intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPT

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPT trình bày: Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy - học lý thuyết Tiếng Việt,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPT

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO VIỆC HÌNH THÀNH<br /> TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT<br /> TRƯƠNG THU HƯỜNG<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại,<br /> phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy<br /> - học lý thuyết Tiếng Việt. Một số biện pháp dẫn dắt học sinh tự kiến tạo tri<br /> thức Tiếng Việt là: sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, sử dụng ngữ liệu, cung cấp<br /> các điều kiện - tư liệu học tập, tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo<br /> nhóm, thu thập thông tin phản hồi và sử dụng những hình thức củng cố mang<br /> tính gợi mở.<br /> <br /> 1. LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VỚI VIỆC TÍCH CỰC HOÁ QUÁ TRÌNH HÌNH<br /> THÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> 1.1. Lý thuyết kiến tạo (LTKT)<br /> LTKT (Constructivism) là một quan điểm mới về dạy học. Dựa trên những nghiên cứu<br /> tâm lý học phát triển của Jean Piaget, Vưgôtski và Von Glasersfield đã phát triển thành<br /> lý thuyết học. LTKT cho rằng quá trình nhận thức của người học về thực chất là quá<br /> trình người học tự xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động<br /> đồng hóa (là quá trình kết hợp trực tiếp những thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đang<br /> tồn tại để giải quyết tình huống mới) và điều ứng (là quá trình thay đổi, thậm chí là phải<br /> bác bỏ các kiến thức và kinh nghiệm sai lầm cũ khi nó không phù hợp với tình huống<br /> mới) [1].<br /> 1.2. Khả năng của LTKT trong việc hình thành các tri thức Tiếng Việt cho học<br /> sinh (HS) trung học phổ thông (THPT)<br /> Tri thức Tiếng Việt là những kiến thức có tính khoa học về Tiếng Việt với tư cách là<br /> một ngôn ngữ; bao gồm các khái niệm, quy tắc, các nội dung lý thuyết về từ vựng, ngữ<br /> pháp, phong cách học… Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS là quá trình biến kinh<br /> nghiệm bản ngữ thành những nhận thức có tính khoa học về Tiếng Việt. Đó là quá trình<br /> hình thành các khái niệm, quy tắc Tiếng Việt cho HS. Quá trình đó còn bao hàm cả<br /> những hiểu biết chung về Tiếng Việt, gắn với quá trình hình thành kĩ năng Tiếng Việt.<br /> Dạy học theo quan điểm LTKT có khả năng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS.<br /> Bởi vì, trong quá trình dạy - học, HS sẽ có cơ hội để tranh luận theo từng nhóm về<br /> những quan điểm khác nhau của mình, thực hành phân tích cơ sở của từng quan niệm…<br /> để đi đến thống nhất quan niệm theo từng nhóm. Sau đó, đại diện các nhóm trình bày<br /> kết quả và tranh luận với nhau trong cả lớp. Chính điều đó tạo cho HS hứng thú - một<br /> trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo<br /> trong học tập [2].<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 153-158<br /> <br /> 154<br /> <br /> TRƯƠNG THU HƯỜNG<br /> <br /> Dạy học theo quan điểm của LTKT chú trọng vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HS<br /> nên có khả năng huy động vốn tri thức Tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. Với<br /> HS THPT, sự hiểu biết và khả năng sử dụng Tiếng Việt đã tương đối thành thạo. Trong<br /> quá trình phân tích ngữ liệu, GV đánh giá được kiến thức và kinh nghiệm Tiếng Việt đã<br /> có của HS. Từ đó, GV thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập để HS phát huy vai trò<br /> chủ động tích cực, tự xây dựng những tri thức và kĩ năng mới cho bản thân.<br /> Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm của LTKT, GV là người tổ chức hoạt<br /> động, định hướng khám phá và chuẩn hóa tri thức, kĩ năng cho HS; HS là người chủ<br /> động, tích cực thảo luận, khám phá tri thức và rèn luyện kĩ năng. HS chính là người tự<br /> xây dựng nên tri thức và kĩ năng cho bản thân. Vì vậy, những tri thức Tiếng Việt do HS<br /> tự xây dựng sẽ được các em ghi nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng cao hơn. Mặt khác, quá<br /> trình thảo luận, trình bày quan điểm cũng sẽ giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng Tiếng Việt<br /> của bản thân.<br /> 2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH CÁC TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HS THEO<br /> QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT KIẾN TẠO<br /> 2.1. Định hướng chung<br /> Tư tưởng dạy học tích cực đã và đang được vận dụng sáng tạo vào quá trình dạy học nói<br /> chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng. Vì thế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt<br /> cho HS theo quan điểm LTKT đồng thời phải phù hợp với chiến lược dạy học phát huy<br /> vai trò chủ thể tích cực của HS. Yêu cầu của dạy học tích cực trong hình thành tri thức<br /> Tiếng Việt cho HS là phải đi từ việc huy động ngữ liệu để tìm ra dấu hiệu cơ bản của<br /> khái niệm, các yếu tố nội dung của quy tắc, trên cơ sở đó khái quát hóa thành khái niệm<br /> và quy tắc mới, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ kiến tạo tri thức cho HS.<br /> Dạy học Tiếng Việt không thể tách rời với việc dạy giao tiếp. Chính vì vậy, tổ chức<br /> hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT cũng phải theo quan điểm<br /> giao tiếp. Theo đó, GV phải sắp xếp các tài liệu học tập sao cho vừa cung cấp tri thức<br /> ngôn ngữ vừa rèn luyện cho HS những kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu<br /> quả nhất. Người GV phải linh hoạt tổ chức được các hình thức và hoạt động dạy học<br /> phong phú để người học được trực tiếp tham gia thực hành giao tiếp [3].<br /> Một trong những định hướng quan trọng của dạy học hiện đại là quan điểm tích hợp. Vì<br /> thế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo LTKT cũng phải hướng theo<br /> quan điểm tích hợp. Để tạo ra nội dung và yêu cầu luyện tập tương thích mục tiêu tích<br /> hợp trong hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT, GV phải đặt ra<br /> các yêu cầu phối kết vừa khai thác ngữ liệu vừa giải quyết vấn đề nhận thức của bài học.<br /> 2.2. Quy trình và các biện pháp cụ thể<br /> 2.2.1. Quy trình<br /> - Chuẩn bị: Tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS là một đặc trưng<br /> của LTKT trong quá trình hình thành tri thức lý thuyết Tiếng Việt cho HS. Đặc<br /> biệt, LTKT chú ý đến những kiến thức và kinh nghiệm sai lầm của HS. Đó chính<br /> <br /> 155<br /> là cơ sở để GV xây dựng tình huống học tập, tạo điều kiện để quá trình đồng hóa<br /> và hơn nữa là điều ứng diễn ra trong nhận thức của HS.<br /> - Tổ chức hoạt động học tập: GV tổ chức các hoạt động tạo môi trường tích cực để<br /> HS phán đoán, kiểm nghiệm, thích nghi và tự xây dựng tri thức mới<br /> - Kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra đánh giá: Hoạt động kiểm tra<br /> đánh giá giúp GV thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình học tập của<br /> HS đạt hiệu quả tốt nhất. Mặt khác, những hình thức kiểm tra đánh giá và hoạt<br /> động tự kiểm tra đánh giá giúp HS kiểm nghiệm tri thức mới được xây dựng, tiếp<br /> tục điều chỉnh - điều ứng quá trình nhận thức của bản thân.<br /> 2.2.2. Các biện pháp dẫn dắt học sinh tự kiến tạo tri thức Tiếng Việt<br /> a. Những biện pháp tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS<br /> Theo quan điểm của LTKT thì bản chất của quá trình học tập là quá trình người học<br /> đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng sẵn có sao cho thích ứng với môi trường<br /> học tập mới. Do vậy, các kiến thức kĩ năng sẵn có của người học là một trong các tiền<br /> đề quan trọng để giúp GV lựa chọn tri thức dạy học và các PPDH phù hợp.<br /> Các biện pháp cụ thể:<br /> 1/ Kết hợp việc tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập với nội dung kiểm tra miệng.<br /> Trong biện pháp này, GV có thể tiến hành: Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng<br /> Việt của bài trước; Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã có về nội dung bài<br /> sắp học.<br /> 2/ Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS qua phiếu điều tra<br /> Phiếu điều tra cũng có thể được sử dụng như một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh để GV<br /> tìm hiểu vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HS trước khi tiến hành dạy bài mới.<br /> 3/ Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS<br /> Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS<br /> được áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới, HS chưa được<br /> nghiên cứu ở các lớp dưới.<br /> b. Những biện pháp tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thức<br /> Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS kiến tạo kiến thức thể hiện nét đặc thù của<br /> phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm LTKT và là một điều kiện quan trọng<br /> trong quá trình học tập của HS. Môi trường học tập tích cực tạo cho HS hứng thú; giúp<br /> HS trao đổi - thảo luận, tìm tòi - phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập. Qua đó, GV<br /> cũng thu được các thông tin phản hồi kịp thời và thường xuyên, tạo điều kiện để tổ<br /> chức, điều khiển quá trình học của HS đạt hiệu quả cao nhất. Các biện pháp cụ thể:<br /> 1/ Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề<br /> Dựa vào các tình huống có vấn đề, GV tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS có<br /> <br /> 156<br /> <br /> TRƯƠNG THU HƯỜNG<br /> <br /> thể sử dụng năm loại câu hỏi nêu vấn đề sau đây:<br /> + Câu hỏi nêu vấn đề “tại sao”, tương đương với tình huống GV nêu ra một hiện<br /> tượng liên quan đến ngôn ngữ, yêu cầu HS tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.<br /> + Câu hỏi nêu vấn đề lựa chọn, xuất phát từ tình huống GV nêu ra một hiện tượng<br /> ngôn ngữ và những ý kiến khác nhau về hiện tượng ngôn ngữ đó rồi yêu cầu HS<br /> bày tỏ thái độ về từng ý kiến đánh giá.<br /> + Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất nghịch lí, xuất phát từ tình huống GV nêu ra một<br /> số hiện tượng ngôn ngữ có vẻ rất phi lí nhưng thực sự lại có lí.<br /> + Câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu chứng minh, giải thích, xuất phát từ tình huống GV<br /> nêu nhận xét, đánh giá về một hiện tượng ngôn ngữ rồi yêu cầu HS giải thích,<br /> chứng minh nhận xét đó.<br /> + Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất tổng hợp, xuất phát từ tình huống GV nêu lên một<br /> loạt đối tượng và yêu cầu HS tìm đặc điểm chung của loại đối tượng đó.<br /> Câu hỏi nêu vấn đề tạo động lực thúc đẩy HS khám phá, tìm tòi lời giải và qua đó kiểm<br /> tra kiến thức và kinh nghiệm đã có sẵn của mình. Khi những tri thức cũ không đủ để<br /> giải quyết tình huống mới, quá trình điều ứng sẽ giúp HS khắc phục khó khăn và xây<br /> dựng tri thức cho bản thân.<br /> 2/ Sử dụng ngữ liệu<br /> Ngữ liệu đóng vai trò là tri thức, kinh nghiệm đã có sẵn của HS, làm cơ sở cho quá trình<br /> đồng hóa và điều ứng, kiến tạo tri thức mới; tạo hứng thú học tập cho HS.<br /> Vận dụng quan điểm LTKT trong hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo những<br /> hướng sau: Dùng ngữ liệu làm lời giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài học một cách sinh<br /> động, hấp dẫn; Khai thác ngữ liệu văn học và ngữ liệu trong thực tế đời sống, dùng hoạt<br /> động phân tích, khái quát hóa, tương tự hóa để xây dựng tình huống học tập mới cho<br /> HS; Khai thác các tri thức sai lầm hoặc chưa đầy đủ của HS về ngữ liệu làm tiền đề cho<br /> việc xây dựng tình huống học tập mới.<br /> 3/ Cung cấp các điều kiện, tư liệu học tập<br /> Các tư liệu học tập cho môn Tiếng Việt bao gồm: Các mẫu ngữ liệu dùng làm cơ sở cho<br /> việc phân tích đặc điểm, tính chất của các khái niệm, quy tắc Tiếng Việt; Những tư liệu<br /> trên mạng Internet, các SGK, sách tham khảo liên quan đến nội dung học tập để giúp<br /> cho HS đọc, nghiên cứu và thảo luận.<br /> 4/ Tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm<br /> Trong quá trình dạy học Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT, GV có thể chia HS<br /> thành từng nhóm, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó hình thành tri thức.<br /> Những nội dung có thể tổ chức học theo nhóm là: Tìm hiểu kiến thức của HS liên quan<br /> đến vấn đề cần dạy; Phân tích ngữ liệu theo định hướng dẫn dắt HS hình thành tri thức;<br /> Giải quyết những bài tập nhận thức; Làm bài luyện tập kiểm tra đánh giá, củng cố, khắc<br /> <br /> 157<br /> sâu tri thức...<br /> 5/ Thu thập thông tin phản hồi<br /> Thông tin phản hồi giúp GV vừa đánh giá được khả năng tiếp thu bài học của HS, vừa<br /> có được dữ liệu cần thiết về kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS; dự báo chính xác<br /> những sai lầm thường gặp của HS; phát hiện những hạn chế trong quá trình tự xây dựng<br /> tri thức của HS để có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời.<br /> Các cách có thể triển khai để thu thập thông tin phản hồi trong tiết học: Cá nhân HS báo<br /> cáo: HS có thể trả lời miệng, dùng bảng phụ, dùng máy chiếu projecter...; Báo cáo kết<br /> quả hoạt động nhóm: Dùng bảng phụ treo lên tường tại vị trí nhóm để cho các nhóm<br /> khác cùng theo dõi, dùng máy chiếu projecter...; Kiểm tra thường xuyên đối với cá nhân<br /> HS và đánh giá chỉ số cố gắng của cả nhóm.<br /> 6/ Sử dụng những hình thức củng cố mang tính gợi mở<br /> - Bên cạnh hệ thống bài luyện tập, củng cố trong SGK, GV có thể chuẩn bị thêm<br /> những bài tập tương tự với những ngữ liệu mới để kích thích hứng thú học tập của<br /> học sinh.<br /> - GV động viên HS nêu câu hỏi, trao đổi về vấn đề vừa được tìm hiểu để nắm vững<br /> kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.<br /> - GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý, một số hiện tượng để HS thảo luận phân tích,<br /> đặt thêm câu hỏi để HS hiểu thấu đáo nội dung học tập.<br /> c. Những biện pháp kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá<br /> Kiểm tra - đánh giá, ngoài việc cho điểm nhằm xác nhận kết quả học tập của HS còn là<br /> để chuẩn bị cho kế hoạch dạy học tiếp theo, hiểu về nhu cầu nhận thức của HS trong<br /> quá trình dạy học, tìm hiểu mức độ nắm vững kiến thức của HS, giúp HS tự đánh giá<br /> mình và điều chỉnh quá trình học tập kịp thời. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm<br /> LTKT, GV cần xác định, việc HS tự kiểm tra - đánh giá là một phần quan trọng để có<br /> kế hoạch điều chỉnh kịp thời, bổ sung hoàn thiện tri thức cho bản thân.<br /> Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT vẫn tiếp tục phát huy hiệu<br /> quả nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng của các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống.<br /> Tuy nhiên, điểm khác biệt là: Hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh và bài tập ngắn được<br /> chú trọng hơn vì chúng giúp GV thu được thông tin phản hồi nhanh chóng hơn, giúp HS<br /> sửa chữa sai lầm và kích thích HS tích cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống;<br /> GV cần xây dựng những bài kiểm tra kết hợp 70% tri thức kĩ năng cũ và 30% tri thức,<br /> kĩ năng mới; chú ý để mức độ khó của bài kiểm tra phù hợp với trình độ trung bình,<br /> nằm trong “vùng phát triển gần nhất” của đa số HS và có tính phân hóa cao; đánh giá<br /> được khả năng vận dụng của HS; GV cần luôn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể<br /> về kiến thức và kĩ năng của HS về mỗi bài kiểm tra; GV hướng dẫn cụ thể và khuyến<br /> khích HS tự đánh giá mình và đánh giá bạn.<br /> Hoạt động đánh giá có thể được cụ thể thành điểm số hoặc bằng những nhận xét cụ thể:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0