YOMEDIA
Việc gì phải kiêng trái cây!
Chia sẻ: Hanh My
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
40
lượt xem
2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vào thập niên trước, thầy thuốc hầu như chủ trương… kiêng hết. Lời khuyên kiêng trái cây cơ bản cũng không sai vì nhiều loại trái cây, như sầu riêng, xoài, mít, lồng mứt… làm tăng đường huyết một cách đột ngột. Bệnh nhân có lượng đường trong máu chưa ổn định tất nhiên phải né các loại trái cây quá ngọt
Đây lại chính là vấn đề vì một số không ít người bệnh tiểu đường vẫn quan niệm là trái cây không
có đường. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Việc gì phải kiêng trái cây!
- Việc gì phải kiêng trái cây!
Vào thập niên trước, thầy thuốc hầu như chủ
trương… kiêng hết. Lời khuyên kiêng trái
cây cơ bản cũng không sai vì nhiều loại trái
cây, như sầu riêng, xoài, mít, lồng mứt… làm
tăng đường huyết một cách đột ngột. Bệnh
nhân có lượng đường trong máu chưa ổn
định tất nhiên phải né các loại trái cây quá
ngọt
Đây lại chính là vấn đề vì một số không ít người
bệnh tiểu đường vẫn quan niệm là trái cây không
- có đường. Do đó, muốn ăn trái cây phải biết
canh cho đúng lúc, chẳng hạn đừng ăn trái cây
như món tráng miệng ngay sau bữa ăn có nhiều
tinh bột (cơm, bánh mì), vì đường huyết chắc
chắn sẽ càng tăng cao.
May cho người bệnh là quan điểm kiêng cữ trái
cây hiện nay không còn quá khắt khe nhờ thầy
thuốc hiểu nhiều hơn về bệnh tiểu đường. Người
bệnh không cần kiêng cữ tất cả hoa quả, vì:
- Trái cây nếu dùng đúng cách, nghĩa là với
lượng nhỏ hay dưới dạng sấy khô, là nguồn cung
ứng chất xơ cần thiết cho tiến trình biến dưỡng
chất béo trong bệnh tiểu đường.
- Trái cây là dạng thực phẩm tiếp tế sinh tố cho
người bệnh tiểu đường. Theo một số nhà nghiên
cứu, lượng sinh tố trong trái cây vừa ở dạng dễ
- hấp thu vừa có tác dụng an toàn hơn thuốc đa
sinh tố, vì nhiều người bệnh tiểu đường dễ bị dị
ứng với chất phụ gia trong dược phẩm tổng hợp.
- Đường huyết nếu không ổn định thường do
nguyên nhân khác (dùng thuốc trị tiểu đường
không đúng cách, bữa ăn quá nhiều tinh bột, ít
vận động, lo lắng thái quá, dùng thuốc khác đi
kèm có tác dụng tăng đường huyết, rối loạn
tuyến giáp, đang lúc mang thai…) chứ không chỉ
vì ăn trái cây, trừ khi ăn quá lố mỗi ngày và
nhiều ngày liên tục.
Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu về bệnh tiểu
đường, người bệnh có thể yên tâm dùng trái cây
với điều kiện:
- Đường huyết trong giai đoạn ổn định.
- - Không dùng một lượng nhiều hơn 150 g
mỗi lần.
- Khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối
thiểu 6 giờ.
- Tránh trái cây đúng mùa vì quá ngon ngọt dễ
làm xiêu lòng người.
- Dùng hoa quả sau khi vận động đến đổ mồ hôi.
- Uống nhiều nước ngay sau khi ăn trái cây.
Khéo hơn nữa là khi người bệnh tiểu đường kết
hợp trái cây với một loại rau cải hay mễ cốc nào
đó trong lúc ăn, để:
- Mau có cảm giác no bụng nhằm tránh tình
trạng quá mạnh miệng với trái cây.
- Lượng đường trong hoa quả được hấp thu vào
máu hòa hoãn hơn.
- Trái cây không còn là món ăn cấm kỵ của người
bệnh tiểu đường, nếu bệnh nhân và thân nhân
hiểu cách áp dụng hợp lý
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...