KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP<br />
SV. Nguyễn Thị Mộng Đua, Lớp: ĐHCTXH15<br />
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Bích Hưng<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết xin trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên<br />
ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía<br />
bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng<br />
thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách<br />
ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội.<br />
Từ khóa: Văn hóa ứng xử, sinh viên.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào và sự sẻ chia<br />
nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Văn hóa<br />
ứng xử là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đối với mỗi cá nhân con người nói chung và đặc<br />
biệt là văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng. Văn hóa ứng xử của sinh viên đang là vấn đề<br />
nổi bật được bàn nhiều trong các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các diễn đàn và<br />
trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hóa ứng<br />
xử xủa sinh viên hiện nay là ứng xử với bạn bè và thầy cô giáo vẫn chưa được xem xét một<br />
cách đầy đủ và cụ thể. Để sinh viên nhìn nhận đúng văn hóa ứng xử của mình và có cách ứng<br />
xử phù hợp với chuẩn mực xã hội là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Với tư cách là sinh viên<br />
đang học ngành CTXH (Công tác xã hội) tại trường Đại học Đồng Tháp, tôi thấy được tầm<br />
quan trọng trong ứng xử của sinh viên là tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá đạo đức, nhân cách<br />
của con người và là nhân tố tạo điều kiện cho việc học tập, giao lưu và lĩnh hội tri thức. Xuất<br />
phát từ đây nên tôi chọn vấn đề bàn luận là “Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường<br />
Đại học Đồng Tháp” làm bài báo nghiên cứu.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Khái niệm<br />
Khái niệm văn hóa<br />
Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy<br />
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên<br />
và xã hội [5].<br />
Có thể cho rằng: văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong<br />
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa tham gia vào việc tạo nên con người và duy<br />
trì sự bền vững và trật tự xã hội.<br />
Khái niệm ứng xử<br />
Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong<br />
một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử thể hiện ở chỗ con người chủ động trong phản ánh có<br />
lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tùy thuộc vào tri<br />
thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.<br />
Khái niệm văn hóa ứng xử<br />
Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn<br />
và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua đó mà thấy được xã hội<br />
văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng<br />
ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật<br />
pháp xã hội họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán).<br />
Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hóa. Nó bao gồm:<br />
Hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan<br />
hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo<br />
tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. [7]<br />
Trang 30<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
Có thể cho rằng: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối<br />
suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng trong việc ứng xử và giải quyết các mối quan hệ<br />
với tự nhiên, với xã hội.<br />
2.2. Thực trạng<br />
2.2.1. Cách ứng xử của sinh viên với sinh viên trong ngành CTXH trường Đại học<br />
Đồng Tháp<br />
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người phải luôn ứng phó với biết bao tình<br />
huống, có lúc xử lý dễ dàng, có lúc thì phức tạp. Xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu giao<br />
tiếp của con người ngày càng cao. Và trong đó, một vấn đề đặc biệt quan tâm hiện nay là văn<br />
hóa ứng xử của sinh viên trên giảng đường Đại học. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng<br />
có nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất<br />
quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên. Nó thể hiện tầm nhìn,<br />
trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi<br />
của mỗi sinh viên.<br />
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh<br />
kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải<br />
nhai, nói phải nghĩ”. Với một nền văn hóa hội nhập như hiện nay, văn hóa giao tiếp, chuẩn mực<br />
xã hội cũng dần mai một và biến đổi theo cơ chế mới của thời kỳ đất nước hội nhập. Liệu rằng,<br />
văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp có biến đổi hay không?<br />
Trong 20 phiếu khảo sát sinh viên ngành CTXH với câu hỏi: “Cách giao tiếp giữa sinh viên<br />
trong ngành CTXH hiện nay như thế nào?” đã thu được kết quả 60% cho rằng lịch sự; 30%<br />
không lịch sự; 10% bình thường và không có trường hợp cho ý kiến khác.<br />
Bảng 1. Cách giao tiếp giữa sinh viên trong ngành CTXH hiện nay như thế nào?<br />
Cách giao tiếp Số phiếu Tỷ lệ<br />
Lịch sự 12/20 60%<br />
Không lịch sự 6/20 30%<br />
Bình thường 2/20 10%<br />
Ý kiến khác 0/20 0%<br />
Khi được hỏi: “Nếu đến trễ trong buổi họp nhóm thì thái độ của bạn sẽ như thế nào?” phần<br />
lớn nhận được câu trả lời khá tích cực từ các bạn sinh viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Nếu đến trễ trong buổi họp nhóm thì thái độ của bạn sẽ như thế nào?<br />
Qua khảo sát cho thấy 60% các bạn sinh viên thẳng thắn xin lỗi khi biết mình đã sai vì đến trễ,<br />
nhưng bên cạnh đó có đến 30% nêu lí do cho hoàn cảnh và một số vấn đề khác thay vì nhận lỗi<br />
và 10% cười cho qua xem như không có chuyện gì. Từ những vấn đề này có thể xảy ra mâu thuẫn<br />
giữa các bạn sinh viên. Nhưng khi được hỏi “Theo bạn, khi xảy ra mâu thuẫn, sinh viên sẽ giải<br />
quyết như thế nào?” kết quả đến 60% là cãi nhau, 20% im lặng và 20% giải quyết mâu thuẫn<br />
ngay lập tức. Từ đó cho ta thấy, văn hóa ứng xử rất quan trọng, các bạn sinh viên phải cân nhắc<br />
và suy nghĩ kỹ trước khi hành động ứng xử để tránh dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực.<br />
2.2.2. Cách ứng xử của sinh viên với giảng viên trong ngành CTXH trường Đại học<br />
Đồng Tháp<br />
<br />
Trang 31<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
Đánh giá một cách khách quan, cho đến nay đa số sinh viên vẫn giữ được nét đẹp truyền<br />
thống trong ứng xử với giảng viên, các giá trị, chuẩn mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi<br />
sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và phát huy. Sinh viên luôn thể hiện thái độ kính trọng,<br />
ứng xử có văn hóa, có chuẩn mực khi giao tiếp trực tiếp với giáo viên. Nhưng liệu rằng khi giao<br />
tiếp gián tiếp thì thái độ của sinh viên có còn giữ được như vậy không? Khi không có mặt giảng<br />
viên, một ít sinh viên thường có những từ ngữ nhắc đến giảng viên như là ông A, bà B,.. và<br />
nhiều cách xưng hô kém tôn trọng khác. Khi được hỏi: “Bạn có cách xưng hô như thế nào khi<br />
không có mặt giảng viên?”, thu được kết quả khá tốt với câu trả lời là “Thầy A, cô B” chiếm<br />
90%, trường hợp gọi “ông Thầy A, bà cô B” chiếm 10% và không có trường hợp gọi bằng<br />
“Ổng, Bã hoặc gọi bằng phương án khác”.<br />
Bảng 3. Bạn có cách xưng hô như thế nào khi không có mặt giảng viên?”<br />
Cách gọi thầy cô Số phiếu Tỷ lệ<br />
Thầy A/ Cô B 18/20 90%<br />
Bà Cô A/ Ông Thầy B 2/20 10%<br />
Ổng/ Bã 0/20 0%<br />
Khác 0/20 0/20<br />
Vai trò của giảng viên ngày càng trở nên quan trọng. Họ vừa là người truyền đạt tri thức dạy<br />
dỗ ta thành người có ích cho xã hội vừa dạy ta cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội. Phần<br />
lớn sinh viên hiện nay thấy được tầm quan trọng ấy nên rất yêu quý kính trọng thầy cô, và phấn<br />
đấu trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không ít sinh viên quan niệm rằng<br />
giảng viên chỉ đơn thuần là “người làm thuê” chỉ có nhiệm vụ giảng dạy, còn sinh viên đi học<br />
chỉ với mục đích lấy bằng cấp chứ không quan trọng tương lai thế nào. Đó chính là nguyên<br />
nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng một số sinh viên tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên<br />
trong quá trình giao tiếp.<br />
Chúng ta dễ dàng bắt gặp một số hành động thiếu văn hóa của một số bạn sinh viên đối với<br />
giảng viên như: Đầu giờ, khi giảng viên vào lớp có không ít sinh viên miễn cưỡng đứng lên<br />
chào. Dường như sinh viên xem việc chào hỏi không còn quan trọng vì nghĩ thầy cô không<br />
quan tâm đến việc này, và cứ thế mà vô tư làm theo suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, khi giảng<br />
viên đang giảng bài, sinh viên nói chuyện riêng một cách vô tư, chơi game và vào mạng xã hội<br />
một cách tự nhiên mà không để ý đến lời giảng của giảng viên.<br />
Khi gặp giảng viên, đa phần sinh viên ngành chào rất kính trọng nhưng vẫn còn một số sinh<br />
viên không xem trọng việc chào hỏi. Đặc biệt cách chào hiện nay của một số sinh viên khi chào<br />
giảng viên là họ vừa đi vừa chào và thậm chí là họ chạy ù ù qua và chào “Thầy ạ!”, “Cô ạ!” để<br />
tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn rồi cười hố hố phản cảm làm cho giảng viên hiểu nhầm không<br />
biết là sinh viên đang chào mình hay chào ai? Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ trong số sinh<br />
viên. Vậy, sinh viên ngành CTXH có thái độ như thế nào khi được hỏi: “Ngoài giờ lên lớp khi<br />
gặp giảng viên, thái độ của bạn như thế nào?” kết quả cho thấy 70% sinh viên chào hỏi kính trọng,<br />
nhưng bên cạnh đó có tới 30% sinh viên chào cho có, không có thái độ làm ngơ và ý kiến khác.<br />
Bảng 4. Ngoài giờ lên lớp khi gặp giảng viên, thái độ của bạn như thế nào?<br />
Thái độ đối với giảng viên Số phiếu Tỉ lệ<br />
Chào hỏi kính trọng 14/20 70%<br />
Chào cho có 6/20 30%<br />
Làm ngơ 0/20 0%<br />
Ý kiến khác 0/20 0%<br />
3. Nguyên nhân<br />
3.1. Do ý thức của sinh viên<br />
Ngày nay, bên cạnh những ưu điểm của sinh viên như năng động, linh hoạt, sáng<br />
tạo, thích ứng nhanh,…thì bên cạnh đó đang còn một số bạn sinh viên thiếu kỹ năng<br />
được xem là cực kỳ quan trọng, đó là ứng xử có văn hóa. Bên cạnh đó việc nhận thức xã hội<br />
chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, cộng thêm sự thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống, thiếu ý thức trong<br />
lời nói nên một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập, rèn luyện; thái độ, hành vi trong giao<br />
Trang 32<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
tiếp chưa chuẩn mực. Khi hỏi “Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Chính ý thức của sinh viên<br />
dẫn đến sự thiếu văn hóa trong cách ứng xử?” hay không?” đa phần câu trả lời là “đồng ý”<br />
chiếm 90%, còn lại 10% không đồng ý với ý kiến trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Chính ý thức của sinh viên dẫn đến sự<br />
thiếu văn hóa trong cách ứng xử?”<br />
3.2. Do ảnh hưởng từ gia đình<br />
Gia đình cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc giáo dục, bồi dưỡng ứng xử có<br />
văn hóa cho sinh viên. Do đó, các bậc phụ huynh phải hết sức chú trọng trong giao tiếp ứng xử<br />
với nhau, với con cái, với họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp… Ứng xử của cha mẹ, ông bà là<br />
ứng xử mà các em sớm tiếp nhận nhất trong cuộc đời và trực tiếp nhất, có ảnh hưởng nhiều<br />
nhất. Cha mẹ ứng xử với nhau thiếu văn hóa thì làm sao con có thể ứng xử có văn hóa được.<br />
Ngày một ngày hai, ứng xử của gia đình đã thành nếp ứng xử của các em. Do đó, hơn bao giờ<br />
hết, gia đình phải là nơi thể hiện sự ứng xử có văn hóa để sinh viên dễ dàng tiếp nhận nó. Khổng<br />
Tử cũng từng nói: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua phải ra vua, tôi phải ra<br />
tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”. Vì vậy, muốn con làm trọn bổn phận con thì trước hết,<br />
cha mẹ phải làm tròn bổn phận của cha mẹ. Khi hỏi: “Văn hóa ứng xử trong gia đình ảnh hưởng<br />
đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH, bạn có đồng ý với quan điểm trên hay không?”<br />
câu trả lời chiếm 100% đồng ý với quan điểm trên và không có trường hợp nào không đồng ý.<br />
3.3. Do ảnh hưởng từ bạn bè<br />
Ngoài gia đình, bạn bè là người chúng ta gắn bó và sẻ chia những điều vui buồn trong cuộc<br />
sống. Là người luôn đồng hành với chúng ta, là người để gửi gắm tâm sự, cùng nhau cố gắng<br />
trong học tập, cùng vui chơi và là người giúp ta vượt qua những khó khăn và đưa ra những lời<br />
khuyên chân thành giúp ta vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải biết lựa chọn<br />
bạn để cùng gắn bó với nhau có như vậy chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi và sẽ hoàn thiện được<br />
bản thân mình. Khi hỏi “Theo bạn, bạn bè có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên<br />
ngành CTXH?” kết quả cho thấy 90% sinh viên đồng ý với quan niệm trên và 10% không đồng<br />
ý. Từ có quả trên cho thấy, bạn bè rất quan trọng và tác động rất lớn đến bản thân. Nếu chọn<br />
sai bạn bè sẽ là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của sinh viên.<br />
4. Giải pháp<br />
4.1. Đối với bản thân<br />
Bản thân mỗi sinh viên phải nâng cao ý thức rèn luyện, thay đổi cách ứng xử chưa phù hợp,<br />
xây dựng văn hóa ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình. Sinh viên phải tích cực, tự<br />
giác trong học tập, nghiên cứu. Sinh viên sẽ thực hiện tốt văn hóa ứng xử đối với giảng viên<br />
nếu họ có tri thức, thực sự yêu thích khoa học, yêu quý và trân trọng những bài giảng hay; họ<br />
tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống; phải có thái độ đúng mực, lời nói và hành vi lễ phép<br />
thể hiện sự kính trọng với giảng viên; phải nhận thức được rằng, văn hóa ứng xử là một trong<br />
những yếu tố giúp con người thành công. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cũng phải biết góp ý, phê<br />
bình, lên án với những thái độ, lời nói, hành vi lệch chuẩn của các sinh khác, để môi trường<br />
giáo dục và đào tạo ngày càng lành mạnh hơn.<br />
Trang 33<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
4.2. Đối với gia đình<br />
Phụ huynh phải là tấm gương, là điểm tựa vững chắc cho sinh viên noi theo. Bên cạnh đó,<br />
gia đình cần quan tâm chăm sóc, động viên con em trong quá trình học tập và rèn luyện. Phải<br />
hình thành cho các em thói quen ứng xử từ nhỏ, bên cạnh việc dạy bảo cần phải có tính định<br />
hướng cho con mình biết thế nào là đúng, thế nào là sai từ đó sẽ trở thành thói quen, trở thành<br />
nếp sống có văn hóa trong ứng xử. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc<br />
giáo dục sinh viên. Không phó mặc con em mình cho nhà trường.<br />
4.3. Đối với nhà trường<br />
Trước hết là các giảng viên đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm<br />
gương sáng về văn hóa ứng xử để học sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời cán bộ, giảng viên<br />
nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những sinh viên chưa tôn trọng mình và đồng<br />
nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà<br />
phải thật khéo léo, nhân văn để sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn<br />
mực trong thái độ cũng như lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo. Từ đó, có sự tự điều<br />
chỉnh và có hướng khắc phục và họ sẽ tôn trọng giáo viên hơn.<br />
Tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề, các cuộc thi có liên quan đến chủ đề văn hóa giao<br />
tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên. Cần phải tôn trọng ý kiến của sinh viên, lắng nghe ý kiến<br />
đồng thời có biện pháp khéo léo để sinh viên ý thức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai<br />
lệch và điều chỉnh cho phù hợp.<br />
5. Kết luận<br />
Văn hóa ứng xử có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta<br />
cần rèn luyện, học tập và ứng xử một cách có văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Người<br />
có văn hóa ứng xử là người luôn khéo léo trong ứng xử, luôn biết cách thay đổi hoàn thiện bản<br />
thân, nhận được sự yêu mến của mọi người và người có ý chí phấn đấu cho tương lai.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, nxb Văn hóa thông tin.<br />
3. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, nxb Giáo dục.<br />
4. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, nxb Giáo dục.<br />
5. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb TP. Hồ Chí Minh.<br />
6. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam, nxb Từ điển Bách khoa và Viện<br />
Văn hóa.<br />
7. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/van-hoa-ung-xu-cua-sinh-vien-dai-hoc-bach-khoa-<br />
ha-noi-hien-nay-95220.html<br />
8. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-van-hoa-ung-xu-cua-sinh-<br />
vien-truong-dai-hoc-hong-duc-1143802.html<br />
9. http://www1.vnua.edu.vn/khoa/xahoi/index.php/thong-tin-trao-doi/266-v-van-hoa-ng-<br />
x-c-a-sinh-vien-v-i-gi-ng-vien-trong-gi-ng-du-ng-d-i-h-c-hi-n-nay<br />
10. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-su-can-thiet-cua-van-hoa-ung-xu-57080/<br />
11. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-cai-dep-trong-van-hoa-ung-xu-cua-nguoi-viet-<br />
39884/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 34<br />