuỗi cung ứng máu và giảm tác với các cơ sở tiếp nhận máu, công tác quản động tiêu cực từ ngoại cảnh [10]. lý đối với hoạt động truyền máu và các cơ sở 4.4. Tăng cường tập huấn, đào tạo đội truyền máu vẫn còn tồn tại những hạn chế ngũ làm vận động HMTN như: chưa tạo được cơ chế quản lý truyền Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho máu, hệ thống cơ sở truyền máu tổ chức cán bộ, đội ngũ làm công tác vận động phân tán, khó kiểm soát, phối hợp và chưa HMTN là việc làm hết sức cần thiết, nó bao đồng bộ, thống nhất tạo ra những khó khăn gồm cho các đối tượng chuyên trách, các tình trong việc tiếp nhận nguồn người hiến máu nguyện viên và các cán bộ các cơ sở truyền [8]. Cần có quy hoạch hệ thống các cơ sở máu. Đổi mới các hình thức tập huấn, đào truyền máu để hoạt động tiếp nhận và cung tạo để thu hút các thành phần, đối tượng cấp máu tại các địa phương phối hợp chặt tham gia cùng thực hiện công tác VĐ chẽ với Ban Chỉ đạo Vận động HMTN các HMTN, đặc biệt có những hình thức, hỗ trợ địa phương thúc đẩy công tác vận động kịp thời với các đối tượng không chuyên HMTN. Các cơ sở truyền máu và các địa trách. Xây dựng hệ thống tài liệu phong phú, phương cần nghiên cứu xây dựng các điểm đa dạng để có thêm những tư liệu phục vụ cố định tạo điều kiện cho người dân tham gia cho công tác tập huấn, đào tạo VĐ HMTN. hiến máu thường xuyên hơn. 4.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối người HMTN và vận động HMTN 14
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - QUYỂN 2 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 Phát triển một cơ sở dữ liệu về người góp tích cực với ngành y tế, với cộng đồng hiến máu tình nguyện thường xuyên cũng là xã hội, đặc biệt nâng cao nhận thức của công cụ để giúp ứng phó với các làn sóng gia người dân về HMTN và an toàn truyền máu; tăng các bệnh truyền nhiễm trong tương lai Đến nay, hàng năm tiếp nhận được gần 1,6 và cơ sở dữ liệu này cũng giúp cho hoạt động triệu đơn vị máu, tỷ lệ HMTN đạt trên 97%, truyền máu vượt qua giai đoạn khó khăn, như tỷ lệ hiến máu đạt 1,5% dân số (2023), tỷ lệ dịch bệnh Covid-19 vừa qua [13]. Việc có hệ hiến máu nhắc lại trung bình 60%, tỷ lệ tiếp thống theo dõi sẽ giúp xác định lựa chọn nhận máu thể tích trên 350ml trung bình đạt người hiến máu phù hợp, tiếp nhận máu từ 66%. Góp phần hiện đại hóa dịch vụ máu và những người khỏe mạnh thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức giới thiệu những người có vấn đề về sức khỏe nhân dân. khỏe đến hoạt động chăm sóc y tế thích hợp, 3. Để duy trì và phát triển bền vững công hiện nay nhiều nước đã hình thành nên hệ tác HMTN trong thời gian tới cần thực hiện thống báo cáo giữa các cơ sở truyền máu. các biện pháp đồng bộ, kịp thời và cần sự Khi kết nối dữ liệu, lưu trữ thông tin về hiến tham gia của toàn xã hội. máu sẽ giúp các cơ sở truyền máu có dữ liệu hữu ích trong các hoạt động cải thiện mối VI. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU quan hệ với người hiến máu, giảm bớt gánh 1. Nhiều tài liệu về lịch sử công tác vận nặng cho công tác vận động HMTN. Hiện động HMTN đã bị thất lạc hoặc chưa được nay, ở nước ta ước tính có hàng triệu người tiếp cận đầy đủ, nghiên cứu đã cố gắng tổng đã hiến máu và hàng trăm người tham gia hợp, tuy nhiên do còn nhiều khó khăn nên công tác vận động HMTN, nhằm tạo điều một số tư liệu, mốc lịch sử của các địa kiện môi trường thuận lợi cho công tác phương, cơ sở chưa được cập nhật. HMTN, khuyến khích mọi người cùng tham 2. Cần có thêm những nghiên cứu tổng gia vận động HMTN cần xem xét tới việc quan về dịch vụ máu và công tác vận động thành lập tổ chức dành cho người HM và làm HMTN để khái quát làm bài học lý luận, công tác HMTN để có điều kiện giao lưu, khoa học cho nghiên cứu phát triển, quản lý chia sẻ, gắn kết và bảo vệ quyền lợi chế độ dịch vụ máu và làm tài liệu chuyên khảo cho cho những người tham gia các hoạt động công tác đào tạo. này. TÀI LIỆU THAM KHẢO V. KẾT LUẬN 1. Ban chỉ đạo quốc gia VĐ hiến máu tình 1. Hiến máu tình nguyện ở nước ta được nguyện (2024), Tài liệu Hội nghị đánh giá phát động từ năm 1994, trải qua 30 năm với triển khai công tác HMTN 2023 và kế hoạch các giai đoạn phát triển gồm: giai đoạn trước 2024. 1994 với những thách thức, khó khăn; giai 2. Đỗ Trung Phấn (2006): Thành tựu TM thế đoạn 1994 - 2009 với những bước khởi động kỷ XX và những tiến bộ về truyền máu tại hình thành quan trọng và giai đoạn từ 2010 Việt Nam, Một số chuyên đề về HHTM, Nhà tới nay với sự phát triển trên nhiều mặt. xuất bản Y học, 65 – 76. 2. Công tác vận động HMTN đã đạt 3. Đỗ Trung Phấn, Ngô Mạnh Quân (2018). được những kết quả tốt đẹp và những đóng Quá trình phát triển, những kết quả và giá trị 15
  10. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU của công tác vận động hiến máu tình nguyện 10. Paramjit kaur (2022). Exploring the unseen ở Việt Nam effect of COVID 19 pandemic on blood 4. Đỗ Trung Phấn (2018). Truyền máu Việt transfusion services in a tertiary care centre. Nam: cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và Journals & Books ScienceDirect, hiệu quả trong thời kỳ đổi mới. Hà Nội. https://www.sciencedirect.com/science/articl 5. Ngô Mạnh Quân, Lý Thị Hảo, Bạch Quốc e/pii/S1473050222002555. Khánh, Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Anh 11. Tổ chức Y tế Thế giới (2007). Cho máu an Trí, Paul Roger (2011), Khảo sát thực trạng toàn. NXB Y học, Hà Nội. kiến thức, thái độ và hành vi của người dân 12. Trần Ngọc Quế, Chử Nhất Hợp, Phạm về hiến máu tình nguyện năm 2009, Tạp chí Minh Hùng (2023), Khảo sát nhận thức về y học Việt Nam tập 388, số đặc biệt tháng hiến máu tình nguyện của người tham gia 12/2011, 112-119. hiến máu tại chương trình hiến máu hành 6. Nguyễn Anh Trí, Ngô Mạnh Quân (2016). trình đỏ năm 2023. Thực trạng thiếu máu ở nước ta và những 13. Trần Ngọc Quế, Chử Nhất Hợp (2022). thách thức. Một số chuyên đề Huyết học - Đảm bảo hoạt động hiến máu liên tục, an Truyền máu tập 6. Nxb Y học. toàn trong đại dịch Covid-19 của Trung tâm 7. Nguyễn Anh Trí, Ngô Mạnh Quân, Máu Quốc gia, Viện HHTMTW. Hà Nội: Nguyễn Văn Nhữ, Nguyễn Đức Thuận Tạp chí Y học Việt Nam, tập 520. (2011), Xây dựng lực lượng hiến máu dự bị 14. Viện Huyết học – Truyền máu TW (2011), thực chất, hiệu quả và bền vững tại cộng Tổng kết chương trình an toàn truyền máu đồng, Tạp chí y học Việt Nam tập 388, số giai đoạn 2001-2010. đặc biệt tháng 12/2011, 65-69. 15. Viện Huyết học – Truyền máu TW. (2024). 8. Nguyễn Anh Trí, Trần Quý Tường và Báo cáo kết quả hoạt động truyền máu toàn Cộng sự (2011) “Xây dựng quy hoạch mạng quốc năm 2023. Hà Nội. lưới truyền máu Việt Nam giai đoạn 2011- 16. World Health Organization, International 2020” Federation of Red Cross and Red 9. Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Thị Tài, Crescent Societies (2010), Towards 100% Nguyễn Văn Hiến, Kim Bảo Giang, Ngô Voluntery Blood Donation, A Global Mạnh Quân (2011), Nghiên cứu thực trạng Framwork For Action. kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu 17. World Health Organization (2021). Global tình nguyện và một số yếu tố liên quan của status report on blood safety and availability sinh viên Trường đại học Y Hà Nội năm 2021. Geneva, Switzerland. https://www. 2011, Y học việt Nam tháng 4 - số đặc who.int/publications/i/item/9789240051683 . biệt/2012 . 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2