intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả)" trình bày đôi nét về tiểu sử, học vấn, quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh; Về sự nghiệp văn học của người. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG: THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HỒ CHÍ MINH 1
  2. Phần một: Tác giả I. Vài nét về tiểu sử - Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890. - Xuất thân: Sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. - Quê quán: làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Song thân: + Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc + Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan
  3. Ngôi nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 5 tuổi.
  4. - Học vấn: + Thời trẻ, học chữ Hán ở nhà + Học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp tại trường Quốc học Huế. + Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
  5. - Quá trình hoạt động cách mạng: + 1911: ra đi tìm đường cứu nước. + 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây ″Bản yêu sách của nhân dân An Nam″ + 1920: Dự đại hội Tua, là một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp + 1923 - 1941: Hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng: ⋅Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925), ⋅Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng, Đảng cộng sản Việt Nam. + 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng. + 1942 – 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc. + Sau khi ra tù: về nước, lãnh đạo cách mạng + 1946: được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH. + 2 / 9 / 1969: Người từ trần.
  6. Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5.6.1911 (Ảnh chụp đầu thế kỉ XX)
  7. Tàu Đô đốc Latouche - Tréville, chàng thanh niên Văn Ba đã làm phụ bếp khi rời Việt Nam
  8. BÁC HỒ LÀM PHỤ BẾP TRÊN TÀU TƠREVIN
  9. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tham dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, ngày 26/12/1920.
  10. Nguyễn Ái Quốc (ngồi hàng thứ nhất, bên trái), Nguyễn Ái Quốc vào năm 1923 cùng một số Đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 tại Liên Xô tháng 7/1924.
  11. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
  12. Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Bác những ngày Bác ốm năm 1969
  13. II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác a. Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng: - ″Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong″ (Cảm tưởng đọc ″Thiên gia thi″). - ″ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy″. (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951)
  14. II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác b. Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học: - Tính chân thực: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực + Người nhắc nhở những tác phẩm: ″chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít″. + Người căn dặn: ″miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn″, phải ″giữ tình cảm chân thật″. - Tính dân tộc: + Người nhắc nhở giới nghệ sĩ: phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi viết, ″nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc″ + Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ: ″chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo″.
  15. II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác c. Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm Người luôn đặt 4 câu hỏi: - ″Viết cho ai?″ (Đối tượng) - ″Viết để làm gì?″ (Mục đích) - ″Viết cái gì?″ (Nội dung) - ″Viết thế nào?″ (Hình thức) → Tuỳ trường hợp cụ thể, Người vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau → Tác phẩm của Người có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực, hình thức sinh động, đa dạng.
  16. 2. Di sản văn học: a. Văn chính luận: - Cơ sở: Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. - Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. - Tác phẩm tiêu biểu:
  17. Bản thảo “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2