SỐNG TỐT ĐẠO HIẾU LÀ LÀM ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA
lượt xem 20
download
Đạo Hiếu hay đạo Ông Bà là đạo truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đạo hiếu dạy con cái, cháu chắt phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời. Người tín hữu Công giáo Việt Nam tin và tôn thờ Thiên Chúa, dành hết mọi khả năng phục vụ duy một mình Thiên Chúa nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua đạo ông bà: song song với bổn phận thờ phượng và kính mến Thiên Chúa là nghĩa vụ thảo kính cha...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỐNG TỐT ĐẠO HIẾU LÀ LÀM ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA
- SỐNG TỐT ĐẠO HIẾU LÀ LÀM ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA Đạo Hiếu hay đạo Ông Bà là đạo truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đạo hiếu dạy con cái, cháu chắt phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời. Người tín hữu Công giáo Việt Nam tin và tôn thờ Thiên Chúa, dành hết mọi khả năng phục vụ duy một mình Thiên Chúa nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua đạo ông bà: song song với bổn phận thờ phượng và kính mến Thiên Chúa là nghĩa vụ thảo kính cha mẹ. Đạo Công giáo chú trọng về Đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình, nên Đạo Công giáo rất phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Vì Đạo Công giáo quan niệm vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Đức Chúa Trời là Cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau. Đạo Công giáo và đạo Ông Bà rất gần với nhau về Đạo hiếu. Theo Đạo Công giáo, không có nghĩa là bất nghĩa, bất hiếu với Ông Bà Tổ Tiên, quên đi cội nguồn, nhưng trái lại càng chứng tỏ lòng hiếu thảo đối với Ông bà Tổ tiên cách cao đẹp; và quan trọng hơn, chính là lòng hiếu thảo đối với Thiên Chúa - Đấng sinh thành nên Ông Bà Tổ tiên. Ngày lễ Thánh Gia Thất cho chúng ta một mẫu gương tuyệt vời về cách sống của một gia đình thánh. Một gia đình tầm thường giữa bao gia đình tầm thường nhưng mọi thành viên đã biết sống trọn tình vẹn nghĩa với Thiên Chúa, sống thánh giữa đời, chu toàn bổn phận của mình, trở thành gương mẫu cho tất cả mọi gia đình. Để có một gia đình lý tưởng thì mọi thành phần trong gia đình phải làm trọn chức năng và bổn phận của mình đối với những người khác. Bài viết này chỉ muốn nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò của kẻ làm con trong gia đình, nhất là noi theo gương
- mẫu của Đức Giêsu, bởi theo giáo huấn của Người thì sống tốt đạo hiếu là làm đẹp lòng Thiên Chúa. 1. Thảo kính cha mẹ, đạo làm người. Sách Luận Ngữ chép: "Người quân tử cốt chăm lo cái gốc. Gốc bền vững thì Ðạo được sinh. Hiếu Ðễ chẳng phải là gốc làm người ư ?". Căn bản đạo làm người trước nhất phải làm tròn đạo hiếu, kính lão trọng hiền; trông thấy người già cả xem như cha mẹ của ta, với bậc trung niên xem như anh chị, với hàng thiếu niên xem như con cái. Lòng hiếu thảo với cha mẹ như dòng chảy tự nhiên trong con người. Con cái thảo kính cha mẹ là cách tốt nhất nói lên lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành dưỡng dục nên mình. Sách Huấn Ca-cuốn Kinh thánh của Dothái và Kitô giáo nhưng cũng là bộ sách dạy khôn ngoan giúp người ta sống tốt ơn gọi làm người, sách có đoạn viết: “Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng?” (Hc 7, 27-28) Không chỉ nói, ý thức hay tâm niệm việc tôn kính và yêu mến cha mẹ là xong mà con cái phải trả ơn bằng cả cuộc đời, cụ thể nhất để nói lên lòng biết ơn là “sống tốt và chu toàn bổn phận” của người làm con. Khi xa cách phải năng đến thăm, khi già yếu phải hết lòng phụng dưỡng… Tiếp tục ý tưởng này, chúng ta hãy nghe tác giả sách Huấn Ca dạy thêm: “Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. Thiên Chúa sẽ nhớ đến
- con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời. Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa” (Hc 3, 12-16). Bổn phận thảo kính đối với cha mẹ nhất là vào lúc các ngài già yếu thuộc về truyền thống rất lâu đời của các nền văn minh, được các tôn giáo lẫn triết học ca ngợi. Thảo kính cha mẹ là bổn phận của con cái, là đạo của kẻ làm con, là nghĩa vụ của đạo làm người. Con cái có bổn phận và nghĩa vụ chăm lo đời sống của cha mẹ. Con cái lo chăm sóc cha mẹ đến tuổi già, chớ làm mẹ cha buồn tủi, phải cảm thông mọi thiếu xót và yếu đuối, nhất là không được khinh dể các ngài. Ăn ở hiếu thảo đối với cha mẹ đã trở thành đạo lý quan trọng trong đạo làm người. Một người con ngoan, tử tế là người con biết vâng lời cha mẹ. Sống sung mãn tư cách làm con là đạo lý quan trọng con trẻ đã được cha mẹ, người lớn, thầy cô dạy dỗ và nhắc nhở ngay từ tấm bé và suốt những năm theo học tại nhà trường. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp hình thành nhân cách của con người sau này. Vì thế giúp người trẻ sống tinh thần hiếu thảo, đạo đức là bận tâm của mọi thành phần trong xã hội. Xã hội tốt đòi có những gia đình tốt. Gia đình tốt đòi mỗi thành viên trong gia đình phải tốt. Như một điều bất biến: một khi có những đứa con phụ nghĩa cha mẹ thì cũng sẽ có những đứa con yêu thương cha mẹ hết cuộc đời và mãi mãi. Nhân quả cho ta bằng chứng rõ ràng nếu ta sống bất hiếu đối với cha mẹ thì sau này con cái cũng sẽ bất hiếu với chúng ta y như vậy. 2. Thảo kính cha mẹ, giới răn trong đạo Thiên Chúa. Giới răn thảo kính cha mẹ không chỉ thuộc đạo tự nhiên, nhưng còn là chương trình của Đấng Tạo Hóa đối với con người. Người Kitô hữu cần tìm giải pháp thế
- nào để mỗi người trong gia đình cảm nhận được đời sống mới, đời sống yêu thương kính trọng nhau được xây dựng theo tinh thần của Chúa. Trong mười điều răn của Chúa, điều răn “thảo kính cha mẹ” đứng liền sau điều răn “thờ phượng Thiên Chúa”, điều đó chứng tỏ rằng Thiên Chúa đòi hỏi bổn phận làm con phải có nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ của mình. Cũng dễ hiểu, vì Thiên Chúa là Cha và người cha người mẹ trần thế là phản ánh hình ảnh của Cha trên trời. Kinh thánh xác nhận: “Lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng và sẽ đền bù tội lỗi của con cái” (x. Hc 3, 14). Hay “Kẻ nào nguyền rủa mẹ cha, ngay giữa đêm khuya, đèn nó bị tắt ngúm” (Cn 20, 20). Bài đọc I của ngày lễ Thánh Gia trích sách Huấn Ca (Hc 3, 2-6.12-14) nhắc lại bổn phận thảo hiếu của con cái đối với cha mẹ, vì Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái và củng cố quyền lợi của người mẹ trên người con. Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ trên con cái là do ý muốn của Thiên Chúa và dựa trên ý muốn của Ngài: Thờ cha kính mẹ thì bù đắp lỗi lầm, được vui mừng vì con cái, được nhận lời cầu nguyện…Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ. Ai kính mẹ sẽ tích trữ được kho báu. Con cái biết vâng lời Đức Chúa sẽ làm cha mẹ an lòng. Sách Châm ngôn dạy: “Hỡi con hãy giữ lấy lời huấn dụ của cha, và đừng coi khinh lời răn đe của mẹ” (Cn 6, 20). Bởi vì: “Con cái sống lương thiện và đủ ăn, che dấu gốc gác hèn hạ của cha mẹ. Con cái phách lối và kiêu căng mất dậy bêu nhọ cho gia thế mẹ cha” (Hc 22, 7-8). Vô phúc cho những cha mẹ có con hư hỏng. Sách Huấn Ca đã kết án như vậy: “Con trai hư hỏng là điều vô phúc cho cha. Con cái lăng loàn đem lại sự nghèo hèn cho cha. Người con gái khôn là kho báu của chồng, con gái mất nết là nỗi phiền lòng cả cha lẫn chồng” (Hc 22, 3-5).
- Đức Giêsu Kitô khi xuống trần gian Người đã thực hiện trọn vẹn giới luật thứ 4 trong bảng Thập Giới: “Thảo kính cha mẹ”. Con Thiên Chúa xuống thế làm người, đã nên giống con người hoàn toàn, nhất là Người đã sống chức phận của người con trong một gia đình. Chúa Giêsu đã sống trọn tư cách làm con, Người là gương mẫu cho tất cả chúng ta noi theo. Mục đích của Thiên Chúa khi chọn con đường cứu nhân độ thế cho Đức Giêsu làm là để đổi mới quan hệ giữa người con đối với bậc cha mẹ. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, người con của gia đình Nadarét, nói lên lối sống gương mẫu của kẻ làm con cái. Đối với Thánh Gia Thất, những lời sách Huấn Ca không chỉ là những lời khuyên nhủ, nhưng nói lên phẩm giá của cha mẹ Chúa Giêsu là Mẹ Maria và thánh cả Giuse. “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con”. Đời sống vâng lời và tôn kính của Chúa Giêsu đối với cha mẹ Người chính là cách Thiên Chúa dùng để nhắc nhở các người con có bổn phận phải làm sao cho cha mẹ mình “được vẻ vang và thêm uy quyền”. Thánh Giuse và Mẹ Maria đã thực sự được vẻ vang và thêm uy quyền là vì “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40). Sau chuyến lên Giêrusalem lúc Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài…Còn Đức Giê-su, ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2, 51-52). Ngoài ra, để sống tốt đạo làm con, những người con trong gia đình cần học cho biết sống đẹp lòng Chúa như giáo huấn của Thánh Phaolô tông đồ khuyên trong lá thơ ngài gởi cho các tín hữu thành Côlôxê (Cl 3, 12-21). Thánh Phaolô phác họa cảnh một gia đình Kitô hữu như lòng Chúa mong ước. Vị tông đồ dân ngoại đã chỉ thị cho mỗi phần tử trong gia đình, từ cha mẹ, vợ chồng, con cái cho tới kẻ ăn người ở trong nhà, phải sống sao để thể hiện được những đặc nét của một gia đình gồm “những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương”. Đó là
- cảnh một gia đình êm ấm thuận hòa, vì mọi thành viên trong gia đình biết yêu thương, phục tùng, nhịn nhục, thông cảm, tha thứ và vâng phục nhau. Trong một lá thơ khác gởi cho các tín hữu tại Êphêsô, thánh Phaolô nhắn nhủ thêm: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo.Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa:để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6, 1-4). Kết: Một trong những nền tảng cao qúi của gia đình Việt Nam là đạo hiếu, là lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, của hàng hậu duệ đối với ông bà tổ tiên, của kẻ hậu sinh đối với các bậc tiền bối. Nhìn vào đời sống gia đình ngày nay, chúng ta thấy sự vâng phục của con cái đã bị bóp méo…con cái nhiều khi trở thành nỗi tủi nhục cho cha mẹ, chẳng những chúng không đem lại niềm vui hay sự ủi an cho các ngài, mà trái lại chỉ phá phách, gây phiền lụy và lo lắng cho các ngài. Những người con, đặc biệt là các người trẻ đôi khi chúng ta tự đánh mất đi mối phúc Thiên Chúa ban như trong sách Xuất Hành: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12). Là gương mẫu cho các người con, Chúa Giêsu đã sống vâng phục cha mẹ Người. Đạo làm con được răn dạy và thực hành bởi chính Chúa Giêsu Kitô, đồng thời là một đòi hỏi thiết yếu của đời sống mọi Kitô hữu. Hãy nhìn vào gia đình Thánh Gia
- mà học bài học vâng phục của Chúa Giêsu, bởi sống tốt đạo hiếu là chúng ta đang làm đẹp lòng Thiên Chúa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đạo đức trong kinh doanh
5 p | 1066 | 356
-
Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo
6 p | 498 | 177
-
Cách tạo ra một ban lãnh đạo hiệu quả - Phần cuối
7 p | 145 | 34
-
6 cách diễn đạt hiệu quả với cấp dưới
4 p | 176 | 29
-
Đọc và Suy Nghĩ - NGHĨ THỬ XEM
3 p | 132 | 27
-
Hệ giá trị của bạn là gì?
3 p | 138 | 27
-
NGUYÊN NHÂN LÀM CHO CON NGƯỜI SUY ĐỒI
22 p | 129 | 20
-
9 điều lãnh đạo không nên nói với nhân viên
3 p | 101 | 18
-
LỜI GIỚI THIỆU “Chuyện ngụ ngôn về miếng phomat
5 p | 137 | 17
-
PHƯƠNG PHÁP DIỆT TRỪ PHIỀN NÃO
10 p | 158 | 16
-
Làm thế nào để hạnh phúc?
15 p | 156 | 15
-
CHO TRÒN CHỮ HIẾU
8 p | 82 | 11
-
7 lợi thế phái nữ cần tận dụng khi làm việc
4 p | 107 | 10
-
HƯỞNG THỤ THIÊN NHIÊN
32 p | 67 | 9
-
LẠC THÚ TRONG GIA ĐÌNH
20 p | 84 | 9
-
Hiểu người để dùng người
6 p | 85 | 8
-
Học trên lớp không còn trở ngại nếu bạn có phương phápHọc trên lớp là
3 p | 81 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn