Văn phân tích lớp 12: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
lượt xem 6
download
“Số đỏ” (1936) là một kiệt tác lừng danh của nhà văn hiện thực trào phúng kiệt xuất Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939). Cùng tìm hiểu tác phẩm qua bài mẫu phân tích để hiểu rõ tác phẩm hơn nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn phân tích lớp 12: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
- Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
- Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện trong chương sách “Hạnh phúc của một tang gia”. Hướng dẫn làm bài A. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu đoạn trích. - Chẳng hạn đây là một cách mở bài: “Số đỏ” (1936) là một kiệt tác lừng danh của nhà văn hiện thực trào phúng kiệt xuất Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939). Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi cười châm biếm giòn giã, sảng khoái, nhưng cay độc, ném thẳng vào bộ mặt xã hội thượng lưu, trưởng giả thành thị chạy theo “mốt”, “văn minh”, “Âu hóa”, “Cải cách xã hội” hết sức nhố nhăng, đồi bại và bịp bợm đương thời. Tiếng cười trào phúng đặc sắc và đầy tài năng ấy của Vũ Trọng Phụng dường như
- được kết tinh ở “Hạnh phúc của một tang gia”, một chương sách có giá trị hiện thực vừa rộng lớn, vừa sâu sắc. B. Thân bài I. Nêu ý nghĩa “Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, lên án, đả kích xã hội. Trước hết, nó đòi hỏi phải vạch ra được mâu thuẫn đáng cười của đối tượng, rồi dùng biện pháp phóng đại (cường điệu) để tô đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở nên đáng cười. Nhà văn trào phúng tài năng là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, tạo nên những tình huống trào phúng, dựng lên được những chân dung trào phúng” II. Hiểu như vậy, chúng ta thấy mâu thuẫn trào phúng trước hết được thể hiện ngay ở nhan đề giật gân, đầy tính chất mỉa mai, châm biếm: “Hạnh phúc của một tang
- gia”. 1. Xưa nay, theo đạo lí thông thường mà cũng là phù hợp với quy luật tình cảm của con người thì không một gia đình nào lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc trước cái chết của người thân. Ấy vậy mà ở đây cả gia đình nhà cố Hồng lại nhất loạt phấn khởi, vui mừng trước cái chết đột ngột của cụ Tổ – người đã từng là cha, là ông của chúng. Vì “cái chết của ông cụ đáng chết” này đã trở thành một dịp may đặc biệt để mỗi người trong gia quyến, thỏa mãn được một nguyện vọng xấu xa nào đó, nên ai cũng rất hạnh phúc. 2. Điều thú vị là mọi người nhờ cái chết của cụ Tổ mà ai cũng được hưởng hạnh phúc, song lí do và những biểu hiện của nó lại khác nhau, không ai giống ai, thật là đa dạng, sinh động và hấp dẫn (phân tích ngắn gọn từng nhân vật với vẻ bề ngoài phù hợp với nhà có đám tang, nhưng trong bụng thì đang khấp khởi mừng thầm vì mỗi người đều đạt được những tham vọng của bản thân: Cụ Cố Hồng, Văn Minh chồng, Phán mọc sừng, cậu Tú Tân, Tuyết…). 3. Mỉa mai hơn nữa là hạnh phúc của gia đình có đám tang này rất lớn, lớn đến nỗi
- tràn cả ra để những người ngoài gia đình cũng được hưởng (sự mâu thuẫn giữa những hình thức và nội dung của những chân dung trào phúng, đã được ngòi bút của Vũ Trọng Phụng điểm qua nhưng rất chân thực, sinh động và đầy ấn tượng và có ý nghĩa châm biếm, đả kích rất sâu sắc: Xuân Tóc Đỏ, chủ tiệm Âu Hóa, sư Tăng Phú, cảnh sát Min Đơ, Min Toa, đám trưởng giả, bạn thân cụ Cố… III. Mâu thuẫn xuyên suốt cảnh tượng đám tang: Đây là một đám ma rất to, rất đông được tiến hành trọng thể, nhưng kì thực đó là một đám rước đám hội hóa trang rất linh đình và vui vẻ. Ở đây một lần nữa bộc lộ tài trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. 1. Cái đám tang của cụ Tổ quả thật “rất gương mẫu”, to tát “danh giá nhất tất cả”, có đủ mọi thứ nghi thức sang trọng. Nhưng cái đám tang “vui vẻ” ấy đã phơi bày bản chất khoa trương, rởm hợm, vô văn hóa. Cái đám tang của nhà cụ Tổ có đủ mọi thứ rất “to tát” có thể làm cho “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng” ấy lại thiếu một yếu tố quan trọng để thành một đám ma bình thường.
- Đó là tình người, nỗi đau buồn đối với người đã khuất (thái độ, tình cảm của người đi đưa tang, những mẩu đối thoại vụn vặt, lộn xộn đã nói được bản chất đồi bại, không đạo lí, tình nghĩa của những kẻ mang danh “tân thời”…). 2. Cảnh tượng đám tang nói trên được kết thúc bằng một chi tiết có ý nghĩa đả kích thâm thúy sâu cay (chi tiết vừa khóc rống lên ra dáng một cháu rể quý hóa, vừa giữ bí mật “dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư” để “giữ chữ tín làm đầu” và chuẩn bị hợp tác với hắn một cuộc kinh doanh mới mà ông Phán đã trù tính). Ông Phán quả là một diễn viên kịch xuất sắc là đây là đỉnh cao của sự trào phúng trong màn hài kịch “Đám ma gương mẫu”. IV. Nghệ thuật trào phúng còn được thể hiện trong việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh, câu văn, từ ngữ…bất ngờ, mang ý nghĩa châm biếm (dẫn chứng). C. Kết luận - Chương sách là một màn hài kịch được tạo nên bởi một chuỗi cười trào phúng giòn giã.
- - Thông qua đó, tác giả đã lật tấy bộ mặt thật vô văn hóa, thối nát, bịp bợm, lố bịch của bọn thượng lưu bấy giờ. - Sử dụng thủ pháp phóng đại, nhưng người đọc vẫn cho là thật, vì tất cả đều có hạt nhân khách quan hợp lí. - Liên hệ với đoạn trích “Đám tang lão Gorio” để làm nổi rõ tầm khái quát của ngòi bút Vũ Trọng Phụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chí Phèo - Văn phân tích lớp 12
6 p | 457 | 76
-
Văn phân tích lớp 12: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi
9 p | 162 | 29
-
Văn phân tích lớp 12: Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
8 p | 228 | 24
-
Văn phân tích lớp 12: Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
9 p | 166 | 24
-
Văn phân tích lớp 12: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
7 p | 453 | 22
-
Văn phân tích lớp 12: Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước CM
7 p | 116 | 15
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích kết thúc truyện Tấm Cám
10 p | 279 | 13
-
Văn phân tích lớp 12: Cảm nhận về tình yêu trong tác phẩm ‘Chí Phèo’ của Nam Cao
10 p | 154 | 12
-
Văn phân tích lớp 12: Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân.
7 p | 334 | 10
-
Văn phân tích tác phẩm văn học lớp 12: Phân tích Bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan !
7 p | 190 | 10
-
Văn phân tích lớp 12: Một người Hà Nội và phong cách của Nguyễn Khải.
12 p | 92 | 9
-
Văn phân tích lớp 12: Trình bày suy nghĩ về ý chí và nghị lực.
7 p | 202 | 7
-
Văn phân tích lớp 12: Những ý chính khi phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc tường
7 p | 96 | 6
-
Văn phân tích lớp 12: So sánh Tnú và Việt - Cụ Mết và chú Năm
9 p | 165 | 5
-
Văn phân tích lớp 12: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại
7 p | 68 | 4
-
Văn phân tích lớp 12: Tuyên ngôn độc lập
13 p | 131 | 4
-
Văn phân tích lớp 12: Tâm trạng tương tư trong bài thơ “Tương tư” - Nguyễn Bính
7 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn