VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56<br />
<br />
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC<br />
HỌC PHẦN “MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI”<br />
Ở KHOA MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN<br />
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An<br />
Ngày nhận bài: 10/04/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 18/04/2018.<br />
Abstract: Corner-based learning method promotes learners’ activeness via learning activities;<br />
improves learners’ participation as well as comfort in order to get thorough learning and longlasting effectiveness. In particular, through learning in corner, learners will learn by their learning<br />
style, and also they can improve the self-study ability and cooperative competency. In this article,<br />
author mentions application of corner-based learning in teaching module “Environment and<br />
human” at Faculty of Preschool Education, Nghe An College of Education based on defining the<br />
concept and process of corner-based learning.<br />
Keywords: Teaching, corner-based learning, environment and human.<br />
1. Mở đầu<br />
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang có<br />
những bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó việc<br />
đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt quan<br />
trọng. Phải thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang<br />
dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, dạy học từ<br />
tiếp cận nội dung chuyển sang dạy học theo tiếp cận phát<br />
triển năng lực người học.<br />
Dạy học theo góc (DHTG) được tổ chức ở giai đoạn<br />
đầu dựa vào phong cách học tập khác nhau của sinh viên<br />
(SV), qua đó họ có cơ hội thể hiện sở thích, năng lực,<br />
nhịp độ của mình để tìm cách thích ứng và thể hiện năng<br />
lực bản thân. Bản chất của việc học theo góc người học<br />
cần phải tự mình chiếm lĩnh kiến thức, qua đó phát triển<br />
năng lực tự học. Ngoài ra, DHTG cũng tạo điều kiện cho<br />
SV tương tác với các học liệu nhằm phát triển kĩ năng<br />
đọc, thu thập và xử lí thông tin.<br />
Học phần “Môi trường và con người” ở Trường Cao<br />
đẳng Sư phạm Nghệ An không những có nội dung gắn<br />
với thực tiễn mà còn là môn học cơ bản cung cấp các kiến<br />
thức về tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường,<br />
mối quan hệ giữa các sinh vật với sinh vật và mối quan<br />
hệ giữa sinh vật với môi trường, về vấn đề dân số và<br />
chiến lược phát triển dân số để hạn chế gây ô nhiễm môi<br />
trường...những kiến thức đó là cơ sở để SV tiếp thu các<br />
môn học chuyên ngành như môn “Môi trường xung<br />
quanh” “Tạo hình”...Vì vậy, vận dụng DHTG vào học<br />
phần này vừa giúp SV nắm vững kiến thức cơ bản để tiếp<br />
thu các môn học liên quan vừa có kĩ năng tổ chức hoạt<br />
động góc, hoạt động trải nghiệm cho trẻ khi đi thực tập<br />
và sau khi ra trường.<br />
<br />
52<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Dạy học theo góc<br />
2.1.1. Khái niệm dạy học theo góc<br />
Theo tài liệu dạy và học tích cực của Dự án Việt - Bỉ<br />
thì “DHTG là một phương pháp dạy học theo đó HS thực<br />
hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau tại các vị trí cụ thể<br />
trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm<br />
lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác<br />
nhau” [1; tr 16].<br />
Như vậy, có thể hiểu khi DHTG người học thực hiện<br />
các nhiệm vụ độc lập, chuyên biệt tại các vị trí cụ thể<br />
trong không gian lớp học, các nhiệm vụ học tập được<br />
thiết kế theo các phong cách học tập khác nhau nhưng<br />
cùng hướng tới một nội dung học tập chung, ở các góc<br />
học tập, người học tự học, hợp tác cùng giải quyết<br />
nhiệm vụ.<br />
2.1.2. Các loại hình dạy học theo góc:<br />
- Tổ chức DHTG thường được dựa trên phong cách<br />
học của SV. Theo cách này, có bốn loại góc thường được<br />
thiết kế: + Góc trải nghiệm: SV tiến hành các thao tác thực<br />
để thu thập số liệu, từ đó khái quát, xây dựng nên kiến thức<br />
mới; + Góc quan sát: SV quan sát các tranh ảnh, mô hình,<br />
video,… từ đó xây dựng nên kiến thức mới; + Góc phân<br />
tích: SV nghiên cứu tài liệu giáo khoa, các tài liệu in được<br />
cung cấp, từ đó phân tích để rút ra kết luận, thu nhận kiến<br />
thức mới; + Góc vận dụng: SV vận dụng những kiến thức<br />
kĩ năng đã biết, thông qua việc thực hiện các thao tác tư<br />
duy, suy luận để từ đó xây dựng kiến thức mới.<br />
Việc tổ chức hoạt động có thể có nhiều cách khác<br />
nhau như: Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theo<br />
cách luân chuyển; Tổ chức hoạt động học tập tại các góc<br />
vượt khỏi phạm vi lớp học; Tổ chức hoạt động học tập<br />
Email: thuhanguyen.08@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56<br />
<br />
theo góc dưới hình thức “hội thảo học tập”; Tổ chức hoạt<br />
động học tập tại các góc là các góc tự do…<br />
- Tổ chức các góc học tập theo cách tích hợp kiến<br />
thức các môn học trong một nội dung hay một chủ đề.<br />
2.1.3. Vai trò của người dạy và người học trong dạy học<br />
theo góc:<br />
- Vai trò của người dạy: Người dạy có vai trò đảm<br />
bảo môi trường học tập phong phú, chọn nội dung bài<br />
học phù hợp, thiết kế kế hoạch bài học.<br />
- Vai trò của người học: Người học là chủ thể chủ<br />
động tìm kiếm tri thức, độc lập, tích cực và sáng tạo trong<br />
việc giải quyết vấn đề nhằm chiếm lĩnh tri thức.<br />
Đặc biệt là với SV sư phạm, ngoài việc học kiến thức<br />
chuyên ngành, họ còn phải rèn luyện nghiệp vụ sư phạm<br />
[2]. Do đó, việc tổ chức cho SV học theo các phương pháp<br />
dạy học khác nhau, SV phải vừa học kiến thức, vừa phát<br />
triển năng lực đồng thời học cách tổ chức các phương pháp<br />
dạy học nhằm vận dụng trong tương lai.<br />
2.2. Quy trình dạy học theo góc<br />
Dựa theo nghiên cứu của một số tác giả [1],[3],[4],<br />
[5], chúng tôi xác định quy trình DHTG như sau:<br />
<br />
Giai đoạn 3:<br />
Tổ chức DHTG<br />
<br />
Giai đoạn 1: Chuẩn bị<br />
Mục đích: Lựa chọn được kiểu DHTG phù hợp với<br />
nội dung và không gian lớp học.<br />
Cách tiến hành: - Lựa chọn nội dung: lựa chọn nội<br />
dung phù hợp theo phong cách học của HS hoặc theo các<br />
hình thức hoạt động khác nhau (tích hợp kiến thức các<br />
môn học trong một nội dung chủ đề); - Lựa chọn không<br />
gian tổ chức: địa điểm tổ chức dạy học cần đảm bảo về<br />
việc bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập và hoạt động của HS<br />
tại các góc.<br />
Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học<br />
Mục đích: Thiết kế được kế hoạch bài học phù hợp<br />
với kiểu tổ chức DHTG.<br />
Cách tiến hành:<br />
- Xác định mục tiêu bài học. Ngoài mục tiêu của bài<br />
học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cần bổ sung các mục<br />
tiêu riêng của DHTG như: kĩ năng làm việc độc lập, kĩ<br />
năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ<br />
thông tin, thuyết trình...<br />
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: Phương tiện cho<br />
GV, SV. Căn cứ các góc cụ thể ở giai đoạn 1, GV cần<br />
chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ<br />
dùng dạy học tương ứng cho mỗi<br />
1. Nghiên cứu, lựa chọn nội dung phù hợp<br />
góc. Các phương tiện liên quan tại<br />
các góc, cần phải được khảo sát<br />
trước về độ chính xác, dễ sử dụng,<br />
2. Chọn không gian lớp học<br />
đảm bảo yêu cầu dạy học.<br />
- Thiết kế nhiệm vụ các góc.<br />
3. Xác định mục tiêu bài học<br />
Căn cứ vào nội dung cụ thể của bài<br />
học, vào sự đáp ứng của các phương<br />
4. Xác định các phương tiện dạy học<br />
tiện chuẩn bị và không gian lớp học,<br />
GV cần phải: Xác định chính xác số<br />
góc và đặt tên góc cụ thể. Xác định<br />
nhiệm vụ ở mỗi góc (dạng các phiếu<br />
học tập) với các nội dung: mục tiêu<br />
6. Thiết kế nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc<br />
của góc, phương tiện, đồ dùng;<br />
phương pháp và hình thức làm việc;<br />
thời gian tối đa; các nhiệm vụ cụ<br />
7. Đặt vấn đề bài học<br />
thể; yêu cầu kết quả và trình bày.<br />
- Thiết kế hỗ trợ các góc: Căn<br />
cứ vào đặc trưng của mỗi loại góc,<br />
8. Giới thiệu các góc, giao nhiệm vụ học tập<br />
tại các góc<br />
đặc điểm của đối tượng SV, GV<br />
thiết kế hỗ trợ để SV có thể đảm<br />
bảo thực hiện nhiệm vụ tại mỗi<br />
9. Tổ chức học tập tại các góc (hướng dẫn<br />
góc, đặc biệt là góc Trải nghiệm và<br />
chuyển góc)<br />
góc Quan sát (liên quan đến việc<br />
sử dụng các thiết bị thật, phần<br />
mềm). Các hỗ trợ thường được thể<br />
hiện dạng phiếu hỗ trợ.<br />
<br />
53<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56<br />
<br />
Giai đoạn 3: Tổ chức DHTG<br />
Mục đích: Tổ chức DHTG nhằm đạt được mục tiêu<br />
bài học.<br />
Cách tiến hành: - Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài học,<br />
có thể đặt ra các vấn đề gợi mở nhằm kích thích sự hứng<br />
thú của SV vào bài học; - Giới thiệu các góc và giao<br />
nhiệm vụ học tập tại các góc: GV giới thiệu các góc học<br />
tập về nhiệm vụ và thời gian thực hiện nhiệm vụ ở mỗi<br />
góc. Lưu ý cho SV lựa chọn góc xuất phát; - Tổ chức học<br />
tập tại góc: GV hướng dẫn SV lựa chọn góc để thực hiện<br />
nhiệm vụ học tập đồng thời điều chỉnh SV trong quá trình<br />
luân chuyển góc; - Tổ chức đánh giá kết quả và củng cố,<br />
vận dụng: Kết thúc giờ học tại các góc, GV yêu cầu đại<br />
diện các góc trình bày kết quả, SV khác nhận xét, đánh<br />
giá. GV tổng kết, chính xác hóa kiến thức và đánh giá<br />
toàn lớp.<br />
2.3. Ví dụ minh họa dạy học theo góc trong dạy học học<br />
phần “Môi trường và con người”<br />
Bài 6 “Khí quyển và ô nhiễm không khí”<br />
Giai đoạn 1: Chuẩn bị<br />
- Lựa chọn nội dung bài học: Bài 6 “Môi trường và<br />
con người” được lên lớp trong thời gian 2 tiết, về mặt nội<br />
dung có 2 phần chính: 1) Thành phần và vai trò của<br />
không khí; 2) Ô nhiễm không khí và biện pháp phòng<br />
ngừa ô nhiễm không khí.<br />
- Chọn không gian lớp học. Chọn phòng đôi ở nhà D<br />
với diện tích khoảng 70m2 - 80m2 để dễ bố trí các góc và<br />
sự di chuyển của 37 SV.<br />
Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học<br />
- Xác định mục tiêu bài học<br />
Kiến thức: - Trình bày được các thành phần chủ yếu<br />
trong không khí;<br />
- Phân tích được vai trò của không khí;<br />
- Nêu được khái niệm ô nhiễm không khí và các<br />
nguồn gây ô nhiễm;<br />
- Phân tích được hậu quả của ô nhiễm không khí;<br />
- Đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường<br />
không khí.<br />
Kĩ năng: Rèn luyện cho SV kĩ năng: nghiên cứu tài<br />
liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích.<br />
Thái độ: Có thái độ đúng đắn, khoa học trong việc<br />
bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí<br />
nói riêng, vận dụng vào quá trình chăm sóc - nuôi dưỡng<br />
trẻ sau khi ra trường nhằm nâng cao chất lượng môi<br />
trường sống, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.<br />
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: + Máy vi tính,<br />
máy chiếu đa năng; + Tranh, các video về các nguồn gây<br />
ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp phòng<br />
<br />
54<br />
<br />
chống ô nhiễm môi trường; + Các tài liệu, truyện tranh,<br />
báo chí liên quan đến vấn đề môi trường; + Biểu đồ hình<br />
tròn về thành phần không khí; + Phiếu học tập.<br />
- Xác định số góc, tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp.<br />
Góc 1: Góc quan sát (45 phút)<br />
Xem tranh, băng hình về biểu đồ thành phần chủ yếu<br />
của không khí, thí nghiệm về vai trò của không khí, hiện<br />
tượng ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, các hậu quả nghiêm<br />
trọng do ô nhiễm không khí.<br />
Thảo luận nhóm 4-6 SV trả lời các câu hỏi sau:<br />
1. Xác định các thành phần chủ yếu của không khí?<br />
2. Không khí có vai trò như thế nào đối với sinh vật,<br />
con người và tự nhiên?<br />
3. Thế nào là ô nhiễm không khí?<br />
4. Xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí?<br />
5. Hãy phân tích các hậu quả của ô nhiễm không khí?<br />
Phương tiện hỗ trợ: - Tranh và video, laptop 6 cái.<br />
Góc 2: Góc phân tích (Thời gian: 45 phút)<br />
- SV nghiên cứu trang 70-86 giáo trình “Môi trường<br />
và Con người” [6] thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau:<br />
1. Hãy lập dàn ý hoặc vẽ sơ đồ về thành phần, vai trò,<br />
nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm không khí.<br />
2. Hãy kể tên các thành phần chủ yếu của không khí<br />
và nêu vai trò của không khí.<br />
3. Thế nào là ô nhiễm không khí? Hãy vẽ sơ đồ các<br />
nguồn gây ô nhiễm không khí và các hậu quả của ô<br />
nhiễm không khí.<br />
Phương tiện hỗ trợ: Giáo trình “Con người và Môi<br />
trường” [6].<br />
Góc 3: Góc vận dụng (15 phút)<br />
Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi:<br />
1. Tại sao khi ra ngoài đường mọi người đều đeo khẩu<br />
trang? Đeo khẩu trang có phòng chống được tác hại do ô<br />
nhiễm không khí không?<br />
2. Theo anh (chị) nguyên nhân gây ô nhiễm không<br />
khí là do đâu?<br />
3. Làm thế nào để phòng chống ô nhiễm không khí?<br />
4. Nếu là thầy/ cô giáo trong trường mầm non, anh<br />
(chị) sẽ làm gì để giúp các con phòng chống tác hại của<br />
ô nhiễm không khí.<br />
Góc 4: Góc dành cho SV có tốc độ học tập nhanh<br />
1. Giải thích thuật ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch<br />
ngon cơm”?<br />
2. Xem các đoạn phim về trường mầm non có môi<br />
trường: Xanh - sạch - đẹp<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Thời<br />
gian<br />
<br />
15<br />
phút<br />
<br />
55-60<br />
phút<br />
<br />
10-15<br />
phút<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Hoạt động của GV<br />
<br />
Hoạt động của SV<br />
<br />
Hoạt động 1:<br />
- Giới thiệu mục<br />
tiêu bài học.<br />
- Giới thiệu các<br />
góc, hướng dẫn SV<br />
hoạt động theo<br />
góc.<br />
<br />
- Kiểm tra kiến thức bài cũ: “Các biện<br />
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước<br />
ở trường mầm non”.<br />
- GV nêu mục tiêu bài học.<br />
- Hướng dẫn SV lựa chọn góc để bắt đầu<br />
việc học cho phù hợp: Mỗi SV có thể bắt<br />
đầu việc học từ góc 1 hoặc góc 2 (góc<br />
tự chọn) sau đó bắt buộc phải sang góc<br />
3 (góc bắt buộc)<br />
Nếu SV hoàn thành sớm nội dung ở 3<br />
góc, còn thời gian thì về hoạt động tại<br />
góc 4 (góc chờ).<br />
<br />
- Trả lời câu hỏi<br />
- Lắng nghe GV giao<br />
nhiệm vụ học tập.<br />
- Lựa chọn góc để bắt<br />
đầu việc học.<br />
- Hiểu được cách luân<br />
chuyển góc để hoàn<br />
thành nhiệm vụ học<br />
tập.<br />
<br />
Hoạt động 2:<br />
Tổ chức cho SV<br />
thực hiện nội dung<br />
bài học tại các góc:<br />
Góc quan sát<br />
Góc phân tích<br />
Góc vận dụng<br />
Góc thư giãn (dành<br />
cho SV có tốc độ<br />
học tập nhanh).<br />
Hoạt động 3:<br />
Làm các câu hỏi và<br />
bài tập trắc nghiệm,<br />
khắc sâu kiến thức<br />
bài học.<br />
<br />
Quan sát SV học tập ở các góc và<br />
hướng dẫn SV khi cần thiết.<br />
<br />
- Chiếu các câu hỏi và bài tập trắc<br />
nghiệm lên màn hình.<br />
- Theo dõi câu trả lời của SV và đánh<br />
giá, bổ sung.<br />
<br />
Thiết bị, đồ<br />
dùng dạy<br />
học<br />
<br />
- Tranh, ảnh,<br />
video về ô<br />
nhiễm không<br />
khí<br />
- Máy tính<br />
laptop<br />
- Máy chiếu<br />
đa năng<br />
<br />
- Lần lượt thực hiện<br />
các hoạt động học tập<br />
tại các góc.<br />
- Đọc kĩ nhiệm vụ học<br />
tập tại mỗi góc theo<br />
phiếu hỗ trợ để hoàn<br />
thành nhiệm vụ học<br />
tập.<br />
<br />
- Giấy A4,<br />
bút dạ<br />
<br />
- Trả lời.<br />
- SV khác bổ sung.<br />
<br />
Máy tính<br />
laptop<br />
Máy chiếu<br />
đa năng.<br />
<br />
Khí Oxy<br />
O2<br />
20,95<br />
Khí Argon<br />
Ar<br />
0,93<br />
Khí Cacbon dioxit<br />
CO2<br />
0,03<br />
Khí Heli<br />
He<br />
0,005<br />
Khí Neli<br />
Ne<br />
0,002<br />
2) Vai trò của không khí: - Duy trì sự sống; - Duy trì<br />
sự cháy; - Tạo ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên trái<br />
đất; - Truyền âm; - Tầng bình lưu ở độ cao 25-30 km có<br />
một lớp không khí có nồng độ ozon cao nhất Tầng<br />
ozon: Hấp thụ toàn bộ tia cực tím của bức xạ ánh sáng<br />
mặt trời.<br />
3) Ô nhiễm không khí, biện pháp phòng ngừa ô<br />
nhiễm không khí<br />
Khái niệm: Ô nhiễm không khí là trong không<br />
khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng<br />
trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây<br />
ra một sự khó chịu cho con người.<br />
<br />
Phương tiện hỗ trợ: Máy tính xách tay 2 cái, các<br />
video, clip về các trường mầm non xanh - sạch - đẹp.<br />
Góc 1 và góc 2 là góc chọn, có nghĩa là SV chọn 1<br />
trong 2 góc rồi sang góc 3 là góc bắt buộc, SV nào xong<br />
(tốc độ nhanh) thì chuyển sang góc 4.<br />
Giai đoạn 3: Tổ chức DHTG<br />
- GV chú ý bao quát lớp, theo dõi sự di chuyển của<br />
SV đồng thời quan sát các nhóm làm bài, hỗ trợ SV trong<br />
quá trình tìm hiểu kiến thức.<br />
- Tổ chức đánh giá kết quả và củng cố, vận dụng: GV<br />
gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả vừa tìm hiểu<br />
được, cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, cuối cùng<br />
GV nhận xét, đánh giá. GV kết luận và chuẩn hóa kiến<br />
thức bài học như sau:<br />
1) Thành phần không khí<br />
Các chất khí<br />
Kí hiệu<br />
Tỉ lệ (%)<br />
Khí Ni tơ<br />
N2<br />
78<br />
<br />
55<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56<br />
<br />
Các nguồn gây ô nhiễm không khí:<br />
- Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên: Bão cát, núi lửa phun<br />
trào, sự phân hủy các chất hữu cơ, phấn hoa...<br />
- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: Ô nhiễm do quá trình<br />
sản xuất như Sản xuất nông nghiệp: Đốt rừng làm nương<br />
rẫy CO2, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong<br />
điều kiện yếm khí CH4; Sản xuất công nghiệp: Xí<br />
nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp... CO2, NO, NO2,<br />
SO, SO2...; do quá trình sinh hoạt: Đun nấu, hút thuốc lá;<br />
- Ô nhiễm do giao thông: Do khí thải từ các động cơ<br />
xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy…có chứa các khí CO2,<br />
CO, NO2, NO.<br />
Hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm không khí:<br />
- Hiệu ứng nhà kính: Là sự “hãm hại” những tia bức<br />
xạ mặt trời nhờ các khí trong nhà kính:<br />
+ Hiệu ứng nhà kính Trái đất nóng lên Băng<br />
tan Nước biển dâng Diện tích đất thu hẹp;<br />
+ Hiệu ứng nhà kính Trái đất nóng lên Lượng<br />
nước bốc hơi nhiều Giảm độ ẩm Nạn cháy rừng<br />
tăng, làm tăng quá trình sa mạc hóa;<br />
+ Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ trái đất nóng lên <br />
Đại dương ấm lên Dịch chuyển các khối không khí<br />
nhiệt đới Cơn bão;<br />
+ Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ trái đất nóng lên<br />
Tác động đến sức khỏe của con người.<br />
- Mưa axit.<br />
- Suy thoái tầng ozon.<br />
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí<br />
Về Năng lượng: - Xây dựng các phương pháp dự báo<br />
chuẩn xác hơn mức độ các chất gây ô nhiễm không khí<br />
và nồng độ các khí nhà kính; - Hiện đại hóa các hệ thống<br />
năng lượng hiện tại, phát triển các nguồn năng lượng mới<br />
và tái tạo; - Nâng cao hiểu biết về cách sử dụng và phát<br />
triển năng lượng có hiệu quả và ít ô nhiễm.<br />
Về Giao thông vận tải: - Phát triển giao thông vận tải<br />
công cộng ở đô thị, nông thôn theo hướng có hiệu quả, rẻ<br />
tiền, an toàn, ít ô nhiễm; - Khuyến khích các phương tiện<br />
giao thông vận tải giảm thiểu được khí thải; - Quy hoạch<br />
khu vực và các điểm dân cư đô thị để giảm tác động về<br />
môi trường do giao thông vận tải.<br />
Về Công nghiệp: - Phát triển công nghiệp an toàn<br />
hơn, sạch hơn và công nghệ có hiệu quả hơn; - Hỗ trợ<br />
chuyển giao công nghệ mới cho các nước đang phát triển;<br />
- Sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường nhằm<br />
đạt được sự phát triển công nghiệp bền vững.<br />
<br />
56<br />
<br />
Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường<br />
không khí ở trường mầm non:<br />
- Xung quanh trường trồng nhiều cây xanh.<br />
- Lớp học cao ráo, thoáng mát, nhiều cửa sổ, sàn nhà<br />
lát xi măng.<br />
- Không nên đun nấu trong lớp học, cạnh lớp học.<br />
- Hàng ngày cần thực hiện lưu thông không khí.<br />
3. Kết luận<br />
DHTG là một phương pháp dạy học hiệu quả nhằm<br />
giúp SV chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện năng lực tự học,<br />
năng lực hợp tác. SV học theo góc được học theo các<br />
phong cách học tập khác nhau. Qua việc học theo góc,<br />
SV có hiểu biết hơn về phương pháp dạy học này nhằm<br />
vận dụng trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đáp ứng<br />
được nhu cầu đổi mới đào tạo và nâng cao chất lượng<br />
GV ngay từ khi còn là SV các trường sư phạm. Vì vậy,<br />
áp dụng phương pháp DHTG cho SV, mà đặc biệt là SV<br />
sư phạm mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào<br />
tạo và rèn luyện cho SV khả năng tổ chức các bài học<br />
theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm của trẻ<br />
em, đáp ứng được chương trình giáo dục mới.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT, Dự án Việt - Bỉ (2010). Dạy và học tích<br />
cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB<br />
Đại học Sư phạm.<br />
[2] Phan Thị Thanh Hội (2014). Rèn luyện cho sinh viên<br />
sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy<br />
học học phần phương pháp dạy học Sinh học. Tạp chí<br />
Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr 91-99.<br />
[3] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2015). Lí luận<br />
dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung<br />
và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Nguyễn Thị Thu Huyền (2015). Tổ chức dạy học theo<br />
góc phần Vệ sinh - Dinh dưỡng cho sinh viên ngành<br />
Giáo dục mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm<br />
Thái Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt tháng<br />
6/2015, tr 167-169.<br />
[5] Phùng Việt Hải - Đỗ Hương Trà (2014). Dạy học theo<br />
góc kiểu khác nội dung kiến thức, khác phong cách<br />
học tập - Một hướng mở trong thực tiễn áp dụng.<br />
Tạp chí Giáo dục, số 327, tr 30-32.<br />
[6] Nguyễn Văn Danh (2009). Môi trường và con người.<br />
NXB Nha Trang.<br />
[7] Đậu Thị Hòa (2016). Tổ chức dạy học theo góc trong<br />
dạy học phần Cơ sở tự nhiên - Xã hội (chủ đề Địa lí)<br />
cho sinh viên sư phạm tiểu học. Tạp chí Giáo dục,<br />
số 376, tr 54-56.<br />
<br />