intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ x – giữa thế kỉ xix) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ x – giữa thế kỉ xix) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh" nhằm nghiên cứu lí luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, từ đó đi sâu phân tích về phương pháp tranh luận và tư duy phản biện. Đặc biệt là ý nghĩa của phương pháp tranh luận trong phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Thông qua điều tra thực tiễn việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử ở trường phổ thông để khẳng định tính cấp thiết của đề tài. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra và đề xuất một số hình thức tổ chức tranh luận cho học sinh khi dạy về nhân vật lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nhằm hướng đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ x – giữa thế kỉ xix) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG DẠY HỌC VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X – GIỮA THẾ KỈ XIX) Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH Nguyễn Thị Thương, Lớp K60CLC, Khoa Lịch sử GVHD: TS. Nguyễn Văn Ninh Tóm tắt: Giờ học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông không còn mang tính chất độc thoại như trước mà trở thành một giờ học đối thoại. Học sinh được tự do tranh luận, phản bác ý kiến của người khác, bảo vệ ý kiến của mình. Đây là cách phù hợp để tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài. Việc sử dụng phương pháp tranh luận (PPTL) trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển tư duy phản biện (TDPB) của học sinh– một loại tư duy quan trọng không thể thiếu, cần trang bị trong trường phổ thông. Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có nhiều nhân vật lịch sử cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi trong việc đánh giá, chưa đi đến thống nhất. Việc vận dụng PPTL về các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này là một điều cần thiết và cần được nhân rộng phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Từ khóa: phương pháp tranh luận, nhân vật lịch sử, phát triển tư duy, phản biện. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục nƣớc ta trong thập kỉ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu, cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đứng trƣớc những thay đổi lớn lao của tình hình mới và nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức của học sinh đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục mang tính chiến lƣợc. Giờ học lịch sử hiện nay ở trƣờng phổ thông không còn mang tính chất độc thoại nhƣ trƣớc đây mà trở thành một giờ học đối thoại. Học sinh đƣợc tự do tranh luận, phản bác ý kiến của ngƣời khác, bảo vệ ý kiến của mình, cũng nhƣ đề xuất những thắc mắc dƣới dạng câu hỏi. Đây là cách phù hợp để tăng sự tƣơng tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài. Việc sử dụng phƣơng pháp tranh luận (PPTL) trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển tƣ duy phản biện (TDPB) của học sinh – một loại tƣ duy quan trọng không thể thiếu, cần trang bị trong trƣờng phổ thông. Hơn nữa, do đặc trƣng của môn Lịch sử là mang tính quá khứ, đặc biệt không thể trực tiếp tiếp xúc với những nhân vật lịch sử, chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để đánh giá nên sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngƣợc nhau về cùng một nhân vật lịch sử. Với đặc điểm này, việc sử dụng PPTL trong dạy học về nhân vật lịch sử 244
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 là cần thiết và phù hợp, nó không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức và gây hứng thú trong học tập cho học sinh mà còn là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có một vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc. Cả quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam đƣợc phản ánh gần nhƣ trọn vẹn trong thời kì lịch sử này. Hơn nữa, trong thời kì này có rất nhiều nhân vật lịch sử cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi trong việc đánh giá, chƣa đi đến thống nhất. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm nghiên cứu lí luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, từ đó đi sâu phân tích về PPTL và TDPB. Đặc biệt là ý nghĩa của PPTL trong phát triển TDPB cho học sinh. Thông qua điều tra thực tiễn việc sử dụng PPTL trong dạy học về nhân vật lịch sử ở trƣờng phổ thông để khẳng định tính cấp thiết của đề tài. Trên cơ sở đó, bƣớc đầu đƣa ra và đề xuất một số hình thức tổ chức tranh luận cho học sinh khi dạy về nhân vật lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nhằm hƣớng đến phát triển TDPB cho học sinh. Để giải quyết đƣợc mục tiêu trên chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, đi sâu phân tích về khái niệm, vai trò và thực tiễn sử dụng của PPTL trong dạy học về nhân vật lịch sử. Thứ hai, đi sâu nghiên cứu về TDPB và sự cần thiết phải hình thành loại tƣ duy này cho học sinh trong dạy học lịch sử. Thứ ba, làm rõ vai trò và ý nghĩa của PPTL trong việc phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học lịch sử. Thứ tư, đƣa ra một số hình thức tranh luận mà giáo viên có thể tổ chức khi dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX) nhằm phát triển TDPB cho học sinh. II. NỘI DUNG Nội dung đề tài đƣợc triển khai chủ yếu trong hai chƣơng: Chƣơng 1: Vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học nhân vật lịch sử ở trường trung học phổ thông: lí luận và thực tiễn. Chƣơng 2: Một số hình thức vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX). Trong chƣơng 1, tác giả đƣa ra những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc vận dụng PPTL nhằm phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học về nhân vật lịch sử ở trƣờng phổ thông. Trong những vấn đề lí luận, đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích về PPTL với tƣ cách là một phƣơng pháp dạy học tích cực. Sử dụng PPTL trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là cách giúp học trò vƣơn lên, tìm tòi những điều chƣa biết, khích lệ tinh thần ham học hỏi, khám phá của các em và phát huy khả năng sáng tạo trong học tập. 245
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Đây là một phƣơng pháp rèn luyện cho các em ý thức chủ động, độc lập trong suy nghĩ và hành động, tránh thói quen ỵ lại và lƣời suy nghĩ. Đồng thời, đề tài đi sâu tìm hiểu về TDPB, TDPB đƣợc nhìn nhận vừa nhƣ một mô hình tƣ duy, vừa là một tập hợp các cách thức hành động bao gồm: khả năng phát hiện vấn đề; khả năng phân tích và tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề; khả năng nhìn nhận lại vấn đề từ một góc nhìn mới, khả năng xem xét vấn đề từ nhiều quan điểm, phƣơng diện, rút ra những kết luận có căn cứ hoặc những giải pháp tối ƣu; khả năng tự hiệu chỉnh khi cần thiết. Từ đó, chúng tôi khẳng định vai trò và ý nghĩa của PPTL trong việc phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học về nhân vật lịch sử trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và tƣ tƣởng, tình cảm. Cơ sở thực tiễn của đề tài tập trung vào tìm hiểu nhận thức và mức độ vận dụng PPTL vào dạy học lịch sử nói chung và nhân vật lịch sử nói riêng của giáo viên và học sinh ở trƣờng THPT. Qua việc điều tra, khảo sát tại bốn trƣờng: THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), THPT Chuyên Hùng Vƣơng (Phú Thọ) và THPT Ngọc Tảo (Hà Nội), chúng tôi rút ra một vài nhận xét: Đa số giáo viên và học sinh đều nhận thức đƣợc vai trò của PPTL, học sinh tỏ ra rất hào hứng khi đƣợc tham gia tranh luận. Tuy nhiên, PPTL còn tỏ ra rất xa lạ với cả giáo viên và học sinh, rất hiếm giáo viên sử dụng phƣơng pháp này trong các tiết dạy của mình, nếu có thực hiện PPTL thì hiệu quả đem lại chƣa cao. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là cơ bản và quan trọng. Trong chƣơng 2, tác giả khẳng định vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam thế kỉ X – giữa XIX. Đây là nội dung quan trọng bởi chính nó – bối cảnh xã hội Việt Nam từ thời kì đầu giành độc lập tự chủ đến khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta. Nó là “cầu nối” giữa lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỉ X với phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, tạo thành một dòng chảy lịch sử liên tục, giúp học sinh học tập lịch sử một cách hệ thống, không bị ngắt quãng. Từ đó cho các em một cái nhìn tuần tự, toàn diện và lôgic về lịch sử dân tộc. Qua đó, học sinh có cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành, phát triển và khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có rất nhiều nhân vật cho đến nay còn tồn tại nhiều quan điểm đánh giá trái chiều nhau mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh luận nhƣ: Thái hậu Dƣơng Vân Nga, Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung (Nguyễn Huệ), Gia Long (Nguyễn Ánh). Trên cơ sở đƣa ra những nguyên tắc khi tổ chức tranh luận, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và đƣa ra ba hình thức có thể tổ chức cho học sinh tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử. Thứ nhất, tranh luận theo nhóm; ví dụ: khi dạy bài 17, lớp 10 THPT “Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)”, giáo viên có thể tổ chức tranh luận cho các em về một nhân vật có ảnh hƣởng lớn đối với lịch sử dân tộc, nhƣng hầu nhƣ không đƣợc nhắc tới trong sách giáo khoa cấp THPT và hiện nay còn rất nhiều tranh cãi trong việc đánh giá về ông, nhất là việc ông lập nhà Hồ thay cho nhà Trần (1400), đó là nhân vật Hồ Quý Ly. 246
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Thứ hai, tranh luận giữa cá nhân học sinh với nhau; ví dụ: khi dạy phần 1 của bài 21, lớp 10 THPT “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh luận về nhân vật Mạc Đăng Dung bằng cách đƣa ra vấn đề ngay tại lớp cùng các nguồn ý kiến đánh giá khác nhau để học sinh suy nghĩ và tranh luận. Thứ ba, tranh luận giữa giáo viên với học sinh, ví dụ: khi dạy học phần I của bài 19, lớp 10 THPT “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh luận về nhân vật Dƣơng Vân Nga. Mỗi hình thức tranh luận đều có ƣu thế vƣợt trội riêng trong việc phát huy tính tự chủ, tích cực trong học tập và rèn luyện TDPB cho học sinh. Để sử dụng có hiệu quả, yêu cầu giáo viên phải nắm vững lí luận và kĩ thuật tổ chức của từng hình thức từ khâu chuẩn bị, đƣa ra vấn đề tranh luận đến khâu tổ chức tranh luận trên lớp và kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh. Hơn nữa, giáo viên phải là ngƣời hiểu sâu sắc nhất đối tƣợng học sinh và nội dung kiến thức để lựa chọn hình thức tranh luận sao cho phù hợp nhất. III. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề rèn luyện TDPB cho học sinh trong học tập nói chung và trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT nói riêng là việc làm quan trọng và cần thiết. Có rất nhiều phƣơng pháp có khả năng phát triển TDPB cho học sinh, nhƣng trong đó, phƣơng pháp tranh luận có ƣu thế và hiệu quả nhất để phát triển loại tƣ duy này trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và tƣ tƣởng, tình cảm. Thông qua tranh luận, học sinh có thể bộc lộ quan điểm của mình, phát huy tối đa tính tích cực trong học tập. Trong quá trình tranh luận khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện tăng lên đáng kể, từ đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức sâu sắc và chủ động hơn. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, vẫn còn tồn tại rất nhiều nhân vật lịch sử gây tranh cãi, chƣa đi đến một sự thống nhất nhất hoàn toàn. Với đặc điểm này, việc áp dụng PPTL trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX) rất phù hợp và cần thiết, nó sẽ đƣa đến cho học sinh cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về các nhân vật lịch sử. PPTL là một phƣơng pháp dạy học tích cực, trong thời điểm hiện tại có thể phƣơng pháp này còn lạ lẫm với môi trƣờng học tập ở trƣờng THPT Việt Nam. Nhƣng chúng tôi hi vọng, với những nghiên cứu bƣớc đầu của mình, nó sẽ dần trở thành một trong những phƣơng pháp mà giáo viên sử dụng phổ biến để phát huy tốt nhất tính tích cực và rèn luyện TDPB cho học sinh trong học tập lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Gia Cầu, Bồi dưỡng, phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong quá trình dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 249, 2013. [2] Lê Tấn Cẩm Giàng, Tư duy phản biện, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội, 2011. [3] Bùi Thế Hƣng, Phát huy khả năng phản biện của học sinh trung học phổ thông trong dạy học văn, Tạp chí Giáo dục, số 303, 2013. 247
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [4] P. A. Facione, Think Critically, Pearson Education: Englewood Cliffs, NJ, 2011. [5] Robert J. Marzano, De bra J. Pickering, Jane E. Polock, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. [6] Trần Thúc Trình, Tư duy phê phán, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114, 2005. [7] Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục, Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lí học sinh phổ thông hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. [8] Phạm Thị Xuyến, Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong giờ văn học sử qua hình thức tranh luận, Tạp chí Giáo dục, số 102, 2004. 248
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2