intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật lí - Các khái niệm và quan hệ (Phần 12)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.15 Định luật vạn vật hấp dẫn Newton Lực hấp dẫn là lực hút tương hỗ giữa hai vật bất kì có khối lượng, bất kể kích cỡ của chúng. Độ lớn của lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào hai biến: khối lượng và khoảng cách. Nếu chúng ta mang hai quyển sách giáo khoa vật lí ra ngoài không gian vũ trụ và để chúng cách nhau 1,0 m, chúng sẽ gia tốc về phía nhau rất chậm. Nếu chúng ta tách hai hành tinh Trái đất sao cho bề mặt của chúng cách nhau 1,0...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật lí - Các khái niệm và quan hệ (Phần 12)

  1. Vật lí - Các khái niệm và quan hệ (Phần 12) 1.15 Định luật vạn vật hấp dẫn Newton Lực hấp dẫn là lực hút tương hỗ giữa hai vật bất kì có khối lượng, bất kể kích cỡ của chúng. Độ lớn của lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào hai biến: khối lượng và khoảng cách. Nếu chúng ta mang hai quyển sách giáo khoa vật lí ra ngoài không gian vũ trụ và để chúng cách nhau 1,0 m, chúng sẽ gia tốc về phía nhau rất chậm. Nếu chúng ta tách hai hành tinh Trái đất sao cho bề mặt của chúng cách nhau 1,0 m, chúng sẽ gia tốc về phía nhau rất nhanh. Nếu chúng ta tăng khoảng cách giữa hai Trái đất đó lên đáng kể, thì chúng sẽ gia tốc về phía nhau chậm hơn nhiều. Newton biểu diễn mối quan hệ này dưới dạng đại số trong định luật vạn vật hấp dẫn của ông. Xét hai quả cầu khối lượng m1 và m2 có tâm của chúng cách nhau một khoảng r (xem Hình 1.56a). Theo định luật vạn vật hấp dẫn, độ lớn của lực hút giữa chúng được biểu diễn bởi phương trình
  2. + Phóng to hình Hằng số vạn vật hấp dẫn, G, lần đầu tiên được đo bởi Henry Cavendish vào năm 1798. Trong thí nghiệm kinh điển của ông, Cavendish sử dụng một cái cân xoắn gồm một thanh ngang dài 2 m treo tại điểm chính giữa của nó bằng một sợi dây mảnh. Tại mỗi đầu thanh có gắn một quả cầu bằng chì 0,8 kg. Khi hai quả cầu chì lớn hơn, 50 kg, được mang đến gần mỗi quả cầu nhỏ, sợi dây mảnh hơi xoắn lại một chút do lực hút giữa những quả cầu lớn và nhỏ (Hình 1.56b). Cavendish đã có thể tính ra lực cần thiết để làm xoắn sợi dây mảnh đó, và đã sử dụng nó để tìm lực hút giữa những quả cầu. Ông tìm thấy lực hút giữa hai khối lượng 1 kg cách nhau 1 m là 6,67 × 10-11 N. Từ định luật vạn vật hấp dẫn Newton
  3. Không nên nhầm hằng số này với g, là độ lớn trường hấp dẫn, hay gia tốc trọng trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2