Plrần thứ ba<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN<br />
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỞNG NGHIỆP LỚP 10 THPT<br />
I. KHÁI NIỆM VỂ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />
1. Khái niệm<br />
T huật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “Metodos” có nghĩa<br />
là con đường, cách thức để đạt được mục đích nhất định. Phương pháp là hình<br />
thức tự vận động bên trong của nội dung. Bởi vậy, phương pháp bao giờ cũng<br />
có tính mục đích, tính cấu trúc và luôn gắn liền với nội dung. Người ta chỉ có<br />
thể hành động có phương pháp khi có một biểu tượng rõ nét vể đối tượng, hoặc<br />
hiểu và ý thức được mục đích đã định sẵn. Đối tượng nào, mục đích nào thì<br />
phương pháp đó. Không có phương pháp vạn văng cho mọi đối tượng, mọi mục<br />
đích. Tuy nhiên, khi đã có phương pháp hành động đúng đắn thì bản thân<br />
phương pháp lại có tác dụng làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện hơn và<br />
vận động vào ý thức của người hành động. Đồng thời nó cũng giúp đạt được<br />
mục đích ố mức độ mối về chất. Nói cách khác, mục đích và nội dung quy định<br />
phương pháp, nhưng phương pháp cũng có tác động ngược lại làm cho nội<br />
dung, mục đích có chất lượng cao hơn. Đó là mối liên hệ có tính quy luật giữa<br />
mục đích, nội dung và phương pháp.<br />
Phương pháp dạy học theo phân tích ỏ trên, chính là con đường, cách thức<br />
dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Tuy nhiên, khái niệm phương pháp<br />
dạy học là một vấn đề phức tạp, đang được tran h luận nhiều trong lý luận dạy<br />
học nói chung, và trong phương pháp dạy học trong các bộ môn nói riêng. Để<br />
hiểu rõ khái niệm phương pháp dạy học cần phải phân tích đầy đủ các dấu<br />
hiệu bản chất th ể hiện trong định nghĩa phương pháp dạy học.<br />
Phương pháp dạy học gắn liền với quá trình dạy học. Đây là quá trìn h bao<br />
gồm hai m ặt hoạt động. Hoạt động dạy (của thầy) và hoạt động học (của trò).<br />
Do đó, phương pháp dạy học phải phản ánh mối quan hệ qua lại giữa hoạt<br />
động dạy và hoạt động học, trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo, hoạt<br />
động học giữ vai trò chủ động, tích cực. Trong mối quan hệ qua lại này có sự<br />
tham gia của th àn h phần thứ ba, đó là nội dung dạy học với tư cách là đôi<br />
tượng của hoạt động (đốỉ tượng nhận thức). Như vậy, về m ặt cấu trũc, quá<br />
trìn h dạy học bao gồm ba thành tố cd bản:<br />
Hệ thống khái niệm khoa học. Đây là nội dung dạy học, là đốì tượng của<br />
sự lĩnh hội.<br />
<br />
39<br />
<br />
- Hoạt động dạy với chức năng truyền đạt và chỉ đạo (chức năng điều khiển).<br />
- Hoạt động học với chức năng lĩnh hội và tự điều khiển.<br />
Về dấu hiệu bản chất của phương pháp dạy học còn phải tính đến dấu<br />
hiệu bên ngoài (hình thức) và dấu hiệu bên trong (nội dung). M ặt bên ngoài<br />
của phương pháp dạy học biểu hiện bằng ngôn ngữ, phương tiện (tranh ảnh,<br />
mô hình, vật thật...) và cả các thao tác vật chất (trong thực hành, thực<br />
nghiệm). Lôgíc của hoạt động nhận thức (tư duy) cũng như những đặc điểm<br />
của tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức tạo<br />
nên mặt bên trong của phương pháp. Như vậy, mặt bên trong của phương<br />
pháp vừa biểu hiện logic của nội dung khoa học vừa biểu hiện các thao tác<br />
logic mà học sinh sử dụng để lĩnh hội nội dung khoa học. Hai nhà lý luận dạy học<br />
Xcátkin và Lecner đã đưa ra sơ đồ cấu trúc bên trong của phương pháp như sau:<br />
<br />
Theo hai ông, bất cứ phương pháp dạy học nào cũng là hệ thống những<br />
hoạt động có mục đích của giáo viên, sự hoạt động nhận thức và thực hành có<br />
tổ chức của học sinh, nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được tri thức.<br />
Trong “Phương pháp dạy học ở đại học - 1987” Nguyễn Ngọc Quang đã<br />
nêu “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ<br />
đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách<br />
tự giác, tích cực, tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực<br />
hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học và đạo đức cách mạng”.<br />
Hiện nay, do tính phong phú, tính đa dạng của khái niệm phương pháp<br />
dạy học nên chưa có một định nghĩa nào vể khái niệm này được mọi người<br />
thừa nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu những nét bản chất của khái<br />
niệm này, đó là cách thức hoạt động của thầy, cách thức hoạt động của trò và<br />
cơ chế phối hợp hai hoạt động này cũng tác động vào nội dung học tập nhằm<br />
đạt được mục đích dạy học.<br />
Trong dạy học không có, và không thể có phương pháp dạy học nào là vạn<br />
năng. Có nhiều trường hợp có thể áp dùng cùng một phương pháp dạy học để<br />
giải quyết các nhiệm vụ dạy học khác nhau, truyền đạt những nội dung dạy<br />
40<br />
<br />
học khác nhau. Song cũng có những trường hợp đã áp dụng các phương pháp<br />
dạy học khác nhau để giải quyết cùng một mục đích dạy học, cùng một nội<br />
dung dạy học. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả dạy học cao, người ta thưòng phải<br />
áp dụng, phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Đặc điểm này đòi hỏi ngưòi<br />
giáo viên phải biết lựa chọn, phỗỉ hợp các phương pháp khác nhau trên cơ sỏ<br />
mục đích bài giảng, nội dung dạy học cụ thể và đốì tượng học sinh cụ thể. Việc<br />
lựa chọn phương pháp dạy học là một nghệ thuật, đây cũng là yếu tô" quan<br />
trọng ph ân biệt giáo viên dạy giỏi với các giáo viên khác.<br />
2. P h ân lo ạ i phương pháp dạy học<br />
Hiện nay tồn tại nhiều hệ thống phương pháp dạy học nhưng chưa có hệ<br />
thống phương pháp dạy học nào đạt được sự thông nhất ỏ phạm vi rộng lớn.<br />
Xét về các dấu hiệu của phương pháp dạy học người ta có thể xây dựng hệ<br />
thống phương pháp dạy học theo kiểu này, kiểu khác.<br />
*<br />
Mỗi cách phân loại phương pháp dạy học đều có căn cứ từ một mặt, một<br />
dấu hiệu của phương pháp dạy học, cụ thể:<br />
a. Dựa vào mục đích lý luận dạy học, Đanhilôp và Êxipốp đã phân ra các<br />
nhóm phương pháp dạy học sau:<br />
- Các phương pháp dùng khi nghiên cứu tài liệu mối, hình th àn h kỹ năng,<br />
kĩ xảo.<br />
- Các phương pháp dùng khi ôn tập, củng cố kiến thức, hình th àn h kỹ<br />
năng, kĩ xảo.<br />
- Các phương pháp dùng khi ứng dụng kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo.<br />
- Các phương pháp dùng khi kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo.<br />
b. Dựa vào phương tiện giao tiếp giữa thầy và trò hoặc dựa vào nguồn cung<br />
cấp tri thức cho học sinh, Pêrôpxki, Golant đã phân ra các nhóm dạy học sau<br />
(xem sơ đồ tran g 41).<br />
c. Dựa vào hoạt động của GV và HS, Sharm a phân phương pháp dạy học<br />
làm hai loại:<br />
- Thầy làm tru n g tâm (PP dạy học truyền thông) - Phương pháp lấy trình<br />
bày, giải thích làm khâu chủ yếu. Trọng tâm của nó là nói, ghi nhớ tái hiện<br />
thông tin. Học sinh chỉ là người tiếp nhận tri thức một cách th ụ động. Sự<br />
tham gia của học sinh chủ yếu được giới hạn ở hỏi và trả lời về nhũng vấn đề<br />
mà giáo viên đã giảng.<br />
- Trò làm tru n g tâm (PP dạy học hiện đại) - Toàn bộ quá trình dạy học<br />
đều hưổng vào nhu cầu, khả năng hứng thú của học sinh. Mục đích nhằm<br />
p h át triển ỏ học sinh khả năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết các<br />
vấn đề. Không khí trong lớp học cỏi mỏ về m ặt tâm lý, thầy và trò cùng nhau<br />
khảo sát các khía cạnh của vấn đề thay cho việc thầy nói học sinh nghe.<br />
41<br />
<br />
42<br />
<br />
d.<br />
Dựa vào tính chất hoạt động nhận thức của HS (hay dựa vào bên<br />
tro n g của phương pháp dạy học), Scatkin, Lecner đã phân ra các nhóm dạy<br />
học n hư sau:<br />
- Giải thích - minh hoạ<br />
- T rình bày nêu vấn để<br />
- Tìm tòi từng phần<br />
- Nghiên cứu.<br />
*<br />
Việc phân chia trên chỉ là tương đôì. Thực chất các p p này đan xen vào<br />
nhau (VD: dạy hoạt động nhưng vẫn sử dụng đến ngôn ngữ, trực quan, thực<br />
hành). Không có p p nào là vạn năng.<br />
II.<br />
<br />
Đ ổ i MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HOẠT ĐỘNG<br />
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 THPT<br />
<br />
1. Cơ sở củ a v iệc đ ổi mới phương pháp dạy học<br />
- Về m ặt lý luận<br />
+ Sự đòi hỏi của xã hội đôi với giáo dục được biểu hiện cụ thể tại các qui<br />
định trong L uật Giáo dục, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Nhà nưóc<br />
và của ngành về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông.<br />
+ Sự p h át triển m ạnh mẽ của Khoa học và Công nghệ làm cho nội dung<br />
dạy học ngày càng tăng cả vê' chiều rộng và chiều sâu, xuất hiện m âu thuẫn<br />
giữa mục tiêu của chương trình vối thời gian và các điều kiện dạy học (đội ngũ<br />
giáo viên, cơ sở v ật chất...).<br />
- Về m ặt thực tiễn<br />
+ Phương pháp dạy học của phần lớn giáo viên hiện nay là hướng vào<br />
người dạy, học sinh luôn trong trạng thái th ụ động, phải ghi nhố một cách<br />
máy móc những tri thức mặc định, có sẵn trong sách giáo khoa.<br />
+ Môn Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là môn học liên quan đến nhiều<br />
môn học khác, đòi hỏi một lượng kiến thức rất rộng và mang tính thời sự<br />
trong xã hội. Do đó, giáo viên phải tô chức các hoạt động để học sinh chủ động,<br />
tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức.<br />
+ Môn Hoạt động giáo dục hướng nghiệp không phải là môn học chính<br />
khoá (không là môn thi trong các kỳ thi), mà chủ yếu là các buổi sinh hoạt. Vì<br />
vậy, việc đôi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tạo<br />
hứng th ú cho học sinh học tập.<br />
<br />
43<br />
<br />