Văn hoá giao tiếp của người Việt Nam
lượt xem 474
download
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hoá giao tiếp của người Việt Nam
- VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Saturday, April 07, 2007 Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm: Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị : Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ngời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười.... Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . . Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được. Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt. Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây
- nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng). Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh; Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia... Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của ngời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao). Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy? Lối iao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi). Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),... (Theo Danangpt) Nghệ thuật giao tiếp ở cơ quan Tuesday, April 10, 2007 Bạn sống ở cơ quan thì chắc chắn phải trò chuyện với đồng nghiệp. Nhưng mấu chốt là bạn có biết nói năng hay không? Cùng một mục đích, nhưng lại có nhiều cách thể hiện khác nhau và cũng gây ra các hậu quả khác nhau. 1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình: Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Nếu như bạn là người mà người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ quan như thế nào thì bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình.
- 2. Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện: Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn. 3. Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là phải nói đâu ra đấy: Thái độ nói năng bất chấp tất cả; ngôn ngữ cơ thể lịch sự; ăn nói hài hước... đó đều thuộc phạm trù nghệ thuật nói. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có lòng tự tin, biết được nghệ thuật nói năng. Như vậy bạn sẽ càng tự tin hơn, ăn nói hấp dẫn hơn. 4. Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan: Nếu bạn là người rất giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ở cơ quan. 5. Cơ quan là nơi làm việc chứ không phải là chốn để tâm sự: Có rất nhiều người thích tâm sự ở cơ quan. Dù làm như vậy khiến nhiều người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn, nhưng kết quả điều tra của các nhà tâm lý cho biết: chỉ có 1% người biết giữ bí mật mà thôi. (Theo Gia Đình) Giao tiếp điện thoại trong cuộc sống - Những vấn đề cần bàn Friday, April 06, 2007 Văn hoá giao tiếp điện thoại còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam, trong lúc đó ở các nước phát triển, giao tiếp điện thoại đã trở thành kỹ năng, chuẩn mực văn hoá. Thực trạng ở Việt Nam, ra đường là nhìn thấy người đi đường vừa đi xe máy vừa dùng điện thoại di động. Vào quán ăn sẽ thấy người ăn vừa nhồm nhoàm nhai vừa nói chuyện điện thoại di động. Vào hội thảo, hội nghị sẽ thấy đại biểu mặc nhiên dùng điện thoại di động khi đang có người phát biểu, thuyết trình .. còn kiểu chuông điện thoại di động thì khỏi phải bàn: to, rõ, ấn tượng và mỗi người một kiểu. Đến nhiều công sở sẽ bất ngờ gặp “nam thanh nữ tú” ngồi lên bàn, gác chân lên bàn “buôn dưa lê” qua điện thoại. Còn phong cách giao tiếp qua điện thoại của người Việt Nam theo khảo sát của Công ty Tư vấn và Đào tạo ATYS số 898/7A đường Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội thì đến gần 90% quên “màn” chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn ... mà thường là “ai đấy” “có việc gì” “gặp ai... - thậm chí nhiều người, đặc biệt là giới trẻ khi gọi, nhận điện thoại nhầm còn ung dung chửi nhau, nhắn tin trêu đùa nhau dai dẳng. Hậu quả Trung bình mỗi ngày các chiến sĩ Cảnh sát 113 Hà Nội nhận được 2 tin báo giả qua điện thoại của nhân dân. Một số giao dịch viên 1080 của ngành Bưu điện có những ưu tư, phiền muộn về “thái độ thiếu văn hoá” của nhiều khách hàng khi điện thoại đến tư vấn. Nhiều doanh nghiệp mất hình ảnh với khách hàng dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh do các nhân viên văn phòng, lễ tân, phục vụ khách hàng... “không có duyên” khi giao dịch qua điện thoại. Đó là chưa kể đến nhiều mối quan hệ xã giao, mối quan hệ tình cảm gia đình, đồng nghiệp, bè bạn... mất đi, xấu đi chỉ vì không biết cách “hỏi thăm qua điện thoại” - thậm chí vì hiềm khích nhau qua lời ăn tiếng nói trên điện thoại đã có án mạng xảy ra. Nguyên nhân Có thể nói, văn hoá giao tiếp điện thoại ở Việt Nam không được coi trọng, không được giáo dục, tuyên truyền phổ biến trong dân chúng. Kế đến là tính thiếu tự giác, thiếu rèn luyện và học hỏi, thiếu nhận thức về kỹ năng giao tiếp của nhiều người. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan đoàn thể mới chỉ quan tâm đào tạo, tuyển dụng đến năng lực, trình độ mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề văn hoá và khả năng giao tiếp của con người. Giải pháp Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện thoại. Một trong những
- người đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng văn hoá giao tiếp điện thoại ở Việt Nam - TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu, diễn giả quen thuộc của nhiều cuộc hội thảo về nghệ thuật giao tiếp trong môi trường kinh doanh đa văn hoá, kỹ năng giao tiếp điện thoại, kỹ năng thuyết trình cho rằng: Đã đến lúc mọi công dân Việt Nam phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại; các cơ quan chức năng tích cực động viên, tuyên truyền, giáo dục dân chúng coi trọng vấn đề văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Còn các doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá giao tiếp điện thoại trong doanh nghiệp - trong đó trang bị các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống trong giao tiếp điện thoại với khách hàng để những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. (Theo Buudienvietnam) Ứng xử khi giận dữ với đồng nghiệp Tuesday, April 17, 2007 Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn nổi giận. Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? Bỏ đi nơi khác Khi giận dữ, nhiều người muốn tránh xung đột bằng cách bỏ đi. Thái độ cư xử này khiến đối phương không còn ai để gây gổ, buộc phải im lặng, nhìn lại bản thân hoặc ngồi đó gặm nhấm nỗi tức giận. Nếu bạn có phản ứng này chứng tỏ bạn khá cao ngạo nhưng rộng rãi, “dĩ hoà vi quý”, không thích đôi co. Cách này khiến môi trường làm việc của bạn bớt những cuộc cãi vã không đáng có. Dùng lời lẽ để trút giận Nhiều người thường dùng lời lẽ để trút giận. Những lời nói cay nghiệt thật ra không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của bạn thôi vì khi đó đối phương cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, khó có thể bỏ qua. Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận. Hành động Điều này thường hay xảy ra với nam giới. Họ không đè nén được cảm xúc, phải bộc lộ ra ngoài bằng cách đập phá đồ đạc, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với đối tượng đang xung đột với mình. Tuyệt đối đừng phản ứng thế này ở công sở. Đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ không thể hiểu nổi tại sao bạn lại cuồng nộ lên như thế. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một nhân viên sẵn sàng đập phá mọi thứ khi tức giận. Đây là mẫu người hướng ngoại, tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế. Vì tính cách này, các đồng nghiệp không thích chơi với họ. Nước mắt Khi hờn giận, nhiều người (chủ yếu là phụ nữ) chỉ biết khóc. Họ tự an ủi mình bằng nước mắt và cho đó là vũ khí để chứng minh sự ấm ức. Bạn khóc ở cơ quan cũng chẳng sao, nhưng đừng yếu đuối quá trước mặt đồng nghiệp, họ có thể mủi lòng nhưng cũng dễ coi thường bạn. Nên cứng rắn hơn để giải quyết được mâu thuẫn. Nếu bạn hay rơi nước mắt khi tức giận đồng nghiệp, bạn là người giàu cảm xúc nhưng nhu nhược, yếu đuối, thậm chí bạn không biết cách tự bảo vệ mình. Im lặng Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc. Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui. Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng “hạ nhiệt” mới gợi lại chuyện. Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn. Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm phục cách cư xử của bạn. Làm hòa Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín chắn, luôn độ lượng với mọi người. Dù bực tức đến đâu, họ vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng thuyết phục đối tượng bằng lời lẽ nhẹ nhàng, có tình, có lý. Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo. Họ “biết người biết ta” nên “trăm trận trăm thắng”. (Theo Tiếp thị gia đình) Nếu không nói được gì tử tế thì hãy im lặng Thursday, April 12, 2007 Một quy tắc dễ hiểu nhưng khó thực hiện. Tất cả chúng ta đều thích “buôn chuyện”, thích kêu ca và nói xấu sau lưng sếp. Tuy nhiên, quy tắc này lại đòi hỏi chúng ta không được làm những điều đó. Bạn hãy học để chỉ nói ra những điều tích cực, tốt đẹp và lời khen. Mọi người đánh giá bạn không chỉ ở điều bạn nói ra, mà còn ở cách bạn nói (xem Quy tắc 2). Vì vậy, bạn hãy là một người luôn lạc quan và thân thiện. Quy tắc 4.1 Đừng "Buôn chuyện" “Đằng ấy có biết người ta nhìn thấy Steve ở phòng kế toán đi ra khỏi phòng ngủ của Debbie ở phòng marketing vào sáng sớm ngày chủ nhật không? Người ta còn nhìn thấy họ dùng bữa trưa với nhau hai lần ở nhà hàng Luigi và Kathy thề rằng cô ấy đã nhìn thấy họ nắm tay nhau trong thang máy. Đằng ấy biết rồi đấy, Steve thì đã có vợ
- còn Debbie đã đính hôn. Đằng ấy thấy sao? Họ có nên làm như vậy không?” Câu trả lời là: “Điều đó có gì liên quan đến tôi cơ chứ?” Đúng là chuyện đó chẳng liên quan gì đến bạn cả, trừ khi Steve vô tình là sếp của bạn và công việc của ông ta đang bị ảnh hưởng bởi việc đó, hay bạn vô tình là vị hôn phu tương lai của Debbie. Quy tắc này khuyên bạn đừng nên “buôn chuyện” chứ không bảo bạn không được nghe. Bạn có thể thấy câu chuyện đó thật thú vị và đôi khi tình tiết của nó lại có ích cho bạn. Nhưng quy tắc này có một phần đơn giản vô cùng: bạn đừng tiếp tục kể chuyện đó cho người khác. Vậy thôi. Câu chuyện phiếm đó đến bạn là người cuối cùng. Nếu bạn chỉ nghe chuyện mà không kể nó cho người khác hay thêm bình luận cá nhân, bạn sẽ được coi là “một thành viên của tập thể” chứ không phải là một người chuyên làm mất hứng. Bạn không cần phải tỏ ra không đồng tình, mà chỉ đơn giản là đừng tiếp tục kể cho người khác. “Buôn chuyện” là sản phẩm của những cái đầu rỗi rãi - những người không đủ việc để làm. Đó cũng có thể là “lĩnh vực” của những công nhân làm những việc không phải dùng nhiều trí óc, những việc họ làm mà không cần suy nghĩ gì. Vì thế họ cần làm cho mình bận rộn bằng những câu chuyện ngớ ngẩn vô nghĩa, kể tội nhau, bịa chuyện, nói dối và những câu chuyện có thể làm ảnh hưởng đến người khác. Vấn đề là nếu bạn không tham gia, họ có thể cho bạn quá khắt khe hoặc hợm hĩnh. Bạn cần tỏ ra như thể mình “buôn chuyện” dù trên thực tế bạn không bao giờ làm thế. Bạn cũng đừng gắt gỏng lên và đi nói với người khác là họ đã ngớ ngẩn như thế nào. Thận trọng là điều tối quan trọng. Đừng tỏ thái độ phản đối khi thấy người khác buôn chuyện - bạn chỉ cần tránh làm việc đó và giữ câu chuyện đó cho riêng mình. (Theo vietnamtoday) Giữ Mối quan hệ “Khéo léo” Tuesday, July 11, 2006 Những mối quan hệ tốt nhất là những mối quan hệ phát triển theo thời gian với người mà bạn thực sự quan tâm đến. Hãy hiểu rõ một người trước khi bạn đi đến quyết định quan trọng nào liên quan tới sự cam kết của bạn trong quan hệ với người đó. Sau đây là một số ý tưởng phổ biến về các mối quan hệ và một số hướng dẫn giúp bạn bắt đầu có những mối quan hệ “khéo léo”. Ý tưởng: 1. Bạn sẽ có khả năng thay đổi cách cư sử của người khác nếu bạn đủ kiên nhẫn. 2. Sự thân mật gần gũi nhau có nghĩa là người nào đó đã thực sự quan tâm tới bạn. 3. Đối với bạn sẽ không có bất cứ người nào nữa nếu các bạn chia tay. Hướng dẫn: 1. Hãy để cho mối quan hệ phát triển theo thời gian. 2. Đừng cảm thấy bị sức ép, hãy để mối quan hệ tiến triển cho tới khi bạn cảm thấy sẵn sàng. 3. Đừng cho phép bản thân bạn bị dụ dỗ tới những hành vi mà làm bạn cảm thấy không được thoải mái. 4. Hãy dành thời gian với người kia trước tiên là trong cùng nhóm đã. 5. Phải biết được bạn mong chờ điều gì trong mối quan hệ đó và thành thật nói chuyện với nhau về những điều bạn mong muốn trước khi đi xa hơn nữa. Có những cách thành công và thất bại để giữ các mối quan hệ và tình yêu của bạn. Điều quan trọng là bạn phải xác định được những lựa chọn quan hệ tốt, “khéo léo” để bạn có thể có những mối quan hệ hạnh phúc, lành mạnh cho cuốc sống của bạn! Hãy xem bảy nguyên tắc của mối quan hệ “khéo léo” dưới đây: Bảy Nguyên tắc của Mối quan hệ Khéo léo Nguyên tắc 1: Tìm người hợp với mình. Hãy tìm những sở thích chung Những người có mối quan hệ hạnh phúc nhất thường có rất nhiều điểm chung. Họ thường là những người có độ thông minh như nhau và có chung sở thích. Nếu bạn có mối quan hệ “khéo léo” bạn sẽ phát hiện ra các bạn có điểm gì chung. Khi có những mối quan hệ tốt, người ta thường thích cùng nhau làm các việc và cùng nhau chuyện trò. Người này thấy người kia rất thú vị và dễ chịu. Nhớ là: sở thích chung là điều bắt buộc phải có! Nguyên tắc 2: Chú ý tới giá trị Các mối quan hệ thường có những rắc rối lớn nếu những giá trị cơ bản không được chia sẻ cùng nhau. Bước quan trọng đầu tiên là bạn phải xác định được giá trị riêng của bản thân bạn. Hãy dành một chút thời gian nghĩ về
- những niềm tin và giá trị sâu sắc nhất của bạn về cuộc sống – về việc đối xử với bạn bè như thế nào, về việc bạn muốn được đối xử như thế nào, về những mối quan hệ gia đình của bạn, về sự chân thật, về những gì bạn cho là đúng, là sai, về rượu, về tình dục. Sau khi xác định rõ những giá trị đó rồi bạn cần biết xem người bạn của bạn có cùng chung những giá trị đó với bạn không và có tôn trọng những giá trị của bạn không. Nhớ là: những giá trị là rất quan trọng! Nguyên tắc 3: Đừng cố thay đổi người kia Đôi khi người ta yêu với ý tưởng là muốn người yêu sẽ như thế nào chứ không phải họ thực sự là người thế nào. Có lúc một người tin là họ có thể “sửa” hoặc “cảm hoá” được người kia. Bạn đừng ngốc nghếch tin vào điều này! Sự thực của mối quan hệ là thế này: Những gì bạn thấy sẽ là những gì bạn có được! Một mối quan hệ hay một tình bạn mà một người cố thay đổi người kia thành người khác thì kết thúc sẽ bị thất bại. Nhớ là: Những gì bạn thấy sẽ là những gì bạn có được! Nguyên tắc 4: Đừng cố thay đổi bản thân mình Bạn không nên cố trở thành mẫu người mà người bạn của bạn muốn. Điều quan trọng hãy là chính bản thân bạn. Đừng giả vờ là những điều bạn thích, không thích, những giá trị của bạn, niềm tin của bạn là những gì đó khác với thực tế. Hãy là “chính bạn” và tìm những người thích bạn với những gì bạn có là điều quan trọng cho mối quan hệ tốt. Nếu bạn thấy bạn phải thay đổi cho phù hợp với người kia thì bạn đã phát hiện ra dấu hiệu nguy hiểm rồi. Nhớ là, không có ai hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều có những thiếu sót. Điều này không có nghĩa là bạn không muốn có thay đổi hay tiến bộ mà bạn mong muốn cho bản thân mình. Nhớ là: hãy trung thực với bản thân bạn! Nguyên tắc 5: Hãy trông đợi việc giao tiếp tốt và đừng chạy trốn xung đột Hãy nói về những sự khác biệt và xung đột trong quan hệ yêu đương. Đừng né tránh. Đừng giữ yên lặng và cho rằng như vậy sẽ tốt hơn. Làm thế nào để giao tiếp với nhau và giải quyết các xung đột sẽ đưa đến thành công rất lớn trong tương lai và sự thoải mái mà bạn muốn có trong quan hệ với người nào đó. Nhớ là: xung đột là không thể tránh khỏi trong trong bất cứ mối quan hệ thân thiết nào. Hay có một cách khác là - mọi người đều đấu tranh. Nhưng sự khác nhau giữa mối quan hệ hạnh phúc và không hạnh phúc là bạn đấu tranh như thế nào. Đấu tranh chính đáng là cái gì đó mọi người có thể học hỏi. Nhiều người ngồi yên lặng khi họ bực tức và sau đó thì “bùng nổ” với tất cả sự bức xúc của họ. Giải quyết sự khác biệt và xung đột khi mới xuất hiện sẽ tốt hơn. Hãy tự hỏi bản thân bạn: bạn xử lý sự tức giận như thế nào? Bạn của bạn xử lý sự tức giận như thế nào? Nhớ là: đừng né tránh xung đột! Nguyên tắc 6: Đừng chi đùa, ép buộc hay lôi kéo người khác Như người ta nói – đừng chi đùa hay lôi kéo người khác. Nếu bạn tìm kiếm một tình bạn thực sự hay một người bạn trai, bạn gái thực sự thì mối quan hệ của các bạn phi dựa trên sự chân thật, tính chính trực và thật thà. Đừng lôi kéo người khác làm những gì bạn muốn (ví dụ bằng việc làm cho họ ghen tức). Một mối quan hệ có giá trị là mối quan hệ thực sự không dựa trên sự lừa dối, trò đùa hay sự lôi kéo. Nhớ là: hãy chân thật! Nguyên tắc 7: Quyết định xem bạn muốn được đối xử như thế nào Hãy tạo ra một chuẩn mực mà bạn muốn được đối xử và chuyện trò như thế nào. Nếu một người nói chuyện với thái độ không tôn trọng bạn thì họ cũng sẽ không đối xử với bạn theo cách tôn trọng. Đừng bao giờ kiếm lý do hay bỏ qua cho các hành vi xấu xa. Bạn cũng nên trông chờ sự tôn trọng của người bạn của bạn đối với bạn về vấn đề ngôn ngữ, rượu và tình dục. Nhớ là: hãy mong muốn sự tôn trọng! Theo TuVanTuoiHoa Tức giận ơi! Chào mi! Sunday, July 09, 2006 Trong cuộc sống không thể tránh được những điều làm bạn bực mình, khiến bạn khó chịu hay giận giữ. Vậy làm sao để kiểm soát được tức giận của mình? Sau đây là vài cách giúp bạn luôn có một tâm hồn thoải mái và vui tươi, xoá tan mọi tức giận. Tập thể thao: Bước chân trên một cánh đồng đầy hoa hay dạo bước trong rừng cây xanh, hoặc đắm mình trong bể bơi…, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ hay các bài tập thể thao nhẹ nhàng là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn và thay đổi tâm trạng.
- Nghe nhạc: Âm nhạc sẽ giúp bạn thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng. Hãy lắng nghe những giai điệu mà bạn thích, những bản nhạc trữ tình, những bài hát nhẹ nhàng hay nhạc dance sôi động. Nếu bạn có thể nhảy múa và đắm mình vào âm nhạc, thì bạn càng cảm thấy tốt hơn và nhanh chóng xoá tan mọi giận giữ. Viết ra tâm trạng và cảm xúc của bạn: Bạn có thể viết ra trên bất cứ đâu như một tờ giấy báo, một tờ lịch… Bạn có thể giữ những tờ giấy này trong một cái lọ rồi ném nó đi. Hãy ném hết tức giận ra khỏi tâm hồn của bạn. Viết ra sẽ giúp bạn giảm bớt một phần tức giận của mình. Vẽ tranh: Hãy vẽ những điều gì mà bạn cảm thấy thích, hay những cái mà bạn đang tức giận về chúng. Bạn có thể thêm bớt, gạch xóa, tô vẽ lên chúng… Nếu vẫn chưa hết tức giận bạn có thể xé tan mảnh giấy đó và ném chúng đi. Những gam màu trong hội họa sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái và bình tâm. Suy nghĩ sâu sắc và thở sâu: Một cách tốt để bạn kiềm chế bản thân khi bạn tức giận vì điều gì đó. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao bạn tức giận, điều gì làm bạn tức giận, và tức giận có giải quyết được vấn đề của bạn không? Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng: Những lúc buồn, sợ hãi hay tức giận bạn nên nói chuyện với ai mà bạn tin tưởng. Bố, mẹ, anh chị em, thầy cô giáo hay bạn thân của bạn là những người luôn hiểu bạn, họ luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp bạn. Quên nó đi: Xem phim, TV, đọc sách hay đi mua sắm, chăm sóc cây cảnh hay con vật mà bạn yêu thích, nấu những món ăn ngon… sẽ giúp bạn bình tĩnh và thanh thản. Đó cũng là cách để bạn không còn bực mình. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” - lời một bài hát của ca sĩ Hồng Nhung. Bất cứ lúc nào bạn buồn, hay điều gì đó làm bạn tức giận, hãy mở headphone nghe và hát theo bài hát này nhé. Chúc các bạn luôn vui vẻ và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống. Hãy xóa tan mọi tức giận của mình để cuộc sống của chúng ta luôn tràn ngập màu hồng, bạn nhé. Duy Khánh-TamSuBanTre Bạn đã biết tận dụng ngôn ngữ cử chỉ? Thursday, April 12, 2007 Hình dáng tối tăm như vào lúc năm giờ sáng và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon khi ông xuất hiện trên truyền hình khiến cho ông ta trông giống một kẻ độc ác, nham hiểm. Ấn tượng đó đã khiến Nixon thất bại trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ Năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa Phó Tổng thống Nixon và Thượng Nghị sĩ Kenedy đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. Chứng kiến cuộc tranh luận công khai giữa hai ứng cử viên, 70 triệu cử tri Mỹ có cơ hội không chỉ nghe thấy những gì họ nói mà còn được nhìn tận mắt những hành động, cử chỉ của các ứng viên để so sánh và lựa chọn vị tổng thống cho đất nước mình. Thật đáng ngạc nhiên, kết quả cuộc thăm dò dư luận dân chúng đã cho thấy sự tương phản rõ ràng giữa những cử tri chỉ theo dõi cuộc tranh cử trên TV và những cử tri chỉ đơn thuần nghe trên radio. Trong khi những người nghe radio cho rằng chắc chắn ông Nixon sẽ chiến thắng trong cuộc chạy đua này, thì những người xem tivi lại bị mê hoặc bởi nụ cười, sự quyến rũ và dáng dấp thể thao của
- ông Kenedy. Phần lớn những người quan sát cuộc tranh cử trên TV khi được phỏng vấn đã nói rằng hình dáng tối tăm như vào lúc năm giờ sáng và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon, khiến cho ông ta trông giống một kẻ độc ác, nham hiểm và không thể sánh được với Thượng Nghị sĩ Kenedy trong cuộc tranh cử vào chức Tổng thống Mỹ. Ống kính máy quay truyền hình đã góp phần truyền tải ý nghĩa của ngôn ngữ không thể hiện bằng lời nói và vĩnh viễn thay đổi bức tranh chính trị. Bạn đã bao giờ bị lỡ cơ hội nhận ra những dấu hiệu của khách hàng tiềm năng? Hãy thử nghĩ xem, bạn sẽ có lợi thế như thế nào khi bạn là huấn luyện viên bóng chày và bạn biết được các cử chỉ mà đội đối phương sử dụng để ra hiệu cho nhau và có thể đoán trước được kế hoạch chơi bóng của họ? Ví dụ, bạn biết trước đối phương định có kế hoạch cướp quả bóng ở đường truyền thứ hai. Hiển nhiên, nhờ đoán được ý định đối phương, đội bạn sẽ có lợi thế và có thể điều chỉnh chiến lược chơi khi thấy cần thiết. Tương tự như vậy, một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ có quyết định sáng suốt khi hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của khách hàng tiềm năng và điều chỉnh lời nói theo hướng thuyết phục hơn. Nếu “đọc” được những cử chỉ, điệu bộ của khách hàng tiềm năng, bạn sẽ giảm được áp lực bán hàng xuống mức tối thiểu và biết được khi nào là lúc thích hợp để kết thúc việc đàm phán. Thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin (1809-1882), nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh, đã có ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại, vào năm 1872, ông đã cho xuất bản cuốn sách: “Sự biểu lộ tình cảm trong người đàn ông và động vật” và tiến hành những nghiên cứu hiện đại về giao tiếp không lời. Những nghiên cứu này cho thấy về cơ bản, ngôn ngữ cơ thể là một sự pha trộn của các cử động, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu của giọng nói. Để hiểu những nghiên cứu về giao tiếp không lời cũng tương tự như việc học một ngoại ngữ, nó đòi hỏi phải có thời gian và sự cố gắng mới đạt đến độ thành thục. Hiểu được kỹ năng giao tiếp quan trọng này bạn có thể trở thành một huấn luyện viên thể dục thao giỏi, một nhà chỉ huy quân sự tài năng hay một nhà lãnh đạo đầy sức thuyết phục. Kiểm tra sự hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau đây trong cuộc gặp gỡ sắp tới với đội ngũ bán hàng hiện tại để đánh giá trình độ chuyên nghiệp và thành thạo của. họ. 1. Cử chỉ đặt “lòng bàn tay lên ngực” nói lên cảm xúc gì? a.Thể hiện sức mạnh b.Thái độ chỉ trích, phê phán c.Thật thà, chân thật d.Tin tưởng 2. Ý nghĩa của cử chỉ “đưa ngón tay cái chống dưới cằm” là gì? a.Lừa dối b.Buồn chán, khó chịu c.Lo lắng d.Thái độ chỉ trích
- 3. Thông điệp không lời nào được truyền đạt với cử chỉ “xoa cằm”? a.Kiên định b.Lừa dối c.Quyền lực d.Không 4. Có ý nghĩa gì khi ai đó “xoa mũi”? a.Thể hiện sức mạnh hơn b.Thể hiện trạng thái đề phòng c.Không thích d.Giận giữ 5. Thông điệp gì được truyền đạt khi ai đó tháo cặp kính đeo mắt đưa lên môi họ? a.Thú vị b.Do dự c.Hoài nghi d.Nôn nóng, sốt ruột 6. Khi một người nhìn nhanh qua cặp mắt kính của họ, họ muốn gửi đến bạn thông điệp gì? a.Coi thường b.Không tin cậy c.Cần phải xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ d.Nghi ngờ 7. Theo bạn, trong đối thoại trực tiếp mặt đối mặt, ảnh hưởng của ngôn ngữ không biểu hiện thành lời chiếm bao nhiêu %? a.20% b.40% c.70% d.85% 8. Cử chỉ nào sau đây đi liền với sự lừa dối? a.Nói qua những ngón tay b.Xoa mắt c.Xoa tai d.Nhăn mũi e.Không nhìn trực diện vào mắt người đối diện f.Tất cả các cử chỉ trên. Câu trả lời đúng cho các câu hỏi có đáp án lựa chọn nói trên như sau: 1. (c) là đáp án đúng. Bàn tay đưa lên ngực là cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành. 2. (d) là đáp án đúng. Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cách tốt nhất khiến
- khách hàng của bạn thôi đưa ngón tay cái lên cằm là đưa vào tay họ một vật gì đó. 3. (a) là đáp án đúng. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi bạn nhìn thấy cử chỉ này, hãy tránh việc hối thúc để ngắt lời người đối thoại. Nếu cử chỉ này đi kèm với việc ấn mạnh cằm là một biểu hiện tích cực, hãy đề nghị đặt hàng. 4. (c) là đáp án đúng. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Khi bạn nhìn thấy cử chỉ này ở khách hàng, khôn ngoan nhất là bạn nên thăm dò bằng những câu hỏi có câu trả lời ở dạng mở để xem khách hàng của bạn quan tâm đến vấn đề gì? 5. (b) là đáp án đúng. Khi người nào đó đặt cặp kính của họ lên môi có nghĩa là họ đang do dự hay trì hoãn việc đưa ra quyết định. Nếu như họ đặt cặp kính vào vị trí cũ, họ đã có quyết định mua hàng của bạn. Nếu họ đặt cặp kính đó đến một vị trí khác, bạn phải cố gắng hơn nữa để làm sao thuyết phục được họ. 6. (c) là đáp án đúng. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. 7. (c) là đáp án đúng. Nghiên cứu đã cho thấy trên 70% sự giao tiếp của chúng ta đạt được không thông qua ngôn từ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giao tiếp không biểu hiện thành lời có tính tin cậy hơn so với ngôn ngữ lời nói. Vì vậy, bạn hãy tin rằng ngôn ngữ cơ thể như là một sự phản ảnh chính xác những cảm xúc thật sự của con người. 8. (f) là đáp án đúng. Tất cả các cử chỉ, điệu bộ đều nói lên sự lừa dối. Trong khi bạn không có cơ hội tham gia vào một cuộc tranh cử tổng thống, hay làm huấn luyện viên đội bóng chày, thì trên cương vị một nhà lãnh đạo, bạn cần đào tạo và rèn luyện kỹ năng giao tiếp không lời cho đội ngũ nhân viên bán hàng trong công ty bạn. Có như vậy, họ mới có thể nhận ra sự thật bên trong suy nghĩ của các khách hàng được thể hiện thông qua các dấu hiệu, cử chỉ. Đồng thời giúp họ tránh các xung đột, xây dựng mối quan hệ giao tiếp hòa hợp với khách hàng và tăng hiệu quả công việc nhanh chóng (Theo vietnamToday) Nịnh - tuyệt chiêu hay là...? Friday, April 13, 2007 Đã có một học thuyết cho rằng lịch sử tiến hoá của loài người có bước nhảy vọt là biết chế tạo công cụ.
- Tuy nhiên, sự tiến hoá của xã hội loài người lại được thể hiện bằng sự phân chia đốt sống: người tiền sử không biết cúi do xương sống chỉ có một đốt, sau này phù hợp với xu hướng phát triển nên khúc xương ban đầu trở thành nhiều đốt và mềm dần: con người biết cúi khi cần và ưỡn khi thích. Vì thế, có thể đưa ra một nhận định: phàm đã là người, ắt phải biết biết nịnh và ngoài cấp trên, đối tượng cần phải áp dụng chiến thuật ấy nhất chính là các bà vợ đáng kính. Nhưng, siêu nịnh thì đắc lợi mà nịnh "phô" thì dĩ nhiên... đắc hại. Bạn tôi, một người văn võ toàn tài. Nói về văn thì nhất định phải tính bằng lít nước mắt của những kẻ hâm mộ; nói về võ thì anh đã làm tới chức Tổng thư ký của một Hội tầm cỡ quốc gia. Đông "fan", tất nhiên sinh bệnh lằng nhằng dây điện, những quan hệ mà anh thường bảo là "tình phát sinh", thật ra có lẽ ngay cả chính chủ cũng chẳng nhớ hết nổi, vì thế kèm theo những ánh hào quang của người thành đạt là bệnh sợ vợ. Nỗi sợ hãi đó đã trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi anh tạm rời bỏ ánh hào quang để trở về tổ ấm nhất định phải... đóng "bỉm" như chính anh từng nhiều lần thú nhận. Sau mấy năm không gặp, mới đây lại chính tay sợ vợ kinh niên chuyên về sớm trước khi gà lên chuồng khởi xướng rủ chúng tôi đi nhậu đêm sau buổi hàn huyên ở buổi hội trường. Không những thế, hắn ta lại rất coi thường khi nhìn vào mặt chúng tôi và huênh hoang có thể "over night" vô tư. Tại sao lại có sự đột biến khủng khiếp như vậy? Hoá ra bí quyết đơn giản là hắn đã tìm ra cho mình một phương thuốc đặc trị sư tử tại gia: Nịnh! Gọi thế không phải, đúng ra phải gọi là siêu nịnh mới phần nào đúng được bản chất của những bài học hắn truyền lại cho chúng tôi. Hắn bảo sau nhiều năm tháng tồn tại trong cảnh lầm than để cắn răng "hoạt động bí mật", hắn ngộ được ra rằng "ta càng nhẫn nhịn, kẻ địch càng lấn tới", vì thế nhất định phải khởi nghĩa! Nhưng, cương hay nhu thì phải cân nhắc, ném chuột làm vỡ lọ quý thì là hạ sách, là hành vi của kẻ đã hèn lại thất phu, vừa giữ được bình lại vừa xua được chuột mới là thượng sách! Sau khi vạch ra và hoàn thiện được phần chiến lược, hắn bắt đầu lần lượt những bước đi chiến thuật. Thoạt tiên, vẻ nhún nhường tưởng như đã trở thành cố hữu của kẻ có thâm niên sợ vợ hoàn toàn biến mất mỗi khi tan sở làm, hắn cao giọng khi vợ đánh đổ đánh vỡ; hắn chăm chú theo dõi và lớn tiếng chê bai những vai lăng loàn trong các bộ phim tâm lý xã hội rẻ tiền vốn trước dây vẫn bị hắn coi là "làm sai lệch thẩm mỹ của những người biết tự trọng" nên tắt phụt tivi mỗi khi thấy xuất hiện. Với hành trang cóp nhặt được khi vẫn còn sợ vợ chết khiếp là "lương nộp đủ, ngủ tại nhà", lại thêm vẻ đoan trang, sự chính chuyên của gã dần được khôi phục thay vì phải giả điếc mỗi khi vợ chì chiết trước đây. Vợ hắn bắt đầu chung quan điểm với hắn, chân trời hạnh phúc có vẻ đã rạng lên chút đỉnh, vợ hắn nghĩ vậy! Giai đoạn tiếp theo là hắn thủ thỉ, nhưng với vẻ vô tư hiếm thấy khi bỗng dưng một hôm hắn hỏi vợ dùng thứ mỹ phẩm gì, quần áo gì, vải vóc gì, nước hoa gì, trang sức gì... Vợ hắn giật mình khi nghe thấy và lúc trận lôi đình sắp bùng phát, hắn mới nhanh nhảu bảo chỉ muốn biết xem "đẳng cấp" của vợ khi nhân hôm này, hôm nọ hoặc nhân câu chuyện phiếm lúc đợi cơm trưa ở cơ quan, mấy cô kháo nhau tên các loại mỹ phẩm hay loại trang sức gì đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VĂN HOÁ GIAO TIẾP ỨNG XỬ Ở NƠI CÔNG SỞ
27 p | 1178 | 514
-
Nghệ thuật giao tiếp ứng xử nơi công sở
71 p | 949 | 460
-
Văn hóa giao tiếp của người Việt
7 p | 1393 | 282
-
Văn hoá giao tiếp người Việt
15 p | 420 | 161
-
Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nhắn
5 p | 441 | 97
-
Đạo đức trong giao tiếp xã hội ở nước ta hiện nay
15 p | 413 | 85
-
Văn hóa ứng xử của giới trẻ
4 p | 370 | 78
-
Văn hóa ứng xử của người Việt trẻ thời nay
4 p | 333 | 74
-
Phong cách ứng xử của người Việt trong ẩm thực
4 p | 438 | 65
-
Trà - biểu tượng của văn hóa giao tiếp phương Đông
9 p | 233 | 60
-
Hóa đàm phán ngoại thương của người nhật bản
17 p | 273 | 56
-
Những khác biệt văn hóa trong giao tiếp với người Mỹ
4 p | 247 | 53
-
Bắt Tay Trong Văn Hóa Giao Tiếp
4 p | 298 | 48
-
Giới trẻ và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam tương lai
5 p | 260 | 33
-
Bài giảng Chương 4: Văn hóa trong giao tiếp, đàm phán kinh doanh
33 p | 280 | 21
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 42 | 12
-
Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình, họ hàng tới giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão
3 p | 96 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn