VỊ TRÍ ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA CHÂU VỊ LONG<br />
TRONG TUYẾN PHÒNG THỦ BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC<br />
CỦA VƯƠNG TRIỀU LÝ<br />
HÀ MẠNH KHOA*<br />
<br />
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.*<br />
Vào thế kỷ X, châu Vị Long có vị trí địa<br />
- chính trị cực kỳ quan trọng của quốc gia<br />
Đại Việt. Trước thế kỷ X, trong thời gian<br />
phương Bắc đô hộ, nước ta bị chia thành<br />
quận, huyện. Có thể nói, cương vực của các<br />
huyện thời kỳ này rất rộng lớn, nhiều huyện<br />
có diện tích lớn hơn một tỉnh ngày nay.<br />
Địa hình Tuyên Quang (nói chung) và<br />
Vị Long (nói riêng) khá phức tạp và mang<br />
tính chuyển tiếp rõ rệt. Với hơn 70% diện<br />
tích là núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều<br />
dãy núi cao (dãy Cao Khánh ở phía bắc,<br />
dãy Tam Đảo ở phía nam). Các dãy núi<br />
chính thường có dạng xuôi theo đứt gãy<br />
kiến tạo sông Hồng và sông Lô, song núi<br />
không kéo thành mạch dài, mà bị chia cắt<br />
thành các khối rời rạc để tạo ra những kiểu<br />
cấu trúc vòng cung mà tiêu biểu là cánh<br />
cung sông Gâm. Phía bắc tập trung nhiều<br />
dãy núi cao, sông ở đây cũng vì thế thường<br />
dốc và lắm thác ghềnh. Xuôi về phía nam<br />
núi càng thấp, mặc dù vẫn còn những ngọn<br />
núi nhô cao, vách thẳng đứng, nhưng ở khu<br />
vực này chủ yếu là đồi bát úp kiểu trung<br />
du. Ở đây có nhiều cánh đồng bằng phẳng,<br />
đó là bãi bồi bên sông Lô, sông Phó Đáy<br />
hoặc những thung lũng giữa núi khá rộng.<br />
Trong Hoàng Việt địa dư chí, Phan Huy<br />
Chú đã miêu tả vùng đất Tuyên Quang với<br />
*<br />
<br />
TS. Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.<br />
<br />
“núi khe chi chít, phần lớn là nơi rừng<br />
thiêng nước độc,… so với các trấn ở cõi<br />
ngoài thì đây là một vùng quá xa xôi”1.<br />
Trong Tuyên hành kí trình được viết vào<br />
thế kỉ XIX cũng đã miêu tả khá chi tiết về<br />
vùng đất Tuyên Quang:<br />
“Triều ta đất gọi Tam Tuyên<br />
Với Cao – Thái - Lạng về miền thượng du…<br />
Đất đồn phong chướng xưa nay<br />
Lên Tuyên là tiếng sợ thay cho người”.<br />
…“Cảnh đâu có cảnh lạ lùng<br />
Dễ thường nước nhược non bồng đâu đây<br />
Nước xanh hoa rủ cành cây<br />
Đá lô xô mọc chim bay lẩn chiều”2.<br />
Những ngọn núi cao như núi Chặm<br />
Chu, Pia Phương, Pia Hec, Khuổi Ma,<br />
Khuẩy Phầy, Thanh Tương… thuộc các<br />
huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang<br />
cùng rất nhiều đèo dốc hiểm trở. Những<br />
ngọn núi cao đã tạo thành nhiều hang<br />
động, nhiều khe vực. Địa hình phức tạp,<br />
núi non hiểm trở, sông suối uốn khúc lắm<br />
thác ghềnh tạo ra không ít khó khăn cho<br />
nhân dân địa phương trong cuộc sống sinh<br />
hoạt. Nhưng chính những dãy núi cao<br />
trùng điệp, những khe vực hiểm trở ấy lại<br />
là thành lũy ngăn bước quân giặc. Những<br />
hang động lớn là nơi ẩn nấp, ém quân,<br />
cũng là nơi cất giấu lương thực, vũ khí an<br />
<br />
72<br />
<br />
toàn của bà con các dân tộc mỗi khi có giặc<br />
bên ngoài xâm lấn. Vị trí đắc địa ấy đã<br />
được phát huy trong cuộc kháng chiến<br />
chống thực dân Pháp của dân tộc sau này.<br />
Vào thế kỷ X, cương vực châu Vị Long<br />
ít nhất gồm ba huyện Chiêm Hóa, Hàm<br />
Yên và Na Hang của tỉnh Tuyên Quang<br />
ngày nay.<br />
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu<br />
vực sông Lô, sông Gâm chảy qua tỉnh theo<br />
hướng bắc - nam và nhập vào sông Lô ở phía<br />
tây bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba<br />
xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.<br />
Tuyên Quang có diện tích 5.868 km², 1<br />
thành phố và 6 huyện là Chiêm Hóa, Hàm<br />
Yên, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương và<br />
Yên Sơn. Trong đó ba huyện Chiêm Hóa,<br />
Hàm Yên, Nà Hang vốn là đất của châu Vị<br />
Long thời Lý. Huyện Chiêm Hóa có diện<br />
tích 1.455 km 2, Hàm Yên có diện tích 907<br />
km2, Nà Hang có diện tích 1.461 km2. Như<br />
vậy, ba huyện này có tổng diện tích 3.823<br />
km2 chiếm hơn 65% diện tích toàn tỉnh.<br />
Trong thời kì phong kiến, trải qua các<br />
triều đại từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,<br />
Lê… Tuyên Quang là một vùng đất rộng<br />
lớn và đến thế kỷ XIX, cương vực của<br />
Tuyên Quang được sách Đại Nam nhất<br />
thống chí, viết như sau: “Đông tây cách<br />
nhau 251 dặm, nam bắc cách nhau 384<br />
dặm; phía đông đến biên giới châu Bạchthông tỉnh Thái-nguyên 103 dặm, phía tây<br />
đến địa giới huyện Trấn-yên và châu Thủyvĩ tỉnh Hưng-hóa 148 dặm, phía nam đến<br />
địa giới các tỉnh Hùng-quan và Sơn-dương<br />
tỉnh Sơn-tây 37 dặm, phía bắc đến địa giới<br />
phủ Khai-hóa tỉnh Vân-nam nước Thanh<br />
347 dặm, phía đông-nam đến địa giới tỉnh<br />
Thái-nguyên 74 dặm, phía tây-nam đến địa<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 10/2012<br />
<br />
giới tỉnh Hưng-hóa 74 dặm, phía đông-bắc<br />
đến địa giới nước Thanh 222 dặm, phía<br />
tây-bắc đến địa giới tỉnh Hưng-hóa và địa<br />
giới nước Thanh 229 dặm; từ tỉnh lị đi về<br />
phía nam đến Kinh thành 1.399 dặm”3.<br />
Trong bài kí “Tuyên Quang phong thổ kí”,<br />
Nguyễn Văn Bân đã nhìn nhận: “Tuyên<br />
Quang nằm về phía bắc miền thượng du,<br />
có hình thế rồng cuộn hổ ngồi, giữ chắc<br />
nơi biên ải, làm cho thế nước vững bền,<br />
khiến cho đất đẹp một phương được nối<br />
tiếp tiếng hay từ vạn cổ”4. Theo Đại Nam<br />
nhất thống chí, Tuyên Quang trước thế kỷ<br />
XX “Mặt ngoài khống chế tỉnh Vân-nam,<br />
mặt trong liền Cao-bằng và Thái-nguyên,<br />
phía đông suốt đến Sơn-tây và Hưng- hóa,<br />
đều là miền thượng du xứ Bắc kì…, đấy là<br />
phên giậu của trung châu, cũng là nơi địa<br />
đầu quan yếu”5.<br />
Với cương vực đó, từ xưa Tuyên Quang<br />
(nói chung) và Vị Long (nói riêng) có vị trí<br />
địa - chính trị rất quan trọng, được coi “là<br />
chỗ biên thùy xa hơn nhiều”. Như vậy, rõ<br />
ràng đây là một vùng đất trọng yếu của đất<br />
nước, có vai trò quan trọng về chính trị ngoại giao và quân sự. Vùng đất Tuyên<br />
Quang trong suốt thời kì phong kiến được<br />
coi là phên giậu của quốc gia, là bức tường<br />
thành để bảo vệ cho kinh thành trước thế<br />
lực phong kiến phương Bắc và Vị Long<br />
chính là “lõi” của vị trí địa-chính trị quan<br />
trọng này.<br />
2. Vị thế chính trị - kinh tế.<br />
Về đơn vị “châu” ở nước ta có từ thời<br />
thuộc Tùy. Thời gian tồn tại của nhà Tùy<br />
không dài, chỉ khoảng 37 năm, tính từ năm<br />
581 cho đến năm 618. Nhà Tùy tiến hành<br />
chia lại các quận, huyện, lúc đầu quyết định<br />
bỏ đơn vị hành chính cấp quận, đặt cấp châu.<br />
<br />
Vị trí địa - chính trị của châu Vị Long…<br />
<br />
Nhưng chỉ ít năm sau, vào năm 607 dưới đời<br />
Tùy Dưỡng Đế, nhà Tùy lại bỏ đơn vị hành<br />
chính cấp châu và lập lại cấp quận.<br />
Năm 679, Đường Cao Tông chia đất<br />
Giao Châu ra làm 12 châu, trong đó có<br />
Thang Châu ở miền đất Tuyên Quang.<br />
Năm 905, Khúc Hạo nắm quyền cai<br />
quản đất nước. Thực hiện quyền tự chủ,<br />
ông đã cho chia lại các khu vực hành<br />
chính, thay toàn bộ các châu, huyện do nhà<br />
Đường cắt đặt trước đây thành những đơn<br />
vị hành chính mới, gồm có: Lộ, Phủ, Châu<br />
và Xã 6.<br />
Năm 1002, Vua Lê Đại Hành tiến hành<br />
sữa đổi các đơn vị hành chính trong cả<br />
nước "đổi mười đạo làm lộ, phủ, châu"7.<br />
Nhưng tên các lộ, phủ, châu và phạm vi<br />
của từng đơn vị hành chính này ra sao thì<br />
không thấy sử sách ghi rõ. Khi khảo cứu về<br />
địa danh của đất nước qua các đời, Đào<br />
Duy Anh nhận xét "nhà Lê đổi mười đạo<br />
làm lộ, phủ, châu. Hiện nay không rõ danh<br />
hiệu và vị trí các lộ, phủ, châu ấy như thế<br />
nào"8. Lần theo những điều ghi chép ít ỏi<br />
trong các sách như: Việt sử lược, Đại Việt<br />
sử ký toàn thư, Khâm Định Việt sử thông<br />
giám cương mục, Lịch Triều hiến chương<br />
loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Phương<br />
Đình địa dư chí... có nhắc đến các đạo, lộ,<br />
phủ, châu... thời Tiền Lê, trong đó có<br />
huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang ngày<br />
nay gọi là Châu Vị Long9... và danh xưng<br />
đó có lẽ tồn tại trong các triều Đinh - Tiền<br />
Lê - Lý - Trần - Hồ. Đầu thế kỷ XV, khi<br />
thuộc Minh, châu Vị Long mới đổi thành<br />
châu Đại Man. Từ đó đến năm 1831, mới<br />
đổi thành châu Chiêm Hoá (nay là huyện<br />
Chiêm Hoá) và đến năm 1943 lại chia<br />
thành 2 huyện là Chiêm Hóa và Nà Hang10.<br />
<br />
73<br />
<br />
Đến nay, chúng ta chưa thể biết rõ<br />
cương vực, quy mô tổ chức bộ máy chính<br />
quyền các cấp hành chính thời đó ra sao.<br />
Nhưng dù sao, vào thời Tiền Lê, bộ máy<br />
hành chính nhà nước từ trung ương đến địa<br />
phương đã bắt đầu được xác lập, thể hiện<br />
chức năng quản lý của chính quyền nhà<br />
nước ở trung ương đối với chính quyền cấp<br />
địa phương là lộ, phủ, châu, chứng tỏ sự nỗ<br />
lực của nhà Tiền Lê trong việc xây dựng nền<br />
hành chính mới để tăng cường sự quản lý đất<br />
nước và uy quyền của nhà nước quân chủ.<br />
Đến thời Lý, năm 1010, Lý Thái Tổ đã<br />
đổi 10 đạo thời Đinh, Lê thành 24 lộ, song<br />
các nhà nghiên cứu mới xác định được danh<br />
hiệu và vị trí của khoảng 20 lộ (xem Đào<br />
Duy Anh - Đất nước Việt Nam qua các<br />
đời). Các lộ ở trung châu cũng gọi là phủ.<br />
Những địa phương miền núi thì chia thành<br />
châu. Tại các châu thuộc miền núi thì các tù<br />
trưởng được làm Châu mục thế tập. Thời<br />
Lý, quan lại đứng đầu cấp phủ, lộ thời kỳ<br />
này là Tri phủ, Phán phủ11. Đứng đầu cấp<br />
châu là Tri châu, có những châu ở xa (biên<br />
giới) nhà Lý đều đặt chức Quan mục, thường dùng những hào trưởng (hay tù trưởng<br />
- TG) tại địa phương để giữ những chức<br />
đó12. Đối với những miền biên viễn xa triều<br />
đình, một mặt nhà Lý đã dùng chính sách<br />
“Ki mi” để ràng buộc và một mặt dùng các<br />
tù trưởng người địa phương theo chế độ thế<br />
tập để cai quản. Vào thời kỳ này, ở châu<br />
Qui Hoá và châu Đăng có họ Lê, ở châu<br />
Lạng có họ Thân, ở châu Vị Long có họ Hà,<br />
ở châu Phú Lương có họ Dương, châu<br />
Quảng Nguyên có họ Nùng v.v.. Chính sách<br />
của nhà Lý là cho phép họ thực sự được<br />
quản lý vùng đất của mình theo chế độ thế<br />
tập, nhưng phải thần phục triều đình và phải<br />
giữ chế độ cống phú đều đặn.<br />
<br />
74<br />
<br />
Tuy vậy, những người đứng đầu các<br />
châu này luôn “nổi dậy” chống lại triều<br />
đình. Trên thực tế, về mặt quản lý hành<br />
chính thì chính quyền địa phương ở các<br />
châu xa miền biên viễn vẫn thuộc quyền tự<br />
quản hay tự trị của các tù trưởng hoặc châu<br />
mục. Vì vậy, đôi khi do sự bất bình nào<br />
đấy, tù trưởng các địa phương đã nổi dậy<br />
chống lại triều đình, thành xu hướng cát cứ<br />
hoặc tách ra thành lập vương quốc riêng.<br />
Dưới thời Lý, mỗi khi có tù trưởng địa<br />
phương nổi dậy, ảnh hưởng đến sự an bình<br />
của cộng đồng dân tộc, buộc triều đình<br />
phải dùng đến biện pháp bình định hoặc<br />
đánh dẹp khi cần thiết.<br />
Vào đầu triều Lý, trong vòng 50 năm<br />
đầu, tương ứng với hai đời vua Lý Thái Tổ<br />
(1010-1028), Lý Thái Tông (1028-1054),<br />
đã có khá nhiều cuộc nổi dậy mà biên niên<br />
sử thường ghi là những cuộc làm phản.<br />
Trước những cuộc “làm phản” này, các<br />
vua Lý thường phải thân chinh đi hoặc cử<br />
quần thần đi đánh. Dưới triều vua Lý Thái<br />
Tổ, trong vòng 18 năm biên niên sử ghi lại<br />
10 vụ nổi dậy vào các năm 1011, 1012,<br />
1013,1014, 1015, 1022, 1024, 1026, 1027,<br />
1028 13. Trong số 10 vụ chỉ có 2 vụ là ở<br />
châu Hoan, châu Ái, còn lại đều xảy ra ở<br />
vùng núi phía bắc và đông bắc như ở các<br />
châu Vị Long, Đô Kim, Thường Tân<br />
(Tuyên Quang), Bình Dương (Hà Giang),<br />
Thất Nguyên (Thất Khê, Lạng Sơn)... Sang<br />
thời Lý Thái Tông, tính trong 26 năm, đã<br />
có tới 16 lần có các vụ nổi loạn và dẹp loạn<br />
vào những năm 1029, 1036, 1037, 1038,<br />
1041, 1042, 1044, 1048, 1050, 1052,<br />
1053 14. Trong số 16 vụ nổi loạn và dẹp loạn<br />
này thì cũng chỉ có 2 cuộc nổi dậy ở châu<br />
Hoan và châu Ái, còn đại bộ phận vẫn là các<br />
cuộc nổi dậy của những tộc người ở vùng biên<br />
giới phía bắc.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 10/2012<br />
<br />
Ở khu vực châu Vị Long, năm 1013, tù<br />
trưởng là Hà Trắc Tuấn châu Vị Long nổi<br />
dậy. Lý Thái Tổ phải thân chinh đi đánh. Hà<br />
Trắc Tuấn bị thất bại, phải bỏ trốn vào rừng<br />
núi. Đến năm 1015, Hà Trắc Tuấn lại nổi<br />
dậy. Vua Lý sai Dực Thánh vương và Vũ<br />
Đức vương đem quân đàn áp và khi bắt được<br />
Hà Trắc Tuấn cuộc nổi dậy mới chấm dứt.<br />
Để góp phần vào việc củng cố khối đoàn<br />
kết dân tộc, bảo vệ quốc gia thống nhất vừa<br />
giành được, nhà Lý đã có nhiều biện pháp<br />
cũng như chính sách khá là mềm mỏng để<br />
thắt tình đoàn kết giữa các dân tộc sống<br />
trong ngôi nhà chung của quốc gia Đại Việt.<br />
Để tranh thủ tầng lớp thống trị miền núi,<br />
các vua nhà Lý đã dùng quan hệ hôn nhân<br />
ràng buộc những châu mục và tù trưởng có<br />
thế lực.<br />
Vua Lý Thái Tổ gả con gái cho tù trưởng<br />
động Giáp ở Lạng Châu (thuộc vùng Bắc<br />
Giang và Nam Lạng Sơn bây giờ) là Giáp<br />
Thừa Quý. Sau Thừa Quí đổi họ Giáp ra họ<br />
Thân. Con trai của Thừa Quý là Thân Thiệu<br />
Thái được tiếp nối làm Châu mục Lạng<br />
Châu. Đến thời Lý Thái Tông, Thân Thiệu<br />
Thái lại được nhà vua gả Công chúa Bình<br />
Dương cho vào năm 102915. Cháu của Thân<br />
Thừa Quý, tức con trai của Thân Thiệu Thái<br />
và công chúa Bình Dương là Thân Đạo<br />
Nguyên, năm 1066 lại được kết hôn với<br />
công chúa Thiên Thành16.<br />
Năm 1036, vua Lý Thái Tông gả hai<br />
công chúa cho hai châu mục người Mường<br />
là công chúa Kim Thành17 cho Châu mục<br />
Châu Phong (vùng Phú Thọ và Sơn Tây<br />
xưa) là Lê Tông Thuận18 và công chúa<br />
Trường Ninh cho Châu mục châu Thượng<br />
Oai (vùng Hoà Bình) là Hà Thiện Lãm19.<br />
Không chỉ gả con cho các châu mục để<br />
ràng buộc mà Lý Thái Tông còn lấy con<br />
<br />
Vị trí địa - chính trị của châu Vị Long…<br />
<br />
gái của Đào Đại Di ở châu Chân Đăng<br />
(vùng Hưng Hoá) làm phi cho mình. Và<br />
vua Lý Thánh Tông còn đem con gái nuôi<br />
là công chúa Ngọc Kiều (con gái của<br />
Phụng Càn vương Lý Nhật Trung) gả cho<br />
châu mục châu Chân Đăng họ Lê.<br />
Theo văn bia “Bảo Ninh sùng phúc tự”:<br />
“Ông nội của Thái phó được cưới con gái<br />
thứ 3 của Lý Thái Tổ Hoàng làm phu<br />
nhân”20. Nếu sự ghi chép trong văn bia<br />
trên là chính xác thì góp phần khẳng định<br />
một trong những chính sách chiến lược<br />
“nhu viễn” của nhà Lý do Lý Thái Tổ<br />
thực hiện là “dùng quan hệ hôn nhân” để<br />
lôi kéo và ràng buộc các thế lực vùng (nhất<br />
là vùng biên viễn) trong sự nghiệp xây<br />
dựng và phát triển quốc gia Đại Việt. Sử<br />
liệu cho biết Lý Thái Tổ lên ngôi năm<br />
1010 và mất năm 1028. Như vậy, trước khi<br />
qua đời năm 1028, Lý Thái Tổ đã gả 2 con<br />
gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu<br />
là Thân Thừa Quý và “Ông nội của Thái<br />
phó châu Vị Long”.<br />
Việc gả công chúa cho các châu mục<br />
vẫn còn được tiếp tục vào các đời vua sau<br />
đó, nhưng ít có dòng họ nào ở nước ta thời<br />
bấy giờ như họ Thân ở Lạng Châu và họ<br />
Hà ở Châu Vị Long được các Vua Lý dùng<br />
quan hệ “hôn nhân” để gắn kết nhằm mục<br />
đích xây dựng và phát triển đất nước.<br />
Sau những đóng góp của dòng họ Hà<br />
cai quản châu Vị Long trong việc xây dựng<br />
và phát triển vùng đất này và thể hiện rõ<br />
nhất trong cuộc tham gia cuộc tấn công tự<br />
vệ vào đất châu Ung nhà Tống năm 1074,<br />
năm 1082, vua Lý Nhân Tông đã gả công<br />
chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị<br />
Long (thuộc vùng Chiêm Hoá Tuyên<br />
Quang ngày nay) là Hà Di Khánh21. Qua<br />
đó, phần nào đã nói lên thế và lực cũng như<br />
<br />
75<br />
<br />
vai trò và vị trí uy tín của dòng họ này đối với<br />
quốc gia Đại Việt ở thế kỷ X.<br />
Với chính sách mềm mỏng và khôn<br />
khéo trên đây của các vua nhà Lý, đã đưa<br />
đến kết quả là phần nhiều các bộ lạc miền<br />
núi đã qui phục triều đình. Nhiều thủ lĩnh,<br />
nhiều tù trưởng đã theo về với triều đình và<br />
trở thành chân tay đắc lực của chính quyền<br />
trung ương, như họ Thân ở Lạng Châu, họ<br />
Hà ở Vị Long v.v.. Đồng bào các dân tộc ở<br />
các châu “miền biên viễn” tuy ít người,<br />
nhưng thực sự đã cùng với nhà Lý góp<br />
phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng<br />
quốc gia Đại Việt vững mạnh.<br />
Sử liệu còn cho biết, châu Vị Long còn<br />
là một tụ điểm thương mại lớn. Vào thế kỷ<br />
X, khi thương nhân nước ngoài đến vùng<br />
này buôn bán sai qui định đã bị Nhà nước<br />
cho thu giữ hàng hoá. Sử ghi, vào năm<br />
Nhâm Tý (1012) “người Man (Nam Chiếu)<br />
sang quá cột đồng, đến bến Kim Hoa và<br />
châu Vị Long (thuộc Chiêm Hoá, Hà<br />
Giang) để buôn bán. Vua sai người bắt<br />
được người Man và hơn 1 vạn con<br />
ngựa”22. Như vậy, châu Vị Long thời kỳ<br />
này không chỉ là vùng đất có vị trí chiến<br />
lược quan trọng của Đại Việt, có các thế<br />
lực “tù trưởng” hay “thủ lĩnh vùng” có<br />
tiềm lực kinh tế và chính trị mà điển hình<br />
là dòng họ Hà đang cai quản đất này mà ở<br />
đó còn là một trung tâm trao đổi hàng hóa.<br />
Chính vì có vị trí địa - chính trị quan<br />
trọng, nên từ thời Lý châu Vị Long (thế kỷ<br />
X) đến ngày nay, huyện Chiêm Hóa luôn là<br />
vùng đất in đậm những dấu ấn lớn lao của<br />
lịch sử. Trong thời kỳ kháng chiến chống<br />
Pháp (1945-1954), tháng 2 năm 1951, thôn<br />
Phú An, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa<br />
được chọn là nơi tiến hành Đại hội Đảng<br />
toàn quốc lần thứ II từ ngày 11 đến 19<br />
<br />