Viêm đường tiết niệu ở người lớn
lượt xem 5
download
Bình thường, nước tiểu là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm đường tiết niệu ở người lớn
- Viêm đường tiết niệu ở người lớn
- Bình thường, nước tiểu là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột. Trong rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi khuẩn sinh sôi nảy nở - nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện. Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo. Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận. Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người. Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào
- thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra. Những ai có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu? Một số người dễ bị viêm đường tiết niệu hơn những người khác. Bất kể một bất thường nào ở đường tiết niệu làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu (như bị sỏi thận) cũng dễ tạo ra viêm nhiễm. Phì đại tuyến tiền liệt cũng làm chậm tốc độ dòng chảy của nước tiểu, làm nguy cơ viêm nhiễm tăng cao. Một nguyên nhân gây viêm nhiễm khác là do đặt ống catheter vào đường niệu và bàng quan. Khi bệnh nhân không phải đặt ống thông hoặc bất tỉnh cũng cần đặt ống thông tiểu và ống catheter quá lâu cũng gây ra nhiễm trùng. Ở một số người , đặc biệt là người lớn tuổi, thần kinh không còn kiểm soát tốt và cơ đáy chậu, bàng quang không hoạt động hiệu quả cũng cần đặt ống thông tiểu. Vi khuẩn từ ống thông tiểu có thể ảnh hưởng đến bàng quang. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao do những thay đổi của hệ miễn dịch. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể xảy ra ở trẻ em, bất kể là gái hay trai, có những đứa trẻ ngay khi sinh ra đã bị những dị thường đường tiểu, đôi khi cần phải phẫu thuật để được bình thường. Nhiễm trùng đường tiểu thường ít khi xảy ra ở bé trai và nam giới. Tuy nhiên ở phụ nữ, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu tăng theo tuổi tác.
- Các nhà khoa học cũng chưa biết chính xác tại sao lại như vậy , nhưng có lẽ một nguyên nhân có thể làm phụ nữ hay bị hơn là do niệu đạo rất ngắn, làm cho vi khuẩn dễ thâm nhập vào bàng quang. Hơn nữa, lỗ niệu đạo của phụ nữ gần âm đạo và hậu môn – là nơi vi khuẩn có nhiều. Đối với rất nhiều phụ nữ, giao hợp cũng gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu, mặc dù lý do chỉ ra sự liên quan này cũng chưa thấy được một cách rõ ràng. Theo rất nhiều nghiên cứu, phụ nữ sử dụng màng ngăn làm phương pháp tránh thai thường bị viêm đường tiết niệu hơn là những phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Mới đây, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ giao hợp với đàn ông dùng bao cao su với chất diệt tinh trùng cũng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn E. coli ở âm đạo. Viêm đường tiết niệu tái phát Rất nhiều phụ nữ thường xuyên bị viêm đường tiết niệu. Thường do những loại vi khuẩn khác nhau, mặc dù viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn E.coli, nhưng vẫn có những sự khác biệt về vi khuẩn và cũng gây ra những viêm nhiễm khác biệt. Một nguyên nhân gây tái phát bệnh có thể do vi khuẩn bám vào các tế bào ở bên trong đường tiếu niệu, vi khuẩn tạo ra một màng phim bảo vệ ở trong thân tế bào của bàng quang. Một hướng nghiên cứu khác cũng cho rằng, ở một số kháng nguyên nhóm máu dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nhóm máu khác do những tế bào bên trong âm đạo và niệu đạo có thể tạo cho vi khuẩn bám dễ dàng hơn.
- Viêm đường tiết niệu khi đang mang thai Phụ nữ đang mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu hơn phụ nữ bình thường, và khi ở phụ nữ mang thai, khi bị viêm đường tiết niệu cũng dễ bị lan sang thận hơn. Các nhà khoa học cho rằng, do thay đổi hóc-môn trong quá trình mang thai và do vị trí đường tiết niệu làm cho vi khuẩn dễ di chuyển từ niệu quản vào thận. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, bác sỹ hay yêu cầu thai phụ làm xét nghiệm nước tiểu để biết có bị viêm đường tiết niệu không, nếu có cần chữa trị kịp thời. Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu là gì? Không phải tất cả mọi người đều có những triệu chứng giống nhau, những phần lớn là phải có một triệu chứng trong số các triệu chứng nhắc đến ở đây: Cảm thấy cần phải đi tiểu gấp, thấy đau, nóng rát khi đi tiểu, cảm giác nóng rát có thể ở vị trí bàng quang hoặc niệu đạo; cũng có thể cảm thấy mệt mỏi toàn thân, xanh xao mệt mỏi, và có thể thấy đau ngay cả khi không đi tiểu. Thường phụ nữ hay cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu, và nam giới có thể thấy đầy ở trực tràng. Bệnh nhân có thể thấy dù rất muốn đi tiểu nhưng lại chỉ ra được một ít nước tiểu, nước tiểu có thể có màu đục hoặc phai màu, đôi khi màu đỏ đục nếu có máu. Bình thường, viêm đường tiết niệu không gây sốt nếu chỉ bị viêm ở niệu đạo và bàng quang. Nếu bị sốt, có thể viêm đã lây lan sang thận. Triệu chứng của viêm thận có thể bao gồm đau lưng, có thể ở phía dưới sườn, choáng váng và nôn. Ở trẻ em, triệu chứng của viêm đường tiết niệu có thể là trẻ rất quấy, đôi khi
- dẫn đến những thể hiện rối loạn khác. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có thể hay cáu giận, khóc lóc, không ăn, sốt không rõ nguyên nhân, khỏi sốt rồi sốt lại, đi tiểu hoặc đi ngoài không kiểm soát, không nhanh nhẹn hoạt bát. Không giống như người lớn, trẻ bị viêm đường tiết niệu lại hay bị sốt và không có triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh có thể xuất hiện ở cả ở bé trai và bé gái. Bé cần phải được bác sỹ khám cẩn thận và làm xét nghiệm để kết luận bệnh. Làm sao chẩn đoán được viêm đường tiết niệu? Để xác định bị viêm đường tiết niệu, bác sỹ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để xem có mủ và tìm vi khuẩn. Bạn sẽ phải lấy nước tiểu vào một lọ sạch, và mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xem xét. Phòng thí nghiệm sẽ xem bạch cầu, hồng cầu và vi khuẩn trong nước tiểu. Sau đó vi khuẩn sẽ được nuôi cấy và xét nghiệm lại để xem chính xác loại kháng sinh nào có thể diệt được vi khuẩn đó, dựa vào kết quả này bác sỹ sẽ đưa ra được tên loại thuốc kháng sinh chính xác. Một vài loại vi khuẩn đặc biệt như Chlamydia và Mycoplasma, chỉ có thể phát hiện ở một môi trường nuôi cấy đặc biệt. Bác sỹ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn loại đó khi thấy có mủ trong nước tiểu, và sẽ yêu cầu làm một xét nghiệm đặc biệt để nuôi cấy xác định chính xác vi khuẩn. Khi đã đưa ra phác đồ điều trị và vi khuẩn vẫn không được diệt triệt để, bác sỹ có thể yêu cầu làm những xét nghiệm khác để xác định hệ miễn dịnh của bạn có bình thường không. Có thể phải làm phim chụp thận tiết niệu. Nếu bạn viêm đường tiết niệu tái phát, bác sỹ cũng có thể yêu cầu đi siêu
- âm, để có kết quả chính xác hơn. Cũng có thể phải làm soi bàng quang, để bác sỹ có thể xem xét một cách cụ thể hơn phía bên trong bàng quang từ niệu đạo. Chữa trị viêm đường tiết niệu như thế nào? Thường dùng kháng sinh để chữa trị viêm đường tiết niệu, loại thuốc nào và thời gian điều trị bao lâu phụ thuộc vào tiền sử bệnh của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy vi khuẩn chính xác là gì. Thuốc thông dụng thường được dùng là trimethoprim (Trimpex), trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrim), amoxicillin (Amoxil, Trimox, Wymox), nitrofurantoin (Macrodantin, Furadantin), và ampicillin (Omnipen, Polycillin, Principen, Totacillin). Ngoài ra còn một loại thuốc dạng tổng hợp khác cũng có thể được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu, bao gồm ofloxacin (Floxin), norfloxacin (Noroxin), ciprofloxacin (Cipro), and trovafloxin (Trovan). Thông thường, viêm đường tiết niệu có thể được chữa trị trong 1 hoặc 2 ngày, nếu như nguyên nhân không phải là các biến chứng phức tạp, tuy nhiên bác sỹ luôn yêu cầu bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày hơn thế, thường là 1 đến 2 tuần để chắc chắn viêm nhiễm khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh nhân bị viêm do Mycoplasma hay Chlamydia, cần có thời gian điều trị dài hơn và thường dùng thuốc nhóm tetracycline, trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMZ), hoặc doxycycline.
- Cần làm xét nghiệm nước tiểu lại để chắc chắn đã khỏi viêm hoàn toàn. Bệnh nhân cần theo phác đồ điều trị một cách đầy đủ, vì đôi khi triệu chứng đã hết trước khi viêm nhiễm được loại bỏ hoàn toàn. Bệnh nhân bị nặng hơn, tràn sang viêm thận thì cần nằm viện để bác sỹ theo dõi chặt chẽ. Viêm thận cần điều trị bằng kháng sinh trong vài tuần. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, đôi khi dùng miếng chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau. Bác sỹ thường yêu cầu bệnh nhân phải uống nhiều nước để giúp rửa sạch đường tiết niệu khỏi vi khuẩn. Trong thời gian điều trị, tốt nhất nên tránh uống cà-phê, rượu, thức ăn nhiều gia vị cay nóng; những người hút thuốc cần dừng hút thuốc, tốt nhất là nên bỏ thói quen hút thuốc lá. Viêm đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ Phụ nữ đã bị đến 3 lần viêm đường tiết niệu thì thường có nguy cơ tiếp tục tái phát. Phụ nữ thường bị viêm đường tiết niệu (ba lần hoặc nhiều hơn trong một năm) có thể hỏi bác sỹ về một trong số các phương pháp chữa trị sau: - Dùng kháng sinh liều thấp như TMP/SMZ hay nitrofurantoin hàng ngày trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Nếu dùng thuốc vào lúc đi ngủ, thuốc có thể ở trong bàng quang lâu hơn và có tác dụng hơn. - Dùng một liều kháng sinh sau khi giao hợp - Dùng kháng sinh thời gian ngắn (1 hoặc 2 ngày) khi có triệu chứng bệnh.
- Có que thử nước tiểu, cũng có thể tự mua ngoài hiệu thuốc để xét nghiệm, que thử phát hiện nitrite và đổi màu. Ngoài ra, để tránh bị viêm đường tiết niệu, có thể làm theo các lời khuyên sau: - Hàng ngày nên uống nhiều nước. - Đi tiểu ngay khi muốn đi, không nín tiểu. - Khi đi ngoài, cần lau vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo và niệu đạo. - Tắm bằng vòi hoa sen, không nên ngâm trong bồn tắm. - Vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi giao hợp - Tránh dùng các chế phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt khử mùi, tạo hương thơm vì có thể gây kích ứng niệu đạo. Một số bác sỹ khuyên nên uống nhiều nước quất ép. Viêm đường tiết niệu khi đang mang thai Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu cần chữa trị kịp thời để tránh sinh non và các biến chứng khác như cao huyết áp. Một số loại kháng sinh chống
- chỉ định đối với thai phụ, vì vậy cần hỏi ý kiến bác sỹ một cách cẩn thận, bác sỹ sẽ dựa vào tác dụng của thuốc, giai đoạn thai kỳ, sức khoẻ của mẹ, của thai nhi để quyết định cho dùng thuốc nào là tốt nhất. Những viêm nhiễm phức tạp Có những viêm nhiễm do bất thường ở đường tiết niệu hoặc rối loạn hệ thống, thì cần tìm hiểu nguyên nhân kỹ hơn, có khi cần phải phẫu thuật. Một khi không điều trị tận gốc, bệnh nhân có thể có nguy cơ bị hỏng thận, và nhóm bệnh nhân này thường bị viêm nhiễm do một nhóm vi khuẩn rộng, đôi khi bị viêm bởi nhiều loại vi khuẩn một lúc. Viêm đường tiết niệu ở nam gíới Bệnh nhân nam bị viêm đường tiết niệu thường do bất thường có vật cản, như sỏi niệu hay phì đại tuyến tiền liệt, hoặc do bị đặt ống thông tiểu. Điều đầu tiên cần xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm và xem vi khuẩn cần được chữa trị bởi loại kháng sinh nào. Thông thường, bệnh nhân nam cần có liệu pháp điều trị dài ngày hơn nữ. Viêm tuyến tiền liệt thì khó chữa khỏi ngay bằng kháng sinh, vì vậy bệnh nhân thường cần thời gian điều trị lâu hơn với một sự lựa chọn thuốc kháng sinh cẩn trọng hơn. Bệnh nhân nam lớn tuổi thường bị viêm đường tiết niệu do có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt cấp tính, nó thường gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguy cơ hệ tiết niệu với thai phụ
5 p | 172 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Món ăn cho người viêm tiền liệt tuyến
4 p | 126 | 9
-
Những bệnh lý thận thường gặp ở trẻ em
3 p | 88 | 7
-
Hoa bóng nước, hoa cứt lợn chữa đau lưng, sỏi tiết niệu
4 p | 90 | 6
-
Cảnh giác bệnh đường tiết niệu ở trẻ
6 p | 117 | 5
-
Trẻ viêm đường tiểu dễ bị bỏ sót
5 p | 98 | 3
-
Phòng bệnh viêm đường niệu ở người cao tuổi
7 p | 61 | 3
-
Dễ nhầm lẫn biểu hiện viêm đường tiểu ở bé gái
3 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn