intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật lý 12- Chương 6 – Bài 34 Sơ lược tia laze

Chia sẻ: Hoang Huy Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

275
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài này học sinh cần Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK . Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật lý 12- Chương 6 – Bài 34 Sơ lược tia laze

§34. SƠ LƯỢC VỀ LAZE

-------o0o------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

       - Trả lời được câu hỏi: Laze là gì?

       - Nêu được những đặc điểm của chùm sáng do laze phát ra.

       - Trình bày được hiện tượng phát xạ cảm ứng.

       - Nêu được một vài ứng dụng của laze..

2. Về kĩ năng

            - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

            - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

       - Một bút laze.

       - Một laze khí dùng trong trường học (nếu có).

            - Các hình 34.2, 34.3 và 34.4 Sgk trên giấy khổ lớn

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

            1. Ổn định lớp

Ngày dạy

Tiết dạy

Lớp

Học sinh vắng

Sáng

Chiều

Thứ …. / …. / …. / 201…

 

 

12C….

 

Thứ …. / …. / …. / 201…

 

 

12C….

 

2. Kiểm tra bài cũ

            3. Bài mới

            * Vào bài

            Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của Laze

Hoạt động của GV

Hoạt động của hs

Nội dung

- Laze là phiên âm của tiếng Anh LASER (Light Amplifier by Stimulated Emission of Radiation): Máy khuyếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng.

 

- Y/c HS đọc Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng là gì?

- Thông qua đó để hiểu rõ các đặc điểm của tia Laze.

 

- Laze rubi (hồng ngọc) là Al2O3 có pha Cr2O3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích →cơ bản.

- Laze ru bi hoạt động như thế nào?

- Chúng ta có những loại laze nào?

- Lưu ý: các bút laze là laze bán dẫn.

- Ghi nhận về Laze và các đặc điểm của nó.

- HS nghiên cứu Sgk và trình bày sự  phát xạ cảm ứng.

- Cùng năng lượng → cùng f (l) → tính đơn sắc cao.

- Bay theo một phương → tính định hướng cao.

- Các sóng điện từ  phát ra đều cùng pha → tính kết hợp cao.

- Các phôtôn bay theo 1 hướng rất lớn → cường độ rất lớn.

- HS đọc Sgk và nêu cấu tạo của Laze rubi.

- Dùng một đèn phóng điện xenon chiếu sáng rất mạnh thanh rubi và đưa một số ion crôm lên trạng thái kích thích. Nếu có một số ion crôm phát sáng theo phương vuông góc với hai gương và làm cho một loạt ion crôm phát xạ cảm ứng. Ánh sáng sẽ được khuyếch đại lên nhiều lần. Chùm tia laze được lấy ra từ gương G2.

- HS nêu 3 loại laze chính.

I. Cấu tạo và hoạt động của Laze

1. Laze là gì?

- Laze là một nguồn phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng phát xạ cảm ứng.

- Đặc điểm:

+ Tính đơn sắc.

+ Tính định hướng.

+ Tính kết hợp rất cao.

+ Cường độ lớn.

2. Sự phát xạ cảm ứng

(Sgk)

3. Cấu tạo của laze

- Xét cấu tạo của laze rubi.

+ Thanh rubi hình trụ (A), hai mặt được mài nhẵn và vuông góc với trục của thanh.

+ Mặt 1 mạ bạc trở thành gương phẳng G1 có mặt phản xạ quay vào trong

+ Mặt (2) là mặt bán mạ, trở thành gương phẳng G2 có mặt phản xạ quay về G1. Hai gương G1 // G2.
 

 

4. Các loại laze

- Laze khí, như laze He – Ne, laze CO2.

- Laze rắn, như laze rubi.

- Laze bán dẫn, như laze Ga – Al – As.

            Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu một vài ứng dụng của laze

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sơ lược tia laze. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 34 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 34: Sơ lược tia laze

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2