intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Chia sẻ: Ngô Sao Ly | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

835
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người Vận dụng học thuyết Marx-Lenin về hình thái kinh tế - xã hội, Hồ Chí Minh đã phác họa chu trình vận động của lịch sử xã hội loài người như sau: “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  1. Vì sao chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? a) Chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người Vận dụng học thuyết Marx-Lenin về hình thái kinh tế - xã hội, Hồ Chí Minh đã phác họa chu trình vận động của lịch sử xã hội loài người như sau: “Từ cộng sản nguyên th ủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô, có nước thì phải kinh qua chế độ dân ch ủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam,...”1. → Như vậy, các quốc gia bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những tiền đề xuất phát khác nhau sẽ nảy sinh các hình thức và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau. b) Chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào châu Á dễ hơn ở châu Âu - Marx, Engels cho rằng, chủ nghĩa xã hội ra đời dễ nhất ở những nước tư bản phát triển, chẳng hạn nước Anh. - Lenin khẳng định, chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở một số nước tư bản phát triển. Tháng 6/1920, trả lời nhà báo Phusê, Lenin nói: hiện thời chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở châu Âu, về sau sẽ tràn ra châu Á. - Các nhà cách mạng châu Á khi nói về chủ nghĩa xã hội có 2 quan điểm khác nhau: một số người cho rằng, chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản) là sản phẩm của châu Âu nên chỉ áp dụng được ở châu Âu; một số khác cho rằng, chủ nghĩa xã hội có thể áp d ụng được ở châu Á. - Hồ Chí Minh nhận định, chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào châu Á dễ hơn châu Âu vì những căn cứ sau: + Dựa vào truyền thống tư tưởng của các nước châu Á. Ngay từ rất sớm, châu Á đã hình thành những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa, so sánh với chủ nghĩa cộng sản hiện đại có nhiều nét tương đồng. Chẳng hạn như: quan điểm bác ái, xã hội đ ại đ ồng, công bằng tài sản, đề cao đức và tài, coi trọng hòa mục, hòa đồng,..→ Những tiền đ ề tư tưởng này cho phép người châu Á liên tưởng đến xã hội cộng sản không có gì là khó. + Điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất châu Á. . Từ rất sớm, con người đã có nhu cầu hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp. . Xã hội châu Á vẫn còn tồn tại chế độ công điền, công điền chiếm ¼ diện tích canh tác. . Vẫn còn tồn tại nhiều hình thức công xã nông thôn ở nhiều mức độ khác nhau. Trong công xã nông thôn, người dân thực hành các hình thức dân chủ sơ khai; tính cố kết cộng đồng rất chặt chẽ → tạo ra tính bền vững tương đối → nước mất nh ưng làng xã không bao giờ mất. + Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Á. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, hình thành hệ thống thuộc địa trên phạm vi thế giới → Các Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr.247 1
  2. nước châu Á hầu hết trở thành thuộc địa (trừ Nhật Bản, Thái Lan) đã tạo ra những hậu quả sau: . Nền công nghiệp hóa cưỡng bức (thông qua sự khai thác thuộc địa để tước đoạt tài nguyên, sử dụng lao động rẻ mạt, chiếm thị trường) đã làm thay đổi kết cấu xã hội giai cấp → ra đời giai cấp công nhân thuộc địa. . Các nước đế quốc thực hiện sự thống trị dã man làm bần cùng hóa đại bộ phận nhân dân lao động. Do đó người dân có ý thức đấu tranh, tiềm năng cách mạng đ ược n ảy mầm từ đó. . Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa tư bản buộc các nhà yêu nước suy nghĩ con đường đi của dân tộc để dân tộc bớt đau đớn. . Thông qua các cuộc xâm lược, truyền bá văn hóa Pháp, nhiều tư tưởng cách mạng tiến bộ cũng được truyền vào. c) Chủ nghĩa xã hội là sản phẩm tất yếu của quá trình cách mạng Việt Nam - Ở Việt Nam: + Khi phân tích xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh thấy xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn gay gắt (dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp, nông dân >< phong kiến). Từ đó, Người phát hiện ra 3 nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam: nhu cầu độc lập, dân chủ, hạnh phúc (đây là những nhu cầu chính đáng của 1 dân tộc). + Sự thất bại của những phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho thấy rằng: ý thức hệ phong kiến đã trở nên lỗi thời về mặt lịch sử và ý thức hệ tư sản cũng thể hiện sự bất lực của giai cấp tư sản.  Trước thực tế khủng hoảng đường lối cứu nước, đặt ra cho các nhà yêu nước và trí thức Việt Nam 1 nhiệm vụ lịch sử: tìm ra xu hướng cách mạng mới để giải phóng dân tộc. - Trên thế giới: Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã thành hiện thực. Đồng thời, cách mạng tháng Mười Nga đặt ra cho các dân tộc độc lập đứng trước sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc mình: quay l ại với chế độ phong kiến, hay phát triển theo tư bản, hay xây dựng chủ nghĩa cộng sản.  Dựa trên thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1