Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
<br />
VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NỮ<br />
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH<br />
Lê Hiếu Hạnh*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản. Tỷ lệ bệnh, tác nhân<br />
gây bệnh và các yếu tố liên quan thay đổi theo nhiều nghiên cứu.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo và yếu tố liên quan.<br />
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi có tiết dịch âm đạo bất thường được<br />
khám lâm sàng và đo độ pH, thử nghiệm Whiff, soi tươi dịch âm đạo. VAĐ được định nghĩa khi bệnh phẩm có<br />
trên 5 bạch cầu trong một quang trường 40x.<br />
Kết quả: Trong 188 trường hợp được nghiên cứu, tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Các biểu hiện ngứa, dịch<br />
âm đạo thay đổi màu, đặc sệt, mùi hôi, viêm đỏ âm hộ-âm đạo và pH ≥ 4,5 và Whiff(+) thường gặp ở nhóm VAĐ<br />
hơn nhóm không VAĐ. Tác nhân được phát hiện là vi khuẩn (33,32%), nấm Candida (29,49%), Trichomonas<br />
(3,85%) và đa nhiễm (3,85%). Có mối liên quan giữa viêm âm đạo và bệnh đái tháo đường (OR:4,13; p=0,029),<br />
sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày (OR:2,5; p=0,03), có nhiều bạn tình (OR:4,52; p=0,004), sử dụng bao cao<br />
su khi quan hệ tình dục (OR:0,48; p