Văn phân tích lớp 12: Tuyên ngôn độc lập
lượt xem 4
download
Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Hy vọng bài phân tích này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh khi tìm hiểu tác phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn phân tích lớp 12: Tuyên ngôn độc lập
- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ********************************************** *****
- Câu hỏi 1: Anh/ chị hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh Đáp án: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. - Người luôn chú ý đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật. Mặt khác, nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Khi cấm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích) rồi mới đến Viết cái gì? (nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức). Câu hỏi 2: Anh/ chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
- Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. -Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu hình ảnh, giọng điệu đa dang. -Tryện và kí: Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thuý sâu cay. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo và hiện đại. -Thơ ca: Phong cách hết sức đa dạng, hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực về nghệ thuật, sử dụng thành công nhiều thể loại thơ. Có loại thơ tuyên truyền cổ động lời lẽ mộc mạc giản dị, có loại thơ hàm súc uyên thâm kết hợp giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại. Câu hỏi 3: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi
- toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp) - Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu...) - Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương Hồ Chí Minh) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Nhật kí trong tù,Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khua...). Câu hỏi 4: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: -19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại Quảng trường Ba Đình, Hà
- Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Câu hỏi 5: Mục đích sáng tác tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: Tuyên bố với nhân dân trong nước và trên thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định chính thức quyền tự do độc lập và quyền được hưởng độc lập, tự do của nước ta. Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm. Tuyên bố về quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư luận tái chiếm Việt
- Nam. Câu hỏi 6: Bố cục của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh ? Đáp án: + Đoạn l (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập. + Đoạn 2 (từ Thế mà đến d©n chñ céng hoµ): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi 7: Anh/ chị hãy trình cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” . Bác đã trích dẫn những bản Tuyên ngôn nào? Hãy giải thích vì sao Bác lại trích dẫn những bản Tuyên
- ngôn ấy? Đáp án: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) Việc trích dẫn nhằm khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, Cách mở bài rất đặc sắc: +Từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. +Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến II vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
- Câu hỏi 8: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” – trích “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh Đáp án: Người đã nâng vấn đề Nhân quyền, Dân quyền lên tầm vóc cao hơn, rộng hơn. Từ quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc của cá nhân lên thành vấn đề quyền của các dân tộc: “suy rộng ra... Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...”. Đây là một suy luận rất quan trọng đối với các nước thuộc địa vì trước khi nói đến quyền con người thì phải đòi lấy quyền của dân tộc. Câu hỏi 9: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với dân ta?
- 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện. Câu hỏi 10: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối với dân ta? Đáp án: - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta,
- 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Câu hỏi 11: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những tội ác của thực dân Pháp đối với dân ta như thế nào? Đáp án: Pháp kể công "khai hóa", bản Tuyên ngôn kể tội áp bức bóc lột tàn bạo và tội diệt chủng của chúng. Tội nặng nhất là gây ra nạn đói năm giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc Kì đến Quảng Trị. Pháp kể công "bảo hộ", bản tuyên ngôn kể tội hai lần chúng dâng Đông Dương cho Nhật. Pháp nhân danh Đồng minh đã chiến thắng phát xít, giành lại Đông Dương, bản Tuyên ngôn kể tội chúng phản bội đồng minh: đầu hàng Nhật, khủng bố Cách mạng Việt Nam đánh Nhật cứu nước. Bản Tuyên ngôn nói rõ: Dân tộc Việt Nam giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Câu hỏi 12:
- Anh/ chị hãy cho biết trong phần cuối tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã tuyên bố với thế giới như thế nào? Đáp án: - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên) - Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước). Câu hỏi 13: Anh/ chị hãy cho biết giá trị của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do. - Giá trị văn học: + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải
- phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc. + Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. Câu hỏi 14: Anh/ chị hãy cho biết đối tượng hướng tới và mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp. - Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân. Câu hỏi 15: Anh/ chị hãy cho biết phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện qua “Tuyên ngôn Độc lập’?
- Đáp án: - Văn phong của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập rất đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục - Cách lập luận chặt chẽ: dẫn trích mở đÇu bằng lời văn trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp (1791 ) làm cơ sở pháp lí. Dùng thủ pháp tranh luận theo lối: “gậy ông đập lưng ông”, lập luận theo lôgíc tam đoạn luận. - Bằng chứng hùng hồn, không ai chối cãi được. (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá ) - Ngòi bút chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt. - Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là tác phẩm văn chương đích thực, có thể xem là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
31 p | 2280 | 1556
-
Phân tích đoạn văn trong bài Tuyên ngôn độc lập
6 p | 493 | 72
-
Phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
15 p | 400 | 65
-
HƯỚNG DẪN MÔN VĂN: ĐỂ CÓ MỘT BÀI VĂN PHÂN TÍCH HAY
7 p | 166 | 43
-
Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
6 p | 776 | 24
-
Phân tích “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
5 p | 225 | 15
-
Phân tích để làm rõ giá trị của Tuyên ngôn độc lập
4 p | 210 | 13
-
Phân tích giá trị lịch sử của bản “Tuyên ngôn độc lập”
11 p | 58 | 10
-
Phân tích sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ Tố Hữu trong bài ''Từ ấy"
4 p | 120 | 8
-
Phân tích giá trị của Tuyên ngôn độc lập
9 p | 191 | 6
-
Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
19 p | 14 | 5
-
Nắm trọn chuyên đề vận dụng - vận dụng cao hàm số lớp 12
513 p | 28 | 5
-
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
2 p | 62 | 4
-
Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập
5 p | 54 | 3
-
Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 p | 90 | 3
-
Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015-2016 – Trường THPT Hàn Thuyên
6 p | 51 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn