intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về thăm quê Bác

Chia sẻ: Nguyen Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác Hồ sinh ngày 19/05/1890. Tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Đứng trong ngôi nhà tranh nhỏ bé, giản dị, tôi và vài phóng viên trẻ bỗng cùng bật khóc nức nở. Trời ơi, thì ra một vĩ nhân, một người làm xoay vần lịch sử dân tộc, một tấm gương sáng ngời muôn thuở lại được sinh ra tại ngôi nhà tranh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về thăm quê Bác

  1. Về thăm quê Bác
  2. Bác Hồ sinh ngày 19/05/1890. Tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Đứng trong ngôi nhà tranh nhỏ bé, giản dị, tôi và vài phóng viên trẻ bỗng cùng bật khóc nức nở. Trời ơi, thì ra một vĩ nhân, một người làm xoay vần lịch sử dân tộc, một tấm gương sáng ngời muôn thuở lại được sinh ra tại ngôi nhà tranh đơn sơ, giản dị như thế này… Vào một ngày tháng 5/1973 khi tôi vừa rời trường đại học về làm phóng viên nông nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi cùng đoàn phóng viên được một cán bộ địa phương dẫn về thăm quê Bác ở Làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Đoàn tôi bắt đầu thăm từ làng Chùa, tức làng Hoàng Trù, quê thân mẫu Bác Hồ là cụ Hoàng Thị Loan. Đứng trong ngôi nhà tranh nhỏ bé, giản dị, có chiếc chõng tre, có khung cửi mà thân mẫu của Bác từng vừa bế con vừa dệt vải; rồi bếp, rồi chạn bát, chiếc rương gỗ đựng lúa, ngô, ngoài kia là cây mít lâu năm đã cằn mà vẫn lúc lỉu quả. Qua một vuông sân đất nện là tới hàng cau. Sau hàng cau là một ô vườn trồng toàn khoai lang… Con đường dẫn vào nhà, hai bên là dậu dâm bụt được xén tỉa, tạo thành
  3. bức tường thiên nhiên màu xanh, điểm những bông hoa đồng nội. Tôi và vài phóng viên trẻ bỗng cùng bật khóc nức nở. Không hiểu, những người khác bật khóc với ý nghĩ thế nào, riêng tôi, vào phút thiêng liêng ấy, tôi chợt nhớ tới túp nhà tranh vách đất quê mình và một ý nghĩ loé lên: Trời ơi, thì ra một vĩ nhân, một người làm xoay vần lịch sử dân tộc, một tấm gương sáng ngời muôn thuở lại được sinh ra tại ngôi nhà tranh đơn sơ, giản dị như thế này, như nhà ta, như nhà của hàng triệu nông dân Việt Nam khác. Nếp nhà tranh nhỏ hẹp ở làng Chùa, là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời, vào một ngày tháng 5/1890. Ngôi nhà ở Làng Sen, tức làng Kim Liên, quê nội của Bác, rộng rãi và khang trang hơn. Đây là ngôi nhà 5 gian được dựng bằng tre và gỗ, lợp tranh. Nhà được dựng năm đầu thế kỷ XX – năm 1901, năm Bác Hồ 11 tuổi. Nghe kể, ngôi nhà được dựng nhờ công sức, tiền của do dân làng góp lại làm quà tặng cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ kính yêu, khi cụ đỗ phó bảng, đem vinh dự về cho quê hương Làng Sen. Trong ngôi nhà ở Làng Sen, ta cũng bắt gặp những đồ dùng giống như ở các gia đình nông dân Việt Nam: chõng tre, phản gỗ,
  4. võng gai, bàn thờ… Khuôn viên ngôi nhà rộng thoáng với những vườn cây, vạt khoai lang và hàng cau, hàng tre. Bên cạnh khu vườn, lối sang hàng xóm có một cái giếng con, thả bèo ong, hoa sen, hoa súng. Tương truyền, khi còn nhỏ, Bác thi thoảng ngồi câu cá ở giếng này. Lần thăm quê Bác đầu tiên vào năm 1973, tôi không để ý thấy điều này, những vạt đất quanh nhà trồng toàn khoai lang. Sao không là hoa hoặc những cây quý khác? Lần thăm gần nhất, tôi được nghe kể, có lần, Bác Hồ về thăm quê, khi ấy, cả nước còn rất nghèo. Bác khuyên nên trồng khoai lang, một loại cây lương thực dễ trồng. Củ và lá đều dùng vào bữa ăn hàng ngày. Thảo nào, theo lời dặn của Người, mọi vạt đất quanh nhà đều trồng khoai lang. Có ba loại cây tiêu biểu của Việt Nam đều được trồng ở đây, chắc chắn là mãi mãi: đó là tre, cau và mít. Còn dưới ao là ngào ngạt hương sen. Khi đã thăm hai nếp nhà ở hai quê, chúng tôi ra quầy mua một bó sen được hái từ ao, đầm quê Bác, còn tươi thơm để vào dâng hương kính cẩn tưởng nhớ Người, hứa với Người, chúng ta nguyện sống giản dị, trong sáng, sống có ích vì quê hương, đất nước mà người là một tấm
  5. gương mẫu mực. Thăm quê Bác cũng như mỗi lần nghĩ về Bác, lòng ta trong sáng hơn./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2