intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm da do tụ cầu

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

138
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên da thường có nhiều loại vi khuẩn mà phần nhiều là tụ cầu và liên cầu, chúng có nhiều ở những vùng nhiều lông, chất bã nhờn, mồ hôi, nhất là khi da phải tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn. Trong và sau lũ lụt, người dân sống trong vùng nước ngập phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên rất dễ bị viêm da.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm da do tụ cầu

  1. Viêm da do tụ cầu Trên da thường có nhiều loại vi khuẩn mà phần nhiều là tụ cầu và liên cầu, chúng có nhiều ở những vùng nhiều lông, chất bã nhờn, mồ hôi, nhất là khi da phải tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn. Trong và sau lũ lụt, người dân sống trong vùng nước ngập phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên rất dễ bị viêm da. Nhằm giúp bạn đọc những hiểu biết để phòng bệnh hiệu quả, báo Sức khỏe & Đời sống đăng bài viết về các bệnh viêm da do tụ cầu.
  2. Những yếu tố nguy cơ gây viêm da gồm: thiếu ăn, thiếu ngủ do phải chống chọi với thiên tai lũ lụt, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, trầy xước da, dầm mưa dãi nắng, ngâm người hay chân tay lâu trong nước bẩn... khi đó vi khuẩn trên da sẽ tăng Nang lông bình sinh, tăng độc tố gây viêm da mủ. Viêm da thường (trên). Viêm có thể do tụ cầu hay liên cầu, gây bệnh nang lông nông (trái) riêng rẽ hoặc là chúng phối hợp với nhau và sâu (phải). cùng gây bệnh.
  3. Viêm da do tụ cầu Tụ cầu thường gây viêm nang lông, với tổn thương là những mụn mủ ở lỗ chân lông rải rác hoặc hợp thành từng cụm ở bất kỳ vùng da nào, trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Người ta thường phân biệt các thể bệnh như sau: Viêm nang lông nông: là viêm nông ở đầu lỗ chân lông, hay gặp ở đầu, trán, gáy, cằm, lưng. Lúc đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau thành mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm. Sau vài ngày mụn mủ khô, để lại vẩy tiết nâu sẫm hình tròn. Cuối cùng vẩy bong đi, không để lại sẹo. Nếu ở da đầu trẻ em thường để lại sẹo nhỏ, trụi tóc. Điều trị: dùng cồn iốt 1 - 3%, dung dịch
  4. xanh methylen 1% bôi lên mụn. Có thể bôi mỡ chloroxid 1%, mỡ bactroban, mỡ fucidin cũng có tác dụng tốt. Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis): thường do tụ cầu vàng có độc tố cao gây bệnh ở cằm, mép, gáy, ria tóc, đầu diễn biến dai dẳng hay tái phát. Ban đầu chỉ là mụn mủ quanh lỗ chân lông, rồi nhiễm khuẩn ngày càng sâu và lan rộng thành nhiều mụn mủ rải rác hoặc cụm lại thành đám đỏ, cứng cộm gồ ghề. Điều trị: sát khuẩn tại mụn bằng cồn iốt 1 - 3%, xanh methylen 1%, bôi mỡ kháng sinh penixilin, chloroxid 1%, oxyd vàng thuỷ ngân 10%, mỡ bactroban, mỡ fucidin. Kết hợp uống kháng sinh, giảm đau, chống viêm, vitamin C, B. Không nên chà xát mạnh làm vỡ mủ, lan mủ ra vùng da lân cận.
  5. Đinh nhọt (furoncle): là viêm nang lông nhưng do độc tố vi khuẩn mạnh gây viêm toàn bộ nang lông, lan ra xung quanh, gây hoại tử, tạo thành ngòi gồm tế bào và xác bạch cầu. Nhọt hay gặp ở gáy, lưng, mông, các chi. Mới đầu nổi thành u đỏ, đau, cứng cộm, sau đó dần dần u mềm làm mủ, tạo ngòi. Khoảng ngày thứ 8 - 10, nhọt mềm nhũn, vỡ mủ, nặn ra một ngòi đặc sau đó lành sẹo. Bệnh nhân có thể bị sốt, nổi hạch đau ở vùng gần nhọt. Hậu bối là một cụm đinh nhọt ở vùng giữa hai bả vai hay xương cùng, do tụ cầu vàng gây viêm hoại tử cả một vùng. Bệnh nhân bị hậu bối yếu mệt, sốt cao, triệu chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. Tại chỗ bị sưng nề, đỏ tím có nhiều mủ, nhiều ngòi, lỗ chỗ như tổ ong. Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn huyết, ở mông và xương
  6. cùng bị hoại tử hoặc loét có khi thủng mạch máu gây chảy máu ồ ạt. Điều trị: không nên chích nặn sớm khi nhọt mới nổi sưng đỏ, cứng mà chỉ chấm cồn iốt 3 - 5% hoặc bôi chất sát khuẩn. Khi nhọt đã vỡ mủ, nặn hết ngòi ra, chấm thuốc sát khuẩn, oxy già, uống hoặc tiêm kháng sinh có tác dụng mạnh với tụ cầu kết hợp vitamin C, thuốc giảm đau. Điều trị hậu bối sớm bằng kháng sinh liều cao phối hợp kháng sinh, vitamin nâng cao thể trạng. Khi đám tổn thương đã mềm, thay băng hàng ngày, không chích rộng để tháo mủ vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng.
  7. Nhọt ổ gà (hidradenitis): là viêm nang lông kèm theo viêm tuyến hôi (tuyến bã) ở vùng nách thành túi mủ sâu. Nổi thành cục trong hố nách, ban đầu cứng sau mềm dần, vỡ mủ. Ổ gà thường diễn biến dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè. Điều trị: bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, tiêm hoặc uống kháng sinh. Nếu có nhiều ổ viêm xơ, cần giải quyết bằng phẫu thuật để chích nặn mủ. Phòng bệnh Phải kết hợp nhiều biện pháp phòng bệnh mới hiệu quả: phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh viêm da. Tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch. Khi không có nước sạch, nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch bị nhiễm bẩn thì phải làm trong bằng phèn hoặc
  8. khử khuẩn nước rồi mới dùng. Khử khuẩn nước bằng viên cloramin B: 1 viên khử khuẩn nước cloramin B 0,25g dùng để khử khuẩn cho 25 lít nước; 1/3 thìa canh bột cloramin B (khoảng 3 gam) dùng để khử khuẩn cho 300 lít nước. Cách làm: hoà tan viên cloramin B 0,25g vào một gáo nước, đổ gáo nước đó vào xô nước khoảng 25 lít đã được làm trong và khuấy đều, sau 30 phút sau mới sử dụng nước. Nên dùng xà phòng diệt khuẩn để tắm. Dọn vệ sinh môi trường: sau khi nước rút, cần dọn vệ sinh xung quanh nơi ở và gần nguồn nước. Quản lý tốt phân rác, không để ô nhiễm đến nguồn nước sinh hoạt và ăn uống. Lau rửa sạch tường vách và sàn nhà để tránh bụi bẩn nhiễm vào da.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2