intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

209
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp?

  1. Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp? Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Trong thực tế, sự giao tiếp chỉ thực sự thành công khi cả người nhận và người gửi đều hiểu theo đúng một thông tin như nhau. Khi đó, những thông điệp, ý tưởng và suy nghĩ của bạn được truyền tải chính xác và hiệu quả.
  2. Nếu không ngược lại, nó sẽ chở thành rào chắn, bước cản trong các mục tiêu giao tiếp của bạn. Vì sao bạn cần có kỹ năng giao tiếp? Trong gia đình mọi cá nhân cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp trong gia đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ cảm xúc với ông bà cha mẹ. Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ. Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
  3. Mặc dù tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là vậy, nhưng có rất nhiều người vẫn không chú trọng tới điều này, coi nhẹ nó, hay họ không có khả năng để truyền tải những ý tưởng suy nghĩ của họ đến người nhận bằng bất cứ phương thức nào viết hoặc nói, chính vì thế những người này sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình phát triển sự nghiệp, sự cạnh tranh hay nói đúng hơn lợi thế cạnh tranh của họ so với đồng nghiệp bị hạn chế hơn rất nhiều. Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội , có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách nào?
  4. Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “ dẻo mỏ” hay “người nói chuyện có duyên”. Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày, nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác. Để có được văn hóa giao tiếp trong nghề nghiệp, cần phải học tập và rèn luyện hai loại kỹ năng quan yếu sau đây: 1. Kỹ năng gây được thiện cảm với người mà ta tiếp xúc, dù đó là người không được ta thiện cảm. Kỹ năng này giúp ta có thêm bạn, thêm sự đồng tình và hỗ trợ từ khách quan. 2. Kỹ năng hiểu được thực chất của người mà ta giao tiếp, dù đó là người đã gần ta lâu ngày. Kỹ năng này giúp ta tránh được ngộ nhận khi hợp tác hoặc không hợp tác với người khác. Loại kỹ năng thứ nhất được trui rèn chủ yếu bằng việc luyện tâm. Cái tâm giao tiếp gồm tổ hợp các đức tính cơ bản: trung thực nhưng vẫn tỉnh táo, ân cần nhưng có khoảng cách, cởi mở nhưng biết chế ngự, lắng nghe nhưng
  5. biết suy xét, nhẫn nhục nhưng có bản lĩnh. Bao trùm lên những tố chất đó là một thái độ lịch thiệp, sẵn sàng nở nụ cười kẻ cả lúc ngặt nghèo nhất. Trong giao tiếp, tối kỵ những điều sau đây: chơi trội, ba hoa, phô trương, khinh mạn, phách lối, hống hách (với người dưới quyền càng không được như vậy). Loại kỹ năng thứ hai được rèn tập thông qua các công đoạn: quan sát, thử thách, lại quan sát, lại thử thách (tối thiểu 10 lần đối với những trường hợp mà thực chất của họ được che đậy tinh vi). Tiếp theo mỗi lần quan sát và thử thách là phân tích, tổng hợp, nhận định, phối kiểm (qua nhiều kênh thông tin) nhận định lại, phối kiểm tiếp. Cuối cùng, đưa ra quyết định nhằm vào 1 trong 3 phương án: - Hoặc nới lỏng quan hệ giao tiếp (trì hoãn dần) - Hoặc thắt chặt quan hệ giao tiếp (gắn bó thêm) - Hoặc đình chỉ quan hệ giao tiếp (đoạn tuyệt hẳn).
  6. Do hiểu sai thực chất của người khác (nhất là trường hợp hiểu lầm người xấu thành tốt), có khi ta phải trả giá rất nặng nề cho sự nghiệp, tay nghề không mất nhưng cơ nghiệp lại tiêu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2