VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ
lượt xem 3
download
VTHK là VT do tác nhân vũ khí nỗ có vận tốc lớn gây ra . VTHK là dạng tổn thương đặc trưng nhất của thương tổn chiến tranh, có tính chất tổn thương phức tạp và có ql diễn biến đặc thù riêng. 2. Những thương tổn trong chiến tranh: Thương tổn trong chiến tranh bao gồm những chấn thương các loại và các trạng thái bệnh lý do các vũ khí sát thương gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ
- VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ I - ĐẠI CƯƠNG: 1 – Khái niệm: VTHK là VT do tác nhân vũ khí nỗ có vận tốc lớn gây ra . VTHK là dạng tổn thương đặc trưng nhất của thương tổn chiến tranh, có tính chất tổn thương phức tạp và có ql diễn biến đặc thù riêng. 2. Những thương tổn trong chiến tranh: Thương tổn trong chiến tranh bao gồm những chấn th ương các loại và các trạng thái bệnh lý do các vũ khí sát thương gây ra. 2.1 - Vũ khí sát thương thông thường: - Vũ khí lạnh: gồm có các loại như dao, lưỡi lê, gươm, giáo, mác…
- - Hoả khí: gồm các loại đạn bắn thẳng, đạn cối, đạn pháo, l ưu đạn, bom, mìn, tên lửa, rốc két… Thương tổn do vũ khí sát thương thông thường là các loại vết thương, vết bỏng, chấn thương kín do sức ép. Có thể là những thương tổn đơn thuần và thương tổn kết hợp. 2.2 - Vũ khí sát thương hàng loạt: Trong chiến tranh hiện đại, tổn thương có thể do nhiều loại vũ khí mới đã gây ra một loạt các thương tích mới khác hẳn các tổn thương gây ra do hoả khí thông thường. Đó là các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và vũ khí sinh học. - Thương tổn do vũ khí hạt nhân bao gồm: bỏng do bức xạ ánh sáng, do chất phóng xạ, bệnh phóng xạ cấp, các chấn thương cơ học ( vết thương và chấn thương kín), những thương tổn này thường là thương tổn hỗn hợp. - Thương tổn do vũ khí hoá học bao gồm: các trạng thái nhiễm độc toàn thân và nhiễm độc tại chỗ - Thương tổn do vũ khí sinh học bao gồm: các bệnh lây nguy hiểm và tối nguy hiểm. 3. Phân loại thương tổn trong chiến tranh : Thương tổn trong chiến tranh được phân loại theo các tính chất sau đây:
- 3.1- Vũ khí gây sát thương Vũ khí lạnh, hoả khí, vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và vũ khí sinh học 3.2- Bộ phận cơ thể bị thương tổn: Vùng đầu, mặt, cổ, ngực, lưng, bụng, chi trên, chi dưới và toàn thân. 3.3- Tính chất của thương tổn: Vết thương phần mềm, vết thương xương khớp, vết thương thấu bụng, thấu ngực, sọ não, tiết niệu, sinh dục, dập nát chi thể, cụt chi tự nhiên, bỏng da, bỏng mắt, hội chứng sóng nổ, hội chứng vùi lấp, đè ép chi thể kéo dài. 3.4- Số lượng thương tổn trong cơ thể: Bao gồm 1 vết thương, nhiều vết thương 3.5- Dạng thương tổn: Bao gồm thương tổn đơn thuần, thương tổn kết hợp, thương tổn hỗn hợp - Thương tổn đơn thuần: Là loại thương tổn chỉ do 1 loại thương tổn gây ra. Thí dụ: Vết thương gãy xương do lực cơ học, vết bỏng do nhiệt.
- - Thương tổn kết hợp: có từ 2 loại thương tổn trở lên cùng do một dạng năng lượng gây ra. Thí dụ: vết thương sọ não + vết thương gẫy xương đùi do lực cơ học. - Thương tổn hỗn hợp: Có từ hai tổn thương trở lên do các năng lượng khác nhau gây ra. Thí dụ: bỏng do bức xạ ánh sáng + bệnh phóng xạ cấp do bức xạ xuy ên. Bỏng do nhiệt + vết thương do lực cơ học. Trong các cuộc chiến tranh hiện nay thì loại thương tổn do hoả khí chiếm tỷ lệ cao nhất. 4 – Những đặc điểm riêng biệt của VTHK: - Tính chất thương tổn của VTHK là nặng và phức tạp. - Tính chất chảy máu: chảy mất máu nhiều - > sốc chấn thương, có thể tử vong ngay từ tuyến trước. - Dễ nhiễm khuẩn do tính chất ô nhiễm lớn, dập nát tổ chức nhiều, cấp cứu không kịp thời. - VTHK có thể liên quan đến thương tổn do sức ép, bỏng… - Nếu không cấp cứu kịp thời -> biến chứng di chứng tàn phế… 5 - Cơ chế của vết thương do đạn và mảnh phá: câu hỏi
- Hiệu lực sát thương của viên đạn hoặc mảnh phá do nhiều yếu tố quyết định, nhưng chủ yếu là do động năng (KE) của viên đạn và mảnh phá. Động năng (KE) của viên đạn và mảnh phá tính theo công thức KE = mV2/2g KE = Động năng tính bằng kgm hoặc Joule m = Khối lượng của viên đạn hoặc mảnh phá tính bằng kg. V = Vận tốc chuyển động của viên đạn hoặc mảnh phá tính bằng m/gy. g = gia tốc trọng lực = 9,81m/gy2 Theo công thức trên, KE tỷ lệ thuận với khối lượng (m) của viên đạn, mảnh phá và bình phương với tốc độ (V) của nó. Trong quá trình chuyển động, khối lượng không thay đổi, nhưng vận tốc (V) lại giảm dần. Cho nên hiệu lực sát thương do động năng (KE) của viên đạn hoặc mảnh phá phụ thuộc vào vận tốc của chúng khi tác động trên cơ thể, gọi là Vận tốc khi đột phá (Vdf). + Vận tốc khi đột phá (Vdf) phụ thuộc vào 3 yếu tố. - Sơ tốc khởi đầu (Vo - Tốc độ phóng )
- - Khoảng cách giữa hoả khí nổ và mục tiêu ( khoảng cách mà đạn hoặc mảnh phá đã đi được. - Sức cản của không khí ( lực ma sát của không khí với đạn hoặc mảnh phá). + Tác động gây thương tổn của viên đạn hoặc mảnh phá lên mô tạng do 3 yếu tố: - Năng lượng chuyển động phá (KE1) khi tiếp xúc với mục tiêu. - Diện tiếp xúc của đạn và mảnh phá. - Đặc điểm cấu trúc về mô và giải phẫu của mô tạng. + Động năng đột phá (KE1) gây 2 loại thương tổn - Tổn thương do tác động thẳng (trực tiếp): gây thủng da (lỗ vào của vết thương) khi lực này đạt trên 8 - 19 kgm. Khi chúng tiếp tục chuyển động trên đường đi gây bầm dập, rách nát mô tế bào tạo ống vết thương ổn định; nếu còn năng lượng chúng sẽ xuyên ra khỏi cơ thể (lỗ ra); nếu hết năng lượng chuyển động hoặc gặp sức cản lớn, chúng sẽ ở lại trong cơ thể (vết thương chột). Đường ống vết thương không phải là đường thẳng hoàn toàn, vì đạn hoặc mảnh khi gặp mô tạng có lực cản khác nhau, chúng sẽ chuyển biến theo phía có lực cản nhỏ nhất. Sự co kéo của các thứ gân cơ, màng bao bị rách, đứt sẽ làm biến dạng thứ phát hình ống vết thương.
- - Tổn thương do tác động phía bên: năng lượng chuyển động của đạn, mảnh phá còn được phân bố sang các phía bên của đường ống vết thương gây ra một vùng rung chuyển chấn động trong tổ chức mô tế bào trong khoảng thời gian rất ngắn (1700 micro giây) và sau vài mili giây trở thành khoang thương tổn mô tế bào chính thức (bị chấn động phần tử tế bào ở chung quanh ống vết th ương rỉ huyết, phù, trạng thái cận sinh). Tác động phía bên do các làn sóng kích động chuyển động theo pha về áp suất (dương và âm nối tiếp nhau) có tính chất nhịp độ và khoang thương tổn có kích thước vài mili mét hay hơn nữa thì lực đột phá của các làn sóng kích động và tỷ trọng độ rắn, kiến trúc, giải phẫu của các mô tạng tại vùng này sẽ xuất hiện các điểm hoặc ổ ngoại tử thứ phát. + Hình thù, khối lượng và vận tốc của viên đạn hoặc mảnh phá là yếu tố quyết định gây ra 2 loại thương tổn kể trên: - Các loại đạn và mảnh phá có vận tốc chậm: chỉ gây thương tổn do tác động trực tiếp (thẳng). - Đạn và mảnh phá có vận tốc nhanh: gây thương tổn bằng tác động thẳng và tác động phía bên. - Các loại đạn và mảnh phá nhọn đầu sức xuy ên sẽ mạnh, vì động năng tập trung vào đầu nhọn và thương tổn hình thành chủ yếu theo hình ống của vết thương.
- - Nếu chúng hình tròn hoặc tù thì tác động phía bên sẽ lớn khi chuyển động trong cơ thể. Khi vận tốc này nhanh ( từ 761 đến 1500m/s) ống vết thương có đường kính lớn hơn (gấp 4 lần ) đường kính đạn hoặc mảnh. Sóng kích động phía bên có lực truyền mạnh và thời gian tác động kéo dài gây ra một vùng rung chuyển tạm thời, có thể tích gấp 30 lần thể tích đạn hoặc mảnh phá. V ùng tổ chức tại thành bên của ống vết thương có chiều dài tới 0,5-1cm. - Tính chất gây thương tổn của đạn hoặc mảnh phá còn phụ thuộc vào sức đề kháng của các tổ chức của cơ thể, như tỷ trọng, cấu trúc và hình thể học của mô tạng bị thương. Khi đạn hoặc mảnh phá có động năng đột phá lớn gặp các mô có kiến trúc chắc, rắn (xương, khớp, sụn…) sẽ gây rạn, vỡ thành mảnh, các mảnh này tiếp nhận được động năng sẽ chuyển động ( có thể có vận tốc tới 70m/s) trở thành mảnh phá thứ phát gây thêm thương tổn các mô lân cận. 6 - Thương tổn giải phẫu của các vùng vết thương do hoả khí: Tác động thẳng và tác động phía bên của viên đạn hay mảnh phá khi qua tổ chức cơ thể, sẽ tạo thành một vết thương xuyên, có 3 vùng rõ rệt: - Vùng I là ống vết thương: có nhiều tổ chức bị dập nát, hoại tử, máu cục, dị vật, vi khuẩn…
- Hình thể vết thương thường không đồng đều, tạo thành hình ống có lỗ vào lỗ ra. Đường kính ống vết thương thường lớn hơn đường kính viên đạn hoặc mảnh phá. Lỗ vào của viên đạn thường nhỏ, còn lỗ ra thường bị xé rách to hơn lỗ vào. - Vùng II là vùng hoại tử bị chấn thương trực tiếp: Nằm sát ngay thành ống vết thương gồm có các tổ chức bị hoại tử, vùng này rộng hay hẹp là do tác động phía bên của viên đạn hoặc mảnh phá lớn hay nhỏ. - Vùng III là vùng chấn động phân tử: Chính là khoang rung chuyển tạm thời, được tạo thành khi năng lượng đột phá của đạn hay mảnh phá tác động sang phía bên, dưới dạng các lực sóng dẫn truyền tới các mô lân cận. Nhìn đại thể không thấy có biến đổi gì, nhưng về vi thể thấy có hiện tượng phù do chấn thương, rỉ máu, tắc mao mạch, dẫn đến thiếu máu ở tổ chức, thiếu ôxy tổ chức và cuối cùng là bị hoại tử thứ phát. II - QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA VẾT THƯƠNG: THEO 2 THỜI KỲ: 1- Thời kỳ viêm và hoại tử:Xuất hiện 3 hiện tượng - Viêm , phù do chấn thương
- - Tiêu huỷ tổ chức do thiếu ôxy ở tổ chức, do men proteaza của tế b ào tiết ra, phân giải thành các phân tử có cấu trúc đơn giản (như pepton, polypeptit) - Bạch cầu tạo thành hàng rào bao quanh vết thương (viền ranh giới giữa phần lành và phần bị hoại tử). Kết quả của thời kỳ n ày là sự thoái hoá và tan rữa tổ chức hoại tử và làm mủ. Thời gian xuất hiện hoại tử tuỳ từng loại tổ chức: Tổ chức cơ sau 6 giờ, tổ chức dưới da 12 giờ, tổ chức xương 2-3 ngày. Về lâm sàng: Thời kỳ này có các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, xuất tiết. Vết thương toan hoá (pH = 5,4 - 7), ion K+ và ion H+ tăng nhiều tại vết thương. 2 - Thời kỳ phục hồi (tái tạo tổ chức):Có 2 hiện tượng: - Xuất hiện tổ chức hạt - Biểu mô hoá từ mép vết thương lan vào phủ kín bề mặt tổ chức hạt. +Kết quả của thời kỳ này là tạo ra sẹo qua các hình thái sau: 2.1- Liền kỳ đầu: Khi vết thương gọn sạch, đựơc xử trí sớm và đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, đựơc khâu kín kỳ đầu, hai bờ miệng vết thương áp sát vào nhau, không bị viêm nhiễm, không có hoại tử tổ chức. Chất tơ huyết đọng ở 2 mép vết thương có tác dụng như keo: kết dính. Các mô bào, nguyên bào sợi, bạch cầu tập trung lấp đầy
- khe giữa 2 mép vét thương và mô hạt đựơc hình thành. Quá trình tổng hợp chất collagen do nguyên bào sợi được tiến hành từ ngày thứ hai sau khi bị thương, đạt cao điểm ở ngày thứ năm, thứ bảy sau khi bị thương. Quá trình mô hoá ở lớp biểu bì hoặc ở lớp niên mạc hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy vết thương liền ngay ở kỳ đầu. Hình thái này chỉ gặp ở những vết thương nông, gọn, sạch, ít tổ chức giập nát và hoại tử. 2.2 - Liền kỳ hai: Khi vết thương tổn thương nhiều tổ chức, hai bờ miệng vết thương cách xa nhau, bị nhiễm khuẩn thì quá trình liền vết thương sẽ diễn biến dài hơn, nếu thể tích thương tổn lớn thì cơ thể phải huy động các nguồn dự trữ đến để bảo vệ và tái tạo vết thương. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn sinh học. - Giai đoạn Viêm : (Giai đoạn tự tiêu, giai đoạn dị hoá, giai đoạn tiềm). Giai đoạn viêm diễn ra trong 5 ngày đầu sau khi bị thương. - Giai đoạn tăng sinh ( giai đoạn đồng hoá, giai đoạn Collagen): Bắt đầu từ ngày thứ 6 đến khi vết thương liền khỏi hoàn toàn. - Giai đoạn tái tạo tổ chức (giai đoạn tái lập mô Collagen): Là quá trình tái tạo tổ chức sẹo mới hình thành trong đó có sự tái lập và sự giảm bớt mô tạo sẹo, sự tạo lại mô xơ thành lớp đệm mỡ.
- + Quá trình phục hồi cảm giác theo thời gian: Từ 3 tháng trở đi có xu h ướng phục hồi xúc giác. Trong năm đầu có thể phục hồi 95% cảm giác đau. Cuối năm thứ hai phục hồi cảm giác nhiệt. + Sau 6 tháng đến 1 năm sẹo sẽ tiến triển theo hướng: - Sẹo ổn định - Sẹo bệnh lý: sẹo phì đại, sẹo lồi, sẹo bị loét lâu liền, sẹo bị ung thư hoá, sẹo co kéo, sẹo dính. III - NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ 1 - Vết thương do đạn thẳng xuyên nổ: Trong đầu đạn có chứa chất nổ nên khi vào cơ thể sẽ nổ lần thứ hai và phá ra làm nhiều mảnh, có tác dụng như mảnh phá tại chỗ, gây nên những thương tổn rộng, dập nát nhiều tổ chức, xuyên thấu nhiều tạng. 2 - Vết thương do mảnh phá (đạn pháo, đạn cối, bom, mìn, lựu đạn, tên lửa, rốct két). Gây ra nhiều vết thương do cơ thể, thương tổn rộng, dập nát nhiều tổ chức, có thể làm cụt chi tự nhiên. Vết thương do mảnh phá thường gây ô nhiễm nhiều hơn vết thương do đạn thẳng.
- 3 - Vết thương do các mảnh nhỏ có vận tốc lớn (viên bi, mảnh vuông) - Do trọng lượng nhẹ nên khi chuyển động trong cơ thể chúng không đi xuyên thẳng 1 cách ổn định, mà có xu hướng dễ mất tính cân bằng, chuyển động the o kiểu ngoằn nghoèo,lắc lư. - Do có vận tốc lớn (150m/gy - 4000m/gy) nên động năng đột phá lớn, do đó có sức xuyên sâu trong tổ chức, khi gặp các mô tạng có độ rắn chắc khác nhau thì chúng luôn luôn thay đổi hướng đi, gây thương tổn ở nhiều tạng. - Do trọng lượng nhẹ nên mảnh nhỏ giảm nhanh vận tốc khi càng xa tâm nổ. Do đó hiệu lực sát thương trên cơ thể cũng giảm rất nhanh, giảm song song với khoảng cách nơi vũ khí nổ, nên cuối cùng không còn đủ động năng để xuyên thấu nữa và bị giữ lại. ở trong các mô tạng (vết thương chột). Mảnh càng nhỏ, hình thù càng đa dạng, nhiều cạnh thì tỷ lệ bị giữ lại ở trong cơ thể càng cao. Đối với bom bi thì tỷ lệ vết thương chột chiếm từ 63,4%-82,5%. 4 - Vết thương do đạn và mảnh phá có vận tốc rất nhanh (trên 1500m/gy) và cực nhanh (trên 3000m/gy): Do có vận tốc rất lớn (bằng hoặc hơn vận tốc truyền âm trong cơ thể) nên gây ra những vết thương có kích thước rộng, nhưng sức xuyên sâu lại bị giảm, vì đạn hoặc mảnh phá bị vỡ thành nhiều mảnh rất nhỏ và nằm lại trong vết thương.
- IV – TRIỆU CHỨNG KHÁM VTHK: 1 – Hỏi bệnh: + Ngày giờ bị VT? Hoàn cảnh? Tác nhân? Xử trí kỳ đầu? Tình trạng hiện tại + Tình trạng toàn thân: Sốc, suy hô hấp, suy tuần hoàn, trạng thái nhiễm khuẩn, suy mòn, viêm loét.. 2 – Khám xét tại VT: + Số lượng VT, Vị trí, kích thước, bờ mép, đáy VT, tình trạng chảy dịch chảy mủ, dị vật, vết thương bẩn hay sạch, tính chất chảy máu? 3 – Triệu chứng xung quang VT: - Phù nề? - Chèn ép khoang? - Chức năng chi thể? 4 – Cận lâm sàng V. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ 1. Những quan niệm xử trí vết thương do hoả khí:
- - Theo Bergmann thì trên th ực tế vết thương do hoả khí phải coi là vô khuẩn, theo quan niệm đó, việc bảo tồn là chính đối với các vết thương, chỉ mổ khi có nguy hiểm đến tính mạng. - Theo Petrov, dựa trên cơ sở lâm sàng trong chiến tranh thế giới thứ I, đã có những quan niệm khác với Bergmann. Theo ông thì vết thương chiến tranh phải coi như những vết thương bị nhiễm khuẩn. Trong hội nghị phẫu thuật quốc tế ở Bruxelles năm 1915, quan niệm này đã được đại đa số các phẫu thuật viên tán thành và đề nghị phải xử trí sớm, tích cực vết thương trong 12 giờ đầu. - Theo Friedrich, dựa trên thực nghiệm đã kết luận: "trong 6 giờ đầu vi khuẩn c òn nung bệnh ở vết thương, nếu vết thương được cắt lọc như một cái u và được khâu lại thì nó có thể khỏi theo ý định đầu tiên" - Kinh nghiệm của Liên xô trong chiến tranh thế giới thứ II cho biết: xử trí sớm bằng phẫu thuật cũng chưa phải là tiệt khuẩn vết thương, mà mới chỉ là một phương pháp dự phòng biến chứng tạo cho cơ thể chống đỡ tốt (kể cả các phương pháp điều trị khác), nhưng không được khâu kín kỳ đầu. Cục quân y Liên xô đã ra một chỉ thị cấm khâu kín kỳ đầu các vết thương chiến tranh. 2. Những nguyên tắc xử trí vết thương do hoả khí: + Tranh thủ xử trí bằng phẫu thuật kỳ đầu sớm, càng sớm càng tốt. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xử trí vết th ương do hoả khí. Kháng sinh không
- thể thay thế được phẫu thuật, mà chỉ có tác dụng cho phép kéo dài thời gian chờ mổ. Dùng kháng sinh thì có thể trì hoãn việc xử trí phẫu thuật kỳ đầu vết thương từ 6 - 12 giờ sau khi bị thương. Có khoảng 80% số vết thương do hoả khí phải được xử trí bằng phẫu thuật, còn 20% không cần phải phẫu thuật vì vết thương nhỏ, nhẹ, nông hoặc thương binh đến trong tình trạng hấp hối. + Chấp hành đúng điều lệ xử trí vết thương chiến tranh: - Cắt lọc da mở rộng VT ( kiểm soát đ ược dáy VT), rạch rộng can theo trục chi ( bằng chiều dài rạch da, vì cân không đàn hồi, rạch để tránh chèn ép sau này) cắt lọc tổ chức bị hoại tử, lấy dị vật, rạch rộng các ngõ ngách. Cầm máu kỹ, rửa sạch vết thương, sát khuẩn, chỉnh trục xương, cố định, dẫn lưu tốt, để hở da hoàn toàn - Không khâu kín kỳ đầu. Chỉ được phép khâu kín kỳ đầu khi vết thương chưa bị ô nhiễm ở: da đầu, mặt, bàn tay, da bìu và dương vật. Vết thương ngực mở thì khâu cân, cơ, để hở da; vết thương khớp xương thì khâu bao khớp, để hở da. + Những vết thương phẫu thuật kỳ đầu không tốt, gây các biến chứng thì phải phẫu thuật kỳ hai. + Dùng kháng sinh liều cao, liên tục tại chỗ và toàn thân. Dùng huyết thanh chống uốn ván và giảm độc tố uốn ván với các vết th ương nghi ngờ có nhiễm khuẩn uốn ván.
- + Tích cực khép miệng vết thương bằng các biện pháp: - Khâu da kỳ đầu muộn ( 3 – 5 ngày), kỳ hai sớm ( 7 – 10 ngày) và kỳ hai muộn ( sau 2 tuần). - Ghép da đối với vết thương rộng, mất da nhiều. + Tăng sức đề kháng cho người bị thương, nuôi dưỡng tốt, điều trị bệnh nội khoa, tăng cường miễn dịch bằng các thuốc kích thích miễn dịch. + Thể dục liệu pháp để phục hồi chức năng; hạn chế biến chứng và di chứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VẾT THƯƠNG NGỰC (Kỳ 1)
5 p | 200 | 31
-
VẾT THƯƠNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 1)
5 p | 177 | 28
-
VẾT THƯƠNG SỌ NÃO
19 p | 202 | 23
-
Vết thương thấu bụng và chấn thương bụng kín
8 p | 150 | 16
-
VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ
15 p | 85 | 10
-
VẾT THƯƠNG NGOẠI LỒNG NGỰC
14 p | 100 | 10
-
Bài giảng y học quân sự: Bài 6 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang
5 p | 119 | 9
-
VẾT THƯƠNG NGỰC
9 p | 130 | 9
-
Vỡ bàng quang
4 p | 122 | 9
-
Vết thương thấu phổi và vết thương không thấu phổi
4 p | 81 | 7
-
XỬ TRÍ BƯỚC ĐẦU VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG
13 p | 140 | 7
-
VẾT THƯƠNG BỤNG
11 p | 96 | 7
-
BĂNG VẾT THƯƠNG
14 p | 74 | 6
-
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 p | 87 | 6
-
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị loét ống tiêu hóa
3 p | 115 | 6
-
Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc
4 p | 130 | 4
-
Sắn thuyền chữa vết thương phần mềm
3 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn