intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa dân gian với phát triển du lịch Bình Thuận

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cung cấp cho người đọc những thông tin về góc độ du lịch Bình Thuận - địa phương có nền văn hóa biển “đậm đặc”, với nhiều loại hình di sản văn hóa biển phong phú, đa dạng. Mới các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa dân gian với phát triển du lịch Bình Thuận

Miền Trung - Tây Nguyên<br /> <br /> VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN<br /> ? Nguyễn Thanh Lợi<br /> <br /> *<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Bình Thuận là địa phương có nguồn tài nguyên<br /> du lịch phong phú gắn với biển đảo, đường bờ biển<br /> dài 192 km, nhiều bãi biển đẹp như Hòn Rơm - Mũi<br /> Né, bãi đá Ông Địa - Hàm Tiến, bãi biển Đồi Dương<br /> - Thương Chánh (Phan Thiết), bãi biển Đồi Dương Bình Tân (La Gi), vịnh Triều Dương (Phú Quý)... hấp<br /> dẫn du khách với những bãi tắm đẹp, biển xanh, cát<br /> trắng, nắng vàng… Đặc biệt khu vực Mũi Né như<br /> nàng công chúa ngủ trong rừng được đánh thức từ<br /> sau sự kiện trở thành địa điểm quan sát nhật thực vào<br /> năm 1995, như một vùng du lịch đầy tiềm năng.<br /> Theo các nhà nghiên cứu, Bình Thuận là địa<br /> phương có nền văn hóa biển “đậm đặc”, với nhiều loại<br /> hình di sản văn hóa biển phong phú, đa dạng.<br /> Lượng du khách đến Bình Thuận tăng nhanh qua<br /> từng năm nhưng du lịch biển ở Bình Thuận chỉ mới<br /> dừng lại ở loại hình du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với<br /> thể thao trên biển (lướt ván diều, lướt ván buồm, lặn<br /> biển), và địa bàn tập trung nhiều ở khu vực Mũi Né,<br /> huyện Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi.<br /> Tuy nhiên, ngoài ưu thế có một thiên nhiên tươi<br /> đẹp là các bãi biển gắn với loại hình du lịch nghỉ<br /> dưỡng, thì yếu tố văn hóa dân gian vẫn chưa được<br /> đầu tư, khai thác đúng mức, nếu không muốn nói là<br /> gần như còn bỏ ngỏ. Du lịch văn hóa ở địa phương<br /> quanh quẩn với mấy địa điểm tham quan như trường<br /> Dục Thanh, lầu Ông Hoàng, vạn Thủy Tú, tháp Po Sah<br /> Inư, chùa Hang, núi Tà Cú, hải đăng Kê Gà, dinh Thầy<br /> Thím... Nhưng dường như những điểm tham quan này<br /> vẫn chưa có sức hấp dẫn đối với du khách phương xa,<br /> mà với họ chỉ là kết hợp thăm thú khi đến nghỉ dưỡng<br /> ở Bình Thuận, trừ những điểm du lịch tâm linh như<br /> *<br /> <br /> Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 36<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> chùa Hang, núi Tà Cú, dinh Thầy Thím và đi theo tour<br /> “chùa chiền” kiểu du lịch bình dân.<br /> 2. Văn hóa dân gian Bình Thuận<br /> Một khái niệm cụ thể, gần gũi với văn hóa dân<br /> gian Việt Nam là: “Nói Foklore Việt Nam là nói tổng<br /> thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu của văn hóa của dân<br /> gian ở mọi nơi, trong mọi thời, của mọi thành phần dân<br /> tộc đang hiện tồn trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có thể là<br /> một ngôi đền, một cái đình mà cũng có thể là một mẩu<br /> huyền thoại hay một câu chuyện thần kỳ. Nó có thể là<br /> một cái lư hương gốm sứ cổ, một cỗ kiệu sơn son thếp<br /> vàng ngày xưa mà cũng có thể là một câu tục ngữ cổ,<br /> một khúc dân ca... Sáng tạo dân gian bao trùm mọi<br /> lãnh vực đời sống làm ăn hàng ngày (ăn, mặc, ở, đi lại)<br /> - đến đời sống vui chơi, buông xả (thể thao dân gian, võ,<br /> vật, đánh cầu, đánh phết), hát hò (hát đò đưa, hò giã<br /> gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo), đến đời sống tâm linh (giỗ,<br /> tết, lễ hội...)”.1<br /> Ở Bình Thuận, theo chúng tôi, những lĩnh vực văn<br /> hóa dân gian có thể đưa vào khai thác du lịch đó là:<br /> tín ngưỡng dân gian, nghề truyền thống và ẩm thực.<br /> <br /> Miền Trung - Tây Nguyên<br /> <br /> Tín ngưỡng dân gian nổi bật ở Bình Thuận là tín<br /> ngưỡng thờ cá Ông. Cũng như ở các tỉnh ven biển,<br /> suốt từ Thanh Hóa cho đến tận Kiên Giang, việc thờ<br /> phụng cá Ông là tín ngưỡng chủ đạo của ngư dân<br /> Bình Thuận. Đây là một trong số những tỉnh ở Nam<br /> Trung Bộ có nhiều lăng vạn thờ cá Ông nhất, với 26<br /> lăng, dinh, vạn thờ cá voi, chỉ riêng huyện đảo Phú<br /> Quý đã có đến 9 lăng thờ thần Nam Hải: An Thạnh,<br /> Triều Dương, Hội An, Mỹ Khê (Tam Thanh); Thương<br /> Hải, An Hòa, Hải Châu (Ngũ Phụng); Phú Thạnh, Liên<br /> Thành (Long Hải). Đây là huyện đảo có mật độ lăng cá<br /> Ông cao nhất nước ta.2<br /> Về niên đại, có những lăng được thành lập rất lâu<br /> như: Thủy Tú (1762), được xếp hạng Di tích lịch sử văn<br /> hóa cấp quốc gia tháng 1.1996; lăng An Thạnh (xã<br /> Tam Hải, huyện Phú Quý), xây dựng năm 1781; lăng<br /> Thạch Long (thành phố Phan Thiết), xây năm 1795.<br /> Riêng vạn Thủy Tú (phường Đức Thắng, thành<br /> phố Phan Thiết) có đến 24 sắc phong, chỉ riêng đời<br /> vua Thiệu Trị (1841 - 1847) đã có đến 10 sắc phong;<br /> vạn Tả Tân (huyện Tuy Phong) có 16 sắc phong, lâu<br /> nhất là sắc phong đời Minh Mạng thứ 5 (1824); vạn<br /> Nam Nghĩa có sắc phong đời vua Thành Thái (1900);<br /> vạn Long Hải, Liên Hương có sắc phong đời vua Khải<br /> Định; vạn Bình Thạnh, Phước Lộc (La Gi) có nhiều sắc<br /> phong đời các vua Nguyễn bị đốt hủy lúc tiêu thổ<br /> kháng chiến sau năm 1945.3<br /> <br /> Ở Hòn Tranh còn có huyền thoại về vũng Phật và<br /> vạn thờ 77 bộ xương cốt cá voi và các loài cá lạ khác<br /> mà người dân gọi chung là thần Nam Hải.<br /> Trên địa bàn huyện đảo Phú Quý, bên cạnh các<br /> bài văn tế nói đến các vị thần linh như thầy Nại, công<br /> chúa Bàn Tranh, bà chúa Ngọc hay thần phò trợ cho<br /> nghề nghiệp như bà Tằm, trong dân gian hiện còn lưu<br /> giữ khá nhiều văn tế bằng chữ Hán như: Nam Hải văn,<br /> Nam Hải bổn mạn ký văn, Thừa ân Nam Hải văn, Cáo<br /> cựu thần Nam Hải nhập liệm tân vị văn…4<br /> Vạn Thủy Tú là nơi lưu giữ gần 100 bộ xương cá voi<br /> và nhiều loài khác cùng họ, hơn nửa trong số đó có<br /> niên đại từ 100 - 150 năm. Nơi đây là địa điểm trưng<br /> bày bộ xương cá voi với chiều dài 22 m, nặng 65 tấn.<br /> Năm 2003, bộ xương này được Viện Hải dương học<br /> Nha Trang phục chế và bảo quản tại vạn. Đây được<br /> xem là bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á vẫn còn<br /> nguyên vẹn đến nay.5<br /> Dinh Thầy Thím nằm ở xã Tân Tiến, thị xã La Gi. Sự<br /> tích Thầy Thím và dinh thờ Thầy Thím gắn liền với quá<br /> trình hình thành huyện Hàm Tân. Sự tích nói về thầy<br /> là một đạo sĩ, quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh<br /> Quảng Nam. Ông là người giàu lòng nhân ái, dùng<br /> phép thuật cao siêu để trừng trị bọn cường hào, ác<br /> bá và bênh vực giúp đỡ người nghèo bị áp bức. Lễ hội<br /> dinh Thầy Thím diễn ra 2 đợt: 5.1 âm lịch và 14 - 16.9<br /> âm lịch.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 37<br /> <br /> Miền Trung - Tây Nguyên<br /> <br /> Trên đảo Hòn Bà thuộc thị xã La Gi, từ đầu thế kỷ<br /> XVIII, người Chăm đã dựng tại đây ngôi đền thờ nữ<br /> thần Thiên Y Ana - Bà mẹ xứ sở, vị thần bảo trợ cho<br /> dân chúng làm ăn trên biển và là nơi neo đậu tâm linh<br /> của nhiều thế hệ cho đến ngày nay.<br /> Thầy Sài Nại là vị thần được cư dân tôn sùng nhất<br /> trên đảo Phú Quý, lễ hội diễn ra vào ngày 4.4 âm lịch.<br /> Đền thờ công chúa Bàn Tranh ở xã Long Hải<br /> (huyện Phú Quý) là ngôi đền thờ cổ của người Chăm<br /> xây dựng từ cuối thế kỷ XV để thờ bà chúa của vương<br /> quốc Champa, tương truyền là công chúa Bàn Tranh.<br /> Khi người Việt đến sinh sống ở đảo đã tiếp tục thờ<br /> phụng bà. Bà được tôn xưng là bà Chúa Xứ, được các<br /> vua triều Nguyễn ban tặng cho 8 sắc phong và chỉ<br /> dụ cho các làng trên đảo luân phiên thờ phụng hàng<br /> năm. Lễ Kỵ Bà chúa Bàn Tranh vào mùng ba tết.<br /> Ngoài ra, những cư dân biển ở Bình Thuận còn lưu<br /> giữ những tập tục liên quan đến ngành nghề, mà đối<br /> với du khách việc tìm hiểu nó không kém phần thú vị<br /> như: tục cúng của nghề làm nước mắm để mang lại<br /> sự may mắn, làm ăn phát đạt; kiêng cữ liên quan đến<br /> tập tục thờ cúng cá Ông; kiêng bước ngang qua dây<br /> neo vì sợ ảnh hưởng không tốt đến công việc làm ăn<br /> của chủ ghe; kiêng chạm mặt phụ nữ khi chuẩn bị lên<br /> tàu đi đánh bắt cá; kiêng không cho phụ nữ bước lên<br /> thuyền...<br /> Bình Thuận hiện nay vẫn còn giữ được một số<br /> nghề truyền thống. Nổi tiếng nhất là nghề làm nước<br /> <br /> 38<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> mắm. Đặc biệt là nước mắm cá cơm, cá nục, hai<br /> nguyên liệu làm rạng danh nước mắm Phan Thiết với<br /> mùi thơm ngon và màu vàng sánh như mật ong: “Ba<br /> mươi năm danh tiếng bay cùng/Ba kỳ lục tỉnh ai dùng<br /> cũng khen”. Một thời, Phan Thiết được mệnh danh là<br /> “thủ đô của nước mắm” với phương tiện vận chuyển<br /> là những chiếc ghe bầu dọc ngang vùng biển miền<br /> Bắc - Trung - Nam.<br /> Nghề làm thuyền thúng chai theo chân những<br /> ngư dân xứ Quảng đầu tiên đến Phan Thiết lập nghiệp<br /> cách đây hơn 100 năm. Trước kia, nghề làm thuyền<br /> thúng xuất hiện ở hầu khắp các làng chài nhưng hiện<br /> chỉ còn ở vạn Thủy Tú, phường Đức Thắng và phía sau<br /> nhà thờ Lạc Đạo (Phan Thiết).<br /> Nghề xảm thuyền là xảm lại khe nứt,  chỗ hở<br /> của ván thuyền hoặc sơn lại trước khi mùa đánh cá<br /> mới bắt đầu.<br /> Vùng đất Phan Thiết trong lịch sử đã hình thành<br /> nên một “trường phái” ghe bầu Mũi Né danh tiếng.<br /> Trong kỹ thuật đóng ghe bầu, các thợ xảm ghe và<br /> thợ mộc của Mũi Né nổi tiếng đóng khéo và có trách<br /> nhiệm. Các ghe bầu của họ là khuôn mẫu cho thợ<br /> đóng ghe ở Hội An (Quảng Nam) và Phổ An (huyện<br /> Đức Phổ, Quảng Ngãi). Ở đây còn lưu hành rộng rãi<br /> truyền thuyết về cặp vợ chồng người Chăm là Thầy<br /> Thím chuyên đóng thuê ghe bầu cho người Việt, một<br /> minh chứng cho mối giao lưu giữa văn hóa Việt Chăm trên lĩnh vực văn hóa dân gian tại địa phương.<br /> <br /> Miền Trung - Tây Nguyên<br /> <br /> Nghề nuôi cá lồng bè là một nghề mới hình thành<br /> ở Bình Thuận vào những năm 1990, chủ yếu ở Phú<br /> Quý. Đây là một trong những nghề nuôi hải sản xuất<br /> khẩu có giá trị kinh tế cao, chủ yếu nuôi các loại cá<br /> mú, cá bớp và tôm hùm có giá trị cho xuất khẩu. Nghề<br /> này gắn với mô hình du lịch homestay trên biển, thu<br /> hút ngày một nhiều du khách với loại hình du lịch<br /> tham quan, nghỉ ngơi tại nơi nuôi cá lồng bè.<br /> Ẩm thực miền biển cũng là thế mạnh có thể níu<br /> chân du khách nếu ta biết cách khai thác. Bình Thuận<br /> được biết đến với nhiều đặc sản biển như: mực một<br /> nắng, sò điệp, cua Huỳnh Đế, gỏi ốc giác, gỏi cá mai,<br /> gỏi cá đục, gỏi cá suốt, chả cá chàm Phú Quý, cá bùng<br /> binh nấu ca-ri, cá bò hòm nướng/hấp, răng mực,<br /> bánh canh chả cá, bánh quai vạc...<br /> Văn hóa dân gian Chăm cũng là một thế mạnh để<br /> phát triển du lịch Bình Thuận. Nơi đây có một nền văn<br /> hóa dân gian Chăm phong phú không kém gì ở Ninh<br /> Thuận. Ngoài di tích đền tháp Po Sah Inư, còn có đền<br /> tháp Po Dam gắn với nhiều làng Chăm ở huyện Bắc<br /> Bình. Nhiều di tích, đền thờ, vua chúa Chăm hiện vẫn<br /> còn như kho mở Hoàng tộc Chăm tại nhà bà Thêm,<br /> những đền thờ, Kút vua Chăm như Po Nít, Po Ghur.<br /> Những di tích này kết hợp với làng nghề gốm, Trung<br /> tâm Trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận có thể tạo<br /> thành tour du lịch rất hấp dẫn. Hiện nay, hàng năm<br /> người Chăm ở Bình Thuận còn diễn ra các lễ hội như<br /> lễ Katé, Ramawan, lễ cưới hỏi, tang ma rất phong phú,<br /> đa dạng và đặc sắc. Đặc biệt là loại hình ca múa nhạc<br /> dân gian Chăm ở Ninh Thuận cũng khá nổi tiếng. Đây<br /> chính là những tiềm năng du lịch quan trọng góp<br /> phần tạo nên phần hồn và bản sắc riêng của du lịch<br /> Bình Thuận cần chú ý khai thác.<br /> <br /> 3. Giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận<br /> Ở Bình Thuận, bên cạnh ưu thế về tài nguyên thiên<br /> nhiên để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh<br /> thái, thì nguồn tài nguyên nhân văn cũng không kém<br /> phần hấp dẫn, phần nhiều đang còn ở dạng tiềm<br /> năng, chưa được khai thác nhiều. Từ góc nhìn văn hóa<br /> dân gian, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp<br /> để phát triển du lịch Bình Thuận.<br /> - Cần có nghiên cứu dài hơi về vốn di sản văn hóa<br /> dân gian trên địa bàn tỉnh, thông qua chương trình<br /> kiểm kê, đánh giá các loại hình văn hóa vật thể và<br /> phi vật thể của tỉnh. Trên cơ sở đó lựa chọn, xây dựng<br /> thành những sản phẩm du lịch cụ thể: ẩm thực, làng<br /> nghề truyền thống, lễ hội...<br /> + Đưa các loại đặc sản biển vào thực đơn của các<br /> tour du lịch, để giới thiệu nền ẩm thực địa phương<br /> đến với du khách, kể cả các món ăn dân gian như<br /> bánh quai vạc, cốm, bánh rế, bánh xèo... Và tổ chức<br /> các chuỗi cửa hàng đúng tiêu chuẩn về vệ sinh, bao<br /> bì, nhãn mác, giá cả để bán các đặc sản địa phương:<br /> nước mắm, hải sản khô, thanh long...<br /> + Tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề<br /> địa phương. Như đối với nghề làm nước mắm thì<br /> tham quan công nghệ sản xuất như kinh nghiệm của<br /> Phú Quốc. Hay đưa du khách tham quan đảo Phú<br /> Quý với mô hình du lịch homestay trên biển, tìm hiểu<br /> nghề nuôi bè lồng, câu cá, chèo thuyền thúng, câu<br /> mực đêm, thưởng thức hải sản, kết hợp thăm các di<br /> tích, khám phá các phong tục tập quán của cư dân<br /> trên đảo. Có thể thử nghiệm tour “Một ngày làm ngư<br /> dân” cho du khách, nhất là đối với khách du lịch nước<br /> ngoài. Ở Hội An, khách Tây đã rất thích thú khi được<br /> hướng dẫn chèo những chiếc thuyền thúng. Khi đưa<br /> khách du lịch nước ngoài đến tham quan vườn thanh<br /> long ở Hàm Thuận Nam, ta có thể cho họ được chăm<br /> sóc, thu hoạch loại trái cây này, chắc chắn đó sẽ là<br /> những trải nghiệm thú vị khi đến với Bình Thuận. Quà<br /> lưu niệm thủ công mỹ nghệ của Bình Thuận hiện nay<br /> khá đơn điệu, chỉ xoay quanh các loại vỏ ốc. Có thể<br /> nghiên cứu làm ra những mặt hàng gắn với đặc trưng<br /> văn hóa của vùng đất như mô hình ghe bầu, cá Ông,<br /> tháp Chăm, thăm ngọn hải đăng, thanh long, tranh<br /> cát...<br /> + Kết nối các lễ hội địa phương vào tuyến tham<br /> quan của du khách, nhất là những lễ hội mang màu<br /> sắc của văn hóa biển như lễ hội cúng cá Ông, đua<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 39<br /> <br /> Miền Trung - Tây Nguyên<br /> <br /> thuyền trên sông Cà Ty, lễ hội dinh Thầy Thím, lễ hội<br /> Trung Thu... Nghệ thuật hát bả trạo trong lễ cúng cá<br /> Ông có thể xây dựng thành tiết mục biểu diễn phục<br /> vụ du khách khi đến tham quan các lăng cá Ông hoặc<br /> ngay trên bãi biển.<br /> - Đẩy mạnh thông tin về du lịch văn hóa đến với<br /> du khách trên những kênh khác nhau như website,<br /> cẩm nang du lịch, phương tiện truyền thông, thông<br /> tin ở điểm tham quan, tuyên truyền qua những du<br /> khách đã đến đây... Hiện nay việc tìm kiếm thông tin<br /> giới thiệu về di sản văn hóa ở địa phương khá khó<br /> khăn đối với du khách, vừa ít lại không chính xác. Ví<br /> dụ, như khi hướng dẫn du khách tham quan hải đăng<br /> Kê Gà, các hướng dẫn viên đều thuyết minh rằng đó<br /> là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam, trong khi tài liệu<br /> của ngành hàng hải ghi rõ đó là hải đăng Bảy Cạnh ở<br /> Côn Đảo. Hay họ cũng không giải thích được tại sao<br /> gọi là Khe Gà hay Kê Gà?<br /> - Cần phát huy và đẩy mạnh giá trị văn hóa dân<br /> gian Chăm gắn với du lịch. Trên cơ sở đó mới có thể<br /> làm mới sản phẩm du lịch. Làm được điều này sẽ góp<br /> phần vừa bảo tồn văn hóa dân gian, vừa phát huy<br /> được di sản văn hóa, tăng thêm thu nhập cho người<br /> dân, giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc.<br /> <br /> Chú ý phát triển du lịch ở đảo Phú Quý, La Gi, Tuy<br /> Phong, những nơi còn chưa thu hút nhiều du khách.<br /> N.T.L.<br /> <br /> CHÚ THÍCH<br /> Trần Quốc Vượng, "Foklore Việt Nam, trữ lượng và viễn<br /> cảnh", Văn hóa nghệ thuật, (Số 5, 1990), 77.<br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Xuân Lý, Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị<br /> di sản văn hóa đảo Phú Quý phục vụ phát triển du lịch, Đề tài<br /> nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học Công nghệ và Môi<br /> trường tỉnh Bình Thuận, (Bình Thuận, 2007), 36.<br /> 2<br /> <br /> Nguyễn Thanh Lợi, "Tục thờ cá Ông ở ven biển Nam<br /> Trung Bộ", Văn hóa Dân gian, (Số 4, 2006), 53-54.<br /> 3<br /> <br /> Võ Thị Tân, Sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên đảo Phú Quý.<br /> Trong Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên), Những thành tựu<br /> nghiên cứu khoa học, (Hà Nội: Khoa học Xã hội, 2000), 860.<br /> 4<br /> <br /> http://news.zing.vn/choi-vui/xem-bo-xuong-caong-lon-nhat-dong-nam-a/a122491.html, truy cập ngày<br /> 23.6.2013.<br /> 5<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> - Một bảo tàng văn hóa biển ở địa phương cũng là<br /> vấn đề Bình Thuận nên cần tính đến. Ở đó các di sản<br /> văn hóa biển, từ văn hóa vật thể (di tích, ghe thuyền,<br /> ngư cụ đánh bắt...) cho đến văn hóa phi vật thể (lễ<br /> hội, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian, tri<br /> thức dân gian, ẩm thực...) được giới thiệu một cách<br /> tường tận, chi tiết cho du khách, sẽ là lợi ích lâu dài<br /> cho địa phương, góp phần quảng bá thương hiệu du<br /> lịch và bảo tồn văn hóa của Bình Thuận.<br /> <br /> 1. Di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Bình Thuận. Công<br /> ty Cổ phần Sách - Dịch vụ Văn hóa Bình Thuận, 2003.<br /> <br /> - Vấn đề giáo dục di sản văn hóa địa phương cũng<br /> cần được chú trọng, nhất là trong việc đào tạo đội<br /> ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nắm chắc các giá<br /> trị văn hóa của tỉnh nhà khi giới thiệu cho du khách.<br /> Và ngay cả người dân cũng cần biết rõ những di sản<br /> của địa phương, không chỉ vì lòng tự hào mà còn góp<br /> phần vào việc giữ gìn nó.<br /> <br /> 5. Mai Thanh Nga. 2013. Exploitation of Marine Culture<br /> Heritage for Tourism Development in Binh Thuan Province.<br /> Thesis of Master Degree, IMC University of Applied Sciences<br /> Krems.<br /> <br /> - Văn hóa dân gian là những vốn sống từ “dân dã”,<br /> thông qua những trải nghiệm thực tế, nên rất thích<br /> hợp với loại hình du lịch cộng đồng. Vậy nên, phát<br /> triển du lịch trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người<br /> dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch với<br /> các đơn vị làm du lịch là hướng phát triển bền vững.<br /> <br /> 7. Sakaya. 2013. Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa.<br /> Hà Nội: Tri thức.<br /> <br /> 40<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 2. Tô Quyên, Trần Ngọc Trác, Phan Minh Đạo (chủ biên).<br /> 2006. Địa chí Bình Thuận. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bình<br /> Thuận.<br /> 3. Hồng Phú sưu tầm - biên soạn. 1983. Sổ tay tư liệu<br /> Thuận Hải. Hội Văn nghệ Thuận Hải xuất bản.<br /> 4. Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung - UBND<br /> tỉnh Khánh Hòa. 2013. Kỷ yếu hội thảo Phát triển sản phẩm<br /> du lịch vùng duyên hải miền Trung. Nha Trang, tháng 6.<br /> <br /> 6. Nguyễn Xuân Lý. 2007. Nghiên cứu, bảo tồn và phát<br /> huy giá trị di sản văn hóa đảo Phú Quý phục vụ phát triển du<br /> lịch. Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học Công<br /> nghệ và Môi trường tình Bình Thuận.<br /> <br /> 8. Nguyễn Thanh Lợi. 2011. “Cần sớm có bảo tàng văn<br /> hóa biển”. Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 19-20.<br /> 9. Nguyễn Thanh Lợi. 2010. “Ghe bầu Phan Thiết”, Xưa<br /> và Nay. Số 364, tháng 9.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2