intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn học phật giáo - Quy nguyên trực chỉ

Chia sẻ: Mai Văn Kiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1342

177
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(BQ) Quy nguyên trực chỉ là một trong số rất ít tác phẩm văn học Phật giáo được truyền lại từ cách đây cả ngàn năm. Mặc dù mục đích chính của Tài liệu này là khuyên người tu tập, làm lành lánh dữ, niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng với văn tài của các tác giả, tập Tài liệu này đã thực sự có một giá trị văn chương độc đáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn học phật giáo - Quy nguyên trực chỉ

  1. QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ ĐẠI SƯ TÔNG BỔN Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. GPXB số 973-2007/CXB/08-22/VHSG QĐXB số: 410/QĐ-VHSG In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.
  2. ĐẠI SƯ TÔNG BỔN NGUYỄN MINH TIẾN dịch và chú giải NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính Hán văn QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN
  3. 5 LỜI NÓI ĐẦU Q uy nguyên trực chỉ là một trong số rất ít tác phẩm văn học Phật giáo được truyền lại từ cách đây cả ngàn năm. Mặc dù mục đích chính của sách này là khuyên người tu tập, làm lành lánh dữ, niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng với văn tài của các tác giả, tập sách này đã thực sự có được một giá trị văn chương rất độc đáo. Sách ra đời vào triều đại Nam Tống của Trung Hoa, có lẽ đã được soạn trong khoảng cuối thế kỷ 11. Nhờ được lưu giữ trong Đại tạng kinh, nên văn bản có thể nói là khá hoàn chỉnh, không có nhiều nghi vấn. Ngược lại, một số đoạn văn trích dẫn trong sách này còn gợi ra những vấn đề khá thú vị cho việc nghiên cứu. Chẳng hạn, có đoạn dẫn sách Tam giáo pháp số cho biết chính xác Lão tử sinh vào năm 605 trước Công nguyên. Dĩ nhiên, chúng ta không thể tin chắc vào một trích dẫn đơn thuần như thế này, nhưng với một vấn đề đã làm đau đầu các nhà nghiên cứu từ nhiều năm nay như niên đại của Lão tử, thì đây rõ ràng là một thông tin hết sức thú vị. Hoặc như bản kinh Thi-ca-la-việt lục phương lễ bái được khắc in nguyên vẹn trong sách này lại hoàn toàn khác hẳn với bản kinh cùng tên do ngài An Thế Cao dịch được lưu giữ trong Đại tạng kinh... Với giá trị văn chương phong phú cũng như nội dung chứa đựng nhiều tư tưởng, lập luận sâu sắc, chúng tôi tin rằng bản dịch được giới thiệu lần này kèm theo nguyên tác Hán văn sẽ đóng góp được phần nào cho công việc nghiên cứu cũng như sự tu tập hành trì Phật pháp. Rất mong sớm nhận được sự góp ý xây dựng cũng như những lời chỉ giáo từ quý độc giả gần xa. NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
  4. 6 歸元直指 序 延慶寺。沙門一元宗本編 寶雲寺。沙門澹雲福慇較 鹿園居士仝較 空諸居士重閱 沙門律傳音義 甞謂教門之利害有四。一曰師授不明邪法 增熾而喪其真。二曰戒法不行綱常紊亂而犯 其禁。三曰教理未彰謬談非義而惑其眾。四 曰行願不修迷入邪歧而墮於魔。 由是亂名改作聾瞽後學非止一端可傷乎 哉。 噫。祖道之不傳也久矣。欲人之無惑者難 矣。 吾雖不敏而實悲焉。是則詢求大教參考玄 文楷定正宗破諸異說。 故此一卷謂之辨明真偽普勸修持。
  5. 7 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ TỰ Diên Khánh tự, sa-môn Nhất Nguyên Tông Bổn biên Bảo Vân tự , sa-môn Đạm Vân Phước Ân giảo Lộc Viên cư sĩ đồng giảo Không Chư cư sĩ trùng duyệt Sa-môn Luật Truyền âm nghĩa Thường vị, giáo môn chi lợi hại hữu tứ: Nhất viết, sư thọ bất minh, tà pháp tăng xí, nhi táng kỳ chân. Nhị viết, giới pháp bất hành, cang thường vặn loạn nhi phạm kỳ cấm. Tam viết: giáo lý vị chương, mậu đàm phi nghĩa, nhi hoặc kỳ chúng. Tứ viết, hạnh nguyện bất tu, mê nhập tà kỳ, nhi đọa ư ma. Do thị loạn danh cải tác, lung cổ hậu học, phi chỉ nhứt đoan, khả thương hồ tai! Y, tổ đạo chi bất truyền dã cửu hỹ. Dục nhân chi vô hoặc giả nan hỹ. Ngô tuy bất mãn, nhi thực bi yên. Thị tắc tuân cầu đại giáo, tham khảo huyền văn, giai định chính tông, phá chư dị thuyết. Cố thử nhứt quyển, vị chi biện minh chân ngụy, phổ khuyến tu trì.
  6. 8 LỜI TỰA SÁCH QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ Sa-môn Nhất Nguyên Tông Bổn, chùa Diên Khánh ghi chép Sa-môn Đạm Vân Phước Ân, chùa Bửu Vân và cư sĩ Lộc Viên đọc duyệt Cư sĩ Không Chư đọc duyệt lần thứ hai Sa-môn Luật Truyền soạn phần âm nghĩa T ôi(1) thường suy nghĩ: Chỗ lợi hại trong việc tu hành có bốn điều. Một là thầy dạy không sáng suốt, tà kiến phát triển, làm mất đi sự chân thật. Hai là không thực hành theo giới luật, khiến cho giềng mối rối loạn, phạm vào những điều nghiêm cấm. Ba là không thấu hiểu giáo lý, biện luận sai lệch ý nghĩa, làm cho kẻ khác mê lầm. Bốn là không tu các hạnh nguyện, mê lạc vào đường tà, rơi xuống đường ma. Do những điều ấy mà rất nhiều nghĩa lý bị rối loạn, sửa đổi, làm cho những kẻ hậu học phải như đui như điếc, (1) Lời ngài Nhất Nguyên Tông Bổn.
  7. 9 không còn thấy nghe được Chánh pháp, thật đáng xót thương thay! Ôi! Đạo Tổ từ lâu đã không truyền nối,(1) muốn cho người ta không lầm lạc thật là rất khó! Nhất Nguyên này tuy chẳng đủ tài trí nhưng thật sự có lòng thương xót, nên cố sức tìm cầu trong Chánh giáo, đọc khắp các bản văn hay, rồi theo đó mà xác định lại tông chỉ chân chánh, trừ phá những luận thuyết sai lệch. Nhân đó mà soạn ra quyển sách này, với mục đích phân biện rõ ràng mọi lẽ chánh tà, rộng khuyên mọi người cùng gắng sức tu trì.(2) (1) Từ lâu đã không truyền nối: đây nói sự truyền nối theo cách trực tiếp như trước kia, lấy y bát làm tín vật. Cách truyền nối như thế đã dừng lại từ sau đời Lục Tổ Huệ Năng. Các Tổ sư đời sau chỉ còn “lấy tâm truyền tâm”, người chứng đạo tuy nhiều nhưng thảy đều tự biết, không lấy gì làm bằng cứ. (2) T rong bản khắc gỗ, lời tựa này được đặt ở đầu quyển hạ, còn ở đầu sách là lời tựa của những lần khắc bản in lại, do nhiều vị khác viết ra và đưa thêm vào mỗi lần in. Chúng tôi xem kỹ nội dung thấy lời tựa này tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, và đặc biệt là do chính ngài Tông Bổn soạn ra, nên đã bỏ đi các bài khác mà thay vào bằng bài này.
  8. 10 歸元直指 卷上 念佛正信往生文 蓮宗寶鑑云。夫唯心樂國,普徧十方。自 性彌陀圓融一智,妙應於色聲之境,流光於心 目之閒。就中,返妄歸眞。直下,背塵合覺。 昔我法藏發弘誓,啟極樂之玄途。故佛世 尊指西方,示韋提之妙域。示乃,廣長舌覆而 同讚。諸餘經盡而獨畱。 蓋以,利生之喜捨心增。應化之慈悲量 大。教分九品,乃别開方便之門。觀明一心, 實徑直還源之路。聖凡際會,如久客歸於家 鄉。感應道交,似稚子投於慈母。 昧斯至理,觸類皆迷。信此圓談,事無不 達。况復慈光願攝,佛力難思。順水乘船,不 勞自力。推門落臼,豈有他哉。有願必迎。無 機不被。舟石可濟。獄火頓消。
  9. 11 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ QUYỂN THƯỢNG Niệm Phật chánh tín vãng sanh văn Liên Tông Bảo Giám vân: Phù duy tâm lạc quốc, phổ biến thập phương. Tự tánh Di-đà viên dung nhất trí, diệu ứng ư sắc thanh chi cảnh, lưu quang ư tâm mục chi gian. Tựu trung, phản vọng quy chân. Trực hạ bối trần hiệp giác. Tích ngã Pháp Tạng phát hoằng thệ, khải Cực Lạc chi huyền đồ. Cố Phật Thế Tôn chỉ Tây phương, thị Vi-đề chi diệu vực. Thị nãi, quảng trường thiệt phú nhi đồng tán. Chư dư kinh tận nhi độc lưu. Cái dĩ, lợi sanh chi hỷ xả tâm tăng. Ứng hóa chi từ bi lượng đại. Giáo phân cửu phẩm, nãi biệt khai phương tiện chi môn. Quán minh nhất tâm, thật kính trực hoàn nguyên chi lộ. Thánh phàm tế hội, như cửu khách quy ư gia hương. Cảm ứng đạo giao, tự trĩ tử đầu ư từ mẫu. Muội tư chí lý, xúc loại giai mê. Tín thử viên đàm, sự vô bất đạt. Huống phục từ quang nguyện nhiếp, Phật lực nan tư. Thuận thủy thừa thuyền, bất lao tự lực. Suy môn lạc cữu, khởi hữu tha tai. Hữu nguyện tất nghinh. Vô cơ bất bị. Châu thạch khả tế. Ngục hỏa đốn tiêu.
  10. 12 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ 菩薩,聲聞生彼者無量無數。前賢後聖得 道者可檢可尋。鸚鵡,頻伽,尙有法音演唱。 蜎飛蝡動悉蒙教化恩慈。 聖境非虛,佛言不妄。何乃,愛河浪底沈溺 而不憂。火宅焰中焚燒而不懼。密織癡網,淺 智之刃莫能揮。深種疑根,汎信之力焉能援。 遂卽,甘心伏意,幸禍樂災。卻誹清淨之邦。 貪戀煩惱之世。 焦蛾爛蠒,自處餘殃。籠鳥鼎魚,翻稱快 樂。皆由,善力微而業力勝。信根少而罪根 多。 是以,三界茫茫,四生擾擾。盡貪生而兀 兀,孰解知歸。悉遂業以悠悠,不求出要。過 去生死,劫石難竆。未來輪迴,芥城莫盡。 匪夙生之有幸,豈得遇於斯因。擊鼓開囹 圄之門,宜應速出。逢舟濟沈淪之難,詎可遟 疑。敬順金文善隨佛學。不聞不解者。可痛 可傷焉。矧此,五濁惡世,四靣火焚。唯佛一 人力能救援。 旣聞妙法,宜植淨緣。一念信誠,萬德因
  11. QUYỂN THƯỢNG 13 Bồ Tát, Thanh văn sanh bỉ giả vô lượng vô số. Tiền hiền, hậu thánh, đắc đạo giả khả kiểm khả tầm. Anh vũ, tần-già, thượng hữu pháp âm diễn xướng. Quyên phi, nhuyễn động, tất mông giáo hóa ân từ. Thánh cảnh phi hư. Phật ngôn bất vọng. Hà nãi, ái hà lãng để trầm nịch nhi bất ưu. Hỏa trạch diệm trung, phần thiêu nhi bất cụ. Mật chức si võng, thiển trí chi nhận mạc năng huy. Thâm chủng nghi căn, phiếm tín chi lực yên năng viện. Toại tức, cam tâm phục ý, hạnh họa lạc tai. Khước phỉ thanh tịnh chi bang. Tham luyến phiền não chi thế. Tiêu nga lạn kiển, tự xứ dư ương. Lung điểu đỉnh ngư, phiên xưng khoái lạc. Giai do, thiện lực vi nhi nghiệp lực thắng. Tín căn thiểu nhi tội căn đa. Thị dĩ, tam giới mang mang, tứ sanh nhiễu nhiễu. Tận tham sanh nhi ngột ngột, thục giải tri quy. Tất toại nghiệp dĩ du du, bất cầu xuất yếu. Quá khứ sanh tử, kiếp thạch nan cùng. Vị lai luân hồi, giới thành mạc tận. Phỉ túc sanh chi hữu hạnh, khởi đắc ngộ ư tư nhân. Kích cổ khai linh ngữ chi môn, nghi ưng tốc xuất. Phùng châu tế trầm luân chi nạn, cự khả trì nghi. Kính thuận kim văn thiện tùy Phật học. Bất văn bất giải giả. Khả thống khả thương yên. Thẩn thử, ngũ trược ác thế, tứ diện hỏa phần. Duy Phật nhất nhân lực năng cứu viện. Ký văn diệu pháp, nghi thực tịnh duyên. Nhất niệm tín thành, vạn đức nhân chủng. Tư tề tiên triết, hy ngộ chân
  12. 14 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ 種。思齊先哲,希悟眞常。普皆如說奉行。盡 心頂禮信受。 問曰。旣言信者,未知信何法門。答曰。 信憑經中佛說,念佛定生淨土。信念佛定滅諸 罪。信念佛定得佛護。信念佛定得佛證。信 念佛臨終定得佛來迎接。 信 念 佛 往 生 ,定 得 不 退 地 。 信 念 佛 生 淨 土,定不墮三惡道。所以勸信念佛,受此法, 持此念,則往生淨土必矣。 是故三世諸佛,諸大菩薩,歷代祖師,須諸 功行,具大願力,入佛境界,成就菩提,未有不 從這箇信字而入者。 華嚴經云。信爲道元,功德母。信能長養 諸善根。信能超出眾魔路。信能得入三摩 地。信能解脫生死海。信能成就佛菩提。 嗟乎。今時齋人,信持戒而不信念佛。信 奉佛而不信往生淨土。是皆自失其大利也。 故維摩云。深信堅固,猶如金剛。欲到西 方,要由深信。 君看淨土恒沙佛。 盡是當年正信人。
  13. QUYỂN THƯỢNG 15 thường. Phổ giai như thuyết phụng hành. Tận tâm đảnh lễ tín thọ. Vấn viết: Ký ngôn tín giả, vị tri tín hà pháp môn. Đáp viết: Tín bằng kinh trung Phật thuyết, niệm Phật định sanh Tịnh độ. Tín niệm Phật, định diệt chư tội. Tín niệm Phật, định đắc Phật hộ. Tín niệm Phật, định đắc Phật chứng. Tín niệm Phật, lâm chung định đắc Phật lai nghinh tiếp. Tín niệm Phật vãng sanh, định đắc bất thối địa. Tín niệm Phật sanh Tịnh độ, định bất đọa tam ác đạo. Sở dĩ khuyến tín niệm Phật, thọ thử pháp, trì thử niệm, tắc vãng sanh Tịnh độ tất hỹ. Thị cố tam thế chư Phật, chư đại Bồ Tát, lịch đại Tổ sư, tu chư công hạnh, cụ đại nguyện lực, nhập Phật cảnh giới, thành tựu Bồ-đề, vị hữu bất tùng giá cá tín tự nhi nhập giả. Hoa Nghiêm kinh vân: Tín vi đạo nguyên, công đức mẫu. Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn. Tín năng siêu xuất chúng ma lộ. Tín năng đắc nhập Tam-ma địa. Tín năng giải thoát sanh tử hải. Tín năng thành tựu Phật Bồ-đề. Ta hồ! Kim thời trai nhân, tín trì giới nhi bất tín niệm Phật. Tín phụng Phật nhi bất tín vãng sanh Tịnh độ. Thị giai tự thất kỳ đại lợi dã. Cố Duy-ma vân: Thâm tín kiên cố, du như kim cang. Dục đáo Tây phương, yếu do thâm tín. Quân khán Tịnh độ hằng sa Phật. Tận thị đương niên chánh tín nhân.
  14. 16 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ 1. Chánh tín niệm Phật sẽ được vãng sanh(1) S ách Liên Tông Bảo Giám(2) nói rằng: “Tâm thể chính là cõi Cực Lạc(3) trải khắp mười phương.(4) Tự tánh là đức Di-đà(5) tròn đầy trí giác.(6) Mầu nhiệm ứng theo thanh sắc nơi ngoại cảnh,(7) tỏa sáng nơi tự tâm.(8) Bởi vậy, bỏ mê vọng liền về chân thật, thẳng lìa trần ai tức là giác ngộ.”(9) “Thuở trước ngài Pháp Tạng phát lời nguyện lớn, khai mở con đường nhiệm mầu sang Cực Lạc.(10) Cho nên đức Thế Tôn (1) Bài văn này nói ý nghĩa của việc niệm Phật, lấy chánh tín làm nhân, lấy vãng sanh Tịnh độ làm quả. (2) Liên tông bảo giám là bộ sách 10 quyển, của ngài Ưu-đàm Tông chủ (cũng có tên là Phổ Độ), giảng thuyết và xiển dương pháp tu Tịnh độ. (3) Kinh Duy-ma nói: “Tùy tâm mình tịnh thì cõi Phật tịnh.”(Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh. - 隨其心淨則佛土淨。) (4) Trải khắp mười phương: Mười phương hư không đều do nơi tâm mà hiển hiện ra; tâm thể bao quát tất cả các cõi thế giới nhiều như số hạt bụi nhỏ li ti. (5) Tự tánh là đức Di-đà: Tự tánh của mỗi chúng sanh tức là Phật, bởi vì hết thảy chúng sanh đều sẵn có Phật tánh. (6) Tròn đầy trí giác: Tất cả các chúng sanh đều tự có sẵn trí huệ của Như Lai, chỉ do vô minh che lấp, mê muội nên không phát lộ được. (7) Mầu nhiệm ứng theo thanh sắc nơi ngoại cảnh: Âm thanh và hình sắc là hai trong sáu yếu tố ngoại cảnh, gọi là sáu trần (lục trần): hình sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm, pháp trần. Nói thanh sắc là cách nói gọn, thật ý là muốn chỉ cả sáu trần. Nếu tâm thanh tịnh thì ứng hiện ra sáu trần cũng thanh tịnh, mầu nhiệm như thật tướng. (8) Tỏa sáng nơi tự tâm: Nguyên văn là “lưu quang ư tâm mục chi gian”. Phần sớ giải có ghi: “Cử tâm xúc mục tức thị Bồ-đề, cố viết lưu quang” (舉心觸目即是菩 提,故曰流光。) Nối theo ý của câu trên, tức là khi tâm thể thanh tịnh, mọi sự xúc chạm, thấy nghe đều là cảnh trí giác ngộ. Nên nói là “tỏa sáng nơi tự tâm”. (9) Tự tánh trí giác vốn sẵn có xưa nay, chỉ cần dứt bỏ mê vọng, lìa khỏi trần cấu thì trí tuệ tự nhiên hiển hiện. Nên Thiền tông nói: “Tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu.” (心地若通,慧日自照。) (10) Kinh Cổ Âm ghi rằng: “Về thời quá khứ cách nay vô số kiếp, có đức Phật Tự Tại Vương ra đời độ chúng sanh. Khi ấy có vị Luân vương tên Kiều-thi-ca nghe pháp giác ngộ, bèn bỏ ngôi vua, theo Phật xuất gia, hiệu là Pháp Tạng. Khi ấy, ngài
  15. QUYỂN THƯỢNG 17 mới chỉ về phương Tây mà dạy cho bà Vi-đề-hy biết rõ cõi diệu huyền.(1) Khi ấy, mười phương chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà xưng tán.(2) Nên báo trước rằng khi các kinh khác đều đã mất, sẽ chỉ riêng lưu lại bộ kinh A-di-đà.(3) “Bởi vì, tâm hỷ xả làm lợi ích chúng sanh càng nhiều thì lượng từ bi ứng hóa càng thêm lớn. Giáo pháp phân chia chín phẩm, riêng mở phép tu này làm phương tiện; một lòng xét rõ, thật đây là nẻo tắt quay về nguồn cội. Thánh phàm gặp gỡ là duyên, như khách phương xa trở về quê cũ; cảm ứng giao thông là đạo, như trẻ thơ quấn quít mẹ hiền. “Những ai mê muội không hiểu rõ lý này, đối trước ngoại cảnh thảy đều lầm lạc; những ai có lòng tin trọn vẹn, mọi sự ắt đều hiểu thấu. Huống chi lại còn được sức nguyện lực khôn lường của đức Phật, phóng hào quang từ bi tiếp độ, Pháp Tạng đối trước Phật phát 48 lời nguyện lớn thanh tịnh, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc. Tỳ-kheo Pháp Tạng thuở xưa, nay chính là đức Phật A-di-đà, quả thành như nguyện.” (1) Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật ghi rằng: “Thái tử A-xà-thế tại thành Vương-xá, nghe lời xúi giục của Đề-bà-đạt-đa nên giam cầm vua cha là Tần-bà-sa-la, chẳng cho ăn uống. Mẹ của thái tử là bà Vi-đề-hy đem bánh bột và nước lén dâng lên vua. Thái tử nghe biết chuyện ấy, muốn giết mẹ đi. Các quan đại thần ngăn cản, A-xà-thế bèn giam mẹ vào ngục tối. Phu nhân sầu khổ, lễ Phật, nguyện được sanh về thế giới không có sự ác nghịch. Phật vì bà mà phóng hào quang hiện cho thấy các cõi thế giới trong sạch mười phương để bà lựa chọn. Phu nhân vui mừng, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc ở phương tây. Phật nhân đó ngợi khen pháp môn niệm Phật, dạy bà chuyên tâm niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, sẽ được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của đức Phật ấy. (2) Khi đức Phật Thích-ca giảng thuyết kinh A-di-đà, chư Phật trong mười phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài bao trùm các cõi thế giới, tỏ lời xưng tán đức Phật Thích-ca và kinh A-di-đà. Tướng lưỡi rộng dài là tướng trạng hiện ra để minh chứng cho lời nói chân thật không hư dối. (3) Phật dạy rằng khi Chánh pháp sắp diệt mất, kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ bị mất trước nhất, sau đó các kinh khác cũng dần dần mất đi, duy chỉ còn kinh A-di-đà sẽ còn lại cho đến giai đoạn cuối cùng để cứu độ vô lượng chúng sanh.
  16. 18 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ như thuyền xuôi theo nước, chẳng cần nhọc sức; cửa đẩy cối rơi, quyết chắc như vậy. Đã lập nguyện tất được đón về; không cơ duyên nào không ứng tiếp. Như tảng đá nặng nhờ thuyền có thể nổi trên mặt nước;(1) như lửa địa ngục có thể nhờ sức niệm Phật mà tức thì diệt mất.(2) “Hàng Bồ Tát, Thanh văn vãng sanh về cõi ấy số nhiều không kể xiết. Bậc hiền thánh từ trước về sau, người đắc đạo có thể thấy biết rất nhiều. Chim anh vũ, tần-già(3) mà còn diễn xướng pháp âm; nên những loài biết bay biết chạy, hẳn đều được nhờ ơn lành giáo hóa. “Cảnh giới bậc thánh vốn không hư vọng; lời Phật nói ra không thể sai lầm. Vì sao lại chìm đắm giữa giòng sông ái (1) Kinh Tỳ-kheo Na-tiên ghi đoạn vua Di-lan-đà hỏi ngài Na-tiên rằng: “Sa-môn các ngài dạy rằng: Người ta dù làm đủ các điều ác, cho đến lúc sắp chết quay lại niệm Phật. Như vậy sau khi chết liền được sanh về tịnh độ. Trẫm không tin điều ấy. Lại còn nói rằng: Chỉ cần giết hại một sanh mạng, khi chết phải đọa vào địa ngục. Trẫm càng không thể tin được!” Na-tiên hỏi vua: “Này đại vương, như có người cầm hòn đá nhỏ ném xuống mặt nước. Đá ấy nổi hay chìm?” Vua đáp: “Tất nhiên là chìm.” Na-tiên lại hỏi: “Như có người lấy cả trăm hòn đá to mà xếp lên thuyền lớn, thuyền ấy có chìm không?” Vua đáp: “Không chìm.” Na-tiên nói: “Hàng trăm hòn đá to nhờ có chiếc thuyền nên không bị chìm. Người ta cũng vậy, tuy có làm các điều ác nhưng nhờ biết hồi tâm niệm Phật nên không bị đọa vào địa ngục. Sau khi chết được sanh sanh về tịnh độ. Chỉ một hòn đá nhỏ rơi xuống nước tất phải chìm, cũng như người làm việc ác nhưng không được học biết kinh Phật. Sau khi chết nhất định phải đọa vào địa ngục.” (2) Trương Thiện Hòa đời nhà Đường, làm nghề giết bò, lúc lâm chung thấy có chiếc xe toàn lửa hiện ra, mới vội vả thỉnh thầy tăng mà cầu cứu. Thầy tăng dạy cho niệm Phật A-di-đà. Hòa nói rằng: “Địa ngục đến nơi rồi.” Bèn cấp tốc đi kiếm chiếc lư hương và nâng lên trán. Niệm Phật vừa được mười lần, thì nói rằng: “Có Phật đến rước tôi.” Nói xong liền thác. (3) Theo kinh A-di-đà thì chim anh vũ (chim két) và chim ca-lăng-tần-già là những loài chim do Phật A-di-đà hóa hiện ở cõi Cực Lạc, ngày đêm thường hót lên âm thanh vi diệu và thanh nhã để diễn đạt những bài thuyết pháp về Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề phần, Bát chánh đạo. Người nghe chim diễn xướng liền sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
  17. QUYỂN THƯỢNG 19 luyến(1) cuộn sóng mà chẳng biết lo; ở trong căn nhà lửa(2) cháy bừng đốt thiêu hoài mà không sợ? Lưới si mê dày đặc, lưỡi gươm trí huệ nếu không sắc bén làm sao chém phá? Mối nghi ngại trồng sâu, đức tin nếu cạn cợt dễ đâu nhổ bỏ? Vậy nên cuối cùng rồi cam tâm nhụt chí, đành lòng mà nhận lấy tai ương. Với cõi thanh tịnh lại chê bai, với đời phiền não thì tham luyến! “Bướm thiêu, kén cháy, toàn chốn tai ương; cá vạc, chim lồng, lấy làm khoái lạc! Thảy đều là do ác nghiệp nặng hơn căn lành; gốc tội sâu hơn đức tin. “Cho nên ba cõi mênh mang, bốn loài(3) lăn lộn. Thảy đều vì tham sống mà lận đận, nào biết đường về? Cuối cùng đều theo nghiệp mà lao đao, chẳng lo tìm cách thoát ra. Chết đi sống lại trong quá khứ đã vô số kiếp,(4) đường luân hồi sắp đến cũng lâu xa không sao tính hết!(5) (1) Sông ái luyến: ái hà (愛河) hay ái dục hà (愛欲河), nghĩa đen là con sông ái luyến, tham dục. Vì lòng ái luyến, tham dục của chúng sanh khiến cho người ta phải chìm đắm mãi trong đó, cũng như dòng sông cuộn sóng nhận chìm người, nên so sánh mà gọi tên như vậy. (2) Nhà lửa: hỏa trạch (火宅), căn nhà đang cháy. Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng ba cõi (hay Tam giới, gồm có Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) như căn nhà đang cháy đỏ. Chúng sanh ở trong ba cõi cũng như đang ở trong căn nhà cháy đỏ. Các mối phiền não: tham dục, sân hận, si mê trong ba cõi tỷ như những ngọn lửa nung đốt họ mãi, thế mà họ chẳng biết sợ mà tìm lối thoát ra. Muốn ra khỏi căn nhà lửa ấy, phải sớm biết tu tập theo pháp Phật. (3) Bốn loài (tứ sanh): các loài trong luân hồi thảy đều sanh ra bằng một trong bốn cách: thai sanh (sanh từ bào thai), noãn sanh (sanh ra từ trứng), thấp sanh (sanh ra do nơi ẩm thấp), hóa sanh (do biến hóa mà sanh), nên gọi chung là bốn loài. (4) Nguyên văn là “kiếp thạch”, kiếp đá. Thuật ngữ này có nghĩa là thời gian lâu xa vô cùng. Ví như có một hòn đá vuông vức 40 dặm; cứ một trăm năm dùng mảnh lụa mềm mà phất vào hòn đá một lần. Như vậy cho đến khi hòn đá phải mòn hết, đó là quãng thời gian một “kiếp thạch”, nên nói là vô số kiếp. (5) Nguyên văn là “giới thành”: thành hạt cải. Thuật ngữ này chỉ một khoảng thời gian lâu xa không tính hết được. Ví như có một cái thành lớn, bề cao và chu vi đều 40 dặm; bỏ đầy hạt cải vào trong thành ấy. Cứ qua một trăm năm thì lấy ra một hạt cải. Như vậy, chừng nào lấy hết hạt cải trong thành thì vừa trọn một kiếp. Nên nói là lâu xa không sao tính hết.
  18. 20 QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ “Nếu chẳng nhờ duyên lành thuở trước, dễ đâu gặp được nhân này? Trống đánh mở cửa ngục tù, nên mau ra khỏi; gặp thuyền vớt nạn trầm luân, chớ nên chậm chạp. Kính thuận lời vàng, khéo nương học Phật. Những ai chẳng nghe, chẳng hiểu, thật đáng xót thương! Huống chi, cõi ác có năm món ô trược này,(1) lửa đốt bốn bề, muốn được nhờ cứu vớt ra khỏi, duy chỉ có Phật mà thôi! “Đã được nghe pháp nhiệm mầu, nên trồng lấy duyên thanh tịnh. Một niệm thành tín, muôn đức do đó vun bồi.(2) Dù như hiền triết thuở xưa, cũng khó gặp được pháp chân thường. Mong sao mọi người đều theo như lời dạy, kính cẩn vâng làm, hết lòng đảnh lễ tin nhận.” ° ° ° ° Hỏi: Nói là tin, nhưng chưa biết tin ở pháp môn nào? ª Đáp: Tin ấy là dựa vào Phật thuyết trong kinh: Niệm Phật nhất định sanh về Tịnh độ. Tin niệm Phật, chắc chắn diệt được tội lỗi. Tin niệm Phật, chắc chắn được Phật hộ trì. Tin niệm Phật, chắc chắn được Phật chứng biết. Tin niệm Phật, khi lâm chung chắc chắn được Phật tiếp độ. Tin niệm Phật vãng sanh, chắc chắn được địa vị không thối chuyển. Tin niệm Phật sanh Tịnh độ, chắc chắn không đọa vào ba nẻo dữ.(3) Vì vậy mà khuyên nên tin niệm Phật, (1) Theo trong kinh A-di-đà thì “ngũ trược ác thế” là năm sự ô trược ở cõi ác này. Đó là: kiếp trược, kiến trược, chúng sanh trược, mạng trược, phiền não trược. (2) Trong pháp tu niệm Phật, lòng thành tín là nhân; còn việc được vãng sanh, thành Phật có đủ muôn đức là quả. (3) Ba nẻo dữ, hay Tam ác đạo, đó là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
  19. QUYỂN THƯỢNG 21 tin nhận pháp này, thường niệm như thế này, chắc chắn được vãng sanh Tịnh độ. Bởi vậy cho nên ba đời chư Phật,(1) chư đại Bồ Tát, các đời Tổ sư tu các công hạnh, đủ nguyện lực lớn, vào cảnh giới của Phật, thành tựu quả Bồ-đề, chưa có ai chẳng nhờ nơi một chữ tin ấy mà được vào. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma. Lòng tin có thể đắc nhập vào đại định. Lòng tin có thể giải thoát khỏi biển sanh tử. Lòng tin có thể thành tựu quả Phật Bồ-đề.” ° ° ° Than ôi! Người đời nay biết ăn chay, tin vào việc giữ giới, mà chẳng tin pháp niệm Phật; tin thờ Phật mà chẳng tin việc vãng sanh Tịnh độ. Như vậy đều là tự mình bỏ mất đi một điều lợi lớn! Cho nên kinh Duy-ma nói rằng: “Lòng tin sâu vững kiên cố cũng như chất kim cang.” Muốn đến cõi Tây phương, trước hết phải do lòng tin sâu vững. Hãy nhìn xem nơi các cõi thế giới thanh tịnh, chư Phật số đông như cát sông Hằng, thảy đều là những người trước đây đã từng gieo nhân chánh tín. (1) Ba đời chư Phật: Chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2