intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VI SINH VẬT NHIỄM TẠP TRONG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM Phần 7

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

82
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nuôi cấy chìm, thông khí 9 l/ph sẽ tăng sinh khối cao nhất. Nếu sự tăng trưởng của A.flavus thấp nhất ở môi trường có pH =3,9 thì nó lại tối ưu ở pH = 5,5; rồi giảm dần ỏ pH = 9,1. A.flavus có khả năng sử dụng chất cacboxilmetylxenluloza làm nguồn cacbon.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VI SINH VẬT NHIỄM TẠP TRONG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM Phần 7

  1. ẩm đạt 79 - 81%; chúng bị chết sau một tháng ở độ ẩm 75%, trong khi đó thì 40% số bào tử vẫn sống được 6 tháng ở độ ẩm 85%. Giảm bớt hàm lượng oxi trong khí quyển sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm; nếu tăng hàm lượng khí cacbonic lên từ 20 đến 100% thì cũng vậy. Trong nuôi cấy chìm, thông khí 9 l/ph sẽ tăng sinh khối cao nhất. Nếu sự tăng trưởng của A.flavus thấp nhất ở môi trường có pH =3,9 thì nó lại tối ưu ở pH = 5,5; rồi giảm dần ỏ pH = 9,1. A.flavus có khả năng sử dụng chất cacboxil- metylxenluloza làm nguồn cacbon. Người ta biết rằng chuỗi cacbon có đính gốc nitơ sẽ ảnh hưởng đến sự đồng hóa các hợp chất nitơ. Đối với A.flavus, khi nghiên cứu về sự tổng hợp protein theo hàm lượng nitơ trong môi trường nuôi cấy thu được những kết quả sau. Bảng 6.2. Lượng protein do A.flavus tổng hợp (Kết quả tính ra phần trăm, tỷ suất 100% chỉ nguồn đạm tối ưu cho sự sinh trưởng của nấm, tức là loại chất đạm thích hợp nhất để tổng hợp protein) NaNO3 85 Prolin 100 Valin 70 (NH4) 2SO4 95 Histidin 75 Lơxin 50 Urê 85 Xistein 55 Izolơxin 55 Glicocon 75 Metionin 50 Các purin 100 Alanin 100 Phenylalanin 0 Các pirimidin 80 Serin 80 Tirozin 45 P.A.B.O.A.B 0 Treonin 80 Tryptophan 0 Axit nicotinic 15 Axit aspactic 100 Arginin 80 Guanidin 60 Axit glutamic 100 Lizin 70 - Những công trình nghiên cứu về thành phần đạm của A.flavus ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các muối nitrit và nitrat từ đạm hữu cơ. Người ta đã theo dõi được cơ chế nitrat hóa trên các giống nuôi cấy A.flavus. - Việc thêm botran (2,6-dicloro-4-nitro-anilin) vào môi trường nuôi cấy làm cho việc phân lập A.flavus được dễ dàng hơn. Người ta đã phân lập được những thể biến dị không có bào tử nhưng lại phân hủy protein. - Nước ép cà chua dùng cho việc nuôi cấy A.flavus rất tốt. Những chất do A.flavus sinh ra - Tên Aflatoxin đã được dùng để gọi một hỗn hợp độc tố do Aspergillus flavus sản ra, trước khi bản chất phức tạp của mỗi hợp chất đó được biết rõ. Thực ra, A.flavus chủ yếu sinh ra aflatoxin B1 và nhiều chất aflatoxin khác có công thức hóa học tương tự được gọi là aflatoxin G1, aflatoxin B2, aflatoxin G2. Các aflatoxin B2 và G2 là những dẫn xuất của B1 và G1. Các aflatoxin M1, M2 và P1 thường thấy trên các sản phẩm gốc động vật và tạo thành từ sự biến đổi của các aflatoxin trên. Người ta cũng nói đến các aflatoxin GM1, B3, và G3, thậm chí cả đến aflatoxin 3B hoặc độc tố B3. Người ta đã đề nghị gọi tên hợp chất đó là aflatoxin 3B hoặc độc tố B3, flavatoxin hoặc flavacumarin. - Ngoài ra nó còn tạo ra nhiều chất khác trong đó có một số có tính kháng sinh; các chất này nhiều ít tùy từng chủng; một số chất cũng độc. - Nhiều sản phẩm chuyển hóa của A.flavus thuộc về họ các Sterimatoxixtin. 75
  2. Sterimatoxistin Metoxi-6-sterimatoxistin O-metylsterimatoxistin aspertoxin R = R’ = R” = H R = R’ = HR” = OCH3 R = R” = HR’ = CH3 R = OHR’ = CH3R” = H Chất sterimatoxistin C18H12O và chất metoxi-6-sterimatoxistin C19H14O7 là những độc tố của A. versicolor. Chất O-metylsterimatoxistin được phân lập từ một chủng A.flavus sản sinh các aflatoxin. Aspectoxin C19H14O7 (hoặc 3-hidroxin-6,7-dimetoxin-difuroxanton), một hợp chất có tính huỳnh quang như aflatoxin, thu được từ hai chủng A.flavus khác nhau và cấu trúc hóa học của hợp chất đó đã được xác định bởi Wais, Rodricks và các cộng sự; aspertoxin độc đối với phôi gà và ấu trùng cá vằn “ Zebra fish”. A.flavus cũng còn sinh ra axit aspergilic và các hợp chất tương tự : - Axit aspergilic, C12H20N2O2 có hoạt tính đối với cả vi khuẩn Gram + và Gram −; chất kháng sinh này chịu được axit, kiềm, cùng nhiệt độ ẩm, nó rất độc với động vật (liều gây chết DL 100, đối với chuột theo đường màng bụng là 150 mg/kg). Các tiền chất của nó là lơxin và izolơxin (xem Chương II) - Axit neooxiaspergilic, tách từ những loài thuộc Aspergillus gần về mặt phân loại với A.flavus, có cùng công thức nguyên; nó có hoạt tính kháng vi khuẩn và kháng thực khuẩn. - Axit hidroxiaspergilic C12H20N2O3 không có tính kháng sinh đối với các vi khuẩn mẫn cảm với axit aspergilic, - Chất graneggilin, gần giống với axit aspergilic, có tính kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn, nhưng không độc đối với chuột khi tiêm vào màng bụng với liều lượng 400 mg/kg. -Axit kojic: C6H6O4, một chất dị vòng oxi hóa, có nhân piron như chất clavaxin do A.flavus sinh ra Chất kháng sinh này được sinh bởi 9 loài thuộc Aspergillus (A.tamrii, A.flavus, A. oryzae, và effusus của loài này, A.parasiticus, A.candidus, các Aspergillus nhóm wentii), 4 loài thuộc Pennicillium và loài Verticillium dahliae. Chất này, ngược với một số ý kiến cho rằng có độc đối với động vật. Liều lượng 250 mg/kg độc đối với chuột qua đường dưới da vào mạch máu hoặc vào màng bụng con vật lả đi, chân và đuôi duỗi dài ra, hô hấp chậm dần và chết. Thí nghiệm trên cơ thể sống, axit kojic pha loãng 1/100 độc với bạch cầu. Nên chú ý rằng axit kojic, phân lập từ chủng A.flavus var A.columnaris làm cho côn trùng chậm phát triển, và ở nồng độ cao có thể dùng làm thuốc trừ sâu. Trong số các chất do A.flavus sinh ra cần chú ý: chất flavixin và chất flavaxidin có hoạt tính giống penicillin, đến nỗi người ta tưởng là cùng một chất; axit flavixidic được coi là độc nhất cho thực vật; chất gây run, gần với chất tremori (dipiroliđin-1,4,butin-2), chất này bị ức chế bởi những chất chống bệnh Parkinson; chất kháng sinh đối với Bacillus subtilis nhưng độc đối với phôi gà; 76
  3. Các sản phẩm chuyển hóa có C18 là kết quả ngưng tụ của hai đơn vị có C9, mỗi chất này lại được sinh ra do một sự kết tụ đầu tiên giữa một dẫn xuất của axit hexanoic với axit oxaloaxetic, tiếp đó là mất nhóm cacboxyl. Đó là một quá trình gần giống với quá trình sinh các rubratoxin có C26. Ở gà có thể hạn chế chứng xuất huyết gây bởi Penicillium bằng cách thêm vitamin K vào thức ăn. Đôi khi người ta cũng khuyên nên thêm những chất chống nấm như là chất 8- hidroxinquinolein vào thức ăn. 6.2.3.2. Các Penicillium khác thuộc nhóm Biverticillata symetrica Scott đã làm thí nghiệm gây nhiễm độc cho vịt bằng canh trường nuôi cấy P.variabile Sopp (loài này có thể sinh ra aflatoxin). Loài này có thể ức chế sự sinh trưởng của chuột và gây tổn thương nhẹ ở thận. Người ta nhận thấy rằng chất axit β-nitropropanoic (BNPA), mà người ta thấy có ở một số loài cây như Indigofera endecaphyla Jacq., và Viola odorata L., khiến cho các cây đó có tính độc, do có mặt loài Penicillium atrovenetum G. Smith trên các cây đó. Cần chú ý rằng loài P.novae-zelandiae v. Beyma sinh ra chất clavaxin. 6.2.3.3. Bệnh độc tố nấm do Fusarium Đó là những nhiễm độc liên quan đến các loài nấm mốc thuộc chi Fusarium. Các nấm này khá phổ biến, đặc biệt là trong đất và trên các loại hạt ngũ cốc. Việc xác định tên thường khó khăn vì thường hay sử dụng danh pháp kép, hệ thống của Wollenweber công nhận khoảng 150 loài, thứ và dạng chia thành 16 nhóm, còn hệ thống của Snyder và Hansen dựa trên tính dễ biến đổi về mặt di truyền ở các loài của Wollenweber đã thu gọn lại thành 10 loài. Bản tổng kết mới đây của Booth, Mesiaaen và Cassini đã làm cho hệ thống phân loại đó được sáng tỏ hơn. Phần lớn các Fusarium có thể gắn liền với các dạng nấm túi (Ascomycetes), hoặc thuộc các chi Hypomyces hay Nectria (có bào tử túi hai tế bào) hoặc thuộc các chi Gibberella, Calonectria hay griphosphaeria (có bào tử túi ba vách ngăn). Bảng 6.3. Bệnh dạng Fusarium Dạng có Các loài Các nhóm của Các loài độc Bào tử Bào tử bào tử túi của Suyder và Wollenweber đính màng Hansen nhỏ dày NETRIA F.spisphaeria Zupiohnotes Macroconia + CHANEC- F.rigidinccua Spicarioides TRIA F.cifiafua Submicrocera Pseudomicrocera GRINCHA F.nirole Arachnites F.nivale (Fr)Ces ERIAA + + F.tricisetue Sporotrichiiella F.pode (Peck)Wr F.sporotrichioide s Sherb + Roseum F.graminum Corda F.ovenaccum (Fr)Socc F.semitectum + F.raseur Arthrosporiella Berk et RGV F.diversisporum 77
  4. Sherb + Gibbosum F.equiseti(Cda)So F.scirpiLamb.et Fautr + GHBBER- F.sambocinum LLA FuckF.culmorum( Discolor W.G.Sm)Socc F.gacminearum Schwabe F.lateritiom Lateritium F.laterritium + - F.moniliforme Liseda F.moniliforme Sheld. + + HYPOMY F.oxyspofum Elegans F.oxysporum Schl CES F.redolens Wr + + F.salani Martiella + + Ventricdsum Những dạng có bào tử túi của các Fusarium sắp xếp tương ứng giữa cách phân loại của Snyder và Hansen với cách của Wollenweber; các loại coi là độc (theo Wollenweber) có hoặc không có bào tử đính nhỏ và bào tử màng dầy. 6.2.3.3.1. Nhiễm độc do Fusarium Nivale Bệnh độc tố ở cỏ đuôi trâu và lúa Loài Fusarium nivale (Fr.) Cess. (Griphosphaeria nivalis (Schaffnit) M ü ll.etv.Arx) phát triển trên họ Hòa thảo. Người ta đã nêu một số vụ nhiễm độc ở gia súc ăn cỏ trong đó có loài cỏ đuôi trâu (Festuca arundinacea Schreb.), đặc điểm của bệnh độc tố cỏ đuôi trâu là mùa lạnh thì phần sau thân con vật bị yếu đi, chỏm đuôi và móng bị hoại thư, còn về mùa nóng thì bị sốt. Bệnh độc tố này xảy ra theo mùa và hàm lượng các ancaloit trong cỏ đuôi trâu biến đổi theo từng mùa, nên đầu tiên người ta nghiên cứu vai trò có thể có của các ancaloit trong việc làm xuất hiện các triệu chứng bệnh cho kết quả âm tính; chất ancaloit phân lập được là festixin, cũng chỉ rất ít độc tố đối với chuột nhắt. Khi đó người ta lại thử phân lập tất cả các loài nấm mốc có trong cỏ: ngoài loài Epicoccum nigru và loài Mucor fragilis ra thì trong số nấm đó, loài Cladosporium cladosporioides và nhất là loài Fusarium nivale có thể gây cho thỏ những phản ứng ngoài da, gây phù thũng đến hoại tử. Vả lại người ta cũng đã biết rằng loài Fusarium nivale nhiễm từ vỏ kiều mạch gây độc, đã có nhiều vụ ngựa bị ngộ độc. Loài nấm này khá phổ biến trên lúa mì, và cũng có thể gây nôn mửa, nhưng thường không làm chết người. Ở Nhật Bản, người ta đã nhận thấy rằng gạo bị nhiễm Fusarium nivale rất độc đối với động vật, đã có nhiều vụ gia súc bị nhiễm độc. Các độc tố của Fusarium nivale Một khi đã xác lập mối liên quan giữa các vụ nhiễm độc và loài Fusarium nivale thì cần xác định các độc tố mà loài nấm đó sản sinh ra (*). Chất thấy nhiều nhất là lacton butenolit: chất lacton của axit 4-acettamiđo-4-hiđroxi- 2-buttenoic C6H7NO3. DL50 với chuột nhắt là 43,6 ± 1,24 mg/kg 78
  5. (*) Chủng Fusarium NRRL 3249 do Keyl và các cộng sự phân lập đã bị nhầm là loài Fusarium nivale. Mới đây Snyder đã nghiên cứu lại và cho rằng thực ra đó là một Fusarium tricincium. Một số các tính chất nêu ở đây là của Fusarium nivale phải chuyển sang loài Fusarium tricincium. Trong những giống Fusarium niale phân lập được trên gạo, người ta thấy có nhiều chất sesqui terpenoit rất độc như chất nivalenol, C15H20O8 (3α, 4β, 7α 15-tetrahidroxixiecp-9-en- 8-on), một monoaxetat là chất fusarenon (3α, 7α, 15-trihidroxi-4β-axetoxi-xiecp-9-en-8-on), một diaxetat C19H24O9 (3α, 7α, dihiđroxi-4β, 15-diaxetoxixiecp-9-en-8-on), và một hợp chất gọi là toxin T2 (có nhiều trong số các dẫn xuất chuyển hóa của loài Fusarium tricincium). Một độc tố nữa cũng đã được thấy rõ chất fusarenon X, C17H22O8, nó có cùng một Rf với chất fusarenon, nhưng điểm nóng chảy của nó và khi phân tích sơ bộ thì một số người cho là khác nhau, một số người khác lại cho là giống nhau . Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất của các độc tố này, nhất là ở Nhật Bản. Các hằng số của chúng như sau: F: 222 - 2230C với nivalenol, 78 - 800C với fusarenon, và 91 - 920C với fusarenon X (87 - 900C theo Morooka và các tác giả khác); [α]D24 (etanol): + 21,50C với nivalenol, + 29,60C với fusarenon. Các chất đó tiêm vào màng bụng có độc tính cấp như nhau: đối với chuột nhắt: DL50= 4,0 mg/kg với nivalenol; 3,5 mg/kg với fusarenon; 3,56 mg/kg với fusarenon X. Tiêm dưới da: 4,5 và 4 mg/kg, và uống: 4,5 mg/kg với fusarenon X. Cả hai chất nivalenol và fusarenon ức chế sự tổng hợp các protein trong các hồng cầu ở thỏ, hoạt tính của nivalenol gấp 10 lần fusarenon; sự ức chế này xảy ra ở các ribozom. Việc nhiễm độc thể hiện bằng sự biến đổi các tế bào đang phát triển trong mô tạo huyết ở xương, trong lách, làm hạch bạch huyết cũng như trong biểu mô ruột; sự sinh sản tinh trùng cũng bị rối loạn. Với chất fusarenon X, ở chuột nhắt, người ta thấy ruột bị giãn ra kèm chảy máu, tuyến ức bị teo và bầm máu, ngoại vi các thuỳ gan bị xung huyết, tất cả các triệu chứng đó đều kèm theo tiêu chảy. 6.2.3.3.2. Nhiễm độc do Fusarium tricincium Bệnh bạch hầu do nhiễm độc thực phẩm Bệnh bạch hầu do nhiễm độc thực phẩm (thường gọi tắt là bệnh A.T.A(*)) phát hiện ở những người đã ăn phải hạt ngũ cốc mốc hoặc các chế phẩm từ các hạt ngũ cốc tích trữ qua mùa đông ở ngoài đồng; người ta cũng mô tả nó ở loài ngựa. Bệnh cũng không phải do nhiễm khuẩn, cũng không lây. Các triệu chứng rất nhiều kiểu như giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, viêm họng hoại tử tạng chảy máu, suy tủy xương. Bệnh độc tố này thường đưa đến tử vong được gọi bằng nhiều tên khác nhau: bệnh thiếu máu không tái tạo, bệnh bạch cầu chảy máu, bệnh mất bạch hạt, viêm họng nhiễm trùng, bệnh độc tố thực phẩm, bệnh độc tố gây suy tủy, v.v.. . Bệnh A.T.A. lần đầu tiên xuất hiện ở vùng cực đông Xibia vào năm 1913, nhưng mãi đến năm 1932 mới lại thấy ở phía tây Xibia. Nhiều gia đình chết cả nhà, và ở một số làng, dân số hoàn toàn bị xóa sạch. Thời kì đó, bệnh thường hoành hành vào mùa xuân ở các vùng nông nghiệp xứ Uran, Ukrain, vùng Trung Á và Đông Xibia. Trong những năm chiến tranh từ 1941 đến 1945, bệnh A.T.A. đặc biệt gia tăng, có khi có đến 10% dân số bị mắc bệnh này. Trước khi biết nguyên nhân thật sự của bệnh đó, người ta đã cho là do nhiễm trùng, do thiếu vitamin (vitamin B1, C và riboflavin), do một sự tự oxi hóa các protein thực vật trong ngũ cốc tạo thành những amin độc, do các ancaloit hoặc các glucozit, do sự ôxi hóa các axit béo chưa no, v.v... Năm 1934, Muraskinski đã xác minh nguyên nhân gây bệnh A.T.A. là một 79
  6. loài Fusarium làm mốc các hạt ngũ cốc, đặc biệt là hạt kê, cả lúa mì và đại mạch. Trong những năm sau đó, người ta đã nhiều lần phân lập được loài Fusarium sporotrichioides. Tuy loài này phân bố rộng rãi trên thế giới, nhưng bệnh A.T.A. chỉ thấy có ở Liên Xô, vùng giữa 400 và 1400 kinh tuyến Đông, 50 và 600 vĩ tuyến Bắc, vùng đất sét lầy lội, ở đó nhiệt độ mùa đông vào khoảng -10 đến -150C, nhiệt độ mùa hè khoảng 15 đến 250C. (*) A.T.A.: aleucémie toxique alimentaire, bệnh bạch cầu do nhiễm độc thực phẩm (Bt) Nguyên nhân gây bệnh A.T.A. Mùa đông lạnh, tuyết nhiều tiếp đó là mùa xuân với những thời kỳ tan băng xen kẽ nhau tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh A.T.A. Ngược lai, mùa đông lạnh nhiều không có xen kẽ đóng băng và tan băng, tiếp đó là thời tiết khô ráo thì không thuận lợi cho bệnh đó. Hạt ngũ cốc ăn trong mùa đông thì không độc. Mùa xuân lúc tan băng là lúc độc tố xuất hiện liên quan đến sự phát triển của một số loài nấm gây bệnh. Các loài nấm gây bệnh: loài Fusarium sporotrichioides thường được coi là loài chính gây bệnh A.T.A., những loài nấm khác thường được phân lập cùng với nó cũng có vai trò đáng kể. Chẳng hạn như các loài Fusarium poae (Peck) Wr., F.lateritium Nees, F.graminum Cda, F. oxysporum Schl., F.redoleus Wr., F.equiseti (Cda) Sacc., có thể làm chết chuột cobai trong 5 đến 21 ngày, thỏ chết trong 8 đến 24 ngày, nhiễm độc trong các thực phẩm. Có những loài thuộc chi khác ngoài chi Fusarium cũng thường hay gặp trên hạt ngũ cốc để qua mùa đông; một số trong các loài đó được coi là độc là Cladosporium epiphyllum (Pers) Mart., C.gracile Cda., C.fagi Oud., C.fuligineum Bon., C.penicillioides Preuss, Alternaria humicola Oud., A.tenuis Nees, Penicillium steckii Zaleski, P.brevicompacttum Dier., P.notatum Westl., P.jéneni Zal., P.crustosum Thom, Trichothecium roseum Link, Verticillium lateritium Rabenh, cũng như nhiều loài thuộc bộ Murcorales như Pipttocephalis fréeniana de Bary, Rhizopus nigricans Ehrh., Mucor albo-ater Naoumov, M.corticolus Hag., M.racemosus Fres, và Thamnidium elegans Link. Trong tất cả các trường hợp, canh trường nuôi cấy các loài nấm đó đem cho chuột cobai , thỏ hoặc mèo uống đều gây những rối loạn nghiêm trọng, và đều đưa đến tử vong. Loài “Fusarium sporotrichioides” - Người ta thường dùng từ “Fusarium sporotrichioides” để gọi tên loài nấm gây bệnh A.T.A., tương ứng với loài Fusarium sporotrichioides Sherb. Người ta đôi khi cũng nói đến loài Fusarium sporotrichiella (gọi sai, vì sporotrichioides không phải là tên loài mà là tên một nhóm loài do Wollenweber đặt), đến loài F. sporotrichioides Sherb. Var. tricintum (Cda) Raillo. Theo hệ thống phân loại của Snyder và Hansen, đó là loài F. tricintum (Cda) Sn., và mới đây H. Seemuller đã sắp xếp lại hệ thống sinh sản của nhóm đó. Đặc điểm nổi bật của loài F. tricintum là có tiểu bào tử hình quả lê đôi khi hình quả chanh, mang trên cuống bào tử đính hình chai. Các đại bào tử tập hợp thành đài cuống (khác với loài F. roseum) và thành cục nhày. Người ta rất thường gặp bào tử màng dày. Thể đệm màu son, đỏ tía hoặc màu vàng đất. Không có bào tử túi. Fusarium sporotrichioides Sherb. - hiểu theo nghĩa hẹp theo Wollenweber và Reinking - phổ biến trên các hạt ngũ cốc và các chế phẩm từ hạt ngũ cốc, trên các quả có hạt cứng (làm thối rữa các quả đó) ở châu Âu, châu Á (Nhật Bản, Xibia) và Bắc Mỹ. Nó có thể sống trong đất và trên các cơ chất thực vật đang thối rữa. Loại nấm này chịu lạnh rất khỏe, sinh trưởng tối ưu ở 240C, nhưng nó vẫn phát triển được (chậm) ở nhiệt độ thấp -10 0C. Sau 4 tháng ở -200C nó vẫn sống. Ngược lại, ở nhiệt độ 1000C, nó không thể sống được sau 10 phút. Các độc tố Những hạt có mang loài nấm trên gây độc nhất vào mùa xuân. Nhiệt độ tối ưu để sinh sản các độc tố là 1,5 - 40C. 80
  7. Mức độ các triệu chứng nhiễm độc phụ thuộc vào tỷ lệ hạt bị nhiễm có trong thức ăn. Độc tố trên kê có nhiều hơn trên lúa mì và các hạt ngũ cốc khác. Phôi nhũ có nhiều dầu, là phần độc nhất trong hạt. Đun nấu bình thường thì độc tính của hạt không bị phá hủy. Trên thực tế khi đun nấu đến 1250C ít nhất là 30 phút hoặc đến 1100C trong 18 giờ độc tố vẫn bền vững. Hạt bị mốc sau 6 năm tồn kho vẫn giữ độc tính. Bản chất hóa học thật sự của chất mielotoxin của bệnh A.T.A. trong một thời gian dài không được xác định. Okunev cho rằng đây là một lipo-protein, bị thủy phân thành một protein và một chất khác giống với một dẫn xuất oxi của chất cumarin, chất này gây bệnh A.T.A. Tuy nhiên Gajdusek cho rằng độc tố chỉ hòa tan trong các lipit của hạt. Theo Gularev và Gulareva thì trong nước chiết ete, chất độc này tồn tại dưới hai phần: một phần có trong các axit béo bị hôi gây phản ứng viêm da khu vực ở thỏ; phần có trong phần không bị hóa xà phòng và độc theo đường miệng, đồng thời cũng gây hoại tử da. Người ta cũng đã cho rằng chất mielotoxin có lẽ chỉ là một độc tố thực vật có đạm và có thể phá hủy các protein miễn dịch và các kháng thể. Olifson đã phân lập và xác định được một số độc tố từ Fusarium sporotrichioides, đó là một chất xà phòng sporofusarin, công thức phân tử C65H96O25, có chứa một chất sapogenin C24H31O4. Từ loài F.poae, ông đã phân lập được một đường đơn, poaefusrin có công thức phân tử C35H39O12, có chứa một xiloza và một aglicon steroidic. Chất aglicon này gọi là poaefusariogenin C24H28O5 và phân biệt với chất Sporofusariogenin thay vào gốc metyl là một gốc andehit. Để phát hiện các hạt có độc dùng các phương pháp sau: - Thả nổi trong dung dịch natri clorua (10 - 25%), cho phép nhận biết không những các hạt bị nhiễm Fusarium sporotrichioides mà tất cả các hạt bị mốc. - Chất độc khi có mặt axit clohydric phản ứng với kẽm clorua sẽ cho màu đỏ, màu đỏ càng đậm khi lượng độc tố càng nhiều. - Phương pháp sinh học: độc tố làm cho Saccharomyces cereviseae không sinh trưởng được. Khi nhỏ một giọt dịch chiết trong nước hoặc trong rượu ngâm các hạt có nhiễm độc cũng khiến cho hoa cúc bị héo đi. - Phương pháp phổ biến nhất dùng để phát hiện độc tố của Fusarium là lấy 50g hạt nghi có độc, dùng ete etylic khan làm hai dịch chiết, trong máy Soxhlet, một dịch chiết trong sáu giờ, một dịch nữa trong 3 ngày. Đem hai dịch chiết đó bôi lên da thỏ một vùng rộng 9 mm2. Độc tố sẽ gây phản ứng viêm da, sau 2 giờ có xung huyết nặng, sau nhiều ngày gây hoại tử. Người ta cũng có thể dùng cách thử trên phôi gà. Các triệu chứng của bệnh A.T.A. Bệnh A.T.A. chủ yếu là bệnh của những người ăn nhiều kê. Bệnh tgường xuất hiện từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6. Nghiên cứu lâm sàng - Theo Forgacs và Carll ta có thể nhận thấy nhiều giai đoạn phát triển của bệnh: Giai đoạn thứ nhất: trước tiên người ta thấy có những biến đổi trong khoang miệng và trong đường tiêu hóa. Ít lâu sau khi ăn phải thức ăn làm bằng hạt mốc người bệnh có cảm giác bị bỏng ở trong miệng, lưỡi, vòm miệng, cổ họng, thực quản và dạ dày, cảm giác này do tác động của độc tố lên các màng nhày gây ra. Lưỡi cũng có thể cứng và sưng phồng, còn các màng nhày trong khoang miệng thì ứ máu. Sau vài ngày gây viêm đường dạ dày-ruột, đặc trưng bởi các chứng tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, ra nhiều mồ hôi nhưng không sốt, chỉ những trường hợp nặng mới lên cơn sốt, khi đó có thể tới 390 và chảy nước dãi nhiều, viêm thực quản cấp, viêm dạ dày-ruột, đau bụng, tim đập nhanh, da xanh tím nhẹ, chóng mặt, nhức đầu 81
  8. và cảm giác lạnh ở các đầu ngón, có thể gây co giật. Nếu ở giai đoạn này mà ngừng không dùng thức ăn độc nữa, thì các triệu chứng chỉ kéo dài hai hoặc ba ngày. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục dùng thức ăn độc thì bệnh tiếp tục trong 5 đến 9 ngày, rồi đột nhiên biến mất ngay cả khi vẫn tiếp tục ăn thức ăn độc. Tiếp theo thời kỳ tạm ngừng phát triển về mặt lâm sàng là những triệu chứng của giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ hai (giai đoạn giảm bạch cầu): ở giai đoạn này người bệnh có vẻ bình thường về mặt lâm sàng, tuy nhiên, độc tố đã bắt đầu tác động hủy hoại lên các yếu tố sinh hồng cầu ở tủy xương. Xét nghiệm huyết học vùng ngoại vi, phát hiện thấy nhiều rối loạn nghiêm trọng. Dần dần sinh các chứng giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, và tế bào bạch huyết tăng tương đối nhanh. Vì vậy người ta thường gọi là "giai đoạn giảm bạch cầu". Hơn nữa, người ta còn thấy có sự giảm hồng cầu và huyết tố cầu. Số lượng bạch cầu giảm dần, các bạch cầu trung tính có sự kết hợp không bình thường . Giai đoạn này thường kéo dài 3 đến 4 tuần, đôi khi kéo dài 2 đến 8 tuần. Giai đoạn này, thường không có triệu chứng đi ngoài, đôi khi có những rối loạn trong hệ thần kinh. Người ta thấy người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tim hồi hộp và hen nhẹ. Da và các màng nhày có thể có triệu chứng của bệnh vàng da, con ngươi nở to, mạch yếu, huyết áp giảm. Nếu giai đoạn này mà ngừng ăn mọi thức ăn độc thì vẫn có hy vọng khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng nếu tiếp tục ăn thức ăn độc thì thấy xuất hiện giai đoạn thứ 3 của bệnh. Giai đoạn thứ ba (giai đoạn viêm họng chảy máu): chuyển tiếp từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba rất đột ngột, trước hết là do ảnh hưởng các triệu chứng thứ yếu, như cơ thể mệt mỏi rõ rệt hơn. Dấu hiệu đầu tiên thấy được ở giai đoạn thứ ba này là sự xuất hiện những đốm xuất huyết trên da ngực và bụng, ở bẹn và nách cũng như ở các mặt bên của cánh tay và đùi. Ở màng nhày trong miệng, lưỡi và amiđan cũng có những vết đỏ như vậy. Vì các mao mạch rất dễ vỡ nên chỉ hơi chấn thương nhẹ cũng đã gây xuất huyết, kích thước rộng dần, và chuyển từ màu hồng sang màu đỏ đến màu tím. Dần dần xuất hiện những vùng chảy nước, và trong miệng xuất hiện những vết hoại tử đường kính 5 đến 7 mm. Trong cổ họng hình thành một vết hoại tử ở yết hầu, hơi có dạng của bệnh bạch hầu. Các tổn thương hoại tử có thể lan ra vòm miệng, lưỡi gà, các màng nhày má, thanh quản và thanh đới. Những vết này thường bị nhiễm các vi khuẩn không độc, nhưng gây thối rữa, cho nên miệng người bệnh có mùi hôi. Các vết loét hoại tử có hình tròn, dẹt, màu xám, xung quanh là vùng ứ máu; có xuất huyết trong các màng gần những chỗ hoại tử, nhưng ranh giới không rõ rệt. Các khu vực hoại tử có thể dính lại với nhau, trở thành những vùng lớn, thường tới 20 đến 30 mm, chúng có thể bao gồm không những các mô bì mà cả các mô dưới da và thậm chí cả mô cơ tiếp giáp ở dưới, chúng cũng có thể xuất hiện ở môi, và đôi khi trên da mũi, ở hàm và các ngón tay. Rồi các tổn thương hoại tử tiếp tục phát triển trong khoang miệng; các đốm xuất huyết và các vết bầm máu quan sát thấy ở đầu giai đoạn thứ ba trở nên nhiều hơn, to hơn và nối liền lại. Mạch rất dễ vỡ, các niêm mạc của đường tiêu hóa rất dễ chảy máu. Những mô gần các hạch bạch huyết nề ra. Thông thường các hạch dưới hàm và ở cổ to ra, mô xung quanh nề lên đến nỗi người bệnh khó há được miệng. Các tổn thương ở thực quản và các biến đổi ở thanh quản gây phù thũng thanh quản và làm mất tiếng. Có những trường hợp người bệnh chết vì nghẹt cổ: trong số những người đã mắc bệnh tới giai đoạn thứ ba, 20% số trường hợp tử vong là do hẹp thanh môn. Những hiện tượng bất thường trong máu đã quan sát thấy ở giai đoạn thứ hai, đến giai đoạn thứ ba đều tăng lên. Số lượng bạch cầu giảm xuống còn 100 trong 1 mm2, thậm chí còn ít hơn, và số bạch cầu trung tính còn lại thì đầy những hạt. Chứng tăng tế bào bạch huyết tương đối có thể lên 90%, và số hồng cầu giảm tới 1 triệu trong 1 mm3. Lượng huyết cầu tố giảm xuống tới 25000 trong 1 mm3 (có trường hợp còn không quá 3000). Tốc độ huyết trầm 82
  9. tăng lên, đạt 70 đến 90 mm sau 1 giờ, và phần lớn lắng trong khoảng 30 phút đầu. Người ta cũng ghi nhận có sự giảm trong việc tạo fibrin sinh chất. Bilirubin máu và đạm urê bình thường. Sự bài tiết vitamin C và B qua nước tiểu giảm nhiều. Việc tiết axit clohidric trong dạ dày có thể biến đổi từ chỗ thiếu dịch vị đến chỗ thừa axit. Trong dịch tủy sống không có hiện tượng gì bất thường. Trong một số trường hợp, người bệnh bị viêm gan nhu mô cấp, kèm theo chứng vàng da. Sự chuyển hóa khoáng, chuyển hóa glucoza và các protein trong gan bị rối loạn và người ta thấy tăng lượng canxi trong máu. Nhiệt độ biến động khá nhiều, thường lên tới 39 đến 400C rồi lại hạ xuống bình thường. Khi chứng tăng bạch cầu phát triển hoàn toàn, thì có hiện tượng nhược trương, huyết áp trung bình ở người lớn là 180/105. Mạch tăng lên đến 180 lần/phút, nhưng yếu và có thể phát hiện tiếng rì rào tâm thu chức năng, tuy rằng kích thước tim không tăng. Thường hay thấy những biến chứng ở phổi, chủ yếu là sưng phổi, chảy máu và áp xe phổi. Các chứng này có thể nặng thêm, do xuất hiện những loài vi sinh vật ít độc, gây nên những bệnh nhiễm trùng phụ. Mặc dù tình trạng bệnh nặng nề như vậy nhưng người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Giai đoạn thứ ba này có thể kéo dài 5 đến 20 ngày. Trường hợp khỏi bệnh, thời kỳ phục hồi sức khỏe tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh độc tố. Cần phải điều trị khoảng hai tuần lễ để giải độc hết hoàn toàn. 6.3. Nấm men 6.3.1. Các loại nấm men chủ yếu gây hư hỏng thực phẩm 6.3.1.1. Các sản phẩm thịt a/ Thịt gia súc Các loài nấm men chiếm tới 5% thành phần hệ vi sinh vật trong thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu. Những loài gây nhiễm cho thực phẩm thuộc giống Rhodotorula và Candida. Trong thịt lợn tươi chủ yếu có các loài Candida zeylanoide, Trichosporon cutaneum và Debaryomyces hansenii. Ở nhiệt độ -100C đến -50C, nấm men phát triển khá mạnh trong thịt cừu và thịt bò. Ở -50C, lượng tế bào nấm men trong thịt cừu non phát triển từ 10 tế bào/cm2 tới 106 tế bào/cm2 trong vòng 20 tuần. Thường hay gặp các loài sau: Cryptococcus laurentii, C.infirmominiatus, Trichosporon pullulants và Candida zeylanoide. Trong thịt bò thái nhỏ lượng nấm men có thể đạt 106/g trong vòng 15 ngày ở 50C. Một lượng tế bào như vậy cũng đạt được trong 7 ngày ở 40C trong xác bò. Trong thịt bò đông lạnh, nấm men chiếm một tỷ lệ lớn trong số các vi sinh vật gây hư hỏng. Khi pH trong thịt giảm tới 5,0 nấm men thay thế các vi khuẩn và kết hợp với các lactobacille gây ra những hư hỏng cùng loại với các hư hỏng trong xúc xích tươi. Các loại nấm mốc và nấm men phát triển chậm hơn so với vi khuẩn nhưng lại chịu đựng tốt hơn khi hoạt độ nước giảm, chúng thường xuất hiện trên bề mặt thịt bò đông lạnh sau 4 - 6 tuần bảo quản. Quan trọng nhất là các giống: Rhodotorula, Candida, Cryptococcus và Trichosporon (bảng 6.3.) Bảng 6.3: Những giống nấm men thường gặp trên thịt gia súc, gia cầm và hải sản Giống 1 2 3 4 ++ ++ ++ + Candida + + Cryptococcus 83
  10. + + ++ Debaryomyces + Hansenula + Pichia + ++ ++ Rhodoturola + Saccharomyces + Sporibolomycess + + + Trichosporon Chú thích: 1. thịt tươi 2. gia cầm 3. cá, tôm 4. sản phẩm thịt lên men b) Thịt gia cầm 10% lượng vi sinh vật có trong các loại thịt gia cầm tươi là nấm men. Có những loài sau: Saccharomyces, Rhototurola, Candida, Torulopsis. Ở điều kiện -20C sau 35 ngày, lượng nấm men đạt tới 107 tb/ml, Những loài có số lượng nhiều nhất là Cryptococcus laurentii và Candida zeylanoide. c) Hải sản Trong nước biển không bị nhiễm tạp, Rhodoturola, Cryptococcus, Candida chiếm ưu thế với mật độ khoảng 102 tb/ml. Người ta đã phân lập được từ tôm các loài: Rhototurola, Trichosporon, Torulopsis, Candida, Pullularia và Hansenula. 5% vi sinh vật là nấm men. Đối với cá, Debaryomyces kloeckeri chiếm 48% lượng vi sinh vật, tiếp đến là Torulopsis inconspicua và Candida parapsilopsis. Rhodotorula glutinis, Trichosporon pullulans và Candida humicola chiếm ưu thế trong cua. Đối với các loại sò, sự hư hỏng có thể gây ra bởi các loại nấm men có màu hồng như Rhodotorula rubra. Có thể có một số loài khác như: Candida stellata, Candida sake, Cryptococcus laurentii, Rhodotorula glutinis và Candida parapsilopsis. d) Các sản phẩm thịt chế biến sẵn Lượng tế bào nấm men thay đổi từ 102 - 106/g. Đối với thịt đóng gói hút chân không bảo quản ở 50C, lượng tế bào tăng tới 103 - 107/g trong 15 ngày. Khi hàm lượng NaCl đạt tới 6% thì các loài nấm men và nấm mốc chiếm ưu thế nhưng nếu thực phẩm được bảo quản trong N2 hay CO2 thì chúng bị ức chế. Nấm men và nấm mốc có thể phát triển trên bề mặt các loại jambon, ruốc thịt khô khi bảo quản ở 20 - 300C (105 - 106 tb/cm2). Trong các loại xúc xích có các loài sau: Debaryomyces hansenii, Debaryomyces kloeckeri, D. nicotianae, Candida rugosa, C. lipolytica, Torulopsis famata có mặt nhiều nhất trong thịt lợn ướp muối hun khói với hàm lượng NaCl > 4%, với hàm lượng NaCl < 4% thì C. tropicalis và C. krusei chiếm ưu thế. 6.3.1.2. Các sản phẩm từ sữa Trong sữa tươi có ít nấm men (103 tb/ml). Chúng phát triển chậm trong thời gian bảo quản lạnh và phần lớn vi sinh vật trong đó là các vi khuẩn ưa lạnh kể cả khi có các chất kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn. Sữa đặc có đường rất nhạy cảm với sự tấn công của nấm men, cùng với quá trình lên men sẽ sinh khí CO2. Bơ và kem bị Candida và Rhodotorula lipolytica tấn công. Mật độ nấm men cao trong các loại fomat và góp phần làm chín các sản phẩm. Điều này đặc biệt đúng đối với loại fomat mềm, fomat ép, fomat bánh. Trên bề mặt các loại fomat mật độ nấm men có thể phát triển tới 84
  11. 108 - 109 tb/g, còn bên trong là 105-107 tb/g. Những loài chủ yếu là Debaryomyces hansenii, Candida famata, Kluyveromyces lactis, C. sphaerica và K. fragilis, candida pseudotropicalis, cũng như các loài Pichia, Saccharomyces và Trichosporon. Các loài nấm men này lên men lactoza, thủy phân các protein và lipit. Chúng có thể sử dụng axit lactic làm tăng pH, do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngược lại, D. hansenii cản trở sự phát triển của Clostridium bởi sự tổng hợp các chất kháng sinh. Các hư hỏng có thể do lên men lactoza và sinh khí. Sự thủy phân các lipit và protein có thể gây vị đắng hay chát. Sự hư hỏng của sữa chua là vấn đề rất quan trọng, việc cho thêm hoa quả và đường vào sữa chua càng làm tăng nguy cơ này. Có thể biết được sản phẩm đã hỏng hay chưa nhờ mùi vị của nấm men, vị đắng, cấu trúc chứa khí. Các loài chủ yếu gây hư hỏng cho sữa chua hoa quả là: Candida famata, candida versatilis, Kluyveromyces marxianus, Saccharomyces cerevisiae và Candida spp. 6.3.1.3. Rau, quả tươi hoặc đã chế biến Nấm men là loài vi sinh vật có rất nhiều trong hoa quả tươi (102 - 105 tb/cm2) nhưng có thể làm hỏng hoa quả do làm mềm, làm chua và lên men. Nấm men chiếm 1 số lượng lớn các vi sinh vật tự nhiên trong phần lớn các loại rau quả. Sự hư hỏng rau quả thường do hoạt động lên men của nấm men. Một số loài nấm men thậm chí còn có thể tấn công thành tế bào thực vật bằng cách tiết ra các enzim thủy phân các hợp chất pectin, xenlulo và xylano. Nấm men cũng có thể gây hư hỏng cho rau quả đã chế biến và bảo quản trong các dung dịch muối, sunfit hay axit axetic gây mùi vị khó chịu, tạo màng trên bề mặt, sinh khí, làm mềm các mô. Zygosaccharomyces rouxii, Cryptococcus albidus, Trichosporon pullulans làm hỏng chà là; Aureobasidium pullulants tấn công dâu tây và anh đào. Cải bắp tươi chứa 103 - 104 tb/g và có thể đạt tới 108 tế bào sau quá trình bảo quản. Các loài có mặt nhiều nhất: Cryptococcus albidus, Cryptococcus laurentii, Cryptococcus macerans và Sporobolomyces roseus. Kloeckera apiculata làm mềm và làm mất màu dâu tây. Hanseniaspora uvarum và Pichia kluyveri làm hỏng cà chua. Hanseniaspora valbyensis, H. uvarum và Candida stella lên men quả sung. Trichosporon cutaneum tấn công thành tế bào cuống lá cây đại hoàng. Quá trình lên men quả ôliu và các loại rau trong nước muối (dưa cải, dưa chuột muối) tạo điều kiện cho các nấm men phát triển, chúng làm mất màu, làm mềm, và lên men sinh khí. Màu hồng tạo ra ở dưa cải muối là do Rhodotorula. Quá trình làm mềm các tổ chức trong thực vật do hoạt động của các enzim pectinolytic của Debaryomycess, Pichia, Candida, Saccharomyces và Rhodotorula. Quá trình hư hỏng diễn ra nhanh hơn ở điều kiện nhiệt độ cao (200C), nồng độ muối cao, nồng độ axit cao thường do S. exiguus, C. krusei, T. holmii, Saccharomyces oleaginus, S.kluyveri và Hansenula anomala. Nhiều loại nấm men được phân lập từ dưa chuột hay dưa bao tử muối hỏng: C. holmii, C. versatilis, Hansenula subpelliculosa, Torulaspora delbrueckii và Z. rouxii. Khí CO2 có thể được tích tụ trong rau. Sự tấn công của Saccharomyces cerevisiae var oleaginosus, và S. kluyveri, Hansennulla anomala làm mềm và tạo khí trong quả ôliu, Rhodotorula glutinis, Rh. minuta và Rh. rubra sinh ra các enzim polygalacturonaza. Các sản phẩm được bảo quản trong dấm bị hư hỏng do P. membranaefaciens và Z. bailii cho mùi lưu huỳnh và giải phóng khí. Các sản phẩm được bảo quản trong dung dịch sunfit có thể bị mềm do hoạt động của các enzim polygalacturonaza của các nấm men: Cryptococcus albidus var albidus, Aureobasidium pullulants, Z. bailii, Z. florentinus, H. subpelliculosa và P. membranaefaciens. 85
  12. Bảng 6.4. Những loài nấm men hay gặp Lớp đảm khuẩn Lớp nang khuẩn Bullera Candida Cryptococcus Hansenula Leucosporidium Kloeckera / Hanseniaspora Rhodosporidium Kluyveromyces Sporidiobolus Lipomyces Sporobolomyces Nadsonia Sterigmatomyces Saccharomyces Trichosporon Schwanniomyces Torulaspora (Debaryomyces) Các loại nấm men này phát triển trong các loại sản phẩm có nguồn gốc từ rau quả (bia, vang, nước quả, thịt quả, dịch cô đặc), các thực phẩm đông lạnh (thịt, cá), các sản phẩm sữa (kem, fomat, sữa, sữa chua), các loại rau quả (đậu hà lan, dâu tây, phúc bồn tử). 6.3.1.4. Các loại bánh mỳ Các sản phẩm bị hỏng có mùi vị rượu, trái cây hoặc axêton, Hansenula anomala và Endomycopsis burtonii làm mất màu bánh mỳ. Nhiều nấm men thuộc loài Saccharomyces có thể gây mùi vị khó chịu: axit, rượu, axeton, hoa quả. Các vết đốm nâu vàng có thể do Hansenula anomala var. anomala, Pichia burtonii và Trichosporon tạo những vết màu trắng như phấn. Pichia burtonii chịu đựng rất tốt những muối của axit propionic và nó tạo ra những vệt trắng mờ. Bột nhào làm bánh pizza cũng thường bị nấm men làm hỏng. 6.3.1.5. Các sản phẩm có áp suất thẩm thấu cao Nhiều loại nấm men thuộc nhóm chịu áp suất thẩm thấu cao và chịu thẩm thấu (bảng 6.5): H. anomala var. anomala, Zygosaccharomyces rouxii, Z. bailii var. osmophilus, Z. bisporus var. mellis, Z. bisporus var. bisporus, T. lactis-condensi, D. hansenii, T. candida, Schizosaccharomyces pombe, Schizosaccharomyces octosporus. Trong số này loài chịu được khô hạn tốt nhất là Zygosaccharomyces rouxii. Bảng 6.5. Một số loài nấm men chịu áp suất thẩm thấu và ưa thẩm thấu Loài Mức độ chịu aw % glucoza % NaCl C. guilliermondii 57 (aw= 0,865) 13 10 C. krusei C. parapsilosis 60 17 13 C. tropicalis 9 C.valida 57 Citeromyces matritensis 50 Debaryomyces hansenii 50 Pichia burtonii 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2