intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

269
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống và nước bọt không? Em mới xét nghiệm viêm gan B và kết quả dương tính. Xin hỏi viêm gan B cấp có thể điều trị dứt điểm không, thời gian bao lâu? Bệnh viêm gan B mãn có thể phục hồi hoàn toàn không?” (Tạ Phong) Trả lời: Bạn Tạ Phong thân mến! Việc bạn xét nghiệm viêm gan B dương tính, hay xét nghiệm HbsAg dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh viêm gan B. Rất nhiều người có nhiễm virus viêm gan B (tức là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm gan B có lây qua đường ăn uống

  1. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống Viêm gan B có lây qua đường ăn uống và nước bọt không? Em mới xét nghiệm viêm gan B và kết quả dương tính. Xin hỏi viêm gan B cấp có thể điều trị dứt điểm không, thời gian bao lâu? Bệnh viêm gan B mãn có thể phục hồi hoàn toàn không?” (Tạ Phong)
  2. Trả lời: Bạn Tạ Phong thân mến! Việc bạn xét nghiệm viêm gan B dương tính, hay xét nghiệm HbsAg dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh viêm gan B. Rất nhiều người có nhiễm virus viêm gan B (tức là xét nghiệm có HbsAg dương tính) nhưng vẫn không mắc bệnh viêm gan B. Đa số những người này “chung sống hòa bình” với chúng đến suốt đời. 90% trường hợp nhiễm virus B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị virus quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”. Vì vậy bạn có thể yên tâm. Bệnh viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa (tức ăn uống và nước bọt) mà lây qua đường máu. Tiếp xúc hằng ngày không làm lây nhiễm viêm gan B. Khi mắc bệnh viêm gan B, biểu hiện chung là mệt mỏi thường xuyên, kéo dài, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa… Khi mắc viêm gan B cấp, bạn cần đến bệnh viện để điều trị. Nói chung tùy tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp thể thông thường thì thời gian nằm viện là 1 đến 2 tuần. Sau khi điều trị, nguời bệnh có thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và ung thư gan sau này. Thế giới đang nghiên cứu và áp dụng thuốc đặc trị cho viêm gan B, chủ yếu là Interferon alpha, nhưng hiệu quả điều trị còn chưa ổn định vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Đối với những người đã xét nghiệm
  3. có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước. ‘
  4. Áp xe gan – đường mật nguy hiểm đến mức nào? Posted by admin on November 2nd, 2010 “Tôi nghe nói áp xe gan - đường mật rất nguy hiểm nhưng chưa được biết nhiều về bệnh lý này. Xin bác sĩ cho tôi biết rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách dự phòng?”. Trả lời Áp xe gan – đường mật là bệnh cảnh khá phổ biến, thường do sỏi mật và giun đũa chui vào đường mật – túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật quản. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tự nhiên xảy ra mà không có một dấu hiệu nào báo trước. Các triệu chứng chính là đau, sốt, vàng da, vàng mắt. Có thể có túi mật to, đau; tổn thương đường mật ngoài gan, viêm ống mật chủ và triệu chứng của tụy. Nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng sẽ chuyển thành giai đoạn áp xe gan mật quản thường là vào tuần thứ hai, với triệu chứng nhiễm trùng ngày càng nặng với sốt cao kèm rét run. Tắc mật ngày càng nhiều với vàng da, vàng mắt đậm. Gan to nhanh rất đau, có điểm đau khu trú nhiều chỗ. Ngoài ra còn có thể có túi mật to, đau hoặc dấu hiệu tổn thương ống mật chủ, tụy.
  5. Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng như trên kết hợp với xét nghiệm máu và quan trọng là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính. Biến chứng của áp xe gan – đường mật thường nhiều và nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là bệnh cảnh nặng ngoài nhiễm trùng còn kèm nhiễm độc và biến chứng ngoại khoa, do đó cần đặt trong bối cảnh điều trị nội ngoại khoa và hồi sức cấp cứu. Nghỉ ngơi, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn và kháng sinh. Để dự phòng cần duy trì một chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm để hạn chế các yếu tố thuận lợi cho bệnh lý viêm nhiễm đường mật xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2