intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa công vụ - Hỏi và đáp: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Hỏi - đáp về văn hóa công vụ bao gồm 88 câu hỏi - trả lời xoay quanh chủ đề văn hóa công vụ, được chia làm hai phần: Phần I Văn hóa công vụ và vai trò của văn hóa công vụ; Phần II Xây dựng văn hóa công vụ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa công vụ - Hỏi và đáp: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH
  2. LỜI NHÀ XUẤT BẢN T rong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân thì một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đó chính là xây dựng văn hóa công vụ. Văn hóa công vụ là văn hóa đặc thù của một tổ chức được xây dựng trên nền tảng các giá trị, chuẩn mực của cơ quan công quyền; được đội ngũ công chức tôn trọng, chia sẻ, thực hành, xác lập niềm tin, đạo đức, nếp sống, truyền thống và bản sắc của nền công vụ; giúp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực thực thi công vụ và đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Văn hóa công vụ không chỉ là cơ sở để khẳng định chất và lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong hiện tại, mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức, năng lực cá nhân của họ xét về mặt hệ giá trị con người Việt Nam, thể hiện hiệu lực, hiệu quả công vụ xét về mặt nền văn hóa công vụ trên con đường phát triển bền vững. Nhận thức vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hóa công vụ đối với sự phát triển bền vững đất nước, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo xoay quanh chủ đề nâng cao văn hóa công vụ cho 5
  3. đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, nhấn mạnh đến việc xây dựng tinh thần, thái độ, đạo đức, lối sống, bổn phận phục vụ nhân dân tận tụy, tâm huyết, chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nhằm góp phần xây dựng và không ngừng bồi đắp văn hóa, đạo đức công vụ, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hướng đến một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp về văn hóa công vụ do PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy và PGS.TS. Đặng Khắc Ánh biên soạn. Cuốn sách bao gồm 88 câu hỏi - trả lời xoay quanh chủ đề văn hóa công vụ, được chia làm hai phần: Phần I: Văn hóa công vụ và vai trò của văn hóa công vụ. Phần II: Xây dựng văn hóa công vụ. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2023 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  4. Phần I VĂN HÓA CÔNG VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA CÔNG VỤ Câu hỏi 1: Văn hóa công sở là gì? Trả lời: Văn hóa là một khái niệm quan trọng để hiểu về xã hội loài người. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy, lưu truyền từ đời này sang đời khác trong ứng xử với tự nhiên và xã hội. Văn hóa là một phần không thể thiếu được trong tổ chức. Văn hóa thậm chí còn được xem như là nguyên nhân của sự phát triển hay suy yếu của các tổ chức. Văn hóa công sở là tổng hòa của các giá trị hữu hình và vô hình của công sở - gồm các giá trị công vụ, niềm tin, mong đợi từ quá trình công vụ (đối với xã hội và các bên liên quan) và đối với quá trình thực thi công vụ; và các chuẩn mực xử sự được phát triển và duy trì, trở thành các 7
  5. thói quen, truyền thống trong đời sống làm việc của công sở; phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của dân tộc, nhưng được thực hành với dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác. Câu hỏi 2: Văn hóa công vụ là gì? Trả lời: Văn hóa công vụ là sự kết hợp đặc thù của các kiểu văn hóa công sở được hình thành và duy trì trong quá trình công vụ, tạo thành một kiểu tiếp cận riêng đối với cách thức xây dựng và sử dụng quyền lực công, đối với đối tượng phục vụ của hệ thống công vụ và các đối tác khác (thị trường, khu vực tư nhân, phi chính phủ...) trong cung ứng dịch vụ công và điều hành xã hội, phản ánh các triết lý, giá trị, niềm tin công vụ, theo những định hướng, mục tiêu chính trị nhất định. Có một số điểm quan trọng cần lưu ý là: - Văn hóa công vụ là văn hóa đặc thù của hệ thống công vụ. Hệ thống công vụ bao gồm các giá trị, triết lý, bộ máy và cơ chế vận hành, đội ngũ, tài chính công, tài sản công, đối tượng phục vụ, các đối tác của quá trình công vụ. - Văn hóa công vụ được xác lập trong mối quan hệ giữa hệ thống công vụ với xã hội, công dân, cộng đồng và doanh nghiệp. 8
  6. - Văn hóa công vụ được thực hành và duy trì bởi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. - Văn hóa công vụ góp phần tạo nên bản sắc của nền công vụ; giúp nâng cao hiệu suất, năng lực, hiệu quả, hiệu lực thực thi công vụ và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững chế độ, quốc gia, dân tộc. Câu hỏi 3: Các yếu tố cấu thành văn hóa công vụ? Trả lời: Văn hóa công vụ bao gồm: - Tầm nhìn công vụ: Là một hình dung tốt đẹp, xán lạn về tương lai của nền công vụ, về quá trình công vụ mà cán bộ, công chức muốn đạt đến và muốn góp phần để đạt được. Nói một cách dễ hiểu thì tầm nhìn công vụ trả lời câu hỏi “Mình sẽ trở thành ai?”. Ví dụ: “... thành một chính phủ chuyên nghiệp, thân thiện, đáp ứng nhanh và chủ động kiến tạo phát triển”. - Mục tiêu, sứ mệnh: Gồm kết quả mong muốn, lý do tồn tại của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ, để đóng góp giá trị cho nền công vụ và phát triển xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt tổ chức công vụ với các tổ chức tư nhân, hay các nhóm xã hội khác. - Hệ thống các giá trị, niềm tin, mong đợi. 9
  7. - Các triết lý, phương châm, khẩu hiệu hành động. - Biểu tượng, logo. - Các chuẩn mực xử sự trong công việc. - Các chuẩn mực xử sự trong giao tiếp, ứng xử. - Các nghi thức, nghi lễ, các hoạt động phong trào (gồm các nghi thức chính thức và các nghi thức không chính thức). - Trang phục và các yếu tố hình thức gắn với cá nhân được sử dụng tại công sở, khi thi hành công vụ. Tất cả các yếu tố được thực hành một cách tự giác, thường xuyên, lặp đi lặp lại, thành những thói quen, truyền thống trong tư duy, hành động của các thành viên của tổ chức. Câu hỏi 4: Các yếu tố hình thức của văn hóa công vụ? Trả lời: - Biểu tượng, logo: Biểu tượng là một công cụ thể hiện về ý chí, về lịch sử hình thành, mục tiêu cho tương lai và triết lý hành động của một tổ chức. Biểu tượng của công sở bao gồm quốc huy, cờ Tổ quốc được treo theo quy định hiện hành về lễ tân nhà nước. Một cá nhân nào đó cũng có thể được chọn, tôn vinh là biểu tượng của một cơ quan, ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, quốc gia. 10
  8. - Cách thức bài trí trụ sở, nơi làm việc. - Trang phục, lễ phục (nếu có). Câu hỏi 5: Các yếu tố nội dung của văn hóa công vụ? Trả lời: - Hệ thống các giá trị, niềm tin, mong đợi, triết lý, phương châm hành động của tổ chức, được cụ thể hóa thành các chuẩn mực xử sự. - Hệ thống quy trình, thủ tục làm việc: Các quy định cụ thể về cách thức thực thi và cách thức đánh giá kết quả thực thi. - Quan hệ nhân sự (nhân viên với nhân viên, nhân viên với các nhà quản lý và cán bộ, công chức với người dân và doanh nghiệp) tích cực (nhân ái, hỗ trợ,...). + Cách nhìn nhận và ứng xử với các mối quan hệ chính thức. + Dư luận tập thể. + Cách thức xử lý các vấn đề về giới. - Các nghi lễ, nghi thức: Bao gồm cả các nghi thức chính thức (như khai mạc, bế mạc các sự kiện chính thức;...) và không chính thức (ví dụ như cách thức chúc mừng một thành viên khi có niềm vui của cá nhân hoặc gia đình như khánh thành nhà mới; khi đón nhận một thành viên mới vào tổ chức hoặc việc chia tay một thành 11
  9. viên chuyển sang đơn vị khác, công sở khác hoặc về hưu). Câu hỏi 6: Các giá trị cốt lõi của văn hóa công vụ của nước ta? Trả lời: Hệ thống giá trị cốt lõi là những tiêu chuẩn có tính trường tồn - dù không bất biến nhưng thường ít thay đổi - được xác định, thực hành và sử dụng làm cơ sở giúp định hình, định hướng, chỉ dẫn hành động của cả cá nhân hay cơ quan, đơn vị một cách lâu dài, nhất quán, cả trong những bối cảnh thường nhật hay những tình huống bất thường, khủng hoảng. Đối với nền công vụ nước ta, những giá trị cơ bản, cốt lõi được đề xuất là: Thượng tôn pháp luật; trách nhiệm; liêm chính; minh bạch; phụng sự. - Thượng tôn pháp luật: Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức cần thượng tôn pháp luật để được dân tin tưởng, tôn trọng, ủng hộ. Biểu hiện của việc thượng tôn pháp luật là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả, có sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng quyền lực công, nguồn lực công. 12
  10. - Trách nhiệm: Người có trách nhiệm là người hiểu rõ vai trò, bổn phận, nghĩa vụ của mình trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, tổ chức và đơn vị công tác; sẵn sàng, tự giác, chủ động nhận trách nhiệm và nỗ lực cao nhất để đạt được mục tiêu trong điều kiện nguồn lực có hạn và môi trường biến đổi. Đồng thời, cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm, xin lỗi và nỗ lực khắc phục hậu quả nếu phát ngôn, hành động, việc làm không đúng như quy định hoặc cam kết. - Liêm chính: Đó là sự trung thực, trong sạch, ngay thẳng trong thực thi công vụ; phân biệt những vấn đề phù hợp, không phù hợp trong thực thi công vụ, dũng cảm đấu tranh với những điều sai trái và bảo vệ những điều đúng đắn, phù hợp; không tham địa vị, tiền tài; không sử dụng công cụ, cách thức lừa dối, bịa đặt, gian lận hoặc lợi dụng uy tín của tập thể để đạt được mục tiêu, lợi thế hay lợi ích cho cá nhân. - Minh bạch: Đó là sự rõ ràng, tường minh và sẵn sàng giải trình trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, cơ quan và người có thẩm quyền. Cán bộ, công chức có sự minh bạch sẵn sàng, chủ động thực thi công vụ công khai, cụ thể, không giấu giếm, che đậy, khuất tất; sẵn sàng phối hợp và tạo điều kiện để thanh tra, kiểm tra, giám sát. - Phụng sự: Mục tiêu thực thi công vụ gắn với bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” với 13
  11. mục đích bảo vệ chế độ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ trật tự pháp luật; không vì lợi ích cá nhân và không vì mục tiêu lợi nhuận. Câu hỏi 7: Chuẩn mực xử sự trong công việc là gì? Trả lời: Chuẩn mực xử sự trong công việc là những tiêu chuẩn, quy tắc, cách thức, tiêu chí được mong đợi trong cách nhận diện, giải quyết một hoặc các loại công việc trong thực thi công vụ. Chuẩn mực xử sự trong công việc được thể hiện ở hệ thống quy trình, thủ tục làm việc, như: - Cách thức ra quyết định quản lý, lãnh đạo, điều hành. - Cách phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan và cơ chế phối hợp. - Cách phân công công việc cho các nhóm và cá nhân. - Cách xử lý với các sai lầm, thất bại. - Cách ứng xử với nhân tố mới, nhân sự mới, chính sách, quy định mới. - Cách thức ứng xử với mâu thuẫn, xung đột, những khác biệt, bất đồng,... - Cách ứng xử với các yếu tố không chính thức trong quá trình thực thi công vụ. 14
  12. - Cách thức cung cấp và sử dụng nguồn lực, bảo đảm các điều kiện vật chất, tài chính, thông tin cho thực thi. - Tinh thần học hỏi. Tuy nhiên, việc đưa ra các chuẩn mực trên mới chỉ là một phần của vấn đề; phần còn lại là sự thực hành trên thực tế; mức độ triệt để trong sự chuyển hóa các quy định hay cam kết thành văn; mức độ chuyên nghiệp trong thực thi; tinh thần, thái độ làm việc cần thiết trong quá trình công vụ. Câu hỏi 8: Chuẩn mực xử sự trong giao tiếp, ứng xử trong văn hóa công vụ là gì? Trả lời: Chuẩn mực xử sự trong giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân, nhóm trong nội bộ, với công dân và doanh nghiệp, các đối tác ngoài nhà nước và quốc tế là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, được mong đợi đối với các bên tham gia trong quá trình giải quyết các hoạt động công vụ, trong đời sống công cộng. Ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương hay trong hệ thống hành chính, có thể ban hành các chuẩn mực này thành một bộ tài liệu độc lập, ngắn gọn với cái tên là bộ quy tắc ứng xử, như bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, bộ quy tắc ứng xử trong giao tiếp trên môi trường mạng,... 15
  13. Riêng đối với cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, chuẩn mực xử sự không chỉ được thực hành trong quá trình làm việc mà cả ở đời sống công cộng trong cộng đồng. Câu hỏi 9: Chuẩn mực xử sự có phải là những điều tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất có thể không? Trả lời: Từ giác độ văn hóa, chuẩn mực thường là những quy định và hành vi hướng tới sự hoàn hảo. Tuy nhiên, chuẩn mực không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với sự hoàn hảo, tốt đẹp nhất có thể; mà nó là những điều được số đông chấp nhận và thực hành. Lấy ví dụ, theo văn hóa nói chung và văn hóa công vụ của nhiều quốc gia ở phương Tây, việc hỏi cụ thể tuổi, thu nhập, nghề nghiệp của cá nhân hoặc của chồng/vợ người khác bị xem là khiếm nhã và vi phạm vào các quy định pháp luật về quyền riêng tư của cá nhân. Tuy nhiên, ở văn hóa Việt Nam, hay trong cả văn hóa công vụ của Việt Nam, việc hỏi một số thông tin như trên, trong một khoảng thời gian ngắn, hợp lý, lại được chấp nhận; và được xem như là dấu hiệu của sự quan tâm đối với con người, sự gần gũi, thân thiện và dễ tiếp cận; một 16
  14. chất dẫn để mối quan hệ giữa các bên trở nên gần gũi. Như vậy, có thể khái quát là một cách ứng xử có thể được xem là chuẩn mực ở nơi này, có thể bị xem là không phù hợp, hoặc có quy định thì cũng khó khả thi ở nơi khác. Câu hỏi 10: Các biểu hiện của văn hóa công vụ tích cực, hỗ trợ tốt cho thực thi là gì? Trả lời: Tùy thuộc vào mức độ phát triển, mong đợi của tổ chức và năng lực của quản lý, lãnh đạo trong từng cơ quan, đơn vị mà các biểu hiện cụ thể hay mức độ của văn hóa công vụ, văn hóa công sở tích cực sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu chung của văn hóa công vụ, văn hóa công sở tích cực là: - Mọi thành viên ủng hộ các cấp quản lý, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao nhất. - Lợi ích tập thể được đề cao. - Thực thi công vụ bằng lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. - Quan hệ nhân sự tích cực, mọi người luôn lấy thực thi làm trung tâm, nhân ái, tôn trọng. - Mọi thành viên gắn kết với nhau (tinh thần tập thể, tính cộng đồng cao), cùng chân thành chia sẻ trách nhiệm thực thi và cảm xúc tập thể. 17
  15. - Có quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn thực thi và cách thức đánh giá kết quả thực thi. - Có quy định cụ thể về quan hệ với công dân (quy trình, thủ tục tiếp dân; quyền, nghĩa vụ và thủ tục khiếu nại, tố cáo,...). - Trong cạnh tranh, cả người được và “người thua” cuộc đều được đối xử công bằng, tức là không định kiến, cũng không thiên kiến, bao che hoặc dung túng. - Quan tâm đúng mức đối với các quan hệ chính thức, có sự thống nhất giữa các nhóm chính thức và không chính thức xoay quanh nhiệm vụ của tổ chức. - Dư luận tập thể lành mạnh. - Có tinh thần học hỏi. - Mọi thành viên được tạo điều kiện để phát huy sáng tạo trong thực thi. - Có tinh thần dân chủ lành mạnh. - Các vấn đề về giới được xử lý thích đáng. Câu hỏi 11: Lợi ích của phong cách làm việc chuyên nghiệp trong thực thi công vụ? Trả lời: - Tạo ấn tượng tốt đẹp và sự tôn trọng từ công dân, tổ chức đến giao dịch, làm việc. - Nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc. - Tăng cường khả năng cạnh tranh. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2