intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao doanh nghiệp thất bại

Chia sẻ: Dangcap Pro | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

330
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nỗ lực để có được thành công và tránh xa những thất bại. Nhưng rất ít doanh nghiệp “chỉ thành công mà không thất bại”. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Phía sau mỗi thất bại của doanh nghiệp đều có những lý do. Chắc hẳn họ đã phạm vào những sai lầm nào đó. Có thể quy về ba sai lầm cơ bản qua những ví dụ thực tế dưới đây: 1/ Mải mê làm ăn, không hiểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao doanh nghiệp thất bại

  1. Vì sao doanh nghiệp thất bại Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nỗ lực để có được thành công và tránh xa những thất bại. Nhưng rất ít doanh nghiệp “chỉ thành công mà không thất bại”. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại.
  2. Phía sau mỗi thất bại của doanh nghiệp đều có những lý do. Chắc hẳn họ đã phạm vào những sai lầm nào đó. Có thể quy về ba sai lầm cơ bản qua những ví dụ thực tế dưới đây: 1/ Mải mê làm ăn, không hiểu lòng người: Tại cửa hàng kinh doanh ôtô nổi tiếng ở Mỹ, Geamez, có một khách hàng chỉnh tề bước vào. Peter Jilles, chủ cửa hàng, biết rằng chắc thế nào khách cũng mua xe. Hai bên tay bắt mặt mừng. Jilles thì liến thoắng giới thiệu về cửa hàng, về xe hơi... khách thì gật đầu lia lịa. Lát sau, họ về văn phòng làm thủ tục. Từ cửa hàng về văn phòng chỉ độ 2 phút đi đường, nhưng không ngờ, ông khách đã thay đổi, sắc thái có vẻ khó chịu rồi bỏ đi, không mua xe nữa và cũng chẳng nói gì. Ông chủ Jilles lúc này không hiểu ra sao. Tối hôm đó, ông không ngủ được, gọi điện thoại cho ông khách hôm nọ, nói: “Thưa ngài, tôi xin lỗi. Tôi thấy ngài có vẻ muốn mua xe, sau đó lại bỏ đi về với vẻ bực tức, ngài có thể cho biết lý do để tôi cải tiến phục vụ”. Ông khách nói: “Tôi thật khó chịu, tôi muốn mua xe, tiền cũng đã đem theo, song trên đường về văn phòng, tôi nói lý do tôi mua xe, ông lặng thinh không nói gì. Con tôi đỗ Đại học Y, cả nhà phấn khởi, tặng xe cho nó. Tôi nói ba lần con tôi ... con tôi ... con tôi ..., thì ông lại cứ xe tôi ... xe tôi ... xe tôi”. Nói rồi ông khách bỏ máy
  3. không nói gì nữa. Ông chủ Jilles lúc này giật mình, té ra mình sai rồi, mình không quan tâm tới niềm vui, nỗi buồn của khách. Họ đang mừng vì con thi đỗ, nếu như mình cũng vui theo với họ, có lẽ xe đã bán được rồi ... Thôi đành phải chờ khách khác để sửa sai vậy. 2/ Tên gọi không hợp, vẽ gà hoá cáo: Công ty Lưu Hưng, Đài Loan, đã sẵn sàng chế ra một mặt hàng mới: “bàn chải lưỡng dụng”. Một mặt là bàn chải, mặt kia là xà phòng, lại được nối trực tiếp vào nguồn nước, rất tiện lợi và sạch sẽ. Tên sản phẩm? Công ty nghĩ mãi và nghĩ ra một câu hơi lãng mạn đẹp đẽ gọi là: “Bàn chải uyên ương” vì “lưỡng dụng” được ví thành “uyên ương” thật ăn ý. Thế là công ty cho đóng gói và xuất ra thị trường. Không ngờ, kết quả ngược lại, lượng tiêu thụ quá ít ỏi. Công ty lúc này mới nghĩ lại. Cuối cùng sau những lô hàng lỗ vốn, công ty mới hiểu ra là vì cái tên đặt cho nó. “Bản chải uyên ương” đã khiến người tiêu dùng hiểu ra là “lưỡng dụng” để họ tắm chải, cọ lưng, trong khi thực chất “lưỡng dụng” do công ty sáng chế là dùng cho ... nhà vệ sinh cơ!
  4. Té ra cái tên không đúng, mỹ miều quá, “vẽ gà thành cáo” mất rồi. Công ty Lưu Hưng đã có bài học: “Tên gọi là sinh mạng thứ hai của sản phẩm”. 3/ Sai một ly đi một dặm Lại chuyện một công ty kinh doanh đồ gia dụng ở Mỹ, Jyselle, sáng chế ra loại khăn "không thấm nước”. Sản phẩm này công dụng chính là phục vụ cho trẻ thơ dễ chịu, đỡ mất thời gian cho bố mẹ trẻ. Cho nên công ty cho rằng đầu ra dứt khoát sẽ lớn. Nhưng sau một thời gian tung ra thị trường, sản phẩm không tiêu thụ được. Lý do vì sao? Tìm hiểu thì ra khâu quảng cáo tiếp thị không đúng chỗ, không đúng đối tượng. Công ty cho quảng cáo là: “Rất tiện cho các bậc cha mẹ”. Thế là người ta hiểu sai đa số là thuận tiện cho việc chăm sóc con cái “lén lút”, không để lại dấu tích gì. Và sau khi đổi lại quảng cáo là “Để bé thơ càng dễ chịu” thì doanh số bán ra ngày càng tăng lên và vượt kế hoạch. Đúng là "Sai một ly đi một dặm", may mà sự việc được công ty Jyselle điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, chính những thất bại trong kinh doanh sẽ là bài học để doanh nghiệp vươn tới “những đỉnh cao mới” một cách vững chắc. Và để thành công trong kinh
  5. doanh, mỗi doanh nghiệp nên có những cái nhìn lạc quan về thất bại của mình, biết chấp nhận thất bại, từ đó nhìn nhận những sai lầm của mình để khắc phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2