Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 4
download
"Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm" được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh lớp 12 có thể ôn tập và củng cố kiến thức, nắm được nội dung bài học một cạc tốt nhất. Đồng thời, giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
- TRƢỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN
- I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐẤT NƢỚC III. TỔNG KẾT IV. BÀI TẬP
- I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:
- a/ Tiểu sử: - Quê: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa - Phong Điền - Thừa Thiên Huế. - Gia đình: Trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. - Học tập và trưởng thành ở miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam. - Là một trong những nhà thơ trưởng thành trưởng thành trong cuộc kháng Nguyễn Khoa Điềm chiến chống Mĩ. - Năm 2000, ông được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- b/ Phong cách thơ: - Thơ Nguyễn Khoa Điềm đa phong cách: lúc hùng tráng sôi nổi, khi trữ tình tha thiết với đời với người. - Thơ ông hấp dẫn bởi xúc cảm nồng nàn, suy tư sâu lắng và giàu chất chính luận - trữ tình. * Tác phẩm tiêu biểu: ( sgk) + Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972) + Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974) + Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986) + Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990) + Cõi lặng (thơ, 2007)
- 2. Trường ca “Mặt đường khát vọng”: a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết "Mặt đường khát vọng". b. Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình) c. Kết cấu: gồm chín chương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm d. Nội dung: Viết về sự thức tỉnh của nhân trong kháng chiến chống Mỹ dân, tuổi trẻ miền Nam, về sứ mệnh của thế hệ nhà thơ với đất nước trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- 3. Đoạn trích: a. Vị trí: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” b. Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại. c. Cảm xúc chủ đạo: Tư tưởng cốt lõi là “ Đất nước” của nhân dân, do nhân dân làm ra. d. Bố cục: Gồm hai phần: - Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước. - Phần 2: Còn lại Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
- 3. Đoạn trích: a. Vị trí: b. Giá trị: c. Cảm xúc chủ đạo: d. Bố cục: e. Cảm nhận chung: - Đoạn trích được viết bằng giọng thơ trữ tình, cảm hứng bay bổng. Hình tượng đất nước được cảm nhận từ thời gian lịch sử, không gian địa lí, bề dày văn hóa truyền thống của dân tộc đến tư tưởng “ Đất Nước của Nhân Dân”
- “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày II. Đọc – hiểu văn bản: xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây 1. Phần 1: Những cảm nhận giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết mới mẻ của tác giả về đất trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu nƣớc: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn a. Cảm nhận về phƣơng diện sinh Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương thành và tồn tại của Đất Nƣớc (Đất Nước xay, giã, giần, sàng có tự bao giờ?): Đất Nước có từ ngày đó…” Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”
- Đất nƣớc là nguồn cảm hứng bất tận với các nhà thơ. Mở đầu bài thơ “Quê hƣơng Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: "Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” Nguyễn Đình Thi cảm nhận đất nƣớc ở những đƣờng nét hoành tráng (Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn; Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều)
- Trong bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”, nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trong sóng Bạch Đằng". Chế Lan Viên nhìn đất nước qua những trang sử hào hùng
- + Riêng với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó..” Mở đầu đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc về đất nước bằng lời thơ thấm đẫm cảm xúc, như một lời tâm sự để khẳng định chiều dài lịch sử của đất nước “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
- + Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích đầu đời của con trẻ mỗi người đều lớn lên với vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam.
- + “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn" gợi người đọc nhớ đến tục ăn trầu và truyện cổ tích "Trầu Cau” vẻ đẹp văn hóa giao tiếp, vẻ đẹp trong tình yêu.
- + “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” → gợi nhớ truyền thuyết "Thánh Gióng" → lịch sử đấu tranh của dân tộc: cho biết sự vươn mình, đánh dấu về sức mạnh quật khởi của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi → tinh thần yêu nuóc và sự kiên cường bất khuất của dân tộc ta.
- + Đất Nước còn gắn với phong tục tập quán quen thuộc, kết tinh, tôn vinh vẻ đẹp dân tộc (chống lại sự đồng hóa của TQ): Tóc mẹ thì bới sau đầu) và đạo lí tốt đẹp lâu đời của dân tộc - tình nghĩa thủy chung vợ chồng (Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn)
- + "Cái kèo cái cột thành tên" những cái tên có từ rất lâu, từ khi con ngƣời biết "dựng nhà, dựng cửa" cách đặt tên con gắn với bộ phận ngôi nhà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 33 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Luật thơ - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Tiết 1)
16 p | 20 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 20 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 11 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
23 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn