VẬN DỤNG THANG ĐO NHẬN THỨC CỦA BLOOM<br />
ĐỂ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG<br />
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG<br />
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
Nguyễn Thị Kim Liên1<br />
Tóm tắt: Trong quá trình dạy học, để tích cực hóa hoạt động nhận thức và sử<br />
dụng kinh nghiệm đã có của người học, giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi.<br />
Bài viết này nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang đo<br />
nhận thức của Benjamin Bloom trên cơ sở năng lực nhận thức của người học trong<br />
giảng dạy học phần Giáo dục học. Các khái niệm, mục đích, những câu hỏi cần thiết<br />
và phương thức ứng dụng các thang bậc nhận thức của Benjamin Bloom cũng được<br />
đề cập trong bài và được cụ thể hóa thông qua một số ví dụ minh họa. Kết quả này<br />
nhằm giúp cho bản thân, đồng nghiệp và sinh viên có thêm một tài liệu tham khảo hữu<br />
ích để triển khai áp dụng trong phương pháp dạy học môn Giáo dục học nói riêng và<br />
phương pháp dạy học nói chung.<br />
Từ khóa: Bloom, thang đo Bloom, giáo dục học, nhận thức, tích cực hóa hoạt<br />
động nhận thức.<br />
1 . Mở đầu<br />
GDH là một môn học vừa mang tính khoa học cơ bản, vừa mang tính nghiệp vụ<br />
trong trường sư phạm (SP), có vai trò đặc biệt trong đào tạo người giáo viên trong<br />
tương lai. Trong quá trình dạy học môn Giáo dục học (GDH), giảng viên (GV) đồng<br />
thời phải thực hiện hai nhiệm vụ, vừa là người dạy tri thức khoa học môn học, đồng<br />
thời là người dạy phương pháp, kỹ năng dạy học cho sinh viên (SV). Vì vậy, GV vừa<br />
phải nắm vững kiến thức chuyên môn vừa thành thạo nghiệp vụ sư phạm. Điều này<br />
được thể hiện qua từng bài học, từ việc sử dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học<br />
đến sử dụng ngôn ngữ…tạo nên nghệ thuật dạy học.<br />
Thực tiễn dạy học cho thấy trong dạy học Giáo dục học, việc thiết kế hệ thống<br />
câu hỏi trong phương pháp đàm thoại của GV vẫn thực hiện theo lối mòn truyền thống,<br />
chưa thể hiện rõ ràng yêu cầu hệ thống câu hỏi phải theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn<br />
giản đến phức tạp, từ câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung của bài học,<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
. TS. Khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
nGuyễn thỊ kim Liên<br />
<br />
từ câu hỏi tái tạo, câu hỏi sáng tạo… Nói một cách khác việc thiết kế hệ thống câu hỏi<br />
bài học theo các bậc thang đo nhận thức của Bloom chưa được GV chú trọng nhiều.<br />
Với xu thế dạy học hiện nay, người học không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn phải<br />
biết tổng hợp, đánh giá vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vì vậy<br />
việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom càng có ý nghĩa đối với<br />
SV. Điều này giúp SV học được cách đối mặt với các vấn đề khó khăn trong nhận<br />
thức, buộc họ phải tìm tòi, suy nghĩ. Bên cạnh đó, giúp SV học được “cách dạy”, cách<br />
thiết kế hệ thống câu hỏi khoa học để vận dụng cho nghề nghiệp tương lai của mình<br />
khi thiết kế các bài dạy ở trường phổ thông.<br />
Từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên, bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận<br />
trong thang đo nhận thức của Bloom và áp dụng thang đo này để thiết kế minh họa hệ<br />
thống câu hỏi ở một số bài dạy thuộc học phần GDH tại trường Đại học sư phạm.<br />
2.<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
2.1 . Vài nét về thang đo nhận thức của Bloom<br />
Thang đo nhận thức về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư<br />
của trường Đại học Chicago (Mỹ) đưa ra năm 1956. Trong đó Bloom nêu ra sáu cấp<br />
độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã được sử dụng trong hơn<br />
năm thập kỷ qua và đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến<br />
khích và phát triển các kỹ năng tư duy của SV ở mức độ cao. Từ các tiêu chí về nhận<br />
thức của hệ thống thang đo này, các nhà sư phạm có thể tự xây dựng, thiết kế hệ thống<br />
các câu hỏi để đánh giá năng lực của người học qua môn học mà mình phụ trách. Dựa<br />
trên các cấp độ về nhận thức của Bloom, quá trình sư phạm không chỉ dừng lại việc<br />
cung cấp kiến thức, mà người học cần phải được tăng cường trải nghiệm, thực hành,<br />
để từ đó kiến thức sẽ được người học ứng dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều<br />
kiện thực tế của môi trường sống, giáo dục cụ thể nào đó.<br />
Nội dung thang nhận thức của Bloom bao gồm sáu cấp độ nhận thức sau đây:<br />
1.<br />
<br />
Nhớ, biết (knowledge)<br />
<br />
Là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ<br />
tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và<br />
nhắc lại. Hành vi nhận hức biểu hiện ở sự biết, hiểu cơ sở lập luận, thuật ngữ, khái<br />
niệm, nguyên tắc, hoặc lý thuyết nào đó.<br />
2.<br />
<br />
Hiểu (comprehension )<br />
<br />
Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán<br />
được kết quả hoặc hậu quả). Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. SV phải có<br />
khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.<br />
2<br />
<br />
nGuyễn thỊ kim Liên<br />
<br />
Với mục đích đánh giá xem SV hiểu bài đến đâu, thầy cô có thể dùng các động<br />
từ sau trong câu hỏi kiểm tra: diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại,<br />
viết lại, lấy ví dụ, tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng…<br />
3.<br />
Vận dụng (application)<br />
Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này<br />
sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là<br />
bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc<br />
một tình huống mới.<br />
Để đánh giá khả năng vận dụng của SV, thì câu hỏi mà GV sử dụng thường có<br />
những động từ sau: áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính,<br />
vận hành, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, thao tác, dự đoán, bày tỏ…<br />
4.<br />
<br />
Phân tích (analysis )<br />
<br />
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của<br />
thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành<br />
các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.<br />
Muốn đánh giá khả năng phân tích của SV, khi đặt câu hỏi kiểm tra, GV có thể<br />
sử dụng các động từ: đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên<br />
hệ, phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt…<br />
5.<br />
<br />
Tổng hợp (synthesis )<br />
<br />
Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể sự vật<br />
lớn. Ở mức độ này SV phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái<br />
gì đó hoàn toàn mới.<br />
Các động từ có thể dùng cho câu hỏi kiểm tra với mục đích đánh giá khả năng<br />
tổng hợp của SV: thảo luận, lập kế hoạch, so sánh, tạo mới, xây dựng, sắp đặt, sáng<br />
tác, tổ chức, thiết kế, giả thiết, hỗ trợ, viết ra, báo cáo, hợp nhất, tuân thủ, phát triển…<br />
6.<br />
<br />
Đánh giá (evaluation )<br />
<br />
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí<br />
thích hợp (hỗ trợ đánh giá bằng lý do hay lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, SV<br />
phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.<br />
Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình,<br />
bào chữa, thanh minh, tranh luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh giá, lựa chọn,<br />
ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá…<br />
2.2. Vận dụng thang đo nhận thức của Bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi<br />
trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học sư phạm.<br />
3<br />
<br />
nGuyễn thỊ kim Liên<br />
<br />
Tương ứng với sáu cấp độ nhận thức trong thang Bloom, chúng ta có thể thiết<br />
kế sáu loại câu hỏi với các mục tiêu khác nhau như sau:<br />
1.<br />
Câu hỏi “nhớ, biết”<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra trí nhớ của SV về các dữ liệu, số liệu, tên người<br />
hoặc địa phương, các định nghĩa, quy tắc, nguyên tắc, khái niệm. . . Giúp SV ôn lại<br />
kiến thức đã biết, đã trải qua.<br />
+ Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi, GV có thể sử dụng các từ, cụm từ:<br />
Ai? Cái gì? Ở đâu? Thế nào? Khi nào? Hãy định nghĩa; Hãy mô tả; Hãy kể lại, v.v. . .<br />
2.<br />
<br />
Câu hỏi “hiểu”<br />
<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra SV bằng cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu,<br />
các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin. Giúp SV có khả năng nêu ra được các yếu tố cơ<br />
bản trong bài học, biết so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học.<br />
+ Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi, GV có thể dụng các cụm từ: Hãy<br />
so sánh; hãy liên hệ; vì sao; giải thích,v.v.v. . .<br />
3.<br />
<br />
Câu hỏi “vận dụng”<br />
<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin thu được (các dữ<br />
kiện, số liệu, đặc điểm...) vào tình huống mới. Giúp SV hiểu được nội dung kiến thức,<br />
các khái niệm, định luật. Biết lựa chọn phương pháp để giải quyết vấn đề trong nghề<br />
nghiệp và cuộc sống.<br />
+ Cách thức dạy học: Trong khi dạy học, GV cần tạo ra những tình huống mới,<br />
các bài tập, các vấn đề giúp SV vận dụng kiến thức đã học. GV có thể đưa ra nhiều<br />
câu trả lời khác để lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác<br />
nhau là một quá trình học tập tích cực.<br />
4.<br />
<br />
Câu hỏi “phân tích”<br />
<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra<br />
mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó<br />
phát triển được tư duy logic.<br />
+ Cách thức dạy học: Câu hỏi phân tích đòi hỏi SV phải trả lời tại sao? (khi giải<br />
thích nguyên nhân); Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận); Em có thể kết luận như<br />
thế nào? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.<br />
5.<br />
<br />
Câu hỏi “tổng hợp” :<br />
<br />
4<br />
<br />
nGuyễn thỊ kim Liên<br />
<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng của SV có thể đưa ra dự đoán, cách giải<br />
quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Loại câu hỏi này kích thích<br />
sự sáng tạo và hướng SV tìm ra nhân tố mới.<br />
+ Cách thức dạy học: GV tạo các tình huống phức tạp, những câu hỏi có vấn đề<br />
khiến SV phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải sáng tạo riêng của mình.<br />
Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.<br />
6.<br />
Câu hỏi “đánh giá”<br />
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của SV<br />
trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng dựa trên các tiêu chí<br />
đưa ra. Loại câu hỏi này có tác dụng thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị<br />
của SV.<br />
+ Cách thức dạy học: Chúng ta có thể xây dựng một số câu hỏi mang tính chất<br />
mở như để tìm thấy khả năng học tập và vận dụng của SV.<br />
Từ các cấp độ của nhận thức, nhà sư phạm có thể vận dụng vào việc ra các hệ<br />
thống câu hỏi, bài tập, cũng như các sản phẩm nhóm và cá nhân để kiểm tra năng lực<br />
mà người học đã đạt được, đã tiến bộ qua quá trình học tập cụ thể. Đánh giá năng lực<br />
người học chính là việc tái hiện lại các chuẩn năng lực trên từng cá nhân người học.<br />
Bên cạnh đó cũng đánh giá lại mức độ khoa học và hợp lý của các chuẩn năng lực và<br />
mục tiêu học tập mà môn học đã đưa ra từ các đề cương môn học.<br />
Nếu dựa theo thang Bloom thì bài kiểm tra hoặc hệ thống câu hỏi sử dụng sau<br />
mỗi bài, chương phải được thiết kế theo các cấp độ nhận thức từ: Biết, Hiểu, Áp<br />
dụng, Phân tích, Tổng hợp, và Đánh giá. Như vậy, hệ thống câu hỏi và nhiệm vụ<br />
phải được nhà sư phạm xây dựng một cách chặt chẽ trên các bậc nhận thức. Sau đây<br />
là một ví dụ minh họa:<br />
Học phần Giáo dục học (phần lý luận dạy học).<br />
Bài: TÍNH QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC<br />
Sau khi học xong bài Tính quy luật và nguyên tắc dạy học, GV có thể thiết kế hệ<br />
thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá SV theo sáu cấp độ trong thang nhận thức của Bloom<br />
như sau:<br />
1 . Câu hỏi “nhớ, biết”<br />
-<br />
<br />
Tính quy luật là gì? Em hãy liệt kê những tính quy luật của quá trình dạy học?<br />
<br />
bản?<br />
<br />
Nguyên tắc dạy học (NTDH) là gì? Em hãy nêu tên các nguyên tắc dạy học cơ<br />
<br />
5<br />
<br />